intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ - Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội

Chia sẻ: Dai Ca | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án chia thành 5 chương: Chương 1 - Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu về chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Chương 2 - Cơ sở lý luận về chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ Chương 3: Kinh nghiệm quốc tế về chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Chương 4 - Phân tích thực trạng chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đổi mới công nghệ. Chương 5 - Giải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ - Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội

1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> <br /> 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án<br /> Đổi mới công nghệ (ĐMCN) đã trở thành yếu tố ưu tiên hàng đầu và có ý nghĩa<br /> quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển<br /> thịnh vượng của quốc gia. Hoạt động ĐMCN có sức lan tỏa rộng, bởi vì (i) xét từ giác<br /> độ Nhà nước trong việc quản lý ĐMCN sẽ góp phần hạn chế tác động tiêu cực của công<br /> nghệ tới tới lợi ích xã hội, nâng cao năng lực nội sinh công nghệ quốc gia, (ii) xét từ<br /> giác độ doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao năng lực công nghệ, năng lực cạnh tranh<br /> của doanh nghiệp.<br /> Hà Nội có tiềm năng phát triển về kinh tế, xã hội, công nghệ. Luận án lựa chọn<br /> các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nhằm: (i) phù hợp với khả năng tiến hành khảo<br /> sát thực địa của nghiên cứu sinh, (ii) đảm bảo được tính đại diện của mẫu khảo sát và<br /> (iii) đóng góp phần nhỏ trong việc phân tích chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh<br /> nghiệp ĐMCN.<br /> Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Chính sách nhà nước nhằm<br /> thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ: nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp<br /> trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu.<br /> 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới luận án1<br /> 3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án<br /> Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm trả lời các câu hỏi sau:<br /> - Đổi mới công nghệ là gì? Hành vi của doanh nghiệp trong việc ra quyết định<br /> ĐMCN phụ thuộc vào những yếu tố nào?<br /> - Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN cần được hiểu như<br /> thế nào và nó bao gồm những loại chính sách nào?<br /> - Từ khi Luật KH&CN được ban hành (2000), chính sách nhà nước về ĐMCN đã<br /> có tác động như thế nào tới hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp (nghiên cứu trường<br /> hợp các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.<br /> - Việc ban hành, tổ chức thực thi chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh<br /> nghiệp ĐMCN bị chi phối bởi những yếu tố nào?<br /> - Nhà nước cần làm gì, theo thứ tự ưu tiên ra sao để hoàn thiện chính sách nhằm<br /> thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN?<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án<br /> 4.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Là các hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp và các chính sách nhà nước nhằm<br /> thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.<br /> <br /> 1<br /> Phần này được trình bày chi tiết trong Chương 1, mục 1.1<br /> 2<br /> <br /> 4.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá chính sách nhà nước<br /> nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN. Chủ thể chính sách là Nhà nước, đối tượng thụ<br /> hưởng chính sách là các doanh nghiệp.<br /> Phạm vi không gian: Luận án thu thập số liệu thứ cấp về thực trạng ĐMCN của<br /> các doanh nghiệp trên toàn quốc; tuy nhiên luận án giới hạn việc điều tra khảo sát đối<br /> với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội.<br /> Về mặt thời gian: Luận án đánh giá hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp và<br /> chính sách nhà nước thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN từ năm 2000 đến 2012.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu2<br /> 6. Những đóng góp mới của luận án<br /> Về mặt khoa học: Luận án làm rõ cơ sở lý luận về ĐMCN và chính sách nhà<br /> nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN. Cụ thể: (i) đánh giá, bổ sung làm rõ khái<br /> niệm công nghệ và đổi mới công nghệ, (ii) bổ sung làm rõ khái niệm chính sách nhà<br /> nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN, (iii) làm rõ các yếu tố ảnh hưởng tới<br /> ĐMCN ở doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách nhà nước nhằm thúc<br /> đẩy doanh nghiệp ĐMCN, (iv) đề xuất các tiêu chí đánh giá chính sách nhà nước nhằm<br /> thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.<br /> Về mặt thực tiễn: Luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước<br /> nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN theo cách tiếp các công cụ chính sách phù hợp với<br /> điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.<br /> 7. Kết cấu của luận án<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, cam kết của tác giả, các phụ lục, các tài liệu tham<br /> khảo. Luận án chia thành 5 chương:<br /> Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu về chính sách nhà<br /> nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ<br /> Chương 2: Cơ sở lý luận về chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp<br /> đổi mới công nghệ<br /> Chương 3: Kinh nghiệm quốc tế về chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh<br /> nghiệp đổi mới công nghệ<br /> Chương 4: Phân tích thực trạng chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh<br /> nghiệp trên địa bàn Hà Nội đổi mới công nghệ<br /> Chương 5: Giải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh<br /> nghiệp đổi mới công nghệ<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2<br /> Phần này được nghiên cứu chi tiết trong Chương 1, mục 1.2<br /> 3<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> VỀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY<br /> DOANH NGHIỆP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới luận án<br /> 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài<br /> Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài về hoạt động ĐMCN<br /> của doanh nghiệp cũng như chính sách nhà nước thúc đầy doanh nghiệp ĐMCN. Các<br /> nghiên cứu có thể chia thành hai nhóm: (i) nhóm nghiên cứu về ĐMCN, vai trò của<br /> ĐMCN và các yếu tố ảnh hưởng tới ĐMCN của doanh nghiệp (Charles, 1997; Tarek M<br /> Khalil, 2000; Robert Solow, 1987; Boskin and Lau, 1992;Twiss, 1992; Fredrick Betz,<br /> 1998; Peter Drucker, 1974, Hans, 2005, v.v), (ii) nhóm nghiên cứu về vai trò của nhà<br /> nước và chính sách nhà nước đối với ĐMCN (Christopher, 2008; Lichtenberge, 1988;<br /> C.Wang, 2008; Holemans & Sleuwaegen, 1988, Sunil, 2002, Schilling, 2009, v.v).<br /> Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc ESCAP, World<br /> Bank, UNIDO và các nhà khoa học khác.<br /> 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước<br /> Các công trình nghiên cứu ở trong nước có thể chia thành ba nhóm: (i) nhóm<br /> nghiên cứu về ĐMCN, năng lực công nghệ và các yếu tố ảnh hưởng tới ĐMCN của<br /> doanh nghiệp (Trần Ngọc Ca, 2000; Nguyễn Huyền Sơn, 2004; Tạ Doãn Trịnh, 2007;<br /> Tăng Văn Khiên, 2007; Nguyễn Sỹ Lộc, 2006; Hồ Sỹ Hùng, 2009; Hồ Đức Việt, 2010;<br /> Nguyễn Quang Tuấn, 2010, v.v), (ii) nhóm nghiên cứu về vai trò của nhà nước và chính<br /> sách nhà nước đối với ĐMCN (Nguyễn Minh Hạnh, 2001; Nguyễn Việt Hòa, 2001;<br /> Trần Ngọc Ca, 2010; Lê Xuân Bá, 2008; Hoàng Xuân Long, 2011; Nguyễn Mạnh<br /> Quân, 2008, Mai Hà, 2009, v.v) , (iii) nhóm nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về ĐMCN<br /> và chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN (Trần Ngọc Ca, 2011, Trần Văn Tùng,<br /> 2007, Nguyễn Quang Tuấn, 2010, Hoàng Xuân Long, 2011, v.v). Ngoài ra, còn có các<br /> công trình nghiên cứu của các nhà khoa học khác thuộc Viện nghiên cứu chiến lược và<br /> chính sách KH&CN (NISTPASS), Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương<br /> (CIEM), Trung tâm thông tin KH&CN quốc gia, Phòng Thương mại và Công nghiệp<br /> Việt Nam (VCCI), các Viện nghiên cứu, các trường Đại học và các nhà khoa học khác<br /> của Việt Nam.<br /> 1.1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu<br /> Các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã khái quát được trình độ công<br /> nghệ, các yếu tố ảnh hưởng tới ĐMCN của doanh nghiệp, kinh nghiệm về ĐMCN;<br /> đồng thời khẳng định vai trò của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp<br /> ĐMCN. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu ở trên chưa thống nhất được khái niệm<br /> ĐMCN, chưa làm rõ được các chính sách bộ phận theo cách tiếp cận công cụ chính<br /> sách, cũng như chưa làm rõ các tiêu chí đánh giá chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy<br /> doanh nghiệp ĐMCN.<br /> 4<br /> <br /> 1.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> 1.2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu<br /> Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, luận án đưa ra khung lý thuyết nghiên cứu sau<br /> (Hình 1.1):<br /> Các chính sách Hoạt động ĐMCN Mục tiêu CSNN thúc đẩy<br /> nhà nước nhằm của doanh nghiệp: DN ĐMCN:<br /> thúc đẩy doanh - Đổi mới toàn bộ máy - Nâng cao nhận thức của DN<br /> nghiệp ĐMCN: móc, thiết bị, dây về ĐMCN<br /> chuyền công nghệ - Gia tăng số lượng DN thực<br /> - Chính sách tạo - Đổi mới phần quan hiện các hoạt động ĐMCN<br /> trọng của công nghệ - Nâng cao mức đầu tư của<br /> môi trường thể chế<br /> bằng công nghệ khác DN cho ĐMCN<br /> - Chính sách kinh tế<br /> tiên tiến hơn - Nâng cao năng lực công<br /> - Chính sách đào<br /> - Đầu tư cho R&D nghệ, năng lực cạnh tranh và<br /> tạo, thông tin, tuyên<br /> nhằm đổi mới qui hiệu quả hoạt động của DN<br /> truyền<br /> trình/sản phẩm - Đạt được hiệu ứng lan tỏa<br /> <br /> Hình 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu về chính sách nhà nước<br /> nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN<br /> <br /> 1.2.2. Quy trình nghiên cứu<br /> Luận án tiến hành theo quy trình nghiên cứu sau (Hình 1.2):<br /> <br /> Nghiên cứu tài liệu trong Xây dựng khung lý Kiến nghị các giải<br /> nước và ngoài nước thuyết về chính sách pháp hoàn thiện<br /> nhà nước nhằm thúc chính sách nhà<br /> Phỏng vấn các chuyên gia đẩy doanh nghiệp nước nhằm thúc<br /> trong lĩnh vực ĐMCN làm ĐMCN đẩy DN ĐMCN<br /> việc trong các viện nghiên<br /> cứu, trường đại học, cơ Phân tích thực trạng Đánh giá chính<br /> quan QLNN về KH&CN ĐMCN của doanh sách nhà nước<br /> Điều tra bằng phiếu hỏi đối nghiệp nói chung và nhằm thúc đẩy DN<br /> với các doanh nghiệp trên DN trên địa bàn Hà trên địa bàn Hà<br /> địa bàn Hà Nội Nội nói riêng Nội ĐMCN<br /> <br /> Hình 1.2: Quy trình nghiên cứu về chính sách nhà nước nhằm<br /> thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ<br /> 5<br /> <br /> 1.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu<br /> 1.2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp<br /> Luận án thu thập, phân loại các tài liệu đã được công bố thông qua các công trình<br /> nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan tới hoạt động ĐMCN và chính sách nhà<br /> nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.<br /> Luận án còn khai thác và sử dụng các số liệu trên Internet, đồng thời sử dụng các<br /> quan điểm đánh giá, nhận định của các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách<br /> ĐMCN, các tổ chức KH&CN và đánh giá của các doanh nghiệp về chính sách nhà<br /> nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN đã công bố từ năm 2000 đến 2012.<br /> 1.2.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp<br /> Luận án tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối với doanh nghiệp và phỏng vấn<br /> viết (phương pháp anket), phỏng vấn bằng điện thoại đối với các cán bộ làm việc trong<br /> cơ quan quản lý nhà nước về ĐMCN.<br /> Kích thước mẫu: Nghiên cứu sinh gửi 150 phiếu đến các doanh nghiệp nhỏ và<br /> vừa trên địa bàn Hà Nội, thu về được 119 phiếu (chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống và<br /> mẫu thuận tiện); đồng thời phỏng vấn có chọn lọc 10 cán bộ làm việc trong các cơ quan<br /> quản lý nhà nước về ĐMCN sau khi họ đồng ý tham gia.<br /> Thời gian thực hiện: là 5 tháng, phiếu hỏi được thiết kế thử nghiệm từ tháng 1<br /> đến tháng 2/2012 và bắt sử dụng rộng rãi từ tháng 3/2012.<br /> 1.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu<br /> Sau khi thu thập được các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, nghiên cứu sinh tiến hành<br /> kiểm tra, làm sạch các dữ liệu cả trước, trong và sau khi mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu;<br /> tiếp đến, sử dụng phầm mềm SPSS 16 làm công cụ để xử lý dữ liệu. Ngoài ra để xử lý<br /> dữ liệu, luận án còn sử dụng phương pháp mô tả, thống kê, so sánh, đối chứng, tổng kết<br /> thực tiễn và chuyên gia.<br /> 6<br /> <br /> CHƯƠNG 2<br /> CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC NHẰM<br /> THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ<br /> 2.1. Công nghệ và đổi mới công nghệ<br /> 2.1.1. Khái niệm công nghệ và ĐMCN<br /> 2.1.1.1. Khái niệm về công nghệ<br /> Thuật ngữ công nghệ được sử dụng rộng rãi trên thế giới, song việc đưa ra khái<br /> niệm về công nghệ lại chưa có sự thống nhất, luận án sử dụng quan điểm về công nghệ<br /> của ESCAP, theo đó “Công nghệ là kiến thức có hệ thống về qui trình kỹ thuật để chế<br /> biến vật liệu và thông tin; công nghệ bao gồm kỹ năng, kiến thức, thiết bị, phương pháp<br /> và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ”. Quan niệm này<br /> phù hợp với các nước đang phát triển và đủ rộng để làm cơ sở phân tích về ĐMCN của<br /> luận án, đồng thời quan niệm về công nghệ trong Luật KH&CN (2000) và Luật Chuyển<br /> giao công nghệ (2006) của Việt Nam cũng bao hàm được nội dung này.<br /> 2.1.1.2. Khái niệm đổi mới công nghệ<br /> Đổi mới công nghệ cũng là một khái niệm còn nhiều tranh cãi, quan điểm<br /> ĐMCN trong luận án này là sự kết hợp, bổ sung có chọn lọc các quan điểm. Theo đó,<br /> “Đổi mới công nghệ là hoạt động thay đổi toàn bộ công nghệ hay thay đổi phần quan<br /> trọng của công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn, góp phần cải<br /> thiện chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường và<br /> nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh”.<br /> 2.1.2. Vai trò của công nghệ và đổi mới công nghệ tới phát triển kinh tế- xã hội và<br /> doanh nghiệp<br /> 2.1.2.1. Vai trò của công nghệ và ĐMCN tới phát triển kinh tế - xã hội<br /> Mặc dù có sự khác nhau về vai trò của công nghệ đối với sự phát triển kinh tế -<br /> xã hội ở mỗi quốc gia nhưng chúng ta phải thừa nhận công nghệ thông qua ĐMCN giữ<br /> vai trò qua trọng đối với sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế của các quốc gia; sự thay đổi<br /> này sẽ kéo theo sự thay đổi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội phản ánh sự phát triển của quốc<br /> gia như GDP, chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số sáng<br /> tạo công nghệ, v.v.<br /> 2.1.2.2. Vai trò của công nghệ và ĐMCN đối với phát triển của DN<br /> Công nghệ tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, ĐMCN làm gia tăng khả<br /> năng cạnh tranh của doanh nghiệp và thỏa mãn nhu cầu tương lai của khách hàng<br /> (Perter Drucker, 1970), còn Beij (1998) cho rằng ĐMCN giúp doanh nghiệp cải thiện vị<br /> trí cạnh tranh, tăng sản lượng và lợi nhuận ròng, v.v.<br /> 2.1.3. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến ĐMCN của doanh nghiệp<br /> 2.1.3.1. Nhóm các yếu tố bên trong doanh nghiệp<br /> Bao gồm hai yếu tố chính: (i) năng lực công nghệ của doanh nghiệp (năng lực<br /> vận hành công nghệ, năng lực tiếp nhận công nghệ, năng lực hỗ trợ tiếp nhận công<br /> nghệ và năng lực ĐMCN) và (ii) năng lực tài chính của doanh nghiệp (nguồn vốn tự có<br /> của doanh nghiệp và năng lực huy động vốn cho ĐMCN của doanh nghiệp). Ngoài ra,<br /> 7<br /> <br /> còn một số các yếu tố bên trong khác như qui mô doanh nghiệp, loại hình sở hữu doanh<br /> nghiệp, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp đối với ĐMCN, v.v.<br /> 2.1.3.2. Nhóm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp<br /> Bao gồm hai yếu tố chính: (i) áp lực cạnh tranh và (ii) các chính sách của Nhà<br /> nước. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác như ngành nghề kinh doanh, vị trí địa lý của<br /> doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng công nghệ quốc gia, thể chế chính trị và các vấn đề liên<br /> quan tới hội nhập kinh tế quốc tế, v.v.<br /> 2.2. Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN<br /> 2.2.1. Khái niệm và vai trò của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp<br /> đổi mới công nghệ<br /> 2.2.1.1. Khái niệm chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy DN ĐMCN<br /> Luận án cho rằng “Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN là<br /> tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các mục tiêu, các giải pháp và<br /> các công cụ mà Nhà nước sử dụng để thúc đẩy các doanh nghiệp ĐMCN nhằm nâng cao<br /> hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần phát triển đất nước”. Các yếu<br /> tố cơ bản của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN thường bao gồm:<br /> các yếu tố đầu vào, các hành động, đầu ra, kết quả và tác động của chính sách.<br /> 2.2.1.2. Vai trò của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy DN ĐMCN<br /> Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc hoạch định, tổ chức thực thi và đánh giá<br /> tác động chính sách ĐMCN cho doanh nghiệp thể hiện ở các chức năng mà nó đảm<br /> nhiệm như: định hướng, tạo tiền đề, điều tiết các hoạt động ĐMCN, kích thích, tạo<br /> động lực cho doanh nghiệp ĐMCN.<br /> 2.2.2. Mục tiêu chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy DN ĐMCN<br /> Mục tiêu chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN bao gồm:<br /> đích cuối cùng mà chính sách hướng tới, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, mục tiêu đầu<br /> ra của chính sách (Hình 2.1).<br /> Mục đích của CSNN nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN:<br /> - Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp<br /> - Đạt được hiệu ứng lan tỏa<br /> <br /> Mục tiêu chung của CSNN nhằm thúc đẩy DN ĐMCN:<br /> - Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp<br /> <br /> Mục tiêu cụ thể của CSNN nhằm thúc đẩy DN ĐMCN:<br /> - Nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp<br /> <br /> Mục tiêu đầu ra của CSNN nhằm thúc đẩy DN ĐMCN:<br /> - Nâng cao nhận thức của DN về vai trò của hoạt động ĐMCN<br /> - Gia tăng số lượng doanh nghiệp thực hiện ĐMCN<br /> - Nâng cao mức đầu tư của DN cho hoạt động ĐMCN<br /> <br /> Hình 2.1: Cây mục tiêu chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy<br /> doanh nghiệp ĐMCN<br /> 8<br /> <br /> 2.2.3. Nguyên tắc của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới<br /> công nghệ<br /> Nguyên tắc 1: Gắn chính sách thúc đẩy ĐMCN với việc nâng cao năng suất,<br /> chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.<br /> Nguyên tắc 2: Gắn chính sách thúc đẩy ĐMCN với việc phát triển bền vững của<br /> doanh nghiệp như bảo vệ môi trường, phục vụ xã hội.<br /> Nguyên tắc 3: ĐMCN phải là sự nghiệp tự thân vận động của doanh nghiệp, trên<br /> cơ sở kết hợp với sự quản lý, tác động của nhà nước.<br /> Nguyên tắc 4: Chính sách thúc đẩy ĐMCN phải phù hợp với điều kiện cụ thể<br /> của đất nước, của doanh nghiệp và của xu hướng hợp tác quốc tế.<br /> Nguyên tắc 5: ĐMCN là sự nghiệp lâu dài và không có điểm dừng của doanh nghiệp.<br /> Nguyên tắc 6: hệ thống chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN phải rõ ràng,<br /> minh bạch, nhất quán, đảm bảo sự phân công, phân cấp hợp lý.<br /> Nguyên tắc 7: hệ thống chính sách phải đảm bảo sự cân đối, đồng bộ giữa chính<br /> sách thúc đẩy ĐMCN với các chính sách khác, tôn trọng các qui luật khách quan, qui<br /> luật kinh tế thị trường.<br /> Nguyên tắc 8: hệ thống chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN phải phù hợp<br /> với đối tượng doanh nghiệp, tạo thế chủ động cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt<br /> động ĐMCN.<br /> 2.2.4. Các chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN<br /> 2.2.4.1. Chính sách tạo môi trường thể chế nhằm thúc đẩy DN ĐMCN<br /> Chính sách tạo môi trường thể chế nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN được<br /> hiểu là cách thức tác động trực tiếp của Nhà nước thông qua các hệ thống văn bản, qui<br /> phạm pháp luật, bộ máy tổ chức, cán bộ nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư<br /> ĐMCN, góp phần thực hiện mục tiêu quản lý nhà nước về ĐMCN trong từng giai đoạn<br /> nhất định.<br /> 2.2.4.2. Chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy DN ĐMCN<br /> Chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN được hiểu là cách thức tác<br /> động của Nhà nước dựa trên những lợi ích về kinh tế và đòn bẩy kinh tế nhằm kích thích,<br /> tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư ĐMCN, góp phần thực hiện mục tiêu quản lý<br /> nhà nước về ĐMCN trong từng giai đoạn cụ thể. Các chính sách kinh tế bao gồm: (i) chính<br /> sách ưu đãi về thuế, (ii) chính sách tín dụng, (iii) chính sách hỗ trợ trực tiếp, v.v.<br /> 2.2.4.3. Chính sách đào tạo, thông tin, tuyên truyền nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi<br /> mới công nghệ<br /> Chính sách đào tạo, thông tin, tuyên truyền nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN<br /> được hiểu là cách thức tác động của nhà nước vào nhận thức của doanh nghiệp, làm cho<br /> 9<br /> <br /> doanh nghiệp hiểu được tính cấp thiết phải tiến hành ĐMCN, đồng thời hỗ trợ đào tạo<br /> nguồn nhân lực, hỗ trợ thông tin, tư vấn để doanh nghiệp có thể thực hiện được các<br /> hoạt động ĐMCN thành công.<br /> Ngoài ra, Nhà nước còn sử dụng một số chính sách khác như: hỗ trợ phát triển<br /> thị trường công nghệ, hỗ trợ thành lập các phòng/ban R&D trong doanh nghiệp, phát<br /> triển hạ tầng công nghệ nhằm phục vụ cho ĐMCN, v.v.<br /> 2.2.5. Các tiêu chí đánh giá chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi<br /> mới công nghệ<br /> 2.2.5.1. Khái niệm tiêu chí đánh giá chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp<br /> ĐMCN<br /> Đánh giá chính sách nhà nước được tiến hành bởi các cơ quan, tổ chức, cá nhân<br /> khác nhau với những tiêu chí khác nhau. Luận án đề xuất bốn nhóm tiêu chí chính để<br /> đánh giá chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN: (i) nhóm tiêu chí<br /> phản ánh hiệu lực của chính sách, (ii) nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả của chính sách,<br /> (iii) nhóm tiêu chí phản ánh tính phù hợp của chính sách và (iv) nhóm tiêu chí phản<br /> ánh tính bền vững của chính sách.<br /> 2.2.5.2. Các tiêu chí đánh giá chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN<br /> (i) Nhóm tiêu chí phản ánh hiệu lực chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh<br /> nghiệp ĐMCN<br /> Hiệu lực chính sách bao gồm việc xác định đúng mục tiêu của chính sách và<br /> đánh giá các kết quả của chính sách có đạt được mục tiêu đã đề ra hay không (Hiệu lực<br /> = Kết quả/ Mục tiêu). Hiệu lực chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp<br /> ĐMCN được đánh giá thông qua các tiêu chí sau:<br /> Tiêu chí HL1.1: Khả năng nhận biết chính sách nhà nước về ĐMCN của doanh nghiệp<br /> Tiêu chí HL1.2: Nhận thức của doanh nghiệp về mức độ cần thiết phải đầu tư<br /> ĐMCN<br /> Tiêu chí HL1.3: Mức đầu tư cho hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp trong ba<br /> năm gần đây<br /> (ii) Nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh<br /> nghiệp ĐMCN<br /> Hiệu quả chính sách là sự so sánh giữa đầu ra và đầu vào của chính sách (Hiệu<br /> quả = Kết quả/Đầu vào). Để đánh giá hiệu quả chính sách là phức tạp, bởi vì khó có thể<br /> đo lường trực tiếp hoặc lượng hóa các đầu vào và kết quả thực tế mà chính sách mang<br /> lại cho doanh nghiệp, xã hội do tính lan tỏa của hoạt động ĐMCN. Vì thế, hiệu quả của<br /> chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN được đánh giá thông qua hai<br /> tiêu chí sau:<br /> 10<br /> <br /> Tiêu chí HQ2.1: Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để tiếp cận chính sách nhà nước<br /> nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN<br /> Tiêu chí HQ2.2: Đánh giá chung của doanh nghiệp về hiệu quả của chính sách<br /> nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.<br /> (iii) Nhóm tiêu chí phản ánh tính phù hợp của chính sách nhà nước nhằm thúc<br /> đẩy doanh nghiệp ĐMCN<br /> Tính phù hợp của chính sách chịu sự chi phối bởi quan điểm của các bên liên<br /> quan, tính phù hợp được đánh giá thông qua các tiêu chí:<br /> Tiêu chí PH3.1: Sự phù hợp của mục tiêu chính sách thúc đẩy doanh nghiệp<br /> ĐMCN với các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội<br /> Tiêu chí PH3.2: Thủ tục đăng ký để được hưởng ưu đãi thuận lợi, các quy định<br /> của Nhà nước để được hưởng ưu đãi và mức hưởng ưu đãi (thuế, tín dụng, hỗ trợ trực<br /> tiếp và đào tạo) phù hợp.<br /> (iv) Nhóm tiêu chí phản ánh tính bền vững của chính sách nhà nước nhằm thúc<br /> đẩy doanh nghiệp ĐMCN<br /> Tính bền vững của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN<br /> được đánh giá thông qua các tiêu chí:<br /> Tiêu chí BV4.1: Đánh giá chung của doanh nghiệp về tính bền vững của chính<br /> sách nhà nước nhằm thúc đẩy ĐMCN như: (1) Chính sách có góp phần nâng cao năng<br /> lực công nghệ của doanh nghiệp không? (2) Chính sách có góp phần nâng cao chất<br /> lượng sản phẩm không? (3) Chính sách có nâng cao năng lực các chức năng hoạt động<br /> của doanh nghiệp không?<br /> Tiêu chí BV4.2: Đánh giá chung của cơ quan quản lý nhà nước về tính bền vững<br /> của chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN như: (1) Chính sách thực sự tác động tới<br /> tính chủ động thực hiện các hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp không? (2) Chính sách<br /> có góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không?<br /> 2.2.6. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh<br /> nghiệp đổi mới công nghệ<br /> (i) Nhóm yếu tố thuộc về bối cảnh chính sách: yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị,<br /> yếu tố KH&CN, yếu tố văn hóa – xã hội, v.v.<br /> (ii) Nhóm yếu tố thuộc về hoạch định và tổ chức thực thi chính sách của Nhà nước:<br /> yếu tố bộ máy hoạch định, tổ chức thực thi chính sách, yếu tố thể chế hành chính về<br /> ĐMCN, yếu tố truyền thông chính sách ĐMCN, yếu tố nguồn lực chính sách cho ĐMCN.<br /> iii) Nhóm yếu tố thuộc về đối tượng thụ hưởng chính sách<br /> 11<br /> <br /> CHƯƠNG 3<br /> KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY<br /> DOANH NGHIỆP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 3.1. Kinh nghiệm về chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới<br /> công nghệ của một số nước trên thế giới<br /> 3.1.1. Kinh nghiệm của Mỹ<br /> 3.1.2. Kinh nghiệm của một số nước Châu Âu<br /> 3.1.2.1. Kinh nghiệm của Hà Lan<br /> 3.1.2.2. Kinh nghiệm của Đức<br /> 3.1.2.3. Kinh nghiệm của Vương Quốc Anh<br /> 3.1.3. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á<br /> 3.1.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản<br /> 3.1.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc<br /> 3.1.3.3. Kinh nghiệm của Đài Loan<br /> 3.1.3.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc<br /> 3.1.3.5. Kinh nghiệm của Thái Lan<br /> 3.1.4.6. Kinh nghiệm của Malaysia<br /> 3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam<br /> Thứ nhất, ĐMCN đã trở thành yếu tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự<br /> thành bại của doanh nghiệp và sự thịnh vượng của quốc gia. Tuy nhiên, để ĐMCN các<br /> doanh nghiệp cũng gặp phải những khó khăn như nguồn vốn, thông tin về công nghệ;<br /> điều này cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước bằng các chính sách kinh tế như tín dụng,<br /> thuế, tài trợ trực tiếp cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động ĐMCN (kinh nghiệm<br /> của hầu hết các quốc gia nghiên cứu ở trên). Tuy nhiên, để chính sách đi vào đời sống<br /> có hiệu quả, Nhà nước phải xây dựng và tạo được môi trường thể chế thuận lợi (Thái<br /> Lan), không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp (Mỹ, Đài Loan) và buộc<br /> các doanh nghiệp phải ĐMCN nếu doanh nghiệp sử dụng công nghệ không đáp ứng<br /> được các yêu cầu về sản phẩm, môi trường (Mỹ).<br /> Thứ hai, hành vi đầu tư ĐMCN của doanh nghiệp chỉ được thực hiện nếu có sự<br /> xuất hiện của hai nhóm động cơ, đó là năng lực nội tại của doanh nghiệp và động cơ<br /> đầu tư. Để gia tăng năng lực nội tại, nhà nước cần có những ưu đãi nhất trong việc đào<br /> tạo để nâng cao và tạo nguồn nhân lực cho ĐMCN, cũng như vinh danh (tuyên truyền)<br /> các doanh nghiệp đã ĐMCN thành công và các doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho sự<br /> 12<br /> <br /> phát triển chung của xã hội (Anh, Đức). Để gia tăng động cơ đầu tư ĐMCN, ngoài việc<br /> nhà nước sử dụng chính sách ưu đãi thuế, tín dụng thì còn phải áp dụng chính sách tài<br /> trợ trực tiếp cho doanh nghiệp ĐMCN theo những tỷ lệ nhất định, đặc biệt là các hoạt<br /> động R&D trong lĩnh vực công nghệ cao (Mỹ, Hà Lan, Hàn Quốc), đặc biết cần hỗ trợ<br /> doanh nghiệp tiếp nhận và chủ công nghệ trong quá trình thực hiện ĐMCN (Malaysia).<br /> Thứ ba, ở Việt Nam thị trường công nghệ đã bước đầu hình thành và phát triển;<br /> tuy nhiên, các doanh nghiệp chủ yếu tham gia vào các mua bán thiết bị, máy móc mà<br /> chưa tham gia vào các giao dịch có hàm lượng công nghệ cao hơn như mua bán bản<br /> quyền sáng chế, hợp đồng R&D. Vì thế, Nhà nước cần coi trọng việc xây dựng thể chế<br /> để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp như chính<br /> sách thành lập, phát triển nhiều tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ và có<br /> chính sách hỗ trợ hoạt động nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN (Hàn Quốc, Trung<br /> Quốc). Hơn nữa, Nhà nước cần hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực R&D của doanh nghiệp<br /> như: chính sách khuyến khích lập quỹ phát triển KH&CN, chính sách thu hút chuyên<br /> gia giỏi, nhà khoa học trong lĩnh vực phát triển công nghệ (Mỹ), đồng thời cần chính<br /> sách hỗ trợ thành lập các bộ phận R&D trong doanh nghiệp, tạo tiền đề để doanh<br /> nghiệp có thể ĐMCN thành công.<br /> Thứ tư, Việt Nam cần chú trọng vào các lĩnh vực KH&CN trọng điểm, định<br /> hướng phát triển công nghệ theo thứ tự ưu tiên trong từng giai đoạn với những ngành<br /> nghề cụ thể dựa trên lợi thế cạnh tranh (Đức). Từ đó, khuyến khích các doanh nghiệp<br /> tiếp nhận công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, hỗ trợ các doanh<br /> nghiệp thực hiện các hoạt động R&D, cải tiến, sao chép công nghệ và tạo ra công nghệ<br /> mới (Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia), cũng như nâng cao năng lực nguồn nhân lực<br /> công nghệ thông qua di chuyển nguồn lực sang các quốc gia phát triển hơn để học hỏi<br /> kinh nghiệm (Nhật Bản); đồng thời Việt Nam cần có chính sách đẩy mạnh đầu tư, phát<br /> triển hạ tầng công nghệ (Mỹ), tạo tiền đề cho các doanh nghiệp ĐMCN thành công.<br /> Như vậy, chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN cần được<br /> xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu và vận dụng linh hoạt những kinh nghiệm<br /> của các nước trên thế giới phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam.<br /> 13<br /> <br /> CHƯƠNG 4<br /> PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC<br /> NHẰM THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI<br /> ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ<br /> 4.1. Tổng quan thực trạng ĐMCN của các doanh nghiệp Việt Nam và doanh<br /> nghiệp trên địa bàn Hà Nội từ năm 2000 đến 2012<br /> 4.1.1. Thực trạng ĐMCN của DN Việt Nam từ năm 2000 đến 2012<br /> Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam tương đối lạc hậu so với khu<br /> vực và thế giới, đồng thời đầu tư cho ĐMCN của doanh nghiệp chỉ chiếm 0,1% doanh<br /> thu hàng năm, trong khi đó đầu tư cho ĐMCN của doanh nghiệp ở Ấn Độ khoảng 5%<br /> và Hàn Quốc khoảng 10% doanh thu/năm (WEF, 2006; GTZ, 2009; VCCI, 2009;<br /> CIEM/UNDP, 2006; NISTPASS, 2011, v.v.).<br /> Nhiều nghiên cứu trước đây (Trần Ngọc Ca, 2000; Nguyễn Võ Hưng, 2003;<br /> CIEM/UNDP, 2006; Nguyễn Việt Hòa, 2007; VCCI, 2009) đã chỉ ra rằng, ĐMCN ở<br /> các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là đổi mới mang tính nhỏ lẻ nhằm giải quyết các<br /> vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới phần lớn dựa<br /> vào việc nhập công nghệ từ nước ngoài.<br /> Kết quả nghiên cứu của CIEM, DOE, GSO (2012) chỉ ra: có 11,9% doanh<br /> nghiệp thực hiện các hoạt động R&D, 16,4% doanh nghiệp đổi mới máy móc, thiết bị<br /> hiện có mà không thực hiện hoạt động R&D, còn lại 71,7% doanh nghiệp không tham<br /> gia bất kỳ hoạt động nào liên quan tới ĐMCN.<br /> 4.1.2. Thực trạng ĐMCN của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội từ năm 2000<br /> đến năm 2012<br /> 4.1.2.1. Thực trạng trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội từ<br /> năm 2000 đến 2012<br /> Kết quả điều tra 119 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội cho thấy: có 28,57%<br /> doanh nghiệp sử dụng công nghệ có trình độ thấp, 47,9% doanh nghiệp sử dụng công<br /> nghệ có trình độ trung bình và 23,53% doanh nghiệp có sử dụng công nghệ cao. Kết<br /> quả nghiên cứu này có sự khác biệt nhưng không lớn so với các nghiên cứu trước đây<br /> về trình độ công nghệ của các DN nói chung và DN trên địa bàn Hà Nội nói riêng<br /> (CIEM, 2006; HASMEA, 2007, VCCI, 2011).<br /> 4.1.2.2. Thực trạng đầu tư ĐMCN của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội từ năm<br /> 2000 đến 2012<br /> Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tiến hành các hoạt động ĐMCN ở mức trên<br /> trung bình nhưng tỷ lệ đầu tư cho ĐMCN/doanh thu còn hạn chế. Cụ thể, chỉ có 9,24%<br /> doanh nghiệp đầu tư ĐMCN lớn hơn 2%/doanh thu, 12,61% doanh nghiệp đầu tư<br /> ĐMCN từ 1 đến 2%/doanh thu, 31,09% doanh nghiệp đầu tư ĐMCN từ 0,5 đến<br /> 1%/doanh thu và có tới 47,06% doanh nghiệp đầu tư ĐMCN thấp hơn 0,5%/doanh thu.<br /> 4.1.2.3. Thực trạng nhu cầu và định hướng ĐMCN của các doanh nghiệp trên địa bàn<br /> Hà Nội từ năm 2000 đến 2012<br /> Nhu cầu ĐMCN của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội ở mức tương đối cao:<br /> chỉ có 3,4% doanh nghiệp không có nhu cầu ĐMCN, 24,4% doanh nghiệp chưa có nhu<br /> cầu thực sự về ĐMCN, 66,4% doanh nghiệp có nhu cầu ĐMCN và 5,9% doanh nghiệp<br /> rất có nhu cầu ĐMCN ở hiện tại.<br /> 14<br /> <br /> Định hướng ĐMCN của DN trong tương lai nhằm nâng cao chất lượng sản<br /> phẩm, hạ giá thành, nâng cao năng suất và áp lực cạnh tranh của DN có ý nghĩa cao<br /> (điểm trung bình 3.9832), doanh nghiệp ĐMCN vì nhận được ưu đãi của Nhà nước có<br /> ý nghĩa thấp hơn cả (điểm trung bình 2.6975).<br /> 4.1.2.4. Thực trạng năng lực công nghệ của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội phục vụ<br /> cho ĐMCN từ năm 2000 đến 2012<br /> (i) Về năng lực công nghệ của doanh nghiệp: Kết quả điều tra 119 doanh nghiệp<br /> trên địa bàn Hà Nội cho thấy: năng lực vận hành công nghệ và năng lực tiếp nhận công<br /> nghệ được đánh giá là tương đối tốt (điểm trung bình tương ứng là 3.9748 và 3.8571),<br /> năng lực hỗ trợ tiếp nhận công nghệ được đánh giá là tương đối khá (điểm 3.3025),<br /> năng lực ĐMCN được đánh giá là tương đối hạn chế (điểm 2.6723).<br /> (ii) Về năng lực tài chính của doanh nghiệp: Doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội<br /> nói chung có khó khăn về vốn và huy động vốn trong quá trình thực hiện ĐMCN. Cụ<br /> thể, có 8,4% doanh nghiệp cho rằng rất khó khăn, 42,86% doanh nghiệp cho rằng khó<br /> khăn, 39,5% doanh nghiệp có thể huy động được vốn, 8,4% doanh nghiệp không có<br /> khó khăn về vốn và chỉ có 0,84% doanh nghiệp không gặp bất cứ khó khăn gì về vốn<br /> (điểm trung là 3.4958).<br /> 4.2. Thực trạng chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công<br /> nghệ giai đoạn 2000 đến 2012<br /> 4.2.1. Mục tiêu chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN từ năm<br /> 2000 đến 2012<br /> 4.2.2. Các chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN từ năm 2000<br /> đến 2012<br /> 4.2.2.1. Chính sách tạo môi trường thể chế nhằm thúc đẩy DN ĐMCN<br /> (i) Xây dựng hệ thống pháp luật<br /> Hiện nay Việt Nam có hơn 80 văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới hoạt<br /> động ĐMCN nhưng nhìn chung hệ thống văn bản còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, nhiều<br /> văn bản chỉ nhắc lại nhiệm vụ chung, tuy có đề cập tới các hoạt động ĐMCN nhưng ít<br /> liên quan tới thúc đẩy hoạt động R&D nhằm tăng cường năng lực nội sinh của DN, đặc<br /> biệt là các DN vừa và nhỏ.<br /> Hà Nội đã ban hành một số văn bản qui phạm pháp luật nhằm thúc đẩy DN trên địa<br /> bàn ĐMCN phù hợp với điều kiện của thành phố, phù hợp với các chính sách thúc đẩy<br /> doanh nghiệp ĐMCN của Trung ương, cũng như phù hợp với các qui định hiện hành của<br /> pháp luật. Tuy nhiên, theo, đánh giá của doanh nghiệp trên địa bàn về hệ thống pháp luật<br /> liên quan tới ĐMCN là chưa cao. Cụ thể: (1) hệ thống các văn bản pháp qui còn thiếu cho<br /> hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp (56,3% doanh nghiệp đồng ý); (2) các chính sách<br /> được ban hành thiếu sự tham gia của doanh nghiệp (63% doanh nghiệp đồng ý); (3) các<br /> văn bản pháp qui còn chồng chéo và chưa đồng bộ (42% doanh nghiệp đồng ý).<br /> (ii) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước (QLNN)<br /> Bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN nói chung, trong đó có QLNN về ĐMCN được<br /> phân cấp quản lý dựa theo Luật KH&CN (2000), Nghị định 28/2008/NĐ-CP qui định chi tiết<br /> về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN. Bộ máy QLNN hiện<br /> nay được đánh giá là chưa phù hợp, thiếu sự phân công rõ ràng về trách nhiệm giữa các Bộ,<br /> ngành và giữa Trung ương với địa phương trong hoạt động thúc đẩy DN ĐMCN.<br /> 15<br /> <br /> Hà Nội cũng như địa phương khác Bộ máy QLNN về KH&CN được tổ chức<br /> theo Thông tư số 15/2003/TTLT-BKHCN-BNV về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm<br /> vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân QLNN<br /> về KH&CN ở địa phương; Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND về việc quy định chức<br /> năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở KH&CN Hà Nội. Kết quả điều tra<br /> 119 DN trên địa bàn Hà Nội cho thấy: (1) sự phối hợp giữa các đơn vị/cơ quan QLNN<br /> về ĐMCN chưa tốt (điểm trung bình là 3.6218); (2) năng lực giải quyết của cán bộ<br /> QLNN về ĐMCN cũng còn hạn chế (điểm trung bình là 3.6891).<br /> 4.2.2.2. Chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN<br /> (i) Chính sách thuế:<br /> Từ năm 2004 đến nay, các ưu đãi về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá<br /> trị gia tăng, thuế xuất, nhập khẩu, thuế đất) cho hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp<br /> được áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp có vốn<br /> đầu tư trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Luật đầu tư 2005) và<br /> được qui định trong các điều khoản của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế<br /> GTGT, Luật chuyển giao công nghệ, Luật KH&CN và các Nghị định, Nghị quyết,<br /> Thông tư hướng dẫn, v.v.<br /> Hà Nội chưa có ưu đãi đặc biệt gì về thuế cho ĐMCN của DN, mà chủ yếu triển<br /> khai các chính sách từ Trung ương ban hành.<br /> (ii) Chính sách tín dụng:<br /> Ưu đãi tín dụng cho ĐMCN của doanh nghiệp bao gồm:(1) ưu đãi tín dụng<br /> thương mại của ngân hàng, các tổ chức tín dụng và (2) ưu đãi tín dụng tại các Quỹ phát<br /> triển KH&CN (Quỹ phát triển KH&CN quốc gia; Bộ/ngành/địa phương/cá nhân; Quỹ<br /> phát triển KH&CN của DN), Quỹ đầu tư mạo hiểm, v.v.<br /> Hà Nội ban hành qui chế bảo lãnh tín dụng cho DN vừa và nhỏ trên địa bàn Hà<br /> Nội của Quỹ đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội (Quyết định số 206/2006/QĐ-<br /> UBND); Quyết định số 75/2009/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế đánh giá, xét<br /> chọn và hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội; Quyết định<br /> số 5487/QĐ-UBND (24/11/2011) về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho DN của Hà Nội;<br /> Quyết định số 4406/QĐ-UBND (3/10/2012) về việc sửa đổi, bổ sung điều 1, mục 5 của<br /> Quyết định số 2650/QĐ-UB, theo đó, thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư tối đa<br /> là 2 năm, lãi suất 2,4%/năm.<br /> iii) Chính sách hỗ trợ trực tiếp:<br /> Tình hình hỗ trợ trực tiếp theo Nghị định 119 đến nay đã có 95 đề tài nghiên cứu<br /> của doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ kinh phí trên tổng số 401 đăng ký. Trong đó,<br /> có 53 đề tài tạo ra sản phẩm mới, công nghệ mới, 18 đề tài nghiên cứu cải tiến công<br /> nghệ hiện có, 14 đề tài nghiên cứu nhằm thay thế phụ tùng nhập khẩu, cải thiện ô<br /> nhiễm môi trường với tổng kinh phí hỗ trợ là 91,633 tỷ đồng. Các đề tài nghiên cứu<br /> của doanh nghiệp Hà Nội chiếm 50% trên tổng số các đề tài được cấp kinh phí năm<br /> 2008 và 46,67% năm 2009.<br /> Hà Nội chưa có nhiều chính sách riêng biệt nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trên địa<br /> bàn ĐMCN ngoài Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ phát triển<br /> nghề và làng nghề Hà Nội; Quyết định số 95/2009/QĐ-UBND về việc ban hành qui chế<br /> quản lý các chương trình đề tài, dự án, đề án KH&CN của Hà Nội; tại Điều 9, Quyết<br /> 16<br /> <br /> định số 75/2009/QĐ-UBND thì các doanh nghiệp được hỗ trợ 100% kinh phí nghiên<br /> cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại, sản xuất thử nghiệm nhằm hoàn thiện công nghệ,<br /> sản xuất các nguyên liệu, phụ liệu thay thế hàng nhập khẩu phục vụ cho sản xuất sản<br /> phẩm công nghiệp chủ lực.<br /> Như vậy, nhìn chung các qui định để được hưởng ưu đãi về thuế, tín dụng, hỗ trợ<br /> trực tiếp được doanh nghiệp đánh giá còn phức tạp, hiệu lực thi hành một số văn bản<br /> pháp luật trên thực tế chưa được đảm bảo nên chưa thực sự đem lại hiệu quả tích cực<br /> như doanh nghiệp mong muốn (Dương Thị Ninh, 2007; Nguyễn Việt Hòa, 2011). Hơn<br /> nữa, theo đánh giá của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, chính sách kinh tế của<br /> Nhà nước chưa thực sự tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp đầu từ ĐMCN (xem tiêu chí<br /> PH3.1, mục 4.3.1.3).<br /> 4.1.2.3. Chính sách đào tạo, thông tin, tuyên truyền nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi<br /> mới công nghệ<br /> (i) Chính sách đào tạo:<br /> Từ năm 2000 đến nay Chính phủ ban hành nhiều chính sách nhằm nâng cao năng<br /> lực nguồn nhân lực công nghệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính sách đào tạo nhằm<br /> thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN thời gian qua chưa phát huy hiệu quả cao, thể hiện rõ<br /> nhất là hiện nay rất ít doanh nghiệp có khả năng tiến hành các hoạt động R&D ngay tại<br /> doanh nghiệp, đồng thời nguồn nhân lực phục vụ cho ĐMCN được đánh giá là yếu nên<br /> chưa đáp ứng được các yêu cầu trong hoạt động ĐMCN.<br /> Hà Nội đã ban hành một số chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực bằng các<br /> khóa đào tạo ngắn hạn. Cụ thể: Quyết định số 4635/QĐ-UBND (19/11/2007) về việc<br /> phê duyệt kế hoạch, dự toán kinh phí chương trình đào tạo thí điểm giám đốc điều hành<br /> cho DN; Quyết định số 5629/QĐ-UBND (12/11/2010) về việc phê duyệt kế hoạch hỗ<br /> trợ DN nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015. Ngoài ra, Hà Nội hỗ trợ kinh phí đào tạo, thu<br /> hút các chuyên gia giỏi, các nhà khoa học đầu ngành tham gia sự nghiệp phát triển Thủ<br /> đô theo Quyết định 48/2007/QĐ-UBND, Quyết định số 91/2009/QĐ-UB; đồng thời hỗ<br /> trợ 100% kinh phí đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh<br /> các sản phẩm công nghiệp chủ lực tại Điều 8, Quyết định số 75/2009/QĐ-UBND.<br /> (ii) Chính sách thông tin, tuyên truyền:<br /> Chính sách thông tin, tuyên truyền nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN thông<br /> qua các phương tiện truyền thông như trên ti vi, đài, báo giấy, các tổ chức xã hội,<br /> internet đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, các cơ quan hoạch định<br /> chính sách lại chưa quan tâm nhiều đến việc phổ biến, tuyên truyền về chính sách liên<br /> quan tới ĐMCN cho doanh nghiệp, cho nên DN nhận biết, tiếp cận về các văn bản pháp<br /> luật liên quan tới ĐMCN còn nhiều hạn chế.<br /> Hà Nội đã ban hành chính sách hỗ trợ cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường,<br /> đối tác kinh doanh, tham gia hội chợ triển lãm theo Điều 2, Quyết định số 22/2008/QĐ-<br /> UB; đồng thời thành phố hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến, tuyên truyền về cơ chế<br /> phát triển sạch theo Quyết định số 38/2010/QĐ-UBND của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà<br /> Nội. Đặc biệt thành phố đã ban hành chính sách phổ biến áp dụng và ĐMCN trong<br /> doanh nghiệp theo mục e, dự án 3 của Quyết định 6374/QĐ-UB (27/12/2010); qua đó,<br /> thành phố hỗ trợ doanh nghiệp trình diễn công nghệ, phổ biến các mô hình ĐMCN,<br /> cung cấp thông tin, quảng bá các mô hình ĐMCN hàng năm trên mạng internet, trên<br /> 17<br /> <br /> truyền hình. Ngoài ra, thành phố ban hành Quy chế xét thưởng, tôn vinh cho các doanh<br /> nghiệp có thành tích trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm theo Quyết định số 58/2001/<br /> QĐ- UB và Quyết định số 42/2008/QĐ-UBND.<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy: các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội mặc dù nhận<br /> biết được các chính sách nhằm thúc đẩy ĐMCN tương đối cao nhưng hiểu và vận dụng<br /> được chính sách còn hạn chế (xem tiêu chí HL1.1, mục 4.3.1.1), nên chưa phát huy<br /> được hiệu lực, hiệu quả chính sách.<br /> 4.3. Đánh giá chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trên địa bàn Hà<br /> Nội đổi mới công nghệ từ năm 2000 đến 2012<br /> 4.3.1. Đánh giá chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trên địa bàn Hà<br /> Nội đổi mới công nghệ theo các nhóm tiêu chí<br /> 4.3.1.1. Đánh giá hiệu lực chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trên địa<br /> bàn Hà Nội đổi mới công nghệ<br /> (i) Tiêu chí HL1.1: Khả năng nhận biết chính sách nhà nước về ĐMCN của<br /> doanh nghiệp. Mặc dù số lượng DN trên địa bàn Hà Nội nhận biết được các văn bản<br /> pháp luật về ĐMCN ở mức độ cao (90,8%); tuy nhiên, hiểu và vận dụng được nội dung<br /> của các văn bản pháp luật này thì còn nhiều hạn chế.<br /> (ii) Tiêu chí HL1.2: Nhận thức của doanh nghiệp về mức độ cần thiết phải đầu tư<br /> ĐMCN. Nhận thức của DN về mức độ cần thiết phải tiến hành các hoạt động ĐMCN ở<br /> mức độ tương đối cao (điểm trung bình từ 3.6723 đến 4.1176); qua đó, doanh nghiệp có<br /> nhận thức cao nhất đối với việc cần thiết phải nâng cao nguồn nhân lực phục vụ ĐMCN<br /> (4.1176) và thấp nhất là tổ chức cơ cấu bộ máy cho ĐMCN (3.6723).<br /> (iii) Tiêu chí HL1.3: Mức đầu tư cho hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp trong ba<br /> năm gần đây. Khi được hỏi về mức đầu tư cho ĐMCN của các DN trong 3 năm gần đây,<br /> 87% doanh nghiệp được hỏi trả lời là có xu hướng gia tăng về mức đầu tư cho ĐMCN<br /> như: đầu tư cải tiến dây chuyền công nghệ, đầu tư nghiên cứu triển khai sản phẩm mới/qui<br /> trình mới, đầu tư nâng cao năng lực nguồn nhân lực phục vụ cho ĐMCN, vv.<br /> Như vậy, đánh giá chung của 119 doanh nghiệp được điều tra trên địa bàn Hà<br /> Nội cho thấy tính hiệu lực của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy DN ĐMCN còn<br /> chưa cao (điểm trung bình là 2.395): có 21,01% doanh nghiệp đánh giá ở mức rất thấp,<br /> 26,05% ở mức thấp, 45,38% ở mức trung bình, 7,56% ở mức cao và 0% doanh nghiệp<br /> đánh giá ở mức rất cao.<br /> 4.3.1.2. Đánh giá hiệu quả của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trên<br /> địa bàn Hà Nội đổi mới công nghệ<br /> (i) Tiêu chí HQ 1.2: Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để tiếp cận chính sách nhà<br /> nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN. Chỉ có 3,36% doanh nghiệp trên tổng số 119<br /> doanh nghiệp được hỏi trên địa bàn Hà Nội cho rằng chi phí bỏ ra để tiếp cận chính sách là<br /> rất đắt, 7,56% doanh nghiệp cho rằng đắt, 29,41% cho rằng chí phí bỏ ra để tiếp cận chính<br /> sách ở mức độ trung bình và 59,67% cho rằng rẻ và rất rẻ (điểm trung bình là 2.1597).<br /> (ii) Tiêu chí HQ2.2: Đánh giá chung của doanh nghiệp về hiệu quả của chính<br /> sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN. Có 30,25% doanh nghiệp đánh giá<br /> ở mức rất thấp, 15,97% ở mức thấp, 46,22% ở mức trung bình, 7,56% ở mức cao (điểm<br /> trung bình là 2.3109).<br /> 18<br /> <br /> 4.3.1.3. Đánh giá tính phù hợp của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp<br /> trên địa bàn Hà Nội đổi mới công nghệ<br /> (i) Tiêu chí PH3.1: sự phù hợp của mục tiêu chính sách thúc đẩy doanh nghiệp<br /> ĐMCN với các mục tiêu phát triển KT-XH. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực QLNN<br /> về ĐMCN, việc ban hành các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN là tương đối<br /> phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội; tuy nhiên, mức hỗ trợ doanh nghiệp còn<br /> ít, các văn bản pháp luật còn dàn trải. Ở giác độ doanh nghiệp, tính phù hợp của chính<br /> sách nhà nước có sự khác so với quan điểm đứng trên giác độ Nhà nước nhưng không<br /> lớn; cụ thể, có 17,65% doanh nghiệp đánh giá ở mức rất thấp, 32,77% ở mức thấp,<br /> 30,25% ở mức trung bình, 19,33% ở mức cao (điểm trung bình là 2.5126).<br /> (ii) Tiêu chí PH3.2: thủ tục đăng ký để được hưởng ưu đãi thuận lợi, các quy<br /> định của Nhà nước để được hưởng ưu đãi và mức hưởng ưu đãi (thuế, tín dụng, hỗ trợ<br /> trực tiếp và đào tạo) phù hợp. Qua đánh giá của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội<br /> và đánh giá của các chuyên gia QLNN về ĐMCN ta thấy hệ thống chính sách về<br /> ĐMCN đã dần được hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt<br /> Nam; tuy nhiên, cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về ĐMCN dựa trên nhu<br /> cầu sản xuất kinh doanh thực sự của DN, đơn giản hóa thủ tục hành chính để được<br /> hưởng ưu đãi, tăng mức hưởng ưu đãi đối với hoạt động ĐMCN ở doanh nghiệp.<br /> 4.3.1.4. Đánh giá tính bền vững của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp<br /> trên địa bàn Hà Nội đổi mới công nghệ<br /> (i) Tiêu chí BV4.1: Đánh giá chung của doanh nghiệp về tính bền vững của<br /> chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy ĐMCN. Có 19,33% doanh nghiệp đánh giá ở mức<br /> rất thấp, 30,25% ở mức thấp, 46,22% ở mức trung bình, 1,68% ở mức cao và 2,52%<br /> doanh nghiệp đánh giá ở mức rất cao; cho nên tính bền vững của chính sách ĐMCN<br /> được doanh nghiệp đánh giá còn ở mức độ chưa cao và chưa có tác động mạnh tới các<br /> hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (điểm trung bình là 2.3782).<br /> (ii) Tiêu chí BV4.2: đánh giá chung của cơ quan quản lý nhà nước về tính bền<br /> vững của chính sách nhà nước thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN. Theo các chuyên gia<br /> QLNN về ĐMCN, tính bền vững của chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN ở<br /> mức độ trung bình; các chính sách trong thời gian vừa qua chưa thực sự quan tâm tới sự<br /> phát triển KH&CN của doanh nghiệp, chưa thực sự lấy doanh nghiệp là trung tâm để<br /> hình thành và ban hành các chính sách ĐMCN cho doanh nghiệp.<br /> 4.3.2. Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy<br /> doanh nghiệp ĐMCN<br /> 4.3.2.1. Ưu điểm<br /> Các văn bản qui phạm pháp luật hiện nay đã tạo ra hành lang pháp lý tương đối<br /> đầy đủ trong việc phân cấp, phân quyền quản lý từ Trung ương đến địa phương để có<br /> thể xây dựng, ban hành, thực thi, kiểm soát các chính sách nhà nước thúc đẩy doanh<br /> nghiệp ĐMCN một cách có hiệu quả.<br /> Nhà nước đã ban hành nhiều ưu đãi về thuế, tín dụng, hỗ trợ trực tiếp nhằm thúc<br /> đẩy doanh nghiệp ĐMCN, các chính sách này đã tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho<br /> doanh nghiệp ĐMCN. Điều này cho thấy, chính sách kinh tế đã được hình thành một<br /> cách tương đối có hệ thống và đã trở thành chính sách điều tiết vĩ mô quan trọng nhằm<br /> thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.<br /> 19<br /> <br /> Hoạt động đào tạo, thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao năng lực nhân lực công<br /> nghệ, nhận thức của doanh nghiệp về ĐMCN đã bước đầu được hình thành và có những<br /> thành tựu nhất định. Đặc biệt là các hoạt động trợ giúp đào tạo đội ngũ quản trị doanh<br /> nghiệp, truyền thông chính sách trên các phương tiện truyền thông và mạng internet.<br /> 4.3.2.2. Nhược điểm<br /> Chính sách tạo môi trường thể chế trong thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được<br /> yêu cầu của quá trình phát triển, đặc biệt là quá trình tiếp nhận, thích nghi, làm chủ và<br /> ĐMCN của doanh nghiệp; cũng như chưa có những chế tài pháp luật đặc biệt, đủ mạnh<br /> để buộc các doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động ĐMCN nếu muốn tồn tại và<br /> phát triển.<br /> Các chính sách kinh tế nói chung chưa đủ mạnh để thúc đẩy doanh nghiệp<br /> ĐMCN. Cụ thể, DN đầu tư ĐMCN không phải vì sẽ được ưu đãi mà xuất phát từ chính<br /> yêu cầu của DN trong quá trình sản xuất, kinh doanh và ngược lại khi yêu cầu của quá<br /> trình sản xuất, kinh doanh đòi hỏi phải ĐMCN thì những khó khăn khách quan chỉ ảnh<br /> hưởng đến tiến độ thực hiện ĐMCN, chứ không ảnh hưởng tới quyết định thực hiện<br /> ĐMCN của doanh nghiệp.<br /> Chính sách đào tạo, thông tin, tuyên truyền chưa phát huy được hiệu quả như<br /> mong muốn, đặc biệt tư vấn cho DN sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường;<br /> đồng thời chưa có phương thức đào tạo, thông tin, tuyên truyền hiệu quả trong việc<br /> nâng cao nhận thức lợi ích của ĐMCN đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng<br /> như tác động của nó tới lợi ích xã hội.<br /> 4.2.3.3. Nguyên nhân tồn tại những nhược điểm<br /> (i) Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp<br /> Doanh nghiệp chưa có kế hoạch ĐMCN mang tính dài hạn nên chưa có động cơ<br /> nghiên cứu các nội dung chính sách ưu đãi của Nhà nước hiện có.<br /> Năng lực của doanh nghiệp thể hiện ở năng lực của nguồn nhân lực phục vụ cho<br /> ĐMCN và năng lực tài chính của doanh nghiệp nhìn chung còn nhiều hạn chế, nên quá<br /> trình tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn công nghệ và huy động vốn cho ĐMCN chưa thực<br /> sự phát huy được hiệu quả.<br /> (ii) Nguyên nhân từ phía Nhà nước<br /> Thực trạng phát triển kinh tế còn hạn chế, tỷ lệ chi ngân sách của Nhà nước cho<br /> KH&CN nói chung, ĐMCN nói riêng còn khiêm tốn so với các nước trong khu vực và thế giới.<br /> Mặc dù đã có những đối thoại nhất định với DN trong quá trình xây dựng, thực<br /> thi các văn bản pháp luật liên quan tới ĐMCN, nhưng quá trình đối thoại này còn mang<br /> tính hình thức; cho nên có nhiều văn bản ban hành nhưng DN lại không biết rõ nội<br /> dung hoặc biết nhưng không sử dụng được. Vì thế, các doanh nghiệp đã ĐMCN theo<br /> tính toán riêng của mình mà không bị phụ thuộc vào hệ thống chính sách ĐMCN do<br /> Nhà nước ban hành.<br /> Năng lực hoạch định, tổ chức thực thi chính sách ĐMCN của cơ quan QLNN còn<br /> hạn chế; hơn nữa, công tác cải cách hành chính trong hoạt động KH&CN chưa phát<br /> huy tác dụng, còn phức tạp, nhiều thủ tục giấy tờ.<br /> Ngoài ra, cơ sở hạ tầng công nghệ của Việt Nam còn hạn chế, chưa xây dựng<br /> được nền văn hóa công nghệ công nghệ cao, thị trường công nghệ chưa phát triển nên<br /> chưa tạo tiền đề cần thiết cho ĐMCN ở doanh nghiệp.<br /> 20<br /> <br /> CHƯƠNG 5<br /> GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC NHẰM<br /> THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 5.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước đối với việc hoàn thiện chính sách nhà nước<br /> nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ<br /> 5.1.1. Bối cảnh quốc tế<br /> Thứ nhất, do tốc độ phát triển nhanh của KH&CN, làm cho vòng đời công nghệ<br /> ngắn lại, khiến nhu cầu ĐMCN của doanh nghiệp tăng.<br /> Thứ hai, xu hướng hợp tác quốc tế tạo r
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2