intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh doanh và quản lý: Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển của tỉnh Thanh Hoá

Chia sẻ: Dai Ca | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

49
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn chính sách phát triển kinh tế ven biển, trên cơ sở phân tích lý thuyết và kinh nghiệm một số nước cũng như một số tỉnh ven biển ở nước ta.Đánh giá được thực trạng chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa trong những năm đổi mới vừa qua, nhất là 10 năm gần đây, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế đến chính sách phát triển kinh tế ven biển tỉnh Thanh Hóa. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh doanh và quản lý: Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển của tỉnh Thanh Hoá

  1. Bộ giáo dục và đào tạo Trƣờng đại học kinh tế quốc dân  LÊ MINH THÔNG giảI pháp CHíNH SáCH PHáT TRIểN KINH Tế VEN BIểN của TỉNH THANH HóA Chuyên ngành : quản lý kinh tế (khoa học quản lý) Mã số: 62.34.01.01 tóm tắt luận án tiến sĩ kinh doanh và quản lý Hà Nội - 2011
  2. 1 Công trình được hoàn thành tại trường đại học kinh tế quốc dân Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. PHAN KIM CHIếN 2. Pgs.TS. LÊ THU HOA Phản biện 1: gs.ts. nguyễn quang thái Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam PGS.Ts. Ngô Quang Minh Phản biện 2: gs.ts. nguyễn đình hương Văn phòng Quốc hội c Phản biện 3: pgs.ts. mai văn bưu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội Vào hồi: ngày tháng năm 2011 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  3. 2 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Lê Minh Thông (2010), "Chính sách khai thác tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa: Thực trạng và vấn đề", Tạp chí Kinh tế và Phát triển (162), tập 2. 2. Lê Minh Thông (2011), "Chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa những năm tới: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (165). 3. Lê Minh Thông (2011), "Vai trò quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế ven biển", Tạp chí Quản lý Nhà nước, (182). 4. Lê Minh Thông (2011), Tiềm năng lợi thế và giải pháp phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa, Hội thảo khoa học phát triển bền vững kinh tế biển Quảng Ngãi và Miền Trung.
  4. 3 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu. Thanh Hoá là một tỉnh nằm ở cực bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp với tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Vùng ven biển của tỉnh có diện tích 123.060 ha, chiếm 11,1% diện tích toàn tỉnh, với bờ biển dài 102 km, có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác đang hình thành; Có cảng Nghi Sơn đã, đang được đầu tư và phát triển, là một cảng biển có nhiều lợi thế, là cửa ngõ vươn ra nước ngoài. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào. Vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng khoảng 100.000 - 120.000 tấn hải sản, với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao, đây là trung tâm nghề cá của tỉnh. Nằm trong bối cảnh chung của đất nước, tỉnh Thanh Hoá-một trong 28 tỉnh thành trong cả nước có vùng biển cũng đang phải đối mặt với những vấn đề thách thức nghiêm trọng trong khai thác nguồn tài nguyên ven biển quý báu vì mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương và cả nước. Những năm qua Thanh Hóa đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế ven biển. Tuy nhiên những chủ trương chính sách này mới là bước đầu, thiếu đồng bộ, nhất quán, chưa tạo môi trường thuận lợi để các vùng ven biển phát huy tiềm năng lợi thế. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề “Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển của tỉnh Thanh Hoá” làm đề tài nghiên cứu sinh là có ý cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tổng quan nghiên cứu. Trong quá trình phát triển của xã hội, những quốc gia - biển như Italia từ thế kỷ XIV-XV, Anh từ thế kỷ XVII-XVIII, Nhật bản cuối thế kỷ XX và gần đây hơn là Singapo, Trung Quốc, Hàn Quốc...đã dựa vào những lợi thế của biển và ven biển để thi hành các chiến lược kinh tế mở và đã tạo những đột phá thành công. Từ khi có công ước biển 1982 các quốc gia đều tham gia thực hiện và luật hóa các vùng biển của mình, nhiều công trình nghiên cứu về chính sách phát
  5. 4 triển lợi thế của biển đối với việc phát triển kinh tế được đặt ra như: Frank Ahlhorn (2009) “Khía cạnh dài hạn trong phát triển vùng ven biển” (Long-term Perspective in Coastal Zone Development) đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân vùng ven biển, những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển bền vững của khu vực này, cũng như cách thức giải quyết những hậu quả của việc biến đổi khí hậu, và quản lý những rủi ro về lũ lụt xảy ra ở khu vực này; Timothy Beatley (2009) trong quyển sách “Lập kế hoạch cho sự phục hồi của vùng ven biển”(Planning for Coastal Resilience) đã nghiên cứu những vấn đề về biến đổi khí hậu tác động đến các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân ven biển, Richard Burroughs (2010): “Quản trị vùng ven biển”(Coastal Governance, công trình này Richard Burroughs) đã chỉ ra những thách thức đối với vùng ven biển trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Những năm gần đây các nghiên cứu về phát triển các đặc khu kinh tế ở Trung Quốc, các khu chế biến xuất khẩu ở các nước khu vực Châu Á đều đã đề cập đến lợi thế ven biển để phát triển thành các động lực thúc đẩy kinh tế xã hội của các quốc gia. David K. Y. Chu (2000) trong quyển sách “Fijian: Tỉnh ven biển trong quá trình chuyển đổi và biến đổi”( Fujian: A Coastal Province in Transition and Transformation) đã khái quát quá trình phát triển kinh vế ở vùng ven biển Fujian (Trung Quốc) trên các khía cạnh, nông nghiệp, phát triển kinh doanh và thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp vào khu vực này. Các chiến lược, chính sách được thực thi đối với việc phát triển kinh tế ven biển ở khu vực này đã được phân tích, chỉ ra những thành tựu, hạn chế trong việc thực thi những chính sách này. Ở nước ta, vấn đề kinh tế biển và ven biển đã được Đảng và Nhà nước quan tâm. Để tiếp tục phát huy các tiềm năng của biển trong thế kỷ XXI, Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó nhấn mạnh "Thế kỷ XXI được thế giới xem là thế kỷ của đại dương”. Nghị quyết đã xác định các quan điểm chỉ đạo về định hướng chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, đó là: Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.
  6. 5 Nhiều cơ quan, tổ chức như: Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Trung tâm phát triển Cộng đồng (MCD), Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, ủy ban nhân dân các tỉnh như::Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hóa,.. đã cùng phối hợp chủ trì các hội thảo khoa học như: “Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển thuỷ sản Việt Nam” tổ chức ngày 11 tháng 12 năm 2007 đã chỉ ra là: mặc dù thời gian vừa qua nước ta đã chú trọng khai thác tiềm năng biển, sử dụng các nguồn lực biển phục vụ tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế; khai thác dầu khí, thuỷ sản, du lịch, cảng biển… trở thành những ngành kinh tế quan trọng, có sức tăng trưởng mạnh, tuy nhiên hiệu quả thu được từ trong việc phát triển kinh tế nhờ lợi thế ven biển chưa đúng tiềm năng kinh tế vốn có của nó. Hội nghị Xúc tiến đầu tư kinh tế biển Việt Nam 2010 (Vietnam MEIPC 2010) tháng 07 năm 2010 với mục tiêu góp phần nhận diện rõ các tiềm năng và triển vọng của tài nguyên biển và kinh tế biển của Việt Nam; tìm kiếm giải pháp và đóng góp ý kiến cho việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Gần đây từ ngày 11-13/5/2011,Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Khai thác tiềm năng biển, đảo vì sự phát triển bền vững của Quảng Ngãi và miền Trung”. Hội thảo tập trung trả lời một số câu hỏi liên quan đến việc, tại sao Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về kinh tế biển, đảo nhưng chưa được phát huy một cách có hiệu quả? Trong khuôn khổ chương trình hoạt động của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2011, ngày 8-6-2011, tại thành phố Nha Trang, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, Tạp chí Đầu tư nước ngoài phối hợp với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Diễn đàn Kinh tế Biển Việt Nam 2011 với chủ đề “Động lực và thách thức cho sự phát triển của các khu kinh tế ven biển Việt Nam”. Hội thảo cho rằng để phát triển kinh tế biển trong giai đoạn tới một trong các giải pháp là tập trung nguồn lực xây dựng các tuyến giao thông ven biển nối liền các KKT làm cơ sở tạo mối liên kết, tương hỗ lẫn nhau giữa các KKT ven biển, làm tiền đề hình thành trục động lực phát triển ven biển. Trong đó có sự phân công chặt chẽ trong phát triển ngành, lĩnh vực giữa các KKT. Bên cạnh đó cũng chú trọng xây dựng các tuyến
  7. 6 giao thông nối các KKT ven biển với các trung tâm phát triển kinh tế trong cả nước để phát huy tính lan tỏa của các KKT… Bên cạnh các bài viết đăng trong các kỷ yếu hội thảo khoa học, nhiều tác giả khác có các bài viết về phát triển kinh tế biển. Chu Đức Dũng trong bài viết Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam xét từ tiếp cận cạnh tranh quốc tế. Trong bài viết, tác giả cho rằng, để có thể phát triển kinh tế ở những khu vực có sử dụng lợi thế của vùng biển này đòi hỏi Việt Nam phải khẩn trương tìm kiếm các giải pháp đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế biển . Vậy giải pháp đột phá đó là gì? Trong cuốn sách Vấn đề phát triển các khu kinh tế mở hiện đại vùng ven biển Việt Nam do NXB Đại học Kinh tế quốc dân xuất bản năm 2010 GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái, khi chỉ ra những thành công trong việc phát triển các khu kinh tế đặc biệt nói chung, các khu kinh tế mở hiện đại ven biển nói riêng, tác giả cho rằng, để tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn nữa việc phát triển các khu kinh tế mở hiện đại ven biển cần quan tâm tới hai vấn đề then chốt đó là 1) Cần đầu tư tập trung hơn, hiện đại hơn để phát huy các lợi thế ven biển; và 2) có cơ chế quản lý mở vùng ven biển để thích ứng với tình hình mới. Vũ Văn Phái trong bài viết Biển và phát triển kinh tế biển Việt Nam: quá khứ, hiện tại và tương lai đã chỉ ra để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam trong giai đoạn tới cần phải chú trọng một cách toàn diện và đầy đủ hơn tới các lĩnh vực như nghề; đồng thời để giảm bớt những xung đột giữa kinh tế - xã hội và môi trường, giữa việc sử dụng tài nguyên và cạn kiệt nguồn tài nguyên, giữa các ngành, giữa các địa phương. Quan điểm này có nhiều chỗ đồng nhất với quan điểm của Lê Đình Thành, Nguyễn Thị Thế Nguyên (2005) trong công trình Nghiên cứu và đánh giá tổng hợp những vấn đề chính về quản lý, khai thác và phát triển vùng ven biển Việt Nam. Các bài viết của PGS.TS. Bùi Tất Thắng, Phó viện trưởng, Viện Chiến lược phát triển trong các bài viết: (2007) Về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam, (2010) Quan điểm và giải pháp chủ yếu của chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, ( 2010 ) Phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam; của Bí thư Thành uỷ Hải Phòng “ Phát triển kinh tế biển trong điều kiện toàn cầu hoá và
  8. 7 hội nhập quốc tế. nhìn từ thực tiễn Hải Phòng”, của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam “Đẩy mạnh kinh tế biển đảo gắn với quốc phòng an ninh”... cũng đã tập trung làm rõ thực trạng các khu kinh tế ven biển ở Việt Nam, chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu trong việc điều hành các chính sách phát triển đối với vùng ven biển, từ đó nêu ra những khuyến nghị, các định hướng, giải pháp phát triển các KKT ven biển của Việt Nam trong giai đoạn tới. Tuy nhiên những nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế ven biển vẫn chưa thoả mãn với yêu cầu phát triển. Trên giác độ nghiên cứu khoa học, khái niệm về kinh tế biển và kinh tế ven biển như thế nào cần phải được phân biệt? Các chính sách đã ban hành có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế ven biển? chính sách đó được xây dựng dựa trên những yêu cầu nào? Cần phải hoàn thiện, đồng bộ chính sách như thế nào để khai thác tiềm năng lợi thế ven biển? đây là những vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu giải quyết. Trong thời gian qua, tỉnh Thanh Hoá cũng đã xây dựng cho mình qua các văn kiện của Đại hội Đảng bộ tỉnh, các văn bản về quy hoạch, chương trình phát triển kinh tế xã hội nói chung, ven biển nói riêng. Đồng thời tỉnh cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để phát triển kinh tế ven biển. Tuy nhiên để có tính toàn diện, hệ thống cho phát triển kinh tế ven biển thì cần có những nghiên cứu tổng thể mới đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn mới, một loạt vấn đề lớn đang đặt ra như: Tiềm năng biển và ven biển, các nguồn lực có lợi thế để phát triển kinh tế ven biển Thanh Hoá là những gì? Điều kiện huy động các nguồn lực phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa thế nào? Những chính sách chủ yếu nào để khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế ven biển của tỉnh Thanh Hoá? Những thành tựu, hạn chế và các giải pháp chính sách cần đưa ra ở đây như thế nào? Những vấn đề này chưa có công trình nào được công bố trùng tên với đề tài của Luận án và đó cũng chính là những vấn đề chưa được trả lời một cách có cơ sở khoa học, và sẽ là vấn đề mà luận án có nhiệm vụ nghiên cứu, giải quyết. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn chính sách phát triển kinh tế ven biển, trên cơ sở phân tích lý thuyết và kinh nghiệm một số nước cũng như một số tỉnh ven biển ở nước ta.
  9. 8 - Đánh giá được thực trạng chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa trong những năm đổi mới vừa qua, nhất là 10 năm gần đây, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế đến chính sách phát triển kinh tế ven biển tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng chính sách phát triển kinh tế ven biển tỉnh Thanh Hóa những năm tới 4. Đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: là các chính sách phát triển kinh tế ven biển với tư cách là tổng thể các biện pháp nhằm khai thác tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế ven biển. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án. Từ đối tượng nghiên cứu trên, luận án này chúng tôi tập trung nghiên cứu các chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ven biển, chính sách đất đai, chính sách tài chính, thuế, thương mại xuất nhập khẩu, chính sách phát triển các khu công nghiệp, chính sách đảm bảo nguồn nhân lực và khoa học công nghệ.Về không gian, luận án nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Về thời gian, trong khoảng thời gian 2000-2010, đề xuất giải pháp đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 4.3. Phương pháp tiếp cận luận án. Luận án tiếp cận chính sách phát triển kinh tế ven biển từ góc độ các công cụ của chính sách vĩ mô, được vận dụng trên địa bàn tỉnh. 4.4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài này được thực hiện với phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, các phương pháp cụ thể như: phương pháp tổng hợp, phân tích hệ thống, thống kê, so sánh trên cơ sở các tài liệu, số liệu thục tế từ đó dự báo đề xuất các phương hướng, giải pháp nội dung cần nghiên cứu. - Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu, lấy ý kiến đánh giá về chính sách của các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý các cấp và các doanh nghiệp. + Bên cạnh các số liệu từ các sở ban ngành của tỉnh, các tài liệu, báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh, của các ngành qua các thời kỳ 2000- 2005 và 2006-2010, luận án còn tiến hành xây dựng mẫu phiếu thu thập số liệu sơ cấp về tình hình phát triển kinh tế của 6 huyện ven biển là Nga Sơn, Hậu Lộc,
  10. 9 Hoàng Hóa, Thị xã Sầm Sơn, Quảng Xương và Tĩnh Gia với việc phỏng vấn 600 cán bộ quản lý xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế ven biển thuộc cấp tỉnh và 6 huyện ven biển. - Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia, trao đổi ý kiến với các nhà quản lý, chuyên môn, tham gia hội thảo khoa học, tham khảo ý kiến tư vấn chính sách. 5. Đóng góp của Luận án 5.1. Luận án góp phần làm sáng tỏ lý thuyết về chính sách phát triển kinh tế ven biển dưới góc độ khai thác các ngành nghề ven biển trên cơ sở khái quát các nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và trong nước về chủ đề nghiên cứu. 5.2. Đánh giá được thực trạng chính sách khai thác tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế ven biển qua thực tế tỉnh Thanh Hóa, chỉ ra những mặt được, chưa được và nguyên nhân hạn chế của chính sách phát triển kinh tế ven biển. 5.3. Lần đầu tiên đề xuất xây dựng chính sách phát triển ven biển Thanh Hóa có tính hệ thống, thống nhất, hoàn chỉnh và đặc thù cho vùng biển dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng ven biển Thanh Hóa; 5.4. Từ nghiên cứu của luận án, khuyến nghị đề xuất quy hoạch phát triển ven biển tỉnh Thanh Hóa theo hướng hình thành Đô thị ven biển lấy Nghi Sơn làm đầu tầu, Sầm Sơn và các khu du lịch làm điểm nhấn mở rộng ra các huyện ven biển từ Tĩnh Gia đến Nga Sơn nhằm tạo động lực phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh 5.4. Kiến nghị hệ thống giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế xã hội ven biển Thanh Hóa thành Đô thị ven biển những năm tới. 6. Bố cục của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung chính của luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chính sách phát triển kinh tế ven biển. Chương 2: Thực trạng chính sách phát triển kinh tế ven biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 - 2010. Chương 3: Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển tỉnh Thanh Hóa đến 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
  11. 10 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VEN BIỂN. 1.1. KINH TẾ BIỂN VÀ KINH TẾ VEN BIỂN. 1.1.1. Kinh tế biển. Từ các công trình đã công bố, luận án cho rằng, kinh tế biển hiểu một cách tổng quát nhất bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế diễn ra trên đất liền nhưng trực tiếp liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên biển. 1.1.2. Kinh tế ven biển. Kinh tế ven biển là toàn bộ các hoạt động kinh tế dựa vào tiềm năng, lợi thế tài nguyên do thiên nhiên ban tặng từ biển và ven biển để phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ vùng ven biển, các hoạt động đó có thể diễn ra trên địa bàn các xã, các huyện hoặc các tỉnh ven biển. Với cách hiểu như thế, phát triển kinh tế ven biển là phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ven biển, phát triển kinh tế công nghiệp ven biển và phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ dựa vào lợi thế vùng ven biển. Luận án chỉ ra, đối với một địa phương ven biển, phát triển kinh tế ven biển đóng góp vào sự tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, giải quyết việc làm, giảm nghèo và giải quyết vấn đề xã hội; đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của vùng, địa phương. Tác giả cũng đã phân tích những đặc điểm cơ bản của biển và vùng ven biển ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế ven biển. Đó là tính đa dạng của tài nguyên biển và vùng ven biển; khí hậu thời tiết của biển và vùng ven biển luôn luôn biến đổi phức tạp; phát triển kinh tế biển và vùng ven biển luôn gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; phát triển kinh tế ven biển chịu sự tác động mạnh của hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. 1.2. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VEN BIỂN 1.2.1. Khái niệm, phân loại và chức năng của chính sách phát triển kinh tế ven biển - Về khái niệm về chính sách phát triển kinh tế ven biển. Trên cơ sở trình bày khái quát các quan niệm về chính sách, luận án đã vận dụng xây dựng khái niệm chính sách phát triển kinh tế ven biển. Tác giả cho rằng, chính sách phát triển kinh tế ven biển được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng,
  12. 11 đó là hệ thống các mục tiêu và biện pháp để phát triển kinh tế của các vùng, các huyện ven biển. Theo nghĩa hẹp, chính sách phát triển kinh tế ven biển là hệ thống mục tiêu và biện pháp tác động vào các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm khai thác lợi thế về nguồn lực tự nhiên để phát triển các ngành nghề kinh tế ven biển. Tác giả chỉ ra là có nhiều căn cứ để phân loại chính sách phát triển kinh tế ven biển. Trong luận án tác giả phân loại dựa vào công cụ chính sách. Luận án cũng chỉ ra là tính định hướng, điều tiết và tạo tiền đề và khuyến khích phát triển kinh tế ven biển là các chức năng cơ bản của chính sách phát triển kinh tế ven biển 1.2.2. Nội dung chính sách phát triển kinh tế ven biển. Tác giả chí ra là, phạm vi nghiên cứu của luận án này là chính sách phát triển kinh tế ven biển theo nghĩa hẹp, với khung phân tích chính sách phát triển kinh tế ven biển như ở hình 1.1 CS xây CS hỗ CS đầu tư CS phát CS Tiêu chí dựng trợ tiếp tài chính, triển khoa đánh giá CSHT cận đất tín dụng và nguồn học đai thị trường nhân lực công nghệ Chính sách phát triển kinh tế ven biển 1. Các tiêu chí phản ánh kết quả đầu vào Nhân tố ảnh hƣởng Môi Môi trường Chiến Tổ chức Nhận 2. Các tiêu chí trường thể chế lược, quản lý, thức xã phản ánh kết quốc tế chính sách, quy hoạch điều hội và luật pháp kế hoạch hành và năng lực quả đầu ra trong nước phát triển phối người hợp dân Hình 1.1: Khung phân tích chính sách phát triển kinh tế ven biển Xuất phát từ quan điểm coi chính sách phát triển kinh tế ven biển là hệ thống các biện pháp tác động vào các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế nguồn lực ven biển để phát triển kinh tế trên địa bàn các tỉnh, các địa phương ven biển. Hệ thống các biện pháp này bao gồm các biện pháp đầu tư, tài chính tiền tệ, thuế, thị trường, nguồn nhân lực, khoa học và công
  13. 12 nghệ…Các biện pháp chính sách này chịu sự ảnh hưởng và biến đổi dưới sự tác động của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, của các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Việc đánh giá hệ thống chính sách được thực hiện thông qua một loạt các tiêu chí phản ánh đầu vào và kết quả đầu ra của chính sách. Luận án phân tích 5 bộ phận cấu thành cơ bản của chính sách phát triển kinh tế ven biển là chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; chính sách hỗ trợ tiếp cận đất đai; chính sách đầu tư tài chính, tín dụng và thị trường; chính sách phát triển nguồn nhân lực vùng ven biển và chính sách phát triển nguồn lực khoa học và công nghệ 1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách phát triển kinh tế ven biển. Luận án chỉ ra chính sách phát triển kinh tế ven biển chịu sự tác động của các nhóm yêu tố như môi trường quốc tế; môi trường thể chế chính sách, luật pháp trong nước; chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ven biển; năng lực tổ chức quản lý, điều hành và phối hợp hoạt động của chính quyền Nhà nước; cuối cùng, là nhận thức xã hội và năng lực của người dân. Trong đó, các nhân tố chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế ven biển có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng và thực thi chính sách phát triển kinh tế ven biển. 1.2.4. Đánh giá chính sách kinh tế ven biển. Trên cơ sở phân tích phương pháp luận về đánh giá chính sách phát triển kinh tế nói chung, chính sách phát triển kinh tế ven biển nói riêng phải đảm bảo các yêu cầu về tính kinh tế, tính hiệu lực, tính khả thi, tính phù hợp và tính hiệu quả, luận án đề xuất sử dụng hai nhóm chỉ tiêu để đánh giá chính sách phát triển kinh tế ven biển là 1) đánh giá các chính sách đầu vào được xem xét như những công cụ được thực hiện trong việc phát triển kinh tế ven biển và 2) đánh giá kết quả đầu ra của chính sách. Theo đó, cần sử dụng các tiêu chí tăng trưởng kinh tế như tăng trưởng GDP, tăng trưởng sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, thương mại dịch vụ của 6 huyện ven biển; Các tiêu chí đo lường tác động tới việc khai thác tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế ven biển, như lợi thế của ngành thủy sản, của nông nghiệp,
  14. 13 công nghiệp và du lịch ven biển; các tiêu chí đo lường về thu nhập và mức sống dân cư 1.3. KINH NGHIỆM CỦA CÁC ĐỊA PHƢƠNG Ở MỘT SỐ NƢỚC VÀ MỘT SỐ TỈNH THÀNH VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VEN BIỂN. Trên cơ sở trình bày kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế ven biển của một số vùng, địa phương ở một số nước trên thế giới như, Thâm Quyến Trung Quốc; thành phố ở Dubai và một số tỉnh ven biển Hàn Quốc; cũng như kinh nghiệm của một số tỉnh Thành phố nước ta như Quảng Ninh, Đà Nẵng và Bà Rịa - Vũng Tàu, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế ven biển như các kinh nghiệm về chính sách khai thác lợi thế tiềm năng phát triển các ngành kinh tế ven biển; xây dựng đồng bộ các chính sách phát triển kinh tế ven biển; về tập trung phát triển các thành phố ven biển. Những kinh nghiệm này có thể vận dụng vào việc xây dựng và thực hiện chinh sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa. Tóm lại, việc hiểu rõ thế nào là kinh tế ven biển, thế nào là chính sách phát triển kinh tế ven biển? các tiêu chí đánh giá chính sách phát triển kinh tế ven biển là gì? Cụ thể hóa ở trong một địa phương như thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế ven biển? có ý nghĩa như là khung lý thuyết đối với chủ đề nghiên cứu này. Đồng thời, kinh nghiệm của các các địa phương trong nước và trên thế giới là sự kiểm nghiệm cho khung lý thuyết về chính sách phát triển kinh tế ven biển nói chung, cho phát triển kinh tế ven biển tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Bốn bài học được rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm là: tập trung phát triển các thành phố ven biển; khai thác lợi thế phát triển mạnh các ngành kinh tế ven biển; xây dựng đồng bộ các chính sách phát triển kinh tế ven biển và coi trọng đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sỏ hạ tầng.
  15. 14 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 – 2010. 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TIỀM NĂNG, LỢI THẾ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VEN BIỂN TỈNH THANH HOÁ. Trên cơ sở phân tích vị trí địa lý kinh tế, chính trị địa hình và các lợi thế phát triển kinh tế ven biển tỉnh Thanh Hóa luận án rút ra một số nhận xét về tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa. Hình 2: Bản đồ các huyện ven biển tỉnh Thanh Hoá Luận án cho rằng, vùng ven biển Thanh Hóa có điều kiện phát triển kinh tế khá toàn diện, kể cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, vùng biển Thanh Hóa có thế mạnh về phát triển công nghiệp- cảng biển; khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; phát triển du lịch, thương mại dịch vụ và các loại cây công nghiệp ngắn ngày, rau quả thực phẩm vùng ven biển.
  16. 15 2.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA TRONG THỜI GIAN TỪ 2000-2010. 2.2.1. Chính sách đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng phát cho vùng ven biển. Luận án chỉ rõ, xây dựng cơ sở hạ tầng được tỉnh Thanh Hóa coi là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đặc biệt để khai thác lợi thế của vùng ven biển có chiều dài 102 km ven biển, với diện tích hơn 123.060 ha trải trên 6 huyện ven biển. Trong những năm qua tỉnh đã chú trọng quy hoạch và ban hành nhiều chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vùng ven biển, từng bước hình thành và phát triển đồng bộ các khu kinh tế, điển hình như khu kinh tế Nghi Sơn (KTNS). Luận án đã khái quát một số chinh sách đã ban hành như cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới lưới điện hạ thế nông thôn, cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư đối với các công trình cấp huyện quản lý; cơ chế khuyến khích phát triển giao thông nông thôn,… Nhờ các chính sách đó, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế- kỹ thuật của các huyện ven biển đã cải thiện, tăng nhanh năng lực sản xuất kinh doanh, tạo thêm sản phẩm mới cho nền kinh tế.. 2.2.2. Chính sách hỗ trợ tiếp cận đất đai. Nhận thức được tầm quan trọng của đất đai trong quá trình phát triển, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động quy hoạch và có chính sách sử dụng nguồn đất đai để phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển kinh tế ven biển nói riêng. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 2.2.3. Chính sách đầu tƣ tài chính, tín dụng và phát triển thị trƣờng. Tỉnh đã chủ động xây dựng các cơ chế chính sách nhằm phân bổ hợp lý nguồn vốn từ NSNN và thu hút các nguồn vốn trong nền kinh tế đầu tư phát triển vùng ven biển. Nhiều văn bản chính sách đã ban hành và đi vào cuộc sống như chính sách, vận động, thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài; từ các tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư vào các dự án thuộc các ngành, nghề, lĩnh vực khuyến khích đầu tư vào Khu KTNS; chính sách khuyến khích các tổ chức, cá
  17. 16 nhân có công vận động vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật trong Khu KTNS; chính sách đền bù và hỗ trợ thu hồi đất giải phóng mặt bằng; chính sách hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn; chính sách khuyến khích đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề; chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu; Chính sách đầu tư khai thác xa bờ, chính sách phát triển vùng nuôi trồng thuỷ sản, chính sách áp dụng cho khu KTNS… 2.2.4. Chính sách phát triển nguồn nhân lực. Tỉnh có nhiều chính sách tăng cường công tác giáo dục phổ cập, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa, thúc đẩy hoạt động tư vấn, đào tạo công nghệ, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo năng lực nội sinh về khoa học, công nghệ để khai thác lợi thế các nguồn lợi của tỉnh trong giai đoạn mới. Luận án đã làm rõ một số chính sách điển hình như: chính sách thu hút người có trình độ đại học trở lên về công tác tại xã, phường, thị trấn và chính sách hỗ trợ đối với công chức cấp xã chưa đạt chuẩn nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho lực lượng cán bộ cơ sở; chính sách đã hỗ trợ đào tạo nghề cho các doanh nghiệp khi trực tiếp đầu tư vào các lĩnh vực thuộc các ngành chế biến nông - lâm - thuỷ sản, các nghề thủ công như chiếu cói, gốm, sứ, thủy tinh và nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ dựa vào lợi thế ven biển; ... 2.2.5. Chính sách đầu tƣ nghiên cứu phát triển KH&CN. Chính sách phát triển KH&CN luôn được tỉnh Thanh Hóa coi trọng. Nhờ đó, hoạt động KH&CN đã tập trung ứng dụng, chuyển giao tiến bộ phục vụ sản xuất và đời sống , một số giống cây trồng, vật nuôi được du nhập, lai tạo, khảo nghiệm, tuyển chọn và đưa vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tich. Nhiều kỹ thuật tiến bộ được áp dụng trong khai thác, chế biến và nuôi trồng thuỷ sản. Ngành KH&CN Thanh Hóa đã tập trung thực hiện 6 chương trình khoa học công nghệ trọng điểm nhằm đẩy nhanh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ vào sản xuất và đời sống, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Chỉ riêng các huyện ven biển trong giai đoạn 2006-2010 có 41 đề tài dự án trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế ven biển.
  18. 17 2.3. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VEN BIỂN THANH HÓA. 2.3.1. Những thành tựu và kết quả chủ yếu. Về tính kinh tế của chính sách. Trên cơ sở khai thác và phát huy lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên, tỉnh Thanh Hoá đã tập trung chú trọng phát triển kinh tế ven biển nhằm tạo ra tăng trưởng cao và tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.. Về tính hiệu lực của chính sách. Các chính sách được thực thi, tuân thủ trong quá trình triển khai thực hiện, nó thể hiện ở các kết quả bước đầu đã đạt được trong phát triển của các ngành kinh tế ven biển. Về tính khả thi của chính sách. Chính sách đã được ban hành phù hợp với điều kiện, tiềm năng lơi thế phát triển kinh tế ven biển của tỉnh Thanh Hóa nên có tính khả thi cao. Các nguồn lực của cả bên trong và bên ngoài đều được huy động đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của toàn vùng. Về tính phù hợp của chính sách. Các chính sách phát triển kinh tế đã ban hành trên cơ sở thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước Trung ương, đồng thời là sự vận dụng sáng tạo với điều kiện cụ thể của địa phương. Vì thế, đã tạo động lực phát triển cho các ngành kinh tế của tỉnh nói chung vùng ven biển nói riêng. Về kết quả và hiệu quả thực hiện chính sách. Xét trên phương diện các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, chính sách phát triển kinh tế ven biển đã khai thác được tiềm năng, lợi thế phát triển nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản; tiềm năng, lợi thế phát triển ngành nông nghiệp với các cây trồng lạc, cói, cây thực phẩm xanh ven; khai thác tiềm năng phát triển công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp (KCN) nói chung, ven biển nói riêng, khai thác tiềm năng thế mạnh của du lịch biển Sầm Sơn Từ đó, thúc đẩy kinh tế 6 huyện ven biển phát triển. 2.3.2. Những hạn chế chủ yếu của chính sách phát triển kinh tế ven biển. Bên cạnh đó, chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa cũng còn những hạn chế như chính sách chưa được ban hành chưa đầy đủ và đồng bộ; hệ thống các biện pháp đặc thù cho phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển cũng chưa được hình thành; hiệu quả của chính sách phát triển kinh tế ven biển còn thấp. Những năm gần đây, khi kinh tế cả tỉnh và vùng đồng bằng Thanh Hóa tăng lên mạnh mẽ thì tốc độ phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa có xu hướng chậm lại. Một số sản phẩm vùng ven biển có lợi thế như cói, lạc nhưng chưa được đầu tư khai thác đúng mức nên năng suất vẫn còn kém so với cả nước. Du lịch ven biển Thanh Hóa phát triển còn chậm. Tỷ lệ dân số đô thị ven biển của Thanh Hóa còn rất thấp, (hiện khoảng 5%). Điều này nói lên mức độ CNH,
  19. 18 HĐH vùng ven biển còn rất hạn chế. Mặc dù đã có nhiều chính sách của Nhà nước cũng như của địa phương ban hành và được đưa vào cuộc sống, nhưng tác động của các chính sách trên đối với vùng ven biển nhìn chung chưa cao. Bảng 1. So sánh một số chỉ tiêu phát triển 6 huyện ven biển với cả tỉnh Thanh Hóa (Theo giá thực tế) Lần TT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2010 (2010/2006) 1 GDP cả tỉnh Tỷ đồng 21.572,2 51.296,1 2.4 GDP 6 huyện Tỷ đồng 9.628,9 18.417,6 1.9 6 huyện so với cả tỉnh % 44,6 35,9 0.8 2 Giá trị SX công nghiệp cả tỉnh Tỷ đồng 7.573,6 21.269,7 2.8 Giá trị SX công nghiệp 6 huyện Tỷ đồng 4.324,4 8.406,7 1.9 6 huyện so với cả tỉnh % 57,1 39,5 0.7 3 Giá trị SX nông nghiệp cả tỉnh Tỷ đồng 6.563,2 12.341 1.9 Giá trị sản xuất nông nghiệp 6 huyện Tỷ đồng 2.265,5 3.218,6 1.4 6 huyện so với cả tỉnh % 34,5 26,0 0.8 4 Giá trị SX thƣơng mại dịch vụ cả tỉnh Tỷ đồng 7.436 17.685,4 2.4 Giá trị SX thương mại dịch vụ 6 huyện Tỷ đồng 3.039 6.792,3 2.2 6 huyện so với cả tỉnh % 40,8 38,4 0.9 5 GT hàng hóa xuất khẩu cả tỉnh Triệu USD 89,19 377,0 4.2 GT hàng hóa xuất khẩu 6 huyện Tỷ đồng 53,60 131,9 2.5 6 huyện so cả tỉnh % 60,10 34,98 0.6 6 Thu nhập b. quân đầu ngƣời cả tỉnh Tr đồng 5,6 13,4 2.4 Thu nhập bình quân đầu người 6 huyện Tr. đồng 8,3 15,6 1.9 Thu nhập b.quân đầu người làm nghề Tr. đồng 13,4 17,7 thủy sản 6 huyện 1.3 7 Tỷ lệ hộ nghèo cả tỉnh % 27,5 14,85 0.5 Tỷ lệ hộ nghèo của 6 huyện % 22,8 10,05 0.4 6 huyện so cả tỉnh +,- -4,7 -4,80 1.0 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê Thanh Hóa 2.4. Nguyên nhân hạn chế của chính sách phát triển kinh tế ven biển từ thực tiễn Thanh Hóa. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên đây, trong đó luận án chú ý đến việc chậm thích ứng với biến đổi môi trường quốc tế; hệ thống luật pháp chưa mạnh, chưa tạo được môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển kinh tế ven biển; công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ven biển còn chậm; năng lực tổ chức điều hành, phối hợp giữa các cấp các ngành trong thực thi chính sách phát triển kinh tế ven biển còn nhiều bất cập.
  20. 19 Chƣơng 3 GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA ĐẾN 2015, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020. 3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VEN BIỂN THANH HÓA ĐẾN 2015, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020. 3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa đến năm 2015, tầm nhìn 2020. Trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thanh Hóa những năm tới, từ thực trạng phát triển kinh tế ven biển thanh hóa hiện nay và xu hướng phát triển, luận án trình bày mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển Thanh Hoá đến năm 2015, tầm nhìn 2020 đã được Chủ tịch ủy ban nhân dân tính Thanh Hóa phê duyệt. Bảng 3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội ven biển Thanh Hóa đến năm 2020 STT Nội dung ĐVT 2015 2020 1 Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm % 29,0 - 29,5 18,0 - 18,5 2 Cơ cấu % 100 Công nghiệp % 62,0 Nông Nghiệp % 4,5 Dịch vụ % 33,5 3 GDP bình quân đầu người USD 2.700 6000 4 Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân năm % 37,0 - 38,0 25,0 - 26,0 Thu nhập thực tế đầu người hàng năm của 5 lần 2,0 - 2,2 2,0 - 2,2 dân cư tăng bình quân sau 5 năm 6 Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm % 4,0 4,0 7 Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt % 55,0 70,0 8 Lao động qua đào tạo nghề đạt % 40,0 50,0 9 Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi % 21,0 15,0 10 Tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh % 95,0 100,0 11 Tỷ lệ che phủ rừng đạt % 48,5 - 49,0 Tỷ lệ thu gom và xử lý theo TC vệ sinh 12 % 100,0 môi trường rác thải CN, rác thải y tế 13 Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt ở nông thôn % 40,0 90,0 Tỷ lệ các KCN, CCN có hệ thống xử lý 14 % 100 nước thải theo quy định môi trường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2