Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o<br />
Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n<br />
-------YYZZ -------<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BïI THÞ THñY<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nghiªn cøu c¸c nh©n tè ¶nh h−ëng ®Õn chÊt l−îng<br />
kiÓm to¸n b¸o c¸o tµi chÝnh c¸c doanh nghiÖp niªm yÕt<br />
trªn thÞ tr−êng chøng kho¸n ViÖt Nam<br />
<br />
CHUY£N NGµNH: KÕ TO¸N (KÕ to¸n, KiÓm to¸n vµ Ph©n tÝch)<br />
M· Sè: 62.34.03.01<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hµ néi, n¨m 2013<br />
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH<br />
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
Ts. CAO TÊN KHæNG<br />
<br />
ts. Vò §×NH HIÓN<br />
<br />
<br />
Ph¶n biÖn 1:<br />
PGS.TS. §Æng §øc S¬n<br />
ViÖn Qu¶n trÞ Tµi chÝnh AFC<br />
<br />
Ph¶n biÖn 2:<br />
PGS.TS. Lª Huy Träng<br />
KiÓm to¸n Nhµ n−íc<br />
<br />
Ph¶n biÖn 3:<br />
PGS.TS. ThÞnh V¨n Vinh<br />
Häc viÖn Tµi chÝnh<br />
ñy ban chøkho¸n nhµ n−íc<br />
<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường,<br />
họp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,<br />
Vào hồi ........ giờ, ngày ....... tháng ........ năm 201<br />
<br />
<br />
<br />
Có thể tìm hiểu Luận án tại<br />
- Thư viện Quốc gia<br />
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu<br />
Kiểm toán đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát hành<br />
BCTC có chất lượng cao. Tuy nhiên, vụ phá sản của Tập đoàn Năng lượng<br />
Enron, một trong những tập đoàn năng lượng hàng đầu của Hoa Kỳ năm<br />
2001, liên quan đến sự sụp đổ của Hãng Kiểm toán hàng đầu thế giới Arthur<br />
Andersen năm 2002, đã làm tăng lên sự lo ngại về chất lượng kiểm toán.<br />
Tiếp sau đó là hàng loạt các bê bối khác về chất lượng kiểm toán của các<br />
CTKT độc lập đã được phanh phui, liên quan đến việc đưa ra ý kiến không<br />
xác đáng về BCTC như vụ phá sản của tập đoàn Worldcom hay Kmart.<br />
Tại Việt Nam, sự kiện của Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết năm<br />
2008 đã trở thành tâm điểm của TTCK Việt Nam khi những câu chuyện lãi<br />
lỗ trên BCTC năm 2005 và năm 2006 mặc dù đã được kiểm toán vẫn gây<br />
nhiều tranh cãi. Các trường hợp khác liên quan đến độ tin cậy của thông tin<br />
trên các BCTC dù đã được kiểm toán cũng khiến nhiều nhà đầu tư phải<br />
gánh chịu những tổn thất kinh tế.<br />
BCTC của các DNNY trên TTCK nhận được quan tâm từ nhiều nhóm<br />
đối tượng khác nhau và khá phức tạp, trong đó, nhóm quan tâm phổ biến và<br />
nhạy cảm nhất đối với các BCTC là các nhà đầu tư. BCTC nhiều khả năng<br />
có thể bị xuyên tạc vì lợi ích của các nhà quản lý doanh nghiệp và những<br />
người lập BCTC mà không phải vì mục đích của các nhà đầu tư. KTV và<br />
các công ty kiểm toán độc lập có trách nhiệm đảm bảo độ tin cậy của các<br />
BCTC. Khả năng đảm bảo này của KTV thể hiện chất lượng kiểm toán.<br />
Tuy nhiên, chất lượng kiểm toán không dễ dàng đánh giá và nhận biết.<br />
Các thước đo kết quả kiểm toán có thể cho biết chất lượng dịch vụ kiểm<br />
toán nhưng lại không cho biết nhân tố nào khiến cho chất lượng đạt được<br />
như vậy và quan trọng hơn là không cho biết cơ sở để nâng cao chất lượng<br />
kiểm toán. Do vậy, đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất<br />
lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị<br />
trường chứng khoán Việt Nam” phản ánh tính cấp thiết, làm sáng tỏ vấn<br />
đề được quan tâm.<br />
2<br />
<br />
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan<br />
Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước<br />
Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng<br />
Câu hỏi và kết quả nghiên cứu<br />
Câu hỏi cũng như kết quả đạt được qua các nghiên cứu tập trung vào<br />
vấn đề chính, đó là Đánh giá nhận thức của đối tượng khảo sát về mức độ<br />
ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng kiểm toán, xác định được các<br />
nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán, thang đo đánh giá<br />
thường là 5 hoặc 7, từ Rất thấp đến Rất cao. Đại diện là các nghiên cứu<br />
của Schroeder và cộng sự (1986); Carcello và cộng sự (1992), Aldhizer<br />
và cộng sự (1995); Warming-Rasmussen and Jensen (1998); Chen và<br />
cộng sự (2001); Angus Duff (2004); Kym Boon (2007), Kym Boon và<br />
cộng sự (2008).<br />
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của Đề tài<br />
Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến<br />
chất lượng kiểm toán và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến<br />
chất lượng kiểm toán BCTC của DNNY trên TTCK ở Việt Nam hiện nay,<br />
làm cơ sở đề xuất các giải pháp cần tập trung.<br />
Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, các câu<br />
hỏi nghiên cứu được đưa ra tương xứng (khung nghiên cứu), trong đó câu<br />
hỏi tổng quát là: Có những nhân tố nào và mức độ ảnh hưởng quan trọng<br />
của từng nhân tố tới chất lượng kiểm toán BCTC các DNNY trên TTCK<br />
Việt Nam hiện nay?.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng<br />
kiểm toán BCTC của các DNNY trên TTCK Việt Nam do các công ty<br />
kiểm toán độc lập thực hiện. DNNY được nghiên cứu trong Đề tài là loại<br />
hình công ty cổ phần có chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu) được niêm<br />
yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.<br />
3<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu của Đề tài<br />
- Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin: Từ các nguồn tài<br />
liệu sẵn có trong nước và quốc tế (chủ yếu từ quốc tế), qua đó, kết hợp với<br />
phân tích thực trạng tại Việt Nam để xác định các nhân tố/tiêu chí đo lường<br />
nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC của các DNNY trên<br />
TTCK Việt Nam.<br />
- Phương pháp điều tra (khảo sát, phỏng vấn, quan sát)<br />
Dựa trên hệ thống nhân tố đã được xác định về mặt lý thuyết, tác giả<br />
thiết kế Bảng câu hỏi để khảo sát các KTV, thuộc các công ty kiểm toán<br />
độc lập được chấp thuận kiểm toán DNNY, về mức độ ảnh hưởng của các<br />
nhân tố (qua các tiêu chí đo lường nhân tố) tới chất lượng kiểm toán BCTC<br />
DNNY trên TTCK Việt Nam hiện nay.<br />
Thực hiện phỏng vấn trực tiếp một số chuyên gia là đại diện nhà quản<br />
lý, lãnh đạo công ty kiểm toán, đại diện nhà đầu tư tổ chức trong việc thảo<br />
luận kết quả khảo sát, đồng thời kết hợp quan sát các dữ liệu thứ cấp để<br />
làm rõ hơn kết quả khảo sát và là cơ sở đề xuất các giải pháp liên quan.<br />
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Sau khi có kết quả khảo sát, tác giả xử<br />
lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 18, phân tích độ tin cậy của các nhân tố<br />
cũng như các tiêu chí đo lường nhân tố, đồng thời áp dụng phương pháp<br />
thống kê mô tả để tổng hợp, so sánh nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng<br />
của các nhân tố tới chất lượng kiểm toán BCTC doanh nghiệp niêm yết<br />
trên TTCK Việt Nam.<br />
Nguồn dữ liệu gồm dữ liệu sơ cấp; dữ liệu thứ cấp.<br />
6. Những đóng góp mới của Đề tài<br />
- Xét về lý luận, Đề tài tổng hợp lý luận theo hướng đi sâu vào hệ<br />
thống hóa các nhân tố (tiêu chí đo lường nhân tố) ảnh hưởng tới chất lượng<br />
kiểm toán BCTC của DNNY.<br />
- Xét về thực tiễn, Đề tài nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của<br />
các nhân tố tới chất lượng kiểm toán BCTC các doanh nghiệp niêm yết<br />
4<br />
<br />
trên TTCK Việt Nam, dưới góc nhìn của KTV, qua đó đề xuất các giải<br />
pháp trọng tâm phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.<br />
7. Khung nghiên cứu và kết cấu của Đề tài<br />
Ngoài Mở đầu và Kết luận, Luận án được thiết kế bao gồm 4 chương<br />
thể hiện ở Sơ đồ Khung nghiên cứu của Luận án dưới đây:<br />
<br />
Chương 1:<br />
Cơ sở lý luận của việc nghiên<br />
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến<br />
chất lượng kiểm toán báo cáo<br />
tài chính doanh nghiệp niêm<br />
Trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ 1:<br />
yết trên thị trường<br />
chứng khoán Những nhân tố nào, cũng như tiêu chí<br />
nào đo lường nhân tố được xác định<br />
ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán<br />
Chương 2: BCTC doanh nghiệp niêm yết trên<br />
Phân tích thực trạng với việc TTCK Việt Nam hiện nay?<br />
xác định các nhân tố ảnh hưởng<br />
đến chất lượng kiểm toán báo<br />
cáo tài chính các doanh nghiệp<br />
niêm yết trên thị trường chứng<br />
khoán Việt Nam<br />
<br />
Trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ 2:<br />
Nhân tố nào được đánh giá có mức độ<br />
Chương 3:<br />
ảnh hưởng quan trọng nhất, cũng như<br />
Kết quả nghiên cứu về các nhân thứ tự mức độ ảnh hưởng của từng<br />
tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân tố, tới chất lượng kiểm toán<br />
kiểm toán báo cáo tài chính các BCTC doanh nghiệp niêm yết trên<br />
doanh nghiệp niêm yết trên thị TTCK Việt Nam hiện nay?<br />
trường chứng khoán Việt Nam<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chương 4:<br />
Trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ 3:<br />
Giải pháp và kiến nghị nhằm Giải pháp nào cần được quan tâm chú<br />
nâng cao chất lượng kiểm toán trọng nhằm nâng cao chất lượng kiểm<br />
báo cáo tài chính các doanh toán BCTC doanh nghiệp niêm yết<br />
nghiệp niêm yết trên thị trường<br />
trên TTCK Việt Nam?<br />
chứng khoán Việt Nam.<br />
5<br />
<br />
<br />
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÁC<br />
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO<br />
CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ<br />
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN<br />
<br />
1.1. Thị trường chứng khoán và doanh nghiệp niêm yết trên thị<br />
trường chứng khoán<br />
Đặc điểm TTCK, đặc điểm doanh nghiệp niêm yết chi phối đặc điểm<br />
BCTC của DNNY, qua đó cho thấy sự cần thiết, cũng như vai trò quan<br />
trọng của kiểm toán độc lập đối với độ tin cậy của các thông tin trên<br />
BCTC, góp phần vào sự minh bạch của TTCK và bảo vệ NĐT. Những<br />
nội dung dưới đây nhằm làm rõ cơ sở lý thuyết về TTCK, doanh nghiệp<br />
niêm yết và BCTC của doanh nghiệp niêm yết dưới góc nhìn kiểm toán.<br />
1.1.1. Thị trường chứng khoán<br />
1.1.1.1. Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán<br />
Lịch sử TTCK gắn liền với nền kinh tế hàng hóa. Ở Châu Âu, TTCK<br />
xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ XVI. Đến nay, TTCK trở thành thị trường tài<br />
chính bậc cao, phát triển mạnh và luôn có sức hấp dẫn đối với các NĐT<br />
ở cả các quốc gia đang phát triển và đã phát triển.<br />
1.1.1.2. Khái niệm thị trường chứng khoán<br />
TTCK là một thị trường có tổ chức, nơi diễn ra các hoạt động mua<br />
bán các loại chứng khoán của các DNNY trên thị trường.<br />
TTCK là thị trường tài chính bậc cao, nơi mà các NĐT luôn cần<br />
có các thông tin tài chính minh bạch để ra các quyết định kinh tế của<br />
mình và họ có thể chịu thiệt hại rất nặng nề nếu như các thông tin tài<br />
chính mà họ dựa vào đó để ra quyết định không đảm bảo độ tin cậy.<br />
1.1.1.3. Chức năng của thị trường chứng khoán<br />
Chức năng của TTCK thể hiện vai trò của TTCK đối với nền kinh tế,<br />
cụ thể: Huy động vốn; Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư; Công cụ di<br />
6<br />
<br />
chuyển đầu tư; Khuyến khích cạnh tranh; Phản ánh sức khỏe của nền<br />
kinh tế; Công cụ hội nhập vào nền kinh tế thế giới.<br />
1.1.1.4. Phân loại thị trường chứng khoán<br />
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, như: quá trình lưu thông chứng khoán,<br />
phương thức giao dịch, kỳ hạn giao dịch, TTCK được phân loại khác nhau.<br />
1.1.1.5. Đặc điểm của thị trường chứng khoán<br />
3 đặc điểm cơ bản của TTCK đã tạo nên tính hấp dẫn của thị trường và thu<br />
hút cộng đồng các NĐT cá nhân cũng như tổ chức, tuy nhiên, tính minh bạch<br />
của thông tin trên TTCK, trong đó cần vai trò của kiểm toán đối với độ tin cậy<br />
của thông tin, là một vấn đề được quan tâm hàng đầu góp phần bảo vệ NĐT.<br />
1.1.1.6. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán<br />
Chủ thể phổ biến nhất tạo nên sự sôi động của TTCK chính là các<br />
công ty cổ phần và NĐT. Công ty cổ phần là chủ thể phát hành và niêm<br />
yết cổ phiếu- nguồn hàng hóa quan trọng và có khối lượng áp đảo trên<br />
TTCK và các NĐT- người thực hiện giao dịch mua bán trên TTCK.<br />
1.1.2. Doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán<br />
1.1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp niêm yết<br />
DNNY là tổ chức niêm yết trên TTCK, là công ty cổ phần (thuộc<br />
đơn vị có lợi ích công chúng) có đủ điều kiện về vốn, hoạt động kinh<br />
doanh, khả năng tài chính, số cổ đông hoặc số người sở hữu và được<br />
niêm yết trên TTCK (Sở GDCK hoặc Trung tâm GDCK).<br />
1.1.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp niêm yết<br />
5 đặc điểm cơ bản của DNNY đã được phân tích dưới góc nhìn của kiểm<br />
toán có ảnh hưởng tới đặc điểm BCTC của DNNY, mang đặc trưng của công<br />
ty cổ phần, đối tượng sở hữu (cổ đông), lĩnh vực ngành nghề, qui mô và tính<br />
chất nghiệp vụ, đồng thời chịu sự quản lý chặt chẽ bởi hệ thống pháp luật.<br />
1.1.3. Đặc điểm báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết<br />
Thứ nhất, BCTC DNNY đòi hỏi độ tin cậy cao và rất nhạy cảm;<br />
Thứ hai, BCTC theo dõi và phản ánh nhiều chỉ tiêu đặc thù;<br />
7<br />
<br />
Thứ ba, BCTC phản ánh khối lượng nghiệp vụ lớn và phức tạp;<br />
Thứ tư, BCTC của DNNY phải tuân thủ các qui định khắt khe hơn<br />
của TTCK, trong đó có yêu cầu bắt buộc phải kiểm toán.<br />
1.2. Kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết<br />
1.2.1. Khái niệm và phân loại kiểm toán<br />
1.2.1.1. Khái niệm kiểm toán<br />
Kiểm toán độc lập đối với BCTC của DNNY là việc KTV thuộc các<br />
công ty kiểm toán độc lập đáp ứng các yêu cầu kiểm toán DNNY, kiểm<br />
tra và đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý xét trên các khía cạnh<br />
trọng yếu của BCTC doanh nghiệp niêm yết.<br />
1.2.1.2. Phân loại kiểm toán<br />
Kiểm toán được phân loại theo chức năng, chủ thể và tính chất bắt<br />
buộc, cho thấy ưu, nhược điểm của từng loại hình kiểm toán. Kiểm toán<br />
độc lập đối với BCTC DNNY trên TTCK là hình thức kiểm toán bắt<br />
buộc do KTV và CTKT độc lập thực hiện.<br />
1.2.2. Vai trò của kiểm toán độc lập đối với báo cáo tài chính doanh nghiệp<br />
niêm yết: Kiểm toán BCTC DNNY giúp tăng độ tin cậy của thông tin trên<br />
BCTC và tính minh bạch của TTCK; nhằm bảo vệ NĐT và các đối tượng có<br />
lợi ích từ kết quả kiểm toán; giúp các DNNY nâng cao trình độ quản lý và uy<br />
tín; giúp các cơ quan chức năng đề ra các văn bản luật phù hợp.<br />
1.2.3. Các loại báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp<br />
niêm yết trên thị trường chứng khoán<br />
1.2.3.1. Quy trình kiểm toán BCTC các DNNY trên TTCK<br />
Qui trình kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK đảm bảo tuân thủ qui<br />
trình kiểm toán chung.<br />
1.2.3.2. Các loại báo cáo kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK<br />
BCKiT có các dạng ý kiến gồm Ý kiến chấp nhận toàn phần và Ý<br />
kiến không phải chấp nhận toàn phần: (i) Ý kiến ngoại trừ; (ii) Ý kiến<br />
kiểm toán trái ngược; (iii) Ý kiến từ chối đưa ra ý kiến.<br />
8<br />
<br />
Trong các loại ý kiến kiểm toán, ý kiến chấp nhận toàn phần được<br />
DNNY và NĐT trên TTCK mong đợi nhất.<br />
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính<br />
của doanh nghiệp niêm yết<br />
1.3.1. Đối tượng quan tâm tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính<br />
của doanh nghiệp niêm yết<br />
Các nghiên cứu cho thấy, chất lượng kiểm toán BCTC nhận được sự<br />
quan tâm bởi nhiều đối tượng, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức (công ty chứng<br />
khoán, các quĩ đầu tư…) và nhà đầu tư cá nhân (thuộc mọi tầng lớp dân cư<br />
trong xã hội). Đây là nhóm quan tâm mang tính đặc trưng nhất trên TTCK tới<br />
chất lượng kiểm toán. Nhóm này thường phải đối mặt với rủi ro từ các BCTC<br />
thiếu tin cậy, do vậy luôn mong muốn nhận được BCTC và BCKiT có chất<br />
lượng và họ có quyền kiện KTV/CTKT nếu các BCTC đã được kiểm toán<br />
còn chứa đựng cái sai sót trọng yếu gây thiệt hại cho các quyết định đầu tư<br />
của họ. Mối quan hệ giữa CTKT (nhà cung cấp dịch vụ), DNNY (bên trả phí<br />
dịch vụ) và bên thứ ba (nhà đầu tư, chủ nợ) được nhấn mạnh, nếu CTKT đã<br />
đồng ý cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho DNNY trên cơ sở mức phí<br />
thỏa thuận, thì đồng nghĩa với việc cung cấp một dịch vụ đảm bảo chất lượng<br />
(đáp ứng yêu cầu bên thứ ba) mà không hàm ý thỏa mãn khách hàng là<br />
DNNY trên khía cạnh nhằm làm đẹp BCTC.<br />
1.3.2. Quan điểm chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp<br />
niêm yết<br />
Đến nay, tổng hợp từ các nghiên từ nước ngoài, có hai quan điểm chính<br />
về chất lượng kiểm toán độc lập đối với BCTC, được hình thành từ quan<br />
điểm thực hành, nhằm thỏa mãn đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán và<br />
quan điểm khoa học về kiểm toán, là khả năng phát hiện và báo cáo các sai<br />
phạm trọng yếu trên các BCTC được kiểm toán. Dù có quan điểm khác nhau<br />
nhưng đều nhằm đạt mục tiêu cuối cùng của cuộc kiểm toán, bảo đảm tính<br />
9<br />
<br />
trung thực và hợp lý của các BCTC xét trên khía cạnh trọng yếu. Nghiên cứu<br />
của đề tài dựa trên quan điểm về khả năng phát hiện và báo cáo về các sai sót<br />
trọng yếu trên các BCTC của các KTV.<br />
1.3.1.1. Chất lượng kiểm toán theo quan điểm thỏa mãn đối tượng dử dụng<br />
dịch vụ kiểm toán<br />
Chất lượng kiểm toán được phân tích dưới góc nhìn của công ty<br />
khách hàng và dưới góc nhìn của bên thứ ba (gồm nhà đầu tư, nhà quản<br />
lý, đối tác của công ty khách hàng).<br />
1.3.1.2. Chất lượng kiểm toán theo quan điểm phát hiện và báo cáo sai sót<br />
trọng yếu trong báo cáo tài chính<br />
Đánh giá chất lượng kiểm toán theo mức độ thỏa mãn của đối tượng<br />
sử dụng là không hoàn toàn đơn giản, vì người sử dụng kết quả kiểm<br />
toán không thể quan sát một cách trực tiếp hoạt động kiểm toán. Vì thế,<br />
để đánh giá chất lượng kiểm toán, các nhà nghiên cứu thường đánh giá<br />
khả năng phát hiện và báo cáo về các sai sót trọng yếu của các KTV<br />
thông qua việc xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chúng.<br />
DeAngelo (1981) được coi là nhà nghiên cứu đầu tiên dựa trên quan<br />
điểm chất lượng kiểm toán là khả năng phát và báo cáo các sai sót trọng<br />
yếu. Nhiều nhà nghiên cứu sau đó đã dựa vào quan điểm này để phát<br />
triển các lý luận về kiểm toán như Palmrose, Z. (1988), Bradshaw<br />
(2001), Lam và Chang (1994), Francis (2004), Angus Duff (2004), Kym<br />
Boon (2007, 2008)...<br />
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài<br />
chính của các doanh nghiệp niêm yết<br />
Sơ đồ dưới đây hệ thống các kết quả nghiên cứu về các nhân tố,<br />
chủ yếu là nghiên cứu từ nước ngoài, theo đó, có ba nhóm nhân tố ảnh<br />
hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC của DNNY. Nội dung chi tiết các<br />
nhân tố/nhóm nhân tố qua các nghiên cứu được làm rõ như sau:<br />
10<br />
<br />
Mức độ chuyên sâu<br />
<br />
Kinh nghiệm<br />
<br />
Trình độ<br />
Nhóm nhân tố thuộc về<br />
KTV/nhóm kiểm toán<br />
Độc lập<br />
<br />
Ý thức tuân thủ chuẩn mực<br />
<br />
Thái độ thận trọng<br />
<br />
Chuyên nghiệp<br />
<br />
Nhân tố khác<br />
<br />
<br />
Giá phí kiểm toán<br />
<br />
Qui mô công ty<br />
<br />
Nhóm nhân tố thuộc về<br />
Phương pháp kiểm toán<br />
Công ty kiểm toán<br />
<br />
Hệ thống kiểm soát chất lượng<br />
<br />
Nhân tố khác<br />
<br />
<br />
Môi trường pháp lý<br />
<br />
Khách hàng kiểm toán (DNNY) Nhóm nhân tố bên ngoài<br />
<br />
Nhân tố bên ngoài khác<br />
<br />
<br />
Sơ đồ Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC<br />
của doanh nghiệp niêm yết<br />
11<br />
<br />
1.3.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về kiểm toán viên/Nhóm kiểm toán<br />
Nhân tố thứ nhất: Mức độ chuyên sâu (Chuyên sâu- Industry<br />
Expertise): Với vai trò đặc trưng riêng của kiểm toán trên TTCK, nhân tố<br />
chuyên sâu thường được đòi hỏi cao hơn và có mức độ ảnh hưởng quan<br />
trọng hơn tới chất lượng kiểm toán BCTC do tính chất phức tạp của BCTC<br />
của DNNY, cũng như số lượng và trình độ đối tượng quan tâm tới các<br />
BCTC đã được kiểm toán sẽ làm tăng rủi ro kiểm toán (Craswell và cộng<br />
sự, 1995; Hogan and Jeter, 1999; Solomon và cộng sự, 1999; Gramling &<br />
Stone, 2001; Velury và cộng sự, 2003, Kym Boon và cộng sự, 2008).<br />
Nhân tố thứ hai: Kinh nghiệm của KTV/nhóm kiểm toán đối với<br />
khách hàng (Kinh nghiệm- Council Experience): Đặc trưng của BCTC<br />
DNNY trên TTCK khiến cho rủi ro kiểm toán BCTC của DNNY thường<br />
cao hơn so với doanh nghiệp không niêm yết, do vậy, tương tự như đối với<br />
nhân tố chuyên sâu, nhân tố kinh nghiệm cũng ảnh hưởng cao tới chất lượng<br />
kiểm toán, do vậy, đối với các cuộc kiểm toán phức tạp, rủi ro cao nên được<br />
giao cho các KTV/nhóm kiểm toán có nhiều kinh nghiệm thực hiện (Theo<br />
các kết quả nghiên cứu Carcello và cộng sự (1992), Aldhizer và cộng sự<br />
(1995); Behn và cộng sự (1997); Behn và cộng sự (1999); Chen và cộng sự<br />
(2001), Kym Boon, Jill McKinnon, Philip Ross (2008)).<br />
Nhân tố thứ ba: Năng lực nghề nghiệp (Trình độ-Technical<br />
Competence): Nhân tố trình độ được coi như yêu cầu tối thiểu đối với<br />
KTV/nhóm KT khi được giao thực hiện một cuộc kiểm toán BCTC tại<br />
khách hàng nói chung cũng như khách hàng là DNNY nói riêng (theo<br />
Richard, 2006; Kym Boon, Jill McKinnon và Philip Ross, 2008 và nhiều<br />
nghiên cứu khác).<br />
Nhân tố thứ tư: Tuân thủ tính độc lập (Độc lập- Independence):<br />
Các nghiên cứu đều khẳng định, KTV/nhóm kiểm toán độc lập với khách<br />
hàng nghĩa là sẽ có khả năng cung cấp một cuộc kiểm toán có chất lượng<br />
cao hơn. Nhất là đối với với việc đảm bảo chất lượng kiểm toán BCTC của<br />
các doanh nghiệp có lợi ích công chúng (trong đó có DNNY trên TTCK),<br />
tuân thủ tính độc lập càng trở nên quan trọng, nếu không, các sai phạm<br />
12<br />
<br />
trọng yếu trên các BCTC của DNNY dù đã được KTV phát hiện, nhưng có<br />
thể không được báo cáo do thông đồng với khách hàng, hoặc phục vụ lợi<br />
ích nhóm cổ đông hay cá nhân của KTV/CTKT (theo DeAngelo, 1981;<br />
Lindberg và Beck, 2002; Richard, 2006; Kym Boon, Jill McKinnon và<br />
Philip Ross, 2008 và nhiều nghiên cứu khác).<br />
Nhân tố thứ năm: Ý thức tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề<br />
nghiệp (Chuẩn mức đạo đức- Ethical Standards): Các KTV/nhóm KT<br />
của các CTKT đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức cao nghĩa là thực hiện kiểm<br />
toán với chất lượng cao, vì họ có khả năng phát hiện và báo cáo các lỗi và các<br />
vấn đề bất thường mà họ phát hiện được, và ít có khả năng thỏa hiệp trong<br />
quá trình kiểm toán (Kym Boon và cộng sự, 2008).<br />
Nhân tố thứ sáu: Thái độ thận trọng (Due Care): Do mức độ ảnh<br />
hưởng rộng lớn của chất lượng kiểm toán BCTC của DNNY tới các NĐT<br />
trên TTCK, thái độ thận trọng của KTV được đánh giá là nhân tố quan<br />
trọng, nhất là sự thận trọng của KTV trong các cuộc kiểm toán BCTC chứa<br />
đựng nhiều các khoản ước tính kế toán, hay khi có nghi ngờ về tính hoạt<br />
động liên tục của DNNY, hơn nữa mức độ rủi ro kiểm toán BCTC DNNY<br />
thường là cao hơn, dẫn đến KTV cần thận trọng hơn khi xác định mức sai<br />
sót được coi là trọng yếu (Kym Boon và các cộng sự, 2008).<br />
Nhân tố thứ bảy: Tính chuyên nghiệp của KTV/nhóm kiểm toán<br />
(Chuyên nghiệp- field work conduct): Mặc dù nhân tố Chuyên nghiệp<br />
thường không được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất trong các nghiên<br />
cứu, tuy nhiên, đối với cuộc kiểm toán BCTC DNNY việc bảo đảm tính<br />
chuyên nghiệp cần được chú trọng do công việc kiểm toán đối với BCTC<br />
DNNY đòi hỏi áp lực và chuyên môn cao (Kym Boon và cộng sự, 2008).<br />
Nhóm nhân tố khác thuộc KTV/nhóm kiểm toán (Other factors).<br />
1.3.3.2. Nhóm nhân tố thuộc công ty kiểm toán<br />
Nhân tố thứ nhất, Giá phí kiểm toán (Audit fee): TTCK đòi hỏi<br />
chất lượng kiểm toán cao hơn, trong khi rủi ro kiểm toán cũng cao hơn, do<br />
đó chi phí kiểm toán sẽ là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng<br />
kiểm toán, nhất là đối với BCTC của DNNY (theo DeAngelo, 1981; và<br />
nhiều nghiên cứu khác).<br />
13<br />
<br />
Nhân tố thứ hai, Qui mô công ty kiểm toán (Firm’ size): Hầu hết<br />
các nghiên cứu đều cho thấy qui mô CTKT là nhân tố ảnh hưởng tới chất<br />
lượng kiểm toán. Các DNNY trên TTCK cũng thường chấp nhận mức phí<br />
kiểm toán cao hơn để mời KTV của CTKT lớn kiểm toán BCTC nhằm<br />
tăng uy tín của DN (DeAngelo (1981); Lennox (1999), Shu (2000)).<br />
Nhân tố thứ ba: Phương pháp kiểm toán (Audit Approach): Đối<br />
với kiểm toán BCTC của DNNY, do rủi ro kiểm toán cao hơn, nên cần có<br />
một phương pháp kiểm toán hiệu quả nhằm hỗ trợ KTV thực hiện kiểm<br />
toán chuyên nghiệp hơn cũng như đánh giá tốt hơn rủi ro của DNNY, do<br />
đó nhân tố này được coi là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng<br />
kiểm toán BCTC nói chung cũng như của DNNY nói riêng.<br />
Nhân tố thứ tư: Hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ (Quality<br />
Control): Nhân tố này ở hầu hết các quốc gia đều được coi trọng, được qui<br />
định bắt buộc thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán, được coi là một tiêu chí<br />
đánh giá tiêu chuẩn CTKT đủ điều kiện kiểm toán DNNY trên TTCK.<br />
Nhóm nhân tố khác thuộc CTKT.<br />
1.3.3.3. Nhóm nhân tố bên ngoài:<br />
Các nhân tố bên ngoài thường mang đặc trưng tùy từng quốc gia, gồm<br />
Môi trường pháp lý, DNNY, kiểm soát từ ngoài và khác.<br />
<br />
Kết luận Chương 1<br />
Chương 1 đã khái quát các vấn đề lý luận chung nhất về TTCK, doanh<br />
nghiệp niêm yết, đặc điểm BCTC của DNNY ảnh hưởng tới kiểm toán<br />
BCTC. Kết quả nổi bật của Chương 1 đó là đã hệ thống hóa các nhân tố<br />
ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán theo hướng đi sâu đối với BCTC của<br />
DNNY trên TTCK. Theo đó, có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng<br />
kiểm toán gồm nhóm thuộc về KTV, thuộc về CTKT và nhóm bên ngoài.<br />
Cở sở lý luận và tổng quan về các nhóm nhân tố này sẽ là tiền đề quan<br />
trọng trong việc nghiên cứu khảo sát thực nghiệm để xác định các nhân tố<br />
ảnh hưởng, cũng như đánh giá mức độ tác động của chúng tới chất lượng<br />
kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK Việt Nam.<br />
14<br />
<br />
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỚI VIỆC XÁC ĐỊNH<br />
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN<br />
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN<br />
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM<br />
<br />
2.1. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam và các doanh nghiệp<br />
niêm yết<br />
Thực trạng đặc điểm TTCK và DNNY trên TTCK Việt Nam được làm<br />
rõ theo hướng tác động tới việc xác định các nhân tố ảnh hưởng tới chất<br />
lượng kiểm toán BCTC của DNNY.<br />
2.1.1. Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam và các doanh<br />
nghiệp niêm yết: Chia làm hai giai đoạn chính; Từ năm 2000 đến năm<br />
2005 và từ năm 2006 đến nay.<br />
2.1.2. Điều kiện niêm yết của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán<br />
Việt Nam: Được qui định tại Nghị định Số 58/2012/NĐ-CP ngày<br />
15/9/2012 Hướng dẫn thực hiện Luật Chứng khoán.<br />
2.1.3. Đặc điểm doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt<br />
Nam ảnh hưởng tới kiểm toán<br />
Xét trên góc độ kiểm toán, các DNNY trên TTCK Việt Nam, ngoài việc<br />
mang đặc trưng chung, còn có những đặc điểm riêng của một TTCK non trẻ<br />
như ở Việt Nam, do đó ảnh hưởng tới vai trò cũng như các nhân tố ảnh hưởng<br />
tới chất lượng kiểm toán BCTC. Các minh chứng thể hiện trên các điểm<br />
chính sau: Một là, các DNNY là các công ty cổ phần đã có đủ điều kiện niêm<br />
yết theo qui định; Hai là, DNNY kinh doanh đa ngành nghề, tính chất nghiệp<br />
vụ phức tạp, phát sinh nhiều; Ba là, DNNY thường có qui mô lớn và tổ chức<br />
phân tán; Bốn là, hệ thống kiểm soát nội bộ DNNY còn nhiều điểm yếu; Năm<br />
là, DNNY phải đáp ứng yêu cầu khắt khe hơn về công bố thông tin BCTC.<br />
15<br />
<br />
2.2. Kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp niêm yết trên thị<br />
trường chứng khoán Việt Nam<br />
2.2.1. Đặc điểm công ty kiểm toán độc lập được chấp thuận kiểm toán<br />
doanh nghiệp niêm yết<br />
Thực trạng kiểm toán được phân tích theo hướng nhằm xác định các<br />
nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK Việt<br />
Nam, gồm các minh chứng được hệ thống hóa về: Sự hình thành và phát<br />
triển của kiểm toán độc lập tại Việt Nam; Cơ sở pháp lý của hoạt động<br />
kiểm toán độc lập báo cáo tài chính doanh nghiệp niêm yết và Đặc điểm<br />
công ty kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK Việt Nam.<br />
2.2.2. Vai trò của kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp niêm yết<br />
trên thị trường chứng khoán Việt Nam<br />
Các minh chứng thực tế về chênh lệch số liệu BCTC trước và sau kiểm<br />
toán năm cũng như soát xét BCTC bán niên, phân tích về các loại ý kiến kiểm<br />
toán của KTV đối với BCTC của DNNY trên TTCK Việt Nam thời gian qua<br />
đã cho thấy rõ vai trò trực tiếp của kiểm toán nhằm giúp các thông tin trên<br />
BCTC của DNNY trung thực và minh bạch hơn; giúp NĐT tin cậy và có<br />
những thận trọng khi sử dụng thông tin trên BCTC; là căn cứ cho các quyết<br />
định chia cổ tức, phát hành thêm; phát hiện điểm yếu về môi trường pháp lý.<br />
2.2.3. Thực trạng đánh giá chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của<br />
doanh nghiệp niêm yết<br />
Thực tế tại Việt Nam, việc đánh giá chất lượng kiểm toán báo cáo tài<br />
chính của doanh nghiệp niêm yết được thực hiện bởi chính các công ty kiểm<br />
toán (thông qua hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ) và từ các cơ quan có<br />
thẩm quyền (chủ yếu là VACPA) thông qua các hoạt động kiểm soát chất<br />
lượng từ ngoài, tuy nhiên các đánh giá chất lượng chủ yếu dựa trên tuân thủ<br />
qui trình và chuẩn mực kiểm toán của KTV và công ty kiểm toán; NĐT<br />
không tự đánh giá được mà chỉ có thể tin tưởng vào ý kiến kiểm toán cho đến<br />
khi những sai lệch được phát hiện (nếu có) ảnh hưởng đến lợi ích của NĐT.<br />
16<br />
<br />
2.3. Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC<br />
của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam<br />
Qua phân tích thực trạng Việt Nam và kế thừa các kết quả nghiên cứu<br />
(chủ yếu từ nước ngoài), 16 nhân tố (thuộc 3 nhóm) cùng với 62 tiêu chí<br />
thuộc nhân tố được xác định là có mức độ ảnh hưởng quan trọng tới chất<br />
lượng kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK Việt Nam hiện nay.<br />
2.3.1. Nhóm nhân tố bên ngoài<br />
2.3.1.1. Môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán BCTC DNNY (Môi<br />
trường pháp lý): 3 tiêu chí đo lường nhân tố Môi trường pháp lý cho hoạt<br />
động kiểm toán gồm: (1) Sự đầy đủ; (2) Sự phù hợp; (3) Chế tài xử phạt.<br />
2.3.1.2. Nhân tố khách hàng là doanh nghiệp niêm yết (DNNY): với 6 tiêu<br />
chí đo lường nhân tố khách hàng DNNY (liên quan đến sự hiểu biết và ý<br />
thức của ban lanh đạo DNNY, đặc trưng qui mô, ngành nghề và chất lượng<br />
của hệ thống kiểm soát nội bộ của DNNY).<br />
2.3.1.3. Nhân tố bên ngoài khác (Ngoài khác): Gồm 3 tiêu chí đo lường: (1)<br />
Môi trường kinh tế vĩ mô; (2) Môi trường văn hóa, thói quen của người sử<br />
dụng dịch vụ kiểm toán; (3) Vai trò kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC<br />
DNNY từ bên ngoài.<br />
2.3.2. Nhóm Nhân tố thuộc về kiểm toán viên<br />
8 nhân tố và 32 tiêu chí đo lường nhân tố thuộc về KTV/nhóm kiểm<br />
toán được xác định ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC DNNY<br />
trên TTCK Việt Nam hiện nay gồm:<br />
2.3.2.1. Đảm bảo tính độc lập (Độc lập): với 4 tiêu chí đo lường.<br />
2.3.2.2. Trình độ chuyên môn nghề nghiệp của KTV/nhóm KT (Trình độ):<br />
với 3 tiêu chí đo lường.<br />
2.3.2.3. Khả năng chuyên sâu (tinh thông nghề nghiệp) của KTV/nhóm<br />
kiểm toán (Chuyên sâu): với 3 tiêu chí đo lường.<br />
2.3.2.4. Kinh nghiệm kiểm toán đối với khách hàng của KTV/nhóm kiểm<br />
toán (Kinh nghiệm): với 2 tiêu chí đo lường.<br />
17<br />
<br />
2.3.2.5 Thái độ nghề nghiệp (Sự thận trọng, hoài nghi nghề nghiệp) của<br />
KTV/nhóm KT (Thái độ nghề nghiệp): với 6 tiêu chí đo lường.<br />
2.3.2.6. Nhân tố chuyên nghiệp của KTV/nhóm KT khi thực hiện kiểm<br />
toán tại khách hàng (Chuyên nghiệp): với 6 tiêu chí đo lường.<br />
2.3.2.7. Ý thức tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của các thành<br />
viên trong nhóm kiểm toán (Ý thức): với 3 tiêu chí đo lường.<br />
2.3.2.8. Áp lực mùa vụ kiểm toán đối với KTV/nhóm kiểm toán (Áp lực):<br />
với 4 tiêu chí đo lường.<br />
2.3.3. Nhóm Nhân tố thuộc về công ty kiểm toán<br />
5 nhân tố với 18 tiêu chí đo lường nhân tố thuộc CTKT sau đây được<br />
xác định ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng kiểm toán BCTC các DNNY<br />
trên TTCK Việt Nam hiện nay:<br />
2.3.3.1. Quy mô của các CTKT (Qui mô): với 4 tiêu chí đo lường.<br />
2.3.3.2 Danh tiếng của CTKT (Danh tiếng): với 3 tiêu chí đo lường.<br />
2.3.3.3 Điều kiện làm việc của Công ty đối với KTV/Nhóm kiểm toán<br />
(Điều kiện làm việc): 5 tiêu chí đo lường.<br />
2.3.3.4. Phí kiểm toán /thời gian hoàn thành BCKiT (Phí kiểm toán): với<br />
2 tiêu chí đo lường.<br />
2.3.3.5. Hệ thống kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán (HTKSCL):<br />
với 5 tiêu chí đo lường.<br />
<br />
Kết luận Chương 2<br />
Dựa vào các nghiên cứu trong nước và quốc tế đã được bàn luận ở<br />
trên, 16 nhân tố được xác định ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC<br />
DNNY trên TTCK Việt Nam hiện nay, thuộc 3 nhóm: Nhóm nhân tố bên<br />
ngoài; Nhóm nhân tố thuộc KTV/nhóm kiểm toán và Nhóm nhân tố thuộc<br />
về công ty kiểm toán. Nghiên cứu cũng đã giải thích chi tiết nội hàm của<br />
16 nhân tố thông qua 62 tiêu chí đo lường. 62 tiêu chí này được kế thừa từ<br />
các nghiên cứu quốc tế và phát triển mới dựa trên phân tích thực trạng,<br />
được coi là phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.<br />
18<br />
<br />
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH<br />
HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH<br />
CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG<br />
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM<br />
<br />
3.1. Thu thập và xử lý số liệu nghiên cứu<br />
3.1.1. Thiết kế câu hỏi khảo sát<br />
3.1.2. Lựa chọn đối tượng khảo sát<br />
3.1.3. Phương pháp khảo sát và thu hồi phiếu khảo sát<br />
3.1.4. Mô tả đối tượng trả lời phiếu khảo sát<br />
3.1.5. Nguồn dữ liệu sử dụng<br />
3.1.6. Mô tả các bước hình thành dữ liệu nghiên cứu<br />
Bước 1: Mã hóa dữ liệu, khai báo, nhập dữ liệu trên SPSS.<br />
Bước 2: Mã hóa lại thang đo thành 3 mức độ chính: 1. Từ Rất thấp-><br />
Thấp; 3. Bình thường; 5. Cao-> Rất cao.<br />
Bước 3: Kiểm tra thang đo cho kết quả các tiêu chí thuộc nhân tố là phù hợp.<br />
Bước 4: Kiểm tra thang đo theo từng nhóm nhân tố, sau xử lý trên<br />
SPSS, cho kết quả 14 nhân tố, với 60 tiêu chí đo lường, ảnh hưởng tới chất<br />
lượng kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK Việt Nam.<br />
Bước 5: Mô tả thống kê (kết quả được trình bày tại Mục 3.2)<br />
3.2. Phân tích kết quả về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất<br />
lượng kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp niêm yết<br />
Bảng Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của 3 nhóm nhân tố tới chất lượng<br />
kiểm toán<br />
Nhóm nhân tố ảnh Số Giá trị<br />
Độ lệch<br />
Mã Ký hiệu hưởng tới chất lượng quan trung<br />
chuẩn<br />
kiểm toán sát bình<br />
1.Nhóm B NhomKTV Nhóm Kiểm toán viên 138 4,2375 0,63702<br />
2.Nhóm A Nhombenngoai Nhóm nhân tố Bên ngoài 138 3,9710 0,70978<br />
3.Nhóm C NhomCTKT Nhóm Công ty kiểm toán 138 3,9504 0,70491<br />
<br />
(Nguồn: Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất<br />
lượng kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK Việt Nam)<br />
19<br />
<br />
Nội dung dưới đây phân tích chi tiết mức độ ảnh hưởng của các nhân<br />
tố (tiêu chí đo lường nhân tố) tổng hợp được từ kết quả khảo sát theo 3<br />
nhóm: Nhóm nhân tố Bên ngoài, nhóm KTV và nhóm Công ty kiểm toán.<br />
Các bảng dưới đây được sắp xếp theo cột giá trị trung bình thể hiện mức độ<br />
ảnh hưởng giảm dần của các nhân tố.<br />
3.2.1. Nhóm Nhân tố bên ngoài<br />
Có 3 nhân tố thuộc nhóm Bên ngoài (nhóm A) ảnh hưởng tới chất<br />
lượng kiểm toán, tương ứng với 12 tiêu chí đo lường nhân tố.<br />
Bảng Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của nhân tố Nhóm Bên ngoài tới<br />
chất lượng kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK Việt Nam<br />
Số quan Giá trị Độ lệch<br />
TT Mã Ký hiệu Nhân tố bên ngoài<br />
sát trung bình chuẩn<br />
1 BC2 DNNY Nhân tố thuộc về DNNY 138 4,1401 0,81730<br />
Môi trường pháp lý kiểm<br />
2 BC1 MoitruongPL 138 4,0628 0,96201<br />
toán BCTC DNNY<br />
3 BC3 Ngoaikhac Nhân tố bên ngoài khác 138 3,7101 1,00350<br />
Nhóm A Nhombenngoai Nhóm nhân tố bên ngoài 138 3,9710 0,70978<br />
(Nguồn: Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất<br />
lượng kiểm toán BCTC DNNY<br />
3.2.2. Nhóm Nhân tố thuộc về kiểm toán viên<br />
6 nhân tố thuộc Nhóm KTV với 30 tiêu chí đo lường nhân tố.<br />
Bảng Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của nhân tố thuộc Nhóm KTV tới<br />
chất lượng kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK Việt Nam<br />
Số quan Giá trị Độ lệch<br />
STT Mã Ký hiệu Nhân tố Nhóm KTV<br />
sát trung bình chuẩn<br />
Kinh nghiệm chuyên sâu của<br />
1 BC6 Chuyensau 138 4,4551 0,74550<br />
KTV/nhóm KT<br />
Ý thức và thái độ nghề nghiệp<br />
2 BC10 Ythuc 138 4,4251 0,79001<br />
của KTV/nhóm KT<br />
Tính chuyên nghiệp của<br />
3 BC9 Chuyennghiep 138 4,3768 0,86187<br />
KTV/nhóm KT<br />
Áp lực mùa vụ đối với<br />
4 BC11 Apluc 138 4,2754 1,05863<br />
KTV/nhóm KT<br />
5 BC4 Doclap Tính độc lập của KTV/CTKT 138 4,2065 0,88319<br />
6 BC5 Trinhdo Trình độ KTV/nhóm KT 138 3,6860 1,08948<br />
Nhóm B NhomKTV Nhóm Kiểm toán viên 138 4,2375 0,63702<br />
(Nguồn: Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng<br />
kiểm toán BCTC DNNY<br />
20<br />
<br />
3.2.3. Nhóm Nhân tố thuộc về công ty kiểm toán<br />
Kết quả thứ tự mức độ ảnh hưởng của 5 nhân tố với 18 tiêu chí đo<br />
lường nhân tố thuộc nhóm công ty kiểm toán được thảo luận và thể hiện<br />
trong Bảng dưới đây:<br />
Bảng Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của nhân tố thuộc Nhóm CTKT tới<br />
chất lượng kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK Việt Nam<br />
Số Giá trị<br />
Độ lệch<br />
STT Mã Ký hiệu Nhân tố Nhóm CTKT quan trung<br />
chuẩn<br />
sát bình<br />
Hệ thống kiểm soát chất 4,2870 0,89343<br />
1 BC16 KiemsoatCL 138<br />
lượng của CTKT<br />
2 BC14 DKLV Điều kiện làm việc của 138 4,0145 0,85209<br />
KTV/nhóm KT<br />
3 BC15 Phi Phí kiểm toán và thời gian 138 3,9420 1,18240<br />
hoàn thành BCKiT<br />
4 BC13 Danhtieng Danh tiếng CTKT 138 3,8309 1,10389<br />
5 BC12 Quimo Qui mô CTKT 138 3,6775 1,02131<br />
<br />
Nhóm C Nhóm CTKT Nhóm Nhân tố thuộc về 138 3,9504 0,70491<br />
Công ty kiểm toán<br />
(Nguồn: Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng<br />
kiểm toán BCTC DNNY<br />
<br />
Kết luận Chương 3.<br />
Chương 3 đã mô tả quá trình thu thập và xử lý số liệu dựa trên phần<br />
mềm SPSS 18, kết quả phân tích nhân tố và thống kê mô tả cho thấy, có<br />
14 nhân tố và thứ tự mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc 3 nhóm<br />
tới chất lượng kiểm toán BCTC của DNNY trên TTCK Việt Nam hiện<br />
nay. Theo đó, 6 nhân tố có thứ tự ảnh hưởng quan trọng giảm dần thuộc<br />
nhóm KTV gồm: Kinh nghiệm chuyên sâu, Ý thức, Chuyên nghiệp, Áp<br />
lực, Độc lập và Trình độ. 5 nhân tố có mức độ ảnh hưởng quan trọng<br />
giảm dần thuộc nhóm Công ty kiểm toán gồm: Hệ thống kiểm soát chất<br />
lượng, Điều kiện làm việc (trong đó chú trọng phương pháp và qui trình<br />
kiểm toán), Phí, Danh tiếng và Qui mô; 3 nhân tố thuộc nhóm bên ngoài,<br />
trong đó, nhân tố DNNY và Môi trường pháp lý được nhận thức là có<br />
mức độ ảnh hưởng quan trọng hơn nhân tố bên ngoài khác.<br />
21<br />
<br />
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT<br />
LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP<br />
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM<br />
<br />
4.1 Sự cần thiết nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính<br />
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam<br />
Dưới góc nhìn của KTV, kết quả cho thấy, 65,9% số KTV được<br />
khảo sát cho rằng, chất lượng kiểm toán BCTC các DNNY ở Việt Nam<br />
hiện nay chỉ được đảm bảo ở mức bình thường, 26,1% cho rằng được<br />
đảm bảo ở mức thấp và rất thấp. Đồng thời, kết quả ý kiến khảo sát từ<br />
KTV cũng cho thấy còn tồn tại về thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới<br />
chất lượng kiểm toán, do vậy cần thiết có các giải pháp tác động vào các<br />
nhân tố tích cực nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC các DNNY<br />
trên TTCK Việt Nam hiện nay.<br />
4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các<br />
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam<br />
Sơ đồ dưới đây cho thấy 3 nhóm giải pháp được đề xuất cần tập trung dựa<br />
vào kết quả khảo sát, quan sát thực tế và phỏng vấn thêm chuyên gia, gồm:<br />
4.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng KTV/nhóm kiểm toán, gồm:<br />
Nâng cao kinh nghiệm chuyên sâu của KTV/nhóm kiểm toán; Nâng<br />
cao ý thức và thái độ nghề nghiệp của KTV/nhóm KT (Ý thức); Nâng<br />
cao tính chuyên nghiệp của KTV/nhóm KT khi thực hiện cuộc kiểm toán<br />
tại khách hàng (Chuyên nghiệp); nhóm giải pháp nhằm giảm áp lực và<br />
đảm bảo tính độc lập của KTV/nhóm kiểm toán.<br />
4.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng các công ty kiểm toán: Một<br />
là, hoàn thiện Hệ thống kiểm soát chất lượng của CTKT; Hai là, cải<br />
thiện điều kiện làm việc, trong đó chú trọng khâu thiết kế một phương<br />
pháp và công cụ thực hiện kiểm toán chuyên nghiệp.<br />
4.2.3 Nhóm giải pháp cải thiện môi trường pháp lý: Thứ nhất, tiếp tục<br />
hoàn thiện chuẩn mực kiểm toán mới; Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện chuẩn<br />
mực và chế độ kế toán.<br />
22<br />
<br />
4.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường các giải pháp<br />
4.3.1. Tăng cường vai trò quản lý của các cơ quan có thẩm quyền:<br />
UBCKNN, VACPA, Bộ Tài chính.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
UBCKNN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
VACPA<br />
Bộ Tài<br />
chính<br />
<br />
<br />
<br />
Công ty<br />
kiểm toán<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.ĐK làm việc 1.Hệ thống<br />
(phương pháp, kiểm soát chất<br />
công cụ kiểm lượng<br />
toán) -Đầy đủ<br />
-Phù hợp<br />
-Chế tài<br />
<br />
Doanh<br />
nghiệp niêm Môi trường<br />
yết pháp lý<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1.Kinh<br />
3.Chuyên 4.Áp lực 2.Ý thức 5.Độc lập<br />
nghiệm<br />
nghiệp<br />
chuyên sâu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
KTV/ - Tự giác/Ý thức<br />
nhóm KT<br />
- Tuyển dụng/đào tạo<br />
- Khuyến khích/Xử phạt<br />
<br />
<br />
Sơ đồ Đề xuất nhóm giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC<br />
DNNY trên TTCK Việt Nam<br />
23<br />
<br />
<br />
4.3.2. Đối với doanh nghiệp niêm yết: Kiến nghị nhằm giảm ảnh hưởng<br />
xấu từ phía DNNY tới chất lượng kiểm toán.<br />
4.3.3. Lưu ý đối với nhà đầu tư khi sử dụng các báo cáo kiểm toán báo<br />
cáo tài chính: Một số lưu ý đối với NĐT liên quan đến các dạng ý kiến<br />
của KTV về BCTC và những rủi ro khi sử dụng các báo cáo kiểm toán.<br />
<br />
Kết luận Chương 4.<br />
Chương 4 đã cho thấy sự cần thiết của việc đề xuất các giải pháp thông<br />
qua việc thảo luận về thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm<br />
toán BCTC DNNY trên TTCK Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn của các<br />
KTV, theo đó, dựa trên kết quả nghiên cứu từ Chương 3, Luận án đề xuất 3<br />
nhóm giải pháp cần tập trung. Để tăng cường tính khả thi của các giải pháp,<br />
tác giả kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền, kiến nghị đối với<br />
DNNY. Ngoài ra là một lưu ý đối với NĐT về những khả năng xảy ra rủi ro<br />
khi sử dụng các BCTC đã được kiểm toán.<br />
<br />
<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Những đóng góp chính của Đề tài như sau:<br />
- Tổng hợp và phát triển lý luận theo hướng đi sâu vào các nhân tố ảnh<br />
hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC của các DNNY. Qua phân tích chi<br />
tiết công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước đã giúp hình thành<br />
khung lý thuyết, hệ thống hóa và phân loại 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới<br />
chất lượng kiểm toán BCTC của DNNY.<br />
- Kết hợp với phân tích thực trạng tại Việt Nam, 16 nhân tố được xác<br />
định có ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK Việt<br />
Nam hiện nay, thuộc 3 nhóm: Nhóm nhân tố bên ngoài; Nhóm nhân tố<br />
24<br />
<br />
thuộc KTV/nhóm kiểm toán và Nhóm nhân tố thuộc về công ty kiểm toán.<br />
Nghiên cứu cũng đã giải thích chi tiết nội hàm của 16 nhân tố này thông<br />
qua 62 tiêu chí đo lường.<br />
- Dựa vào các nhân tố đã được xác định, tác giả thực hiện khảo sát và<br />
thu hồi ý kiến đánh giá từ 138 KTV đủ điều kiện kiểm toán BCTC DNNY<br />
trên TTCK Việt Nam. Kết quả phân tích nhân tố sau khảo sát và thống kê<br />
mô tả cho thấy, có 14 nhân tố (với 60 tiêu chí đo lường) được chia thành ba<br />
nhóm ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC của DNNY trên TTCK,<br />
với các mức độ ảnh hưởng là khác nhau, cụ thể: 6 nhân tố thuộc về nhóm<br />
KTV có mức độ ảnh hưởng giảm dần, gồm: Kinh nghiệm chuyên sâu, Ý<br />
thức, Chuyên nghiệp, Áp lực, Độc lập và Trình độ; 3 nhân tố thuộc nhóm<br />
bên ngoài có mức độ ảnh hưởng giảm dần, gồm: Doanh nghiệp niêm yết,<br />
Môi trường pháp lý và Kiểm soát bên ngoài; 5 nhân tố thuộc về nhóm<br />
Công ty kiểm toán có mức độ ảnh hưởng giảm dần, gồm: Hệ thống kiểm<br />
soát chất lượng, Điều kiện làm việc (chủ yếu là Phương pháp và qui trình<br />
kiểm toán), Phí kiểm toán, Danh tiếng và Qui mô CTKT.<br />
- Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố kết hợp với<br />
quan sát thực tế và phỏng vấn chuyên gia, đã giúp đề xuất 3 nhóm giải<br />
pháp cần tập trung, gồm: Tăng cường chất lượng KTV; Tăng cường chất<br />
lượng công ty kiểm toán; và Cải thiện môi trường pháp lý; đồng thời, kiến<br />
nghị đối với cơ quan có thẩm quyền, DNNY và một số lưu ý đối với NĐT.<br />
Các giải pháp là hữu ích đối với KTV và CTKT; hữu ích đối với các nhà<br />
quản lý chất lượng kiểm toán; và đặc biệt hữu ích đối với người sử dụng<br />
báo cáo kiểm toán, góp phần phát triển lành mạnh TTCK, giúp NĐT nâng<br />
cao hiểu biết về rủi ro cũng như quyền lợi sử dụng BCTC được kiểm toán.<br />
Nghiên cứu của đề tài sẽ là tiền đề quan trọng cho việc xác định các<br />
thuộc tính đánh giá chất lượng kiểm toán BCTC trên TTCK Việt Nam.<br />
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ<br />
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN<br />
<br />
<br />
1. Mạn Đình và Nhóm phóng viên (2008), “Báo cáo tài chính đã được<br />
kiểm toán: Vẫn tiềm ẩn rủi ro”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân<br />
hàng số 76/tháng 9/2008, tr.5-12.<br />
2. Mạn Đình (2011), “Quan điểm đánh giá chất lượng kiểm toán báo<br />
cáo tài chính doanh nghiệp niêm yết”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo<br />
Ngân hàng số 115/tháng 12/ năm 2011, tr32-37.<br />
3. Mạn Đình (2012), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng<br />
kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp niêm yết trên thị trường<br />
chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng<br />
tháng số 126/tháng 11/2012, tr.50-58.<br />
4. ThS. Nguyễn Tố Tâm, ThS. Bùi Thị Thủy (2012), “Chất lượng<br />
thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên TTCK Việt<br />
Nam”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 130/tháng<br />
3/2013, tr34-41.<br />
5. Mạn Đình (2013), “Sự cần thiết nâng cao chất lượng kiểm toán báo<br />
cáo tài chính doanh nghiệp niêm yết”, Tạp chí Thị trường Tài chính-<br />
Tiền tệ số 9 (378)- tháng 5/2013, tr 30-33.<br />
6. Bùi Thị Thủy (2013), “Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân<br />
tố thuộc công ty kiểm toán tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài<br />
chính”, Hội thảo quốc tế ICECH2013, Viện Kinh tế và Quản lý,<br />
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.<br />
.<br />