intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ GTV

Chia sẻ: Dai Ca | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

50
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của khóa luận gồm có 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận về hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN XDCTGT. Chương 2 - Thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT. Chương 3 - Các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ GTV

1<br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Sự cần thiết của đề tài<br /> Trong điều kiện cạnh tranh và nguồn lực ngày càng khan hiếm, để đứng<br /> vững trên thị trường và không ngừng phát triển, DN cần phải sử dụng có hiệu<br /> quả các nguồn lực của mình. Muốn sử dụng hiệu quả các nguồn lực có hạn,<br /> DN cần phải đánh giá được hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Nói cách khác,<br /> DN phải đánh giá đúng đắn HQKD của DN.<br /> Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, để đứng vững và thắng thế<br /> trước các đối thủ cạnh tranh, các DN cần phải có chiến lược và mọi hoạt<br /> động của DN cần phải tập trung vào thực hiện chiến lược. Để thực hiện thành<br /> công chiến lược, các DN cần phải có hệ thống đánh giá HQKD phù hợp với<br /> chiến lược.<br /> Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, do vậy GTVT đóng vai trò<br /> quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Cũng giống như các DN trong<br /> các ngành khác, các DN XDCTGT luôn quan tâm tới HQKD vì đó là sự sống<br /> còn của DN. Tuy nhiên, qua thực tế nghiên cứu, hệ thống chỉ tiêu đánh giá<br /> HQKD của các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT còn nhiều bất cập. Với hệ<br /> thống đánh giá HQKD hiện tại, các DN XDCTGT sẽ khó để thực hiện thành<br /> công chiến lược và khó có thể đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày<br /> càng gay gắt. Do đó “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong<br /> các DN xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ GTVT” là vấn đề cần<br /> thiết.<br /> 2. Đối tượng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận về HQKD và hệ<br /> thống chỉ tiêu đánh giá HQKD; thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD<br /> và phương hướng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN<br /> XDCTGT thuộc Bộ GTVT.<br /> Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong các DN XDCTGT<br /> thuộc Bộ GTVT (các DN này tập trung chủ yếu ở 7 tổng công ty).<br /> Mục đích nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa những vấn đề lý luận<br /> cơ bản về HQKD và đánh giá HQKD của DN gắn với mục tiêu ngắn hạn và<br /> mục tiêu chiến lược. Từ đó, đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá<br /> HQKD trong các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT hiện nay và đề xuất hoàn<br /> thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN XDCTGT, giúp cho<br /> 2<br /> các DN này có thể đánh giá đúng đắn HQKD và thực hiện được mục tiêu<br /> chiến lược của DN.<br /> 3. Phương pháp nghiên cứu<br /> Nghiên cứu lý thuyết: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng,<br /> internet, các bài báo, sách in và sách điện tử, v.v...<br /> Nghiên cứu thực trạng: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính<br /> như phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại các nhà quản trị và các<br /> nhân viên kế toán của một số DN, trực tiếp khảo sát tại DN và sử dụng phiếu<br /> khảo sát.<br /> Các phương pháp thu thập và xử lý số liệu, tài liệu được tác giả sử dụng<br /> bao gồm: phương pháp điều tra, phương pháp phân tổ, phương pháp tỷ lệ,<br /> v.v... Các phương pháp sử dụng để trình bày kết quả nghiên cứu: phương<br /> pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp quy nạp v.v...<br /> 4. Những đóng góp chính của luận án<br /> Về mặt lý luận: hệ thống hóa và hoàn thiện lý luận về HQKD và hệ<br /> thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN nói chung và DN XDCTGT thuộc Bộ<br /> GTVT nói riêng gắn với việc thực hiện chiến lược kinh doanh nhằm đáp ứng<br /> yêu cầu phát triển của DN trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế.<br /> Về nghiên cứu thực tế: luận án xem xét, đánh giá thực trạng hệ thống<br /> các chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT; từ đó,<br /> chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của hệ thống các chỉ tiêu đánh giá HQKD<br /> của các DN này. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tế, luận án sẽ đề xuất<br /> những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các<br /> DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT theo yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế.<br /> 5. Bố cục của luận án<br /> Luận án gồm 142 trang, 17 bảng, 11 sơ đồ, 7 hình và phụ lục, được<br /> trình bày thành 3 chương, không kể phần phụ lục, gồm:<br /> Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các<br /> DN XDCTGT.<br /> Chương 2: Thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN<br /> XDCTGT thuộc Bộ GTVT.<br /> Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD<br /> trong các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT.<br /> 3<br /> CHƯƠNG 1<br /> CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HQKD<br /> TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XDCTGT<br /> <br /> 1.1. VAI TRÒ CỦA ĐÁNH GIÁ HQKD TRONG DOANH NGHIỆP<br /> 1.1.1. HQKD và đánh giá HQKD<br /> 1.1.1.1. Các quan điểm về HQKD<br /> Theo Luật doanh nghiệp 2005, hoạt động kinh doanh là: “Việc thực<br /> hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ<br /> sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm<br /> mục đích sinh lợi” [21].<br /> Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt và của cải của xã hội<br /> ngày càng khan hiếm, vấn đề đánh giá HQKD và tìm các biện pháp nâng cao<br /> HQKD được các DN và các nhà kinh tế quan tâm từ lâu. HQKD là một khái<br /> niệm rộng, được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân<br /> trong những hoàn cảnh cụ thể.<br /> Qua phân tích các quan điểm khác nhau về HQKD, tác giả rút ra kết<br /> luận: Hiệu quả kinh doanh phản ánh kết quả sử dụng nguồn lực để đạt được<br /> mục tiêu xác định của doanh nghiệp.<br /> 1.1.1.2. Đo lường và đánh giá HQKD<br /> Đo lường HQKD là lượng hóa kết quả hoạt động kinh doanh của DN<br /> thành các chỉ tiêu cụ thể phục vụ cho đánh giá HQKD. Đo lường và đánh giá<br /> HQKD là hai quá trình có quan hệ mật thiết không thể tách rời nhau và có<br /> ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhau. Muốn đánh giá đúng đắn HQKD cần phải có<br /> các chỉ tiêu đo lường HQKD phù hợp. Ngược lại, các chỉ tiêu đo lường phụ<br /> thuộc vào mục đích đánh giá HQKD. Chính vì vậy trong thực tế đo lường và<br /> đánh giá HQKD được coi là một quá trình. Các chỉ tiêu đo lường HQKD<br /> đồng thời cũng được gọi là các chỉ tiêu đánh giá HQKD.<br /> Đánh giá HQKD là quá trình so sánh giữa các chỉ tiêu đo lường HQKD<br /> với các tiêu chuẩn của nó để rút ra các kết luận về HQKD của DN. Việc đánh<br /> giá HQKD được thực hiện thông qua các chỉ tiêu đánh giá HQKD. Các chỉ<br /> tiêu đánh giá HQKD có thể là các chỉ tiêu tương đối hoặc chỉ tiêu tuyệt đối.<br /> 4<br /> 1.1.2. Vai trò của đánh giá HQKD trong các DN<br /> Đánh giá HQKD là một trong 3 chức năng của nhà quản trị trong DN.<br /> Thông qua đánh giá HQKD, nhà quản trị biết được DN đang hoạt động như<br /> thế nào, bộ phận, cá nhân nào hoạt động hiệu quả, bộ phận, cá nhân nào hoạt<br /> động chưa hiệu quả để có các điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả<br /> hoạt động kinh doanh của DN. Để đánh giá HQKD, các DN sử dụng hệ<br /> thống chỉ tiêu đánh giá HQKD để giám sát và kiểm soát các hoạt động cụ thể,<br /> dự đoán tình trạng bên trong và bên ngoài DN trong tương lai để có các điều<br /> chỉnh về chiến lược phù hợp.<br /> Đánh giá HQKD có vai trò quan trọng đối với DN cả trong ngắn hạn và<br /> dài hạn. Trong ngắn hạn, một DN không thể kiểm soát được các hoạt động<br /> của nó nếu như không có hệ thống đánh giá hiệu quả hữu hiệu. Hệ thống<br /> đánh giá hiệu quả hữu hiệu không chỉ giúp các DN kiểm soát được các hoạt<br /> động của nó trong ngắn hạn mà còn tạo động lực, khuyến khích các hoạt<br /> động hiệu quả để giúp DN đạt được mục tiêu dài hạn. Trong dài hạn, đánh<br /> giá HQKD có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến khả năng nâng cao tính cạnh<br /> tranh và thực hiện chiến lược của DN. Một DN có chiến lược tốt nhưng hoạt<br /> động không hiệu quả thì không thể có khả năng cạnh tranh cao cũng như đạt<br /> được mục tiêu chiến lược.<br /> Các kết quả thu được từ đánh giá HQKD được sử dụng cho nhiều mục<br /> đích khác nhau của quản lý như để khuyến khích, động viên, khen thưởng và kỷ<br /> luật nhằm giúp cho đạt được hiệu quả cao được gắn với các mục đích và mục<br /> tiêu của DN. Để thực hiện được mục tiêu chiến lược của DN, ngoài các nỗ<br /> lực của mọi bộ phận và cá nhân trong DN, hệ thống đánh giá HQKD có vai<br /> trò quan trọng trong kiểm soát, khuyến khích mọi bộ phận trong DN hoạt<br /> động hiệu quả.<br /> 1.2. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HQKD<br /> 1.2.1. Nguyên tắc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá HQKD<br /> Một DN là một tổ chức phức tạp. Để tồn tại hoặc phát triển trong môi<br /> trường cạnh tranh, DN cần phải có hệ thống đánh giá HQKD phù hợp.<br /> Nghiên cứu của nhiều học giả đều cho thấy, để đạt được thành công trong<br /> ngắn hạn cũng như dài hạn, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của DN<br /> phải được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau:<br /> - Chỉ tiêu đánh giá HQKD phải phù hợp với chiến lược của DN<br /> - Các chỉ tiêu đánh giá HQKD phải gắn với tầm nhìn, giá trị, và các yếu<br /> tố thành công chủ yếu của DN<br /> 5<br /> - Các chỉ tiêu đánh giá HQKD phải phản ánh được quá khứ, hiện tại và<br /> tương lai gắn với hoạt động của DN<br /> - Các chỉ tiêu đánh giá HQKD cần phải phản ánh được nhu cầu của<br /> khách hàng, cổ đông và người lao động<br /> - Các chỉ tiêu đánh giá HQKD phải nhất quán và có sự gắn kết giữa bộ<br /> phận cấp trên với bộ phận cấp dưới trong DN<br /> - Các chỉ tiêu đánh giá HQKD cần phải thay đổi khi chiến lược kinh<br /> doanh của DN thay đổi<br /> - Các chỉ tiêu đánh giá HQKD cần phải tin cậy<br /> - Các chỉ tiêu đánh giá HQKD cần phản ánh mục tiêu cụ thể của DN<br /> - Hệ thống đánh giá HQKD phải bao gồm cả các chỉ tiêu tài chính và chỉ<br /> tiêu phi tài chính<br /> 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN<br /> Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của DN<br /> được chia làm 2 nhóm là các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài.<br /> Các yếu tố bên trong: gồm cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh, văn<br /> hóa tổ chức, các nguồn lực, trách nhiệm của các cá nhân, quy trình hoạt động<br /> của DN, v.v...<br /> Các yêu tố bên ngoài: Môi trường kinh doanh, ngành nghề kinh doanh,<br /> các chính sách, luật pháp, thị trường, v.v... là những yếu tố bên ngoài có ảnh<br /> hưởng đáng kể đến việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN.<br /> Các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài của DN không tác động<br /> độc lập mà có ảnh hưởng tương tác, hỗ trợ lẫn nhau. Khi xây dựng hệ thống<br /> chỉ tiêu đánh giá HQKD, DN cần phân tích để lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá<br /> phù hợp nhằm phản ánh đúng đắn hiệu quả hoạt động của từng bộ phận và<br /> toàn DN.<br /> 1.2.3. Đặc điểm kinh doanh của DN XDCTGT ảnh hưởng đến chỉ tiêu<br /> đánh giá HQKD<br /> Các công trình GTVT đều là cơ sở hạ tầng của đất nước do vậy nhà<br /> nước là chủ đầu tư của các công trình này. Để nhận được công trình, các DN<br /> thường phải thông qua đấu thầu rộng rãi. Một trong những tiêu chuẩn để DN<br /> có thể được tham gia đấu thầu là phải có năng lực và kinh nghiệm thi công.<br /> Năng lực và kinh nghiệm thi công của DN thể hiện thông qua các công trình<br /> DN đã hoàn thành đúng thời hạn, có chất lượng, được chủ đầu tư đánh giá<br /> cao. Để thực hiện được các yêu cầu này, DN cần có các chỉ tiêu đánh giá về<br /> 6<br /> thời hạn hoàn thành công trình, các sáng kiến sử dụng trong thi công để tiết<br /> kiệm chi phí, rút ngắn thời gian thi công, v.v…<br /> Mỗi công trình được xây dựng tại những địa điểm khác nhau với những<br /> điều kiện thi công khác nhau nên đòi hỏi có những giải pháp kỹ thuật thi<br /> công khác nhau. Các đặc điểm này đòi hỏi các DN XDCTGT phải có các chỉ<br /> tiêu đánh giá tính sáng tạo và hiệu quả của việc sử dụng các giải pháp thi<br /> công hợp lý thông qua các chỉ tiêu đánh giá HQKD nhằm giúp cho DN đảm<br /> bảo được chất lượng công trình đúng thời gian với chi phí thấp.<br /> Các công trình XDGT thường xa trụ sở của DN, do vậy cần có các giải<br /> pháp hợp lý trong thi công và phục vụ thi công như cung ứng vật tư, điều<br /> chuyển xe, máy thi công, cung ứng nhân lực, v.v… Hệ thống chỉ tiêu đánh<br /> giá HQKD của DN cần phải đánh giá được hiệu quả của công tác phục vụ thi<br /> công của các DN.<br /> Hiện tượng thường xảy ra trong lĩnh vực xây dựng là thi công sai với<br /> thiết kế nên chỉ tiêu phản ánh giá trị hoặc khối lượng thi công phải phá đi làm<br /> lại cũng là chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá HQKD. Trong thi công xây<br /> dựng, việc tổ chức tốt hệ thống cung ứng vật tư để sản xuất được tiến hành<br /> liên tục cũng là một chỉ tiêu được quan tâm. Do vậy, trong hệ thống chỉ tiêu<br /> đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận vật tư thường phải có chỉ tiêu này.<br /> 1.2.4. Các mô hình đánh giá HQKD của DN<br /> Sự thay đổi của môi trường kinh doanh, nhu cầu thông tin trong quản trị<br /> DN, nhận thức của các nhà quản lý và của các nhà nghiên cứu, v.v... đã ảnh<br /> hưởng rất lớn đến việc hình thành hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong<br /> các DN. Có thể chia thành hai giai đoạn như sau:<br /> Các mô hình đánh giá HQKD trước năm 1980<br /> Trước năm 1980 các mô hình đánh giá HQKD chủ yếu dựa trên các số<br /> liệu kế toán với các chỉ tiêu đánh giá HQKD tài chính như lợi nhuận, lợi<br /> nhuận trên vốn đầu tư, lợi nhuận trên tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu,<br /> v.v... [60, 291]. Trong giai đoạn này, một số mô hình đánh giá HQKD dựa<br /> trên các thước đo tài chính đã được đề xuất.<br /> Các mô hình đánh giá HQKD trước năm 1980 chủ yếu tập trung vào<br /> các chỉ tiêu tài chính đã nhận được nhiều ý kiến phê bình của nhiều nhà<br /> nghiên cứu. Neely (1999) đã tổng kết các ý kiến phê bình của các tác giả về<br /> hạn chế của các mô hình đánh giá HQKD chỉ dựa trên các chỉ tiêu tài chính<br /> như sau:<br /> - Khuyến khích các nhà quản lý tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn.<br /> 7<br /> - Không tập trung vào chiến lược và chất lượng, sự kịp thời và linh hoạt.<br /> - Khuyến khích nâng cao hiệu quả cục bộ, như sản xuất nhiều để sử dụng<br /> có hiệu quả nhân lực và máy móc.<br /> - Khuyến khích các nhà quản lý tìm cách giảm bớt chênh lệch so với tiêu<br /> chuẩn thay vì tìm cách cải thiện liên tục.<br /> - Không cung cấp thông tin về nhu cầu của khách hàng và HQKD của<br /> đối thủ cạnh tranh [55].<br /> Các mô hình đánh giá HQKD được đề xuất trước năm 1980 thường tập<br /> trung vào các chỉ tiêu tài chính và phục vụ cho đánh giá HQKD ngắn hạn.<br /> Các chỉ tiêu này có thể giúp lãnh đạo DN và các đối tượng quan tâm dễ dàng<br /> đánh giá được HQKD của DN để đưa ra các quyết định nhằm đạt được mục<br /> tiêu ngắn hạn. Việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá HQKD đã bộc<br /> lộ một số nhược điểm nhất định, đó là các chỉ tiêu tài chính thường gắn với<br /> một kỳ kế toán cụ thể, không có sự kết hợp giữa các mục tiêu, nhân tố thành<br /> công, chiến lược với các chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN. Do đó, nếu chỉ<br /> dựa vào các chỉ tiêu tài chính để đánh giá HQKD thì có thể các chỉ tiêu này<br /> vô tình lại trở thành rào cản việc thực hiện chiến lược, cải thiện khả năng<br /> cạnh tranh của DN.<br /> Các mô hình đánh giá HQKD sau năm 1980<br /> Hạn chế của các mô hình đánh giá HQKD trước năm 1980 là không gắn<br /> với chiến lược, do vậy không giúp cho các DN đánh giá khả năng thực hiện<br /> thành công chiến lược. Trong môi trường cạnh tranh, chiến lược kinh doanh<br /> là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của DN, giúp DN đạt được thành công<br /> trên thương trường. Để giúp DN thực hiện thành công chiến lược, hệ thống<br /> chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN phải gắn với chiến lược của DN và phải đo<br /> lường được hiệu quả chiến lược. Quan điểm này đã nhận được sự đồng tình<br /> của nhiều học giả. Sau năm 1980, nhiều mô hình đánh giá HQKD được đề<br /> xuất. Tiêu biểu trong các mô hình này là mô hình ma trận đánh giá HQKD<br /> của Keegan, Eiler và Jones từ 1989 [Neely, 2007: 145]; mô hình Kim tự tháp<br /> SMART của Lynch và Cross (1991); mô hình kết quả và yếu tố quyết định<br /> (Result and Determinants Framework) của Fitzgerald và cộng sự (1991), mô<br /> hình câu hỏi đánh giá HQKD (Performance Measurement Questionnaire) của<br /> Dixon và cộng sự (1990), Mô hình Lăng kính hiệu suất của Neely (2001),<br /> v.v.... Nổi bật hơn cả trong các mô hình trên là mô hình Bảng điểm cân bằng<br /> (Balance Scorecard) đánh giá HQKD dưới nhiều khía cạnh khác nhau do<br /> Kaplan và Norton đề xuất vào đầu những năm 1990 (Bourne, 2008).<br /> 8<br /> KẾT LUẬN CHƯƠNG 1<br /> Trong điều kiện nguồn lực ngày càng khan hiếm, sự cạnh tranh toàn cầu<br /> ngày càng gay gắt đòi hỏi các DN phải đánh giá đúng đắn HQKD của mỗi bộ<br /> phận trong DN cũng như toàn DN để có các quyết định đúng đắn. Thời gian<br /> gần đây, quan điểm về đánh giá HQKD trên thế giới đã có những thay đổi<br /> đáng kể. Trước đây người ta chỉ chú ý đến HQKD ngắn hạn thì gần đây các<br /> DN chú ý nhiều hơn đến đánh giá HQKD dài hạn. Về các chỉ tiêu đánh giá<br /> HQKD cũng có nhiều thay đổi, nếu như trước đây người ta thường chỉ chú ý<br /> sử dụng chỉ tiêu tài chính để đánh giá HQKD là chủ yếu, thì hiện nay các chỉ<br /> tiêu đánh giá HQKD của DN không chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu tài chính mà<br /> đã bao gồm cả các chỉ tiêu phi tài chính.<br /> Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN bao gồm cả các chỉ tiêu tài<br /> chính và chỉ tiêu phi tài chính, các chỉ tiêu đánh giá HQKD ngắn hạn và chỉ tiêu<br /> đánh giá HQKD dài hạn, v.v... không chỉ cho phép đánh giá HQKD ngắn hạn mà<br /> còn phải cho phép đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu chiến lược của DN.<br /> Quan điểm về đánh giá HQKD cũng còn thay đổi ở chỗ coi trọng mục<br /> tiêu và hoạt động kết quả chiến lược hơn là HQKD ngắn hạn. Việc đánh giá<br /> HQKD được gắn với chiến lược và thực hiện mục tiêu chiến lược của DN.<br /> Nhằm mục tiêu làm sáng tỏ lý luận về HQKD và hệ thống chỉ tiêu đánh giá<br /> HQKD phục vụ cho quản trị DN, chương 1 đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý<br /> luận cơ bản về HQKD và đánh giá HQKD trong các DN.<br /> <br /> CHƯƠNG 2<br /> THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HQKD TRONG<br /> CÁC DOANH NGHIỆP XDCTGT THUỘC BỘ GTVT<br /> <br /> 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DN XDCTGT THUỘC BỘ GTVT<br /> 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển<br /> Việc mở cửa, chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường của<br /> Việt Nam đã tạo ra một bước chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu các thành<br /> phần kinh tế, tạo điều kiện cho các DN Việt Nam phát triển, từng bước hội<br /> nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Cùng với sự phát triển của nền kinh<br /> tế, các DN trong ngành giao thông nói chung và các DN XDCTGT thuộc Bộ<br /> GTVT nói riêng cũng có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng.<br /> 9<br /> Trong thời gian vừa qua, ngành GTVT đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua<br /> nhiều khó khăn thách thức, tích cực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, thực<br /> hiện tốt hơn chức năng quản lý nhà nước về GTVT, góp phần đáng kể vào<br /> thành tựu chung của đất nước. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các DN<br /> thuộc Bộ GTVT còn những mặt hạn chế: quy mô còn nhỏ, cơ cấu còn nhiều<br /> bất hợp lý, HQKD và sức cạnh tranh còn thấp, nợ tồn đọng không có khả<br /> năng thanh toán còn cao v.v...<br /> Mặc dù còn một số tồn tại nhưng cũng cần ghi nhận những nỗ lực của<br /> Bộ GTVT trong việc góp phần kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông.<br /> Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được tăng cường cả về thể chế<br /> và giải pháp đồng bộ, v.v...<br /> 2.1.2. Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất<br /> kinh doanh<br /> Các TCT XDCTGT đều được tổ chức theo mô hình HĐQT, Tổng giám<br /> đốc, các phòng ban chức năng và các đơn vị thành viên. Các DN cấp dưới<br /> được tổ chức theo hai hình thức là các DN hạch toán độc lập là các công ty<br /> TNHH hoặc CTCP và các xí nghiệp hạch toán phụ thuộc. Dưới TCT là các<br /> công ty thành viên gồm các công ty TNHH MTV và các CTCP. Các công ty<br /> TNHH MTV được tổ chức theo sơ đồ HĐQT, theo đó HĐQT sẽ chọn một<br /> người là giám đốc điều hành công ty và các phó giám đốc. Giúp việc cho<br /> giám đốc có các phòng, ban. Các đơn vị sản xuất được tổ chức thành các xí<br /> nghiệp hoặc các đội thi công.<br /> Các CTCP XDCTGT thuộc Bộ GTVT phần lớn là các DN nhà nước có<br /> khó khăn về tài chính trước đây được cổ phần hóa. Khi chuyển sang hình<br /> thức CTCP, các DN này được tổ chức theo mô hình gồm HĐQT, tổng giám<br /> đốc, các phó tổng giám đốc và phòng ban chức năng. Các đơn vị thi công<br /> được tổ chức thành các đội hoặc các xí nghiệp.<br /> 2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh<br /> Trong xu thế phát triển chung của xã hội, nhằm tận dụng lợi thế kinh<br /> doanh và đa dạng hóa sản phẩm, các DN XDCTGT ngoài lĩnh vực kinh<br /> doanh chính là xây dựng các công trình giao thông còn đang dần dần mở<br /> rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác như: đầu tư bất động<br /> sản, xuất nhập khẩu, sản xuất vật liệu, phân bón, kinh doanh vận tải, du lịch,<br /> v.v... Các hoạt động kinh doanh chính của DN XDCTGT thường bao gồm:<br /> - Xây dựng các công trình giao thông: đây là hoạt động kinh doanh<br /> chính và mang tính truyền thống của các DN XDCTGT.<br /> 10<br /> - Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng: đầu tư, xây dựng<br /> các khu công nghiệp, cụm dân cư và đô thị, v.v...<br /> - Khai thác chế biến vật liệu xây dựng, sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn.<br /> - Các hoạt động khác.<br /> 2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại các DN XDCTGT<br /> thuộc Bộ GTVT<br /> 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán<br /> Do đặc điểm của các DN XDCTGT là phải thi công các công trình giao<br /> thông xa trụ sở của công ty nên công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình<br /> nửa tập trung, nửa phân tán.<br /> Tại công ty, phòng kế toán công ty đóng vai trò trung tâm có nhiệm vụ thu<br /> thập, xử lý các chứng từ kế toán do các đơn vị thành viên chuyển đến đồng thời<br /> thực hiện quyết toán các công trình, hạng mục công trình, lập các báo cáo tài<br /> chính riêng công ty mẹ và lập báo cáo tài chính hợp nhất toàn công ty.<br /> 2.1.4.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại các DN XDCTGT<br /> Hiện nay các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT đang áp dụng chế độ kế<br /> toán ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006 QĐ-BTC ngày 20/03/2006<br /> của Bộ trưởng Bộ Tài chính và thông tư số 244/2009TT-BTC ngày<br /> 31/12/2009, thông tư 106/2008 và thông tư 206/2009 ban hành về việc hướng<br /> dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán DN.<br /> Do yêu cầu quản lý và do tính chất của công tác kế toán cho DN xây lắp<br /> nên hầu hết các DN XDCTGT áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung.<br /> Hiện nay, công tác hạch toán được thực hiện bằng máy vi tính thông qua<br /> phần mềm kế toán.<br /> 2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HQKD CỦA<br /> CÁC DN XDCTGT THUỘC BỘ GTVT<br /> Để nghiên cứu thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của các DN<br /> XDCTGT, tác giả tiến hành khảo sát thực tế trong các DN này và kết quả tác<br /> giả đã có được 84 phiếu khảo sát thu về từ 41 DN XDCTGT. Đối tượng khảo<br /> sát là các giám đốc, trưởng phòng kinh doanh, đội trưởng thi công và một số<br /> kế toán trưởng, kế toán viên của các DN này. Kết quả khảo sát đã thu được<br /> thể hiện trên các khía cạnh:<br /> - Cơ cấu các đối tượng tham gia trả lời phiếu khảo sát<br /> - Số lượng lao động trong các DN tham gia khảo sát<br /> 11<br /> - Về hình thức tổ chức của các DN tham gia khảo sát<br /> - Về vốn điều lệ của các DN tham gia khảo sát<br /> - Thời gian hoạt động của các DN tham gia khảo sát<br /> Thực tế nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của các DN<br /> XDCTGT cho thấy hầu hết các công ty đều sử dụng các chỉ tiêu đánh giá<br /> HQKD như sau:<br /> 2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN theo quy định của Chính phủ<br /> Phần lớn các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT đều thuộc sở hữu Nhà<br /> nước hoặc do DNNN chiếm cổ phần chi phối, do vậy đều thuộc đối tượng<br /> phải áp dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của DN nhà<br /> nước, kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc theo quy định<br /> tại Điều 12 Quy chế giám sát ban hành kèm theo Quyết định số<br /> 224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ và khoản 4,<br /> mục III, Thông tư số 115/2007/TT-BTC ngày 25/9/2007 của Bộ Tài chính.<br /> Các DN đều đánh giá HQKD theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 1<br /> Điều 12 Quy chế kèm theo Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg, bao gồm:<br /> a. Doanh thu và thu nhập khác: Chỉ tiêu này được xác định căn cứ vào<br /> báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh<br /> b. Lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn Nhà nước: Bao<br /> gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác phản ánh<br /> trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.<br /> c. Nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn: là các khoản<br /> nợ đã quá thời hạn cam kết thanh toán cho các chủ nợ.<br /> d. Tình hình chấp hành chế độ, chính sách pháp luật: bao gồm các chính<br /> sách thuế, thu nộp ngân sách, tín dụng, bảo hiểm, bảo vệ môi trường, lao<br /> động, tiền lương, chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, chế độ báo cáo tài<br /> chính và báo cáo khác.<br /> e. Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích: căn cứ vào việc thực<br /> hiện trực tiếp các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc sản xuất sản phẩm,<br /> cung ứng dịch vụ công cộng theo chính sách của Nhà nước thông qua hình<br /> thức đấu thầu hoặc nhận đặt hàng hoặc nhận nhiệm vụ Nhà nước giao.<br /> 2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khác<br /> Ngoài các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả do cơ quan quản lý quy định đối<br /> với các DN nhà nước và các CTCP mà nhà nước nắm cổ phần chi phối, các<br /> 12<br /> DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT còn sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả<br /> khác phục vụ cho quản lý và đánh giá hiệu quả riêng của đơn vị mình, gồm:<br /> a. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời: Luận án đã khảo sát thực tế các<br /> chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận gộp; Tỷ suất lợi nhuận thuần (ROS); Tỷ suất sinh<br /> lời của tài sản (ROA); Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROTA); Tỷ suất<br /> sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE); Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu<br /> (ROE); Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư (ROI).<br /> b. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản: Số vòng quay của tài<br /> sản; sức sản xuất của TSCĐ; số vòng quay của tài sản ngắn hạn; thời gian<br /> một vòng quay của tài sản ngắn hạn; số vòng quay của hàng tồn kho; số vòng<br /> quay nợ phải thu khách hàng; kỳ thu tiền bình quân.<br /> c. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay: Hệ số sinh lời của lãi vay<br /> d. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí và các chỉ tiêu khác: Tỷ<br /> suất sinh lời của giá vốn hàng bán; tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng; tỷ<br /> suất sinh lời của chi phí quản lý DN; tỷ suất sinh lời của tổng chi phí, v.v...<br /> e. Các chỉ tiêu phi tài chính<br /> Việc nhận thức tầm quan trọng của các chỉ tiêu phi tài chính và sử dụng<br /> các chỉ tiêu này trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của các DN XDCTGT<br /> thuộc Bộ GTVT vẫn còn rất hạn chế. Xuất phát từ quan điểm kinh doanh cũ<br /> nên các DN chưa thực sự chú trọng tới khách hàng. Các DN còn giữ quan<br /> điểm là các sản phẩm của ngành mang tính chất đơn chiếc nên chưa quan tâm<br /> đến việc giữ chân các khách hàng đã đến với DN, hoặc cũng chưa nhận thức<br /> được tầm quan trọng của việc đào tạo tăng cường văn hóa kinh doanh cho<br /> người lao động, đặc biệt là các nhân viên bàn giao công trình, nên khoản chi<br /> cho công tác này còn chưa thỏa đáng.<br /> Tác giả đã đưa ra rất nhiều câu hỏi khảo sát để đánh giá tác dụng của<br /> các chỉ tiêu đánh giá HQKD đối với hoạt động quản trị DN, đánh giá tình<br /> hình xây dựng các chỉ tiêu đánh giá HQKD của các bộ phận trong DN, sự<br /> phù hợp và mối liên hệ của hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD hiện tại đối với<br /> chiến lược của DN, tác dụng của hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD đối với<br /> việc thực hiện chiến lược của DN, và đánh giá sự cần thiết phải hoàn thiện hệ<br /> thống chỉ tiêu đánh giá HQKD nhằm trợ giúp cho các nhà quản trị hoàn thiện<br /> và thực hiện chiến lược. Tuy nhiên, các câu hỏi đưa ra tương đối khó trả lời.<br /> Bên cạnh đó, do hạn chế về nhận thức và khả năng kiểm chứng các kết quả<br /> của hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD nên khó có thể trả lời đúng câu hỏi<br /> này. Việc trả lời câu hỏi này hoàn toàn phụ thuộc vào sự đánh giá chủ quan<br /> của người được hỏi.<br /> 13<br /> 2.3. Nhận xét về hệ thống các chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN<br /> XDCTGT thuộc Bộ GTVT<br /> 2.3.1. Ưu điểm<br /> Các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT đã áp đụng đầy đủ hệ thống chỉ tiêu<br /> đánh giá HQKD của DN nhà nước, kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị,<br /> Ban giám đốc thực hiện theo quy định. Ngoài việc sử dụng các chỉ tiêu theo<br /> quy định tại Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg, một số DN đã sử dụng các chỉ<br /> tiêu khác để phản ánh HQKD theo yêu cầu quản trị DN như các chỉ tiêu phản<br /> ánh hiệu quả sinh lời, hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn vay, v.v...<br /> Một số DN cũng đã sử dụng một số chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá HQKD của<br /> DN như tỷ lệ hao phí vật liệu so với định mức, tỷ lệ hao phí lao động thực tế so<br /> với định mức, v.v...<br /> Cách tính toán các chỉ tiêu trên phù hợp với thông lệ và xu thế chung của<br /> các DN. Nguồn tài liệu sử dụng để thu thập tính toán các chỉ tiêu trên dựa trên<br /> các báo cáo tài chính của DN nên tương đối tin cậy.<br /> Việc sử dụng tương đối đầy đủ các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả với<br /> phương pháp xác định phù hợp dựa trên nguồn thông tin tin cậy đã giúp DN<br /> phần nào kiểm soát và đánh giá được HQKD của các bộ phận trong DN cũng<br /> như của toàn DN.<br /> 2.3.2. Tồn tại<br /> So với xu hướng và thông lệ đánh giá hiệu quả mà các DN trên thế giới<br /> đang áp dụng hiện nay, hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của các DN XDCTGT<br /> thuộc Bộ GTVT đang bộc lộ một số tồn tại sau:<br /> Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chưa toàn diện và đầy đủ. Hầu hết các DN<br /> đều tuân thủ các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả theo quy định tại Quyết định số<br /> 224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ và khoản 4,<br /> mục III, Thông tư số 115/2007/TT-BTC ngày 25/9/2007 của Bộ Tài chính.<br /> Tuy nhiên những chỉ tiêu này mới chỉ phản ánh được một phần HQKD mà<br /> chưa phản ánh toàn diện mọi mặt hoạt động của DN.<br /> Các chỉ tiêu do các DN sử dụng ngoài quy định của cơ quan quản lý đã<br /> phản ánh được HQKD của DN trên các khía cạnh khả năng sinh lời, hiệu quả<br /> sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn vay và hiệu quả sử dụng chi phí. Tuy<br /> nhiên, đây mới chỉ là những chỉ tiêu đánh giá HQKD ngắn hạn, không gắn<br /> với chiến lược và các mục tiêu dài hạn của DN. So với các tiêu chuẩn của<br /> một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cần phải có, các chỉ tiêu trong hệ<br /> 14<br /> thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các DN hiện nay vẫn còn những bất<br /> cập sau:<br /> Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá HQKD của các DN XDCTGT thuộc Bộ<br /> GTVT vẫn tập trung chủ yếu vào các chỉ tiêu tài chính và dựa vào các thông<br /> tin quá khứ. Do dựa nhiều vào thông tin quá khứ và chưa chứa đựng các nhân<br /> tố có ảnh hưởng quan trọng đến thành công của DN nên các chỉ tiêu đánh giá<br /> HQKD được các DN này sử dụng ít có khả năng dự báo cho những thành<br /> công của DN trong tương lai.<br /> Các chỉ tiêu đánh giá HQKD được các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT<br /> sử dụng vẫn tập trung vào các chỉ tiêu ngắn hạn là chủ yếu. Việc sử dụng các<br /> chỉ tiêu ngắn hạn để đánh giá HQKD của các DN và các bộ phận trong DN sẽ<br /> dẫn đến hậu quả là các nhà quản trị chỉ quan tâm đến các kết quả ngắn hạn và<br /> thúc đẩy tư duy hành động vì mục tiêu ngắn hạn. Tư duy này có thể gây khó<br /> khăn cho DN trong việc thực hiện chiến lược và các kế hoạch dài hạn để nâng<br /> cao khả năng cạnh tranh và vị thế của DN.<br /> Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chưa gắn với chiến lược của DN: nhiều<br /> DN chưa có chiến lược. Những DN đã có chiến lược nhưng hệ thống chỉ tiêu<br /> đánh giá hiệu quả chưa gắn với chiến lược cũng như tầm nhìn, giá trị và các<br /> yếu tố thành công chủ yếu và mục tiêu cụ thể của DN.<br /> Trong hệ thống các chỉ tiêu đánh giá HQKD của các DN có rất ít các<br /> chỉ tiêu phi tài chính phản ánh khía cạnh kinh doanh nội bộ, chưa có các chỉ<br /> tiêu phản ánh khía cạnh khách hàng, khía cạnh nhận thức và phát triển.<br /> Các chỉ tiêu đánh giá HQKD mới chỉ được xây dựng để phục vụ đánh giá<br /> HQKD của toàn DN mà chưa có các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của<br /> các bộ phận cấp dưới của DN.<br /> Các chỉ tiêu được các DN XDCTGT thuộc bộ GTVT sử dụng chưa có<br /> mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do vậy, không chỉ ra cho các nhà quản trị<br /> thấy được cần phải làm thế nào để cải thiện HQKD của DN.<br /> Các chỉ tiêu được sử dụng trong các DN phần lớn dựa vào thông tin quá<br /> khứ, chưa có tác dụng dự báo. Do đó, phần nào đã giảm đi tác dụng của các<br /> chỉ tiêu đối với hoạt động quản trị DN.<br /> Một số DN sử dụng quá nhiều chỉ tiêu, trong đó có những chỉ tiêu không<br /> quan trọng, đôi khi trùng lắp làm giảm đi sự tập trung vào những chỉ tiêu có ảnh<br /> hưởng quan trọng đến sự thành công của DN trên thị trường.<br /> 15<br /> <br /> KẾT LUẬN CHƯƠNG 2<br /> Khảo sát thực trạng sử dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKD của các DN<br /> XDCTGT cho thấy phần lớn các DN mới chỉ tập trung vào các chỉ tiêu đánh<br /> giá HQKD của DN theo quy định của Chính phủ và một số chỉ tiêu đánh giá<br /> HQKD theo yêu cầu của các nhà quản trị DN. Các DN vẫn chưa có hệ thống<br /> chỉ tiêu đánh giá HQKD phản ánh được tầm nhìn, chiến lược của DN cũng<br /> như các chỉ tiêu phản ánh nhu cầu của khách hàng và cổ đông. Hệ thống chỉ<br /> tiêu đánh giá HQKD của một số DN chứa đựng quá nhiều chỉ tiêu do vậy làm<br /> giảm đi sự tập trung của DN vào những chỉ tiêu quan trọng. Những hạn chế<br /> trên đã làm giảm đi vai trò và tác dụng của hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD<br /> của DN đối với hoạt động quản trị DN nói riêng và với người sử dụng nói<br /> chung. Do đó, cần thiết phải hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD<br /> trong các DN XDCTGT.<br /> Chương 2 đã đánh giá những ưu điểm và hạn chế của tình hình thực tế<br /> sử dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN XDCTGT. Những đánh<br /> giá trên làm căn cứ quan trọng giúp tác giả có thể đưa ra những kiến nghị<br /> mang tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của các DN XDCTGT.<br /> <br /> CHƯƠNG 3<br /> GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HQKD<br /> TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XDCTGT THUỘC BỘ GTVT<br /> <br /> 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH GTVT VIỆT NAM<br /> Trong chiến lược phát triển GTVT từ nay đến năm 2020, Bộ GTVT<br /> cũng chỉ rõ: “GTVT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế -<br /> xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền<br /> vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc<br /> phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước” [6].<br /> Về xây dựng cơ sở hạ tầng GTVT, chiến lược phát triển kinh tế xã hội<br /> của Đảng từ nay đến năm 2020 là: “Tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng<br /> đường bộ cao tốc Bắc - Nam, nâng cấp đường sắt hiện có, xây dựng hệ thống<br /> đường sắt đô thị ở các thành phố lớn. Trên cơ sở quy hoạch, chuẩn bị các<br /> điều kiện để từng bước xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam với lộ trình<br /> phù hợp; xây dựng một số cảng biển và cảng hàng không hiện đại; cải tạo và<br /> nâng cấp hạ tầng đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Từng bước<br /> 16<br /> hình thành đồng bộ trục giao thông Bắc - Nam, các trục hành lang Đông -<br /> Tây bảo đảm liên kết các phương thức vận tải; xây dựng các tuyến đường bộ<br /> đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế”. Để thực hiện chiến lược này,<br /> Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra mục tiêu từ nay đến năm 2020 là: nâng cấp<br /> các công trình hiện có, xây dựng mới một số công trình quan trọng phục vụ<br /> cho phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương và địa phương.<br /> 3.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU<br /> ĐÁNH GIÁ HQKD TRONG CÁC DN XDCTGT THUỘC BỘ GTVT<br /> Các DN XDCT giao thông có vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ sở<br /> hạ tầng giao thông cho đất nước. Việc sử dụng số vốn đầu tư khổng lồ trong<br /> ngành giao thông đòi hỏi các DN XDCTGT phải kiểm soát được các hoạt<br /> động kinh doanh và sử dụng có hiệu quả các tài sản này. Các DN đều muốn có<br /> hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD tốt bởi hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD<br /> tốt không chỉ giúp DN thấy được những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến<br /> việc thực hiện thành công chiến lược, mà còn tập trung vào những khía cạnh<br /> quan trọng trong quá trình thực hiện chiến lược, động viên được mọi nguồn<br /> lực trong DN tham gia vào thực hiện chiến lược.<br /> 3.3. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ<br /> HQKD TRONG CÁC DN XDCTGT THUỘC BỘ GTVT<br /> Việc hoàn thiện hệ thống đánh giá hiệu quả trong các DN XDCTGT<br /> cần được thực hiện theo các quan điểm và định hướng sau:<br /> - Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN phải giúp cho DN đánh giá<br /> được cả HQKD ngắn hạn và dài hạn.<br /> - Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD phải gắn với chiến lược của DN.<br /> - Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD phải phản ánh được những khía cạnh<br /> kinh doanh quan trọng và các nhân tố ảnh hưởng quyết định đến thành<br /> công của DN.<br /> - Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD phải cho phép đánh giá được hiệu<br /> quả hoạt động của các cấp quản lý khác nhau trong DN.<br /> - Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD phải tạo được động lực, khuyến<br /> khích các cá nhân và tập thể trong DN hoạt động có hiệu quả nhằm giúp<br /> cho DN đạt được mục tiêu chiến lược.<br /> - Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN không gây ra các phản ứng<br /> tiêu cực dẫn đến các hành động gây hại cho DN của các cá nhân được<br /> đánh giá.<br /> - Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD được xây dựng phải khả khi, phù<br /> hợp với chiến lược và khả năng thực hiện của DN.<br /> 17<br /> 3.4. YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ<br /> TIÊU ĐÁNH GIÁ HQKD CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XDCTGT<br /> 3.4.1. Yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN XDCTGT<br /> - Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD phải diễn giải được chiến lược của<br /> các DN XDCTGT thành các mục tiêu cụ thể.<br /> - Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD phải phản ánh được các khía cạnh và<br /> các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc thực hiện chiến lược của các<br /> DN XDCTGT.<br /> - Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phải giúp cho DN dự báo được<br /> tương lai, chỉ ra khả năng thực hiện được mục tiêu chiến lược của DN.<br /> - Các chỉ tiêu đánh giá HQKD phải đạt được sự cân bằng giữa các yếu tố<br /> liên quan đến hoạt động của DN.<br /> - Lợi ích do hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD mang lại phải lớn hơn chi<br /> phí thực hiện.<br /> 3.4.2. Nguyên tắc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN<br /> XDCTGT<br /> - Hoàn thiện chỉ tiêu đánh giá HQKD phải phù hợp với chiến lược của<br /> doanh nghiệp.<br /> - Các chỉ tiêu trong hệ thống đánh giá HQKD phải liên kết với nhau theo<br /> quan hệ nhân - quả.<br /> - Không được sử dụng quá nhiều chỉ tiêu làm ảnh hưởng đến tính tập<br /> trung trong hoạt động của DN.<br /> - Cần có sự cân bằng giữa các chỉ tiêu trong hệ thống đánh giá HQKD<br /> của DN.<br /> - Cần phải có các chỉ tiêu phù hợp cho từng bộ phận, cá nhân cụ thể.<br /> 3.5. SỬ DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ<br /> THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HQKD TRONG CÁC DN XDCTGT<br /> THUỘC BỘ GTVT<br /> Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của các DN XDCTGT có thể được<br /> hoàn thiện bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, khi nghiên cứu các mô<br /> hình đánh giá HQKD của DN, mô hình bảng điểm cân bằng do Kaplan và<br /> Norton đề xuất năm 1992 tỏ ra là hệ thống đánh giá HQKD có nhiều ưu điểm<br /> nhất và đang được nhiều DN trên thế giới sử dụng phổ biến.<br /> 18<br /> Việc vận dụng bảng điểm cân bằng để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh<br /> giá HQKD trong DN có các ưu điểm sau:<br /> - Tránh được việc tập trung quá mức vào các chỉ tiêu không cần thiết<br /> làm phân tán sự tập trung của DN vào những mục tiêu và khía cạnh có ảnh<br /> hưởng quan trọng đến sự thành công của chiến lược.<br /> - Tạo được sự cân bằng giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài, giữa các<br /> mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, giữa các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, v.v...<br /> - Tạo được sự liên kết giữa các chỉ tiêu theo quan hệ nhân quả, do vậy<br /> cho phép các nhà quản trị dự báo được kết quả hoạt động trong tương lai.<br /> Các DN XDCTGT thực hiện sứ mệnh xây dựng những công trình hạ<br /> tầng giao thông có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã<br /> hội của đất nước. Thực hiện sứ mệnh này, các DN cần phải có chiến lược<br /> kinh doanh đúng đắn nhằm nâng cao HQKD và tăng sức cạnh tranh của DN<br /> trên thì trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.<br /> 3.5.1. Tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược kinh doanh của các DN<br /> XDCTGT thuộc Bộ GTVT<br /> Hiện nay, bên cạnh một số DN XDCTGT đã xác định được tầm nhìn và<br /> sứ mệnh thì vẫn còn nhiều DN chưa quan tâm đến vấn đề này. Tương tự, các<br /> DN cũng chưa xác định được chiến lược kinh doanh cho DN. Tuy nhiên,<br /> kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ của nền kinh tế đang hội<br /> nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới nên các DN đều<br /> mong muốn nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể đứng vững và phát triển<br /> trên thị trường. Để đạt được mục tiêu chiến lược này đòi hỏi các DN phải<br /> nâng cao chất lượng sản phẩm, bàn giao công trình đúng hạn, sử dụng các kỹ<br /> thuật thi công hiệu quả để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận.<br /> Đây là những mục tiêu ngắn hạn của các DN. Để đánh giá việc thực hiện các<br /> mục tiêu này cần có hệ thống đánh giá HQKD cho toàn DN cũng như cho<br /> mỗi bộ phận trong DN.<br /> 3.5.2. Xây dựng bảng điểm cân bằng áp dụng trong các DN XDCTGT<br /> thuộc Bộ GTVT<br /> Để đánh giá HQKD của DN trong ngắn hạn và dài hạn, cần thiết phải<br /> xây dựng bảng điểm cân bằng cho các DN XDCTGT. Đây là hệ thống chỉ<br /> tiêu đánh giá HQKD của DN trong ngắn hạn và dài hạn với các chỉ tiêu liên<br /> kết với nhau theo quan hệ nhân - quả và được chia thành bốn nhóm sau:<br /> 19<br /> 3.5.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá khía cạnh nhận thức và phát triển<br /> Các chỉ tiêu đánh giá khía cạnh nhận thức và phát triển thường sử dụng<br /> các chỉ tiêu gồm: Số lượng nhân viên được đào tạo hàng năm, số lượng nhân<br /> viên tham gia các khóa huấn luyện về kỹ thuật thi công mới, số lượng nhân<br /> viên tham gia các khóa đào tạo về trách nhiệm với DN và xã hội, số lượng<br /> nhân viên tham gia các khóa huấn luyện về văn hóa kinh doanh, số lượng nhân<br /> viên được tham gia các khóa huấn luyện về an toàn lao động, v.v...<br /> 3.5.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá quy trình nội bộ<br /> Các chỉ tiêu này phản ánh DN đã cải thiện như thế nào để đem lại<br /> những giá trị mà khách hàng mong muốn và kỳ vọng. Dựa trên những kiến<br /> thức và kỹ năng mà đội ngũ nhân viên có được thông qua các chương trình<br /> đào tạo và huấn luyện, DN cải thiện được các phương pháp thi công nhằm rút<br /> ngắn thời gian hoàn thành công trình, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng<br /> công trình. Nhờ được huấn luyện tốt, tinh thần và thái độ của nhân viên khi<br /> giao tiếp với khách hàng được cải thiện. Khách hàng cảm thấy thoải mái khi<br /> được phục vụ chu đáo với những hành vi ứng xử đúng mực của nhân viên.<br /> Các chỉ tiêu đánh giá quy trình kinh doanh nội bộ của DN có thể là: Chỉ tiêu<br /> đánh giá sự đổi mới và sáng tạo trong phương pháp thi công; chỉ tiêu đánh<br /> giá sự tiết kiệm chi phí; các chỉ tiêu đánh giá sự cải thiện về chất lượng; thời<br /> gian bàn giao công trình; chỉ tiêu phản ánh sự cạnh tranh về giá cả; các chỉ<br /> tiêu đánh giá thái độ phục vụ khách hàng v.v…<br /> 3.5.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá khía cạnh khách hàng<br /> Khách hàng của các DN XDCTGT là các chủ đầu tư. Các chủ đầu tư<br /> của các công trình GTVT có thể là Chính phủ (Bộ GTVT), UBND các tỉnh,<br /> chủ sở hữu các khu công nghiệp, v.v... . Chủ đầu tư thường thành lập các ban<br /> quản lý dự án để trực tiếp ký hợp đồng, theo dõi tiến độ và quản lý chất<br /> lượng công trình. Chủ đầu tư quan tâm đến thời gian thi công, giá cả và chất<br /> lượng công trình. Do vậy để thỏa mãn khách hàng là các chủ đầu tư, DN<br /> XDCTGT phải giao hàng đúng hoặc trước hạn; giá cả cạnh tranh với chất<br /> lượng tốt. Các chỉ tiêu cần sử dụng để đánh giá sự hài lòng của khách hàng<br /> mà DN XDCTGT đem lại là:<br /> DN được đánh giá thành công nếu như số lượng khách hàng trung<br /> thành với DN tăng lên, hàng năm DN có thêm các khách hàng mới và số<br /> lượng khách hàng cũ bỏ đi giảm xuống. Các chỉ tiêu đánh giá khía cạnh<br /> khách hàng sẽ bao gồm: Số lượng khách hàng mới tăng lên; Số lượng khách<br /> hàng bỏ đi giảm xuống; Tỷ lệ khách hàng hài lòng về chất lượng công trình;<br /> Tỷ lệ khách hàng hài lòng về giá cả công trình; Tỷ lệ khách hàng hài lòng về<br /> thời gian bàn giao công trình; Tỷ lệ khách hàng hài lòng về thái độ phục vụ<br /> của công nhân viên, v.v...<br /> 20<br /> 3.5.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá khía cạnh tài chính<br /> Khía cạnh tài chính phản ánh kết quả hoạt động cuối cùng của DN. Kết quả<br /> này thể hiện bằng các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như: doanh thu, lợi nhuận, hiệu<br /> quả sử dụng tài sản (ROA), hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (ROE).<br /> Khía cạnh Mục tiêu Thước đo<br /> Tăng doanh thu, lợi Lợi nhuận ròng, ROI, ROA, ROE<br /> Tài chính<br /> nhuận<br /> - Giữ chân khách - Tỷ lệ khách hàng hài lòng về chất lượng<br /> hàng cũ công trình; tỷ lệ khách hàng hài lòng về giá cả<br /> - Tăng thêm khách công trình; tỷ lệ khách hàng hài lòng về thời<br /> hàng mới gian bàn giao công trình; tỷ lệ khách hàng hài<br /> Khách hàng lòng về thái độ phục vụ; số lượng hợp đồng<br /> ký được với khách hàng<br /> - Cải tiến phương - Số lượng phương pháp, sáng kiến được áp<br /> pháp thi công dụng trong thi công.<br /> - Rút ngắn thời - Tỷ lệ công trình bàn giao sớm; tỷ lệ công<br /> gian hoàn thành trình bàn giao đúng thời hạn; tỷ lệ công trình<br /> bàn giao chậm tiến độ, thời gian khắc phục sự<br /> cố (sửa chữa công trình bị hư hỏng).<br /> - Tiết kiệm chi phí - Tỷ lệ giảm giá thành công trình so với kỳ<br /> trước.<br /> - Giảm giá bán - Tỷ lệ giảm giá bán so với năm trước tính<br /> cho 1 đơn vị.<br /> Quy trình nội<br /> bộ - Nâng cao chất - Tỷ lệ công trình phải làm lại (tính theo m2)<br /> lượng công trình. - Tỷ lệ chi phí sửa chữa công trình so với chi<br /> phí thi công.<br /> - Nâng cao chất - Số lượng các khiếu nại của khách hàng về<br /> lượng phục vụ thái độ phục vụ.<br /> - Nâng cao trình - Số lượng nhân viên được đào tạo hàng năm<br /> độ, tay nghề; trang - Số lượng nhân viên tham gia các khóa huấn<br /> bị kiến thức, kỹ luyện về kỹ thuật thi công mới<br /> năng cần thiết<br /> - Trang bị về văn - Số lượng nhân viên tham gia các khóa đào<br /> Nhận thức và hóa kinh doanh tạo về trách nhiệm với DN và xã hội; số<br /> phát triển lượng nhân viên tham gia các khóa huấn<br /> luyện về văn hóa kinh doanh; số lượng nhân<br /> viên được tham gia các khóa huấn luyện về<br /> an toàn lao động<br /> - Thu hút, giữ chân - Số lượng nhân viên được nâng bậc, nâng<br /> được người lao lương; thời gian nâng bậc, nâng lương trung<br /> động giỏi bình, v.v...<br /> 21<br /> 3.5.2.5. Mối quan hệ nhân quả giữa các chỉ tiêu<br /> Các chỉ tiêu liên kết với nhau dựa trên mối quan hệ nhân - quả. Một chỉ<br /> tiêu thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các chỉ tiêu khác. Mối quan hệ giữa<br /> các chỉ tiêu trên bốn khía cạnh này có thể được minh họa bằng Bảng điểm cân<br /> bằng trong sơ đồ 3.1:<br /> <br /> ROA, ROS,<br /> TÀI ROE, ROI…<br /> (+)<br /> <br /> CHÍNH<br /> Doanh thu tăng ( + ) Chi phí giảm ( - )<br /> <br /> <br /> <br /> Số lượng hợp đồng<br /> tăng ( + )<br /> KHÁCH<br /> <br /> HÀNG<br /> Khách hàng hài lòng Khách hàng hài lòng về Khách hàng hài lòng<br /> về thời gian thi công chất lượng công trình về thái độ phục vụ<br /> (+) (+) (+)<br /> <br /> <br /> <br /> Thời gian bàn giao Tỷ lệ sai sót kỹ thuật Số lượng khiếu nại về<br /> công trình rút ngắn trong công trình giảm thái độ phục vụ giảm<br /> QUY (-) (-) (-)<br /> <br /> <br /> TRÌNH Thời gian thi công<br /> rút ngắn<br /> NỘI (-)<br /> <br /> <br /> BỘ Số lượng sáng kiến, cải<br /> tiến trong thi công tăng<br /> (+)<br /> <br /> <br /> Số lượng công nhân Số lượng nhân viên ký hợp đồng,<br /> NHẬN thi công được huấn quyết toán công trình được<br /> THỨC luyện kỹ năng, tay nghề giáo dục văn hóa kinh doanh<br /> VÀ (+) (+)<br /> PHÁT<br /> TRIỂN Tiền lương người lao<br /> động cao ( + )<br /> <br /> <br /> <br /> Sơ đồ 3.1: Bảng điểm cân bằng đề xuất cho DN XDCTGT<br /> 22<br /> 3.5.3. Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá HQKD cho các bộ phận chủ yếu<br /> trong DN<br /> Các DN XDCTGT thường được tổ chức thành các phòng ban chức năng<br /> như phòng kỹ thuật, phòng kinh tế - kế hoạch, phòng vật tư, phòng tổ chức<br /> nhân sự, phòng tài chính - kế toán và các đơn vị thi công. Các phòng ban, tùy<br /> theo chức năng để đảm nhận các công việc tham mưu liên quan đến các mảng<br /> công việc khác nhau do vậy cần có các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động phù<br /> hợp với chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận này. Như đã đề cập, biểu hiện<br /> cao nhất của HQKD là hiệu quả hoạt động. Do đó, luận án đã xây dựng các chỉ<br /> tiêu cụ thể cho mỗi bộ phận chức năng trong DN, bao gồm:<br /> 3.5.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Phòng kỹ thuật<br /> - Số lượng CNV được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn<br /> - Số lượng các giải pháp kỹ thuật đề xuất<br /> - .........<br /> 3.5.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Phòng vật tư<br /> - Tỷ lệ tiết kiệm giá mua vật tư<br /> - Số ngày dừng sản xuất do thiết vật tư<br /> - .........<br /> 3.5.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Phòng kinh tế - kế hoạch<br /> - Giá trị hợp đồng được ký kết<br /> - Tỷ lệ tiết kiệm chi phí so với dự toán<br /> 3.5.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Phòng tổ chức nhân sự<br /> - Số lượng công nhân viên được đào tạo<br /> - Tỷ lệ chi phí tuyển dụng, đào tạo và chi phí hoạt động tiết kiệm được so<br /> với dự toán<br /> 3.5.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Phòng tài chính kế toán<br /> - Số ngày bị dừng hoạt động do thiếu vốn<br /> - Số ngày người lao động bị chậm lương<br /> - .........<br /> 3.5.3.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị thi công<br /> - Số lượng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được áp dụng<br /> - Số ngày bàn giao công trình trước hạn<br /> - .........<br /> 23<br /> 3.6. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP<br /> HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HQKD TRONG<br /> CÁC DN XDCTGT THUỘC BỘ GTVT<br /> 3.6.1. Về phía doanh nghiệp<br /> Về mặt nhận thức: lãnh đạo các DN cần coi hệ thống chỉ tiêu đánh giá<br /> HQKD là một công cụ để giúp DN kiểm soát và thực hiện mục tiêu chiến<br /> lược hơn là để báo cáo thành tích. Nhận thức này sẽ giúp DN đánh giá các<br /> thực chất hiệu quả hoạt động, tránh được căn bệnh hình thức.<br /> Về mặt tổ chức: DN cần phải tổ chức tốt hệ thông tin thông tin phục vụ<br /> quản trị DN, đặc biệt là hệ thống kế toán. Cần tổ chức tốt hệ thống kế toán<br /> quản trị trong DN. Đặc biệt là kế toán trách nhiệm để cung cấp thông tin phù<br /> hợp, kịp thời và tin cậy cho các nhà quản trị. Các DN cần xây dựng được hệ<br /> thống định mức và dự toán chi phí khoa học, hợp lý. Công tác phân tích<br /> chênh lệch dự toán và kiểm soát chi phí, đánh giá hiệu quả cần được coi<br /> trọng. DN cần quan tâm bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về quản trị DN cho<br /> các nhà quản trị và nhân viên.<br /> 3.6.2. Về phía Nhà nước<br /> Cần thay đổi các chỉ tiêu đá
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2