LỜI MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thời gian qua, Chính phủ<br />
đã thí điểm thành lập 13 tập đoàn kinh tế nhà nước trên cơ sở cơ cấu lại một số tổng công<br />
ty nhà nước. Các tập đoàn kinh tế nhà nước được nắm giữ và ưu tiên các nguồn lực quan<br />
trọng về vốn, lĩnh vực hoạt động, với vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước, thúc đẩy tăng<br />
trưởng kinh tế, điều tiết kinh tế vĩ mô, ổn định giá cả, cung cấp nhiều sản phẩm thiết yếu<br />
cho nền kinh tế. Đến nay, các tập đoàn kinh tế nhà nước đã có điều kiện huy động vốn,<br />
mở rộng ngành nghề kinh doanh, khai thác tốt hơn cơ sở vật chất kỹ thuật trên nguyên tắc<br />
gắn với ngành kinh doanh chính, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định được<br />
vị thế và thương hiệu trong quá trình hội nhập quốc tế. Cùng với việc thực hiện các mục<br />
tiêu kinh tế, các tập đoàn cũng bảo đảm thực hiện các mục tiêu khác về an ninh- quốc<br />
phòng, an sinh xã hội cho đất nước.<br />
Tuy nhiên, sau thời gian thực hiện thí điểm, mô hình tập đoàn kinh tế đang bộc lộ<br />
những bất cập về mô hình tổ chức và phân cấp quản lý. Các quy định về tổ chức và hoạt động<br />
của tập đoàn kinh tế còn những điểm chưa nhất quán dẫn đến sự chồng chéo, làm giảm hiệu<br />
quả hoạt động của các doanh nghiệp thành viên nói riêng và của cả tập đoàn nói chung. Bên<br />
cạnh đó, các tập đoàn kinh tế sử dụng vốn, tài sản Nhà nước cũng chưa thật sự hiệu quả, chưa<br />
tương xứng với sứ mệnh được trao; tỷ lệ vốn đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính còn cao và tiềm<br />
ẩn nhiều rủi ro. Một số sai phạm tại một số tập đoàn kinh tế nhà nước đã gây ra những tổn<br />
thất lớn, gây bức xúc trong xã hội.<br />
Theo quy định tại các văn bản luật hiện hành, sử dụng vốn Nhà nước phải theo sự điều<br />
chỉnh của Luật Ngân sách Nhà nước và một số văn bản pháp luật có liên quan. Chính phủ, các<br />
cơ quan Chính phủ chịu trách nhiệm về việc sử dụng nhưng việc phân bổ, giám sát phần vốn<br />
này là do Quốc hội, các cơ quan Quốc hội thực hiện. Vị trí và vai trò quan trọng của tập đoàn<br />
kinh tế nhà nước đối với nền kinh tế đã được khẳng định nhưng hiện nay, giám sát của Quốc<br />
hội, các cơ quan của Quốc hội đối với các tập đoàn này để bảo đảm các hoạt động của tập đoàn<br />
theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn do đây là mô<br />
hình thực hiện thí điểm, có nhiều vấn đề mới đối với cả cơ quan lập pháp và hành pháp. Đồng<br />
thời, hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn chưa<br />
được hoàn thiện. Việc giám sát của Quốc hội vẫn chủ yếu dựa theo báo cáo của cơ quan kiểm<br />
toán nhà nước, của Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan và các tập đoàn. Hơn nữa, với cơ<br />
cấu đại biểu Quốc hội như hiện nay, khả năng nắm bắt, hiểu và phân tích thông tin tài chính<br />
chưa đồng đều, gặp nhiều khó khăn. Đây là các nguyên nhân khiến cho hoạt động giám sát của<br />
Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước chưa đạt được như mong muốn.<br />
Hiện nay, với số lượng đã được thành lập lên tới 13 tập đoàn kinh tế nhà nước nhưng<br />
đều dưới hình thức thí điểm, chưa có chế định ở tầm luật để điều chỉnh các hoạt động của tập<br />
đoàn, trong khi hoạt động giám sát của Quốc hội chỉ mức độ khiêm tốn, hiệu lực giám sát<br />
không cao. Thực tế từ khi bắt đầu thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước vào năm<br />
2005, Quốc hội chỉ thực hiện duy nhất giám sát tối cao vào năm 2009, sau đó ban hành Nghị<br />
quyết với các yêu cầu cụ thể để Chính phủ thực hiện và báo cáo việc thực hiện với Quốc hội<br />
vào năm 2010. Từ đó đến nay, Quốc hội chưa thực hiện thêm đợt giám sát tối cao hay chuyên<br />
đề về thành phần kinh tế này. Tác động sau giám sát là vấn đề đáng quan tâm bởi sau khi<br />
Quốc hội ban hành Nghị quyết, việc Chính phủ thực hiện đến đâu và hiệu quả ra sao cũng<br />
chưa được Quốc hội quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, việc hoàn thiện, nâng cao hiệu lực<br />
<br />
1<br />
giám sát của Quốc hội đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra vì Quốc hội có vai trò quan trọng<br />
trong việc tạo lập các khuôn khổ pháp lý cho TĐKT hoạt động; đồng thời giám sát chặt chẽ<br />
quá trình hình thành, vận hành và thực hiện các chức năng của TĐKT, bảo đảm các TĐKT<br />
hoạt động có hiệu quả.<br />
Xuất phát từ phân tích như trên, nghiên cứu sinh xin được lựa chọn đề tài: Tăng cường<br />
hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước.<br />
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu<br />
Trên thế giới, mô hình tập đoàn kinh tế đã được một số quốc gia áp dụng. Để có<br />
thêm cơ sở so sánh, luận án sẽ nghiên cứu về mô hình hoạt động, cơ cấu tổ chức và việc<br />
quản lý, giám sát các tập đoàn tại Cộng hòa Pháp, Hàn Quốc và Trung Quốc.<br />
Tại Việt Nam, do đây là mô hình thực hiện thí điểm nên cần phân tích, làm rõ cơ<br />
sở pháp lý liên quan đến hoạt động của tập đoàn, xem xét các quy định hiện hành đối với<br />
hoạt động của tập đoàn, so sánh với hoạt động thực tiễn để phân tích những mặt được và<br />
hạn chế. Các quy định pháp lý về công tác giám sát của Quốc hội về việc quản lý, sử dụng<br />
vốn Nhà nước, quy định tại Hiến pháp, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Tổ chức Quốc<br />
hội, Luật Giám sát của Quốc hội, và các văn bản luật khác.<br />
Luận án tập trung thu thập tài liệu các báo cáo các nội dung về vai trò, quy mô hoạt<br />
động, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính và ngoài ngành, quản lý và sử dụng vốn, cơ chế<br />
quản lý, việc thực hiện các mục tiêu xã hội của các tập đoàn kinh tế nhà nước dựa trên các<br />
báo cáo tài chính (được bảo đảm bằng kết quả kiểm toán) và kết hợp nguồn thông tin khác<br />
(các báo cáo giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; các công trình nghiên cứu<br />
của các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế…); hoạt động giám sát của Quốc hội sẽ được tìm<br />
hiểu và phân tích theo phương thức, mức độ giám sát, các nội dung cần phải hoàn thiện chủ<br />
yếu dựa trên hệ thống báo cáo, các nội dung trao đổi và thực tiễn công tác giám sát của Quốc<br />
hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước trong thời gian vừa qua.<br />
Trên cơ sở này, nghiên cứu sinh cũng sẽ tổng luận theo các nội dung chính như trên,<br />
tuy nhiên, để có những đánh giá sát thực về tình hình nghiên cứu cũng như phù hợp với phạm<br />
vi nghiên cứu, tác giả sẽ tóm lược theo hai nhóm nghiên cứu: nghiên cứu của các tác giả<br />
trong nước và nghiên cứu của các tác giả nước ngoài.<br />
2.1 Nghiên cứu của các tác giả trong nước<br />
Hiện nay, đã có một số nghiên cứu liên quan đến tập đoàn kinh tế nhà nước cũng như<br />
hoạt động giám sát của Quốc hội trên các phương diện khác nhau. Mỗi công trình nghiên cứu<br />
ở những khía cạnh khác nhau và mới chỉ giải quyết được một phần liên quan đến tập đoàn<br />
kinh tế nhà nước.<br />
Đề cập đến các lý luận và thực tiễn phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam, đã<br />
có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề này như: đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả TS.Vũ<br />
Thị Dậu và các cộng sự về “Phát triển Tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam trong thời kỳ hội<br />
nhập kinh tế quốc tế” (2010), đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả ThS Hồ Thị Hương Mai về<br />
“Phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn” (2010) hay đề tài nghiên cứu<br />
khoa học của TS.Trần Tiến Cường về “Tập đoàn kinh tế - Lý luận và kinh nghiệm quốc tế ứng<br />
dụng vào Việt Nam (2005)”. Trong các nghiên cứu này, các tác giả đã có những phân tích cụ thể<br />
cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng như đánh<br />
giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới sự phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước Việt<br />
Nam (từ 2005 – 2010). Trên cơ sở đó, đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm phát triển<br />
tập đoàn kinh tế nhà nước khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết WTO.<br />
Ngoài ra, khi đề cập sâu hơn đến mô hình tổ chức và hoạt động của các tập đoàn kinh<br />
<br />
2<br />
tế Việt Nam còn có các bài viết của các chuyên gia, nhà nghiên cứu như: PGS.TS Lê Xuân<br />
Bá với bài viết “Khung pháp lý cho việc hình thành và hoạt động của các tập đoàn kinh tế<br />
nhà nước ở Việt Nam (2011)”, GS.TS Nguyễn Kế Tuấn với bài viết “Một số vấn đề đặt ra từ<br />
quá trình thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam (2011)”, GS.TS Nguyễn<br />
Đình Phan với bài viết “Bàn về mô hình tổ chức tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam<br />
(2011)”, PGS.TS Nguyễn Thế Quyền và PGS.TS Trần Văn Nam với bài viết “Về địa vị pháp<br />
lý của tập đoàn kinh tế nhà nước (2011)” hay bài viết của TS.Nguyễn Minh Phong “Những<br />
nút thắt trong phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước (2011)”. Các bài viết của các chuyên gia, nhà<br />
nghiên cứu đã trình bày một cách tổng quát về quá trình hình thành, thực trạng khung pháp lý<br />
cho việc hình thành và hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước cũng như các đưa ra các kiến<br />
nghị, đề xuất hoàn thiện khung pháp lý trong thời gian tới. Đáng chú ý, năm 2010, Viện Nghiên<br />
cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã công bố “Báo cáo tổng hợp và phân tích kinh<br />
nghiệm quốc tế về cải cách quản trị doanh nghiệp nhà nước theo thông lệ quốc tế và giám sát tập<br />
đoàn kinh tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. Báo cáo này đã ra cách nhìn tổng quan về<br />
cải cách quản trị doanh nghiệp nhà nước, kinh nghiệm thực hiện giám sát tập đoàn tại các nước<br />
phát triển như Cộng hòa Pháp, Đức, các nước nằm trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế<br />
(OCED), Trung Quốc... Qua phân tích, báo cáo đã rút ra được những bài học kinh nghiệm dành<br />
cho Việt Nam trong quá trình thành lập, giám sát tập đoàn kinh tế nhà nước.<br />
Về vấn đề này, bản thân nghiên cứu sinh đã có đề tài nghiên cứu “Cơ chế chính sách,<br />
pháp luật trong sử dụng vốn, tài sản tại tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam: Thực trạng và<br />
một số giải pháp” (năm 2012) và tham gia đề tài của PGS.TS Lê Xuân Bá, PGS.TS Lê Công<br />
Hoa về “Nghiên cứu mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam đến năm 2020” (năm<br />
2012). Ngoài ra, nghiên cứu sinh có bài viết liên quan đến vấn đề nghiên cứu “Tách bạch chức<br />
năng chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước: Hướng tới cơ chế thống nhất,<br />
minh bạch” – Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 24 (năm 2011). Trong nghiên cứu này, nghiên cứu<br />
sinh đã phân tích rõ về sự cần thiết tách bạch chức năng chủ sở hữu nhà nước với chức năng<br />
quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước nhằm mục đích<br />
tháo gỡ được những vướng mắc về mặt cơ chế, chính sách, qua đó tạo ra sự thống nhất, minh<br />
bạch, đồng thời nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước cũng như nâng cao tính tự chủ<br />
cho thành phần kinh tế này. Đây là cơ sở quan trọng để giúp Quốc hội, các cơ quan Quốc hội<br />
giám sát việc sử dụng vốn, tài sản của nhà nước.<br />
Đề cập tới các nghiên cứu về các chức năng của Quốc hội, trong đó có chức năng giám<br />
sát, ngoài các quy định tại Hiến pháp (1992) và các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật<br />
Tổ chức Quốc hội (2001), Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội (2003)..., còn có nhiều<br />
nghiên cứu về vấn đề này, tiêu biểu như: GS.Trần Ngọc Đường với “Quyền giám sát tối cao<br />
của Quốc hội và quyền giám sát của các cơ quan của Quốc hội (2003)”, TS.Lê Thanh Vân<br />
với “Hoạt động giám sát của Quốc hội các nước và ở nước ta, Quốc hội Việt Nam – Những<br />
vấn đề lý luận và thực tiễn (2005)”, PGS.TS Đặng Văn Thanh với “Chức năng của Quốc hội<br />
và việc thực hiện các chức năng (2011)”... Trong các nghiên cứu này, các tác giả đã nêu tổng<br />
quan về các chức năng của Quốc hội và việc thực hiện các chức năng này, trong đó đặc biệt<br />
nhấn mạnh tới chức năng giám sát với những phân tích về ưu, nhược điểm và sự cần thiết<br />
phải đổi mới hoạt động này của Quốc hội Việt Nam. Nghiên cứu sâu hơn còn có nghiên cứu<br />
của TS.Trương Thị Hồng Hà với “Đổi mới và tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội<br />
(2011)”, tác giả tập trung phân tích quan điểm về tăng cường hoạt động giám sát của Đảng<br />
Cộng sản Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và<br />
đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động giám sát của<br />
Quốc hội. Bản thân nghiên cứu sinh có đề tài nghiên cứu về “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả<br />
hoạt động giám sát của Quốc hội trong thời kỳ hội nhập” (2008), trong công trình nghiên cứu<br />
3<br />
của mình, tác giả đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động giám sát của Quốc<br />
hội trong thời gian trước đây, đánh giá thực trạng giám sát của Quốc hội, chỉ ra các hạn chế<br />
và nguyên nhân của các hạn chế làm giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát. Thông qua<br />
quan điểm, định hướng và những hạn chế, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao<br />
hiệu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội trong thời gian tới.<br />
Về các nghiên cứu liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các doanh<br />
nghiệp nhà nước nói chung, trong đó có tập đoàn kinh tế nhà nước, hiện chưa có nhiều<br />
nghiên cứu liên quan đến vấn đề này vì các tập đoàn kinh tế mới được thành lập thí điểm, các<br />
nghiên cứu chủ yếu tập trung vào địa vị pháp lý và xây dựng mô hình tập đoàn. Với Quốc<br />
hội, các cơ quan Quốc hội, trong thời gian vừa qua đã thực hiện chuyên đề giám sát tối cao<br />
về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại các tập đoàn, tổng<br />
công ty nhà nước” (2009). Báo cáo này đã chỉ rõ về thực trạng chấp hành chính sách, pháp<br />
luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, cũng như các tồn<br />
tại, vướng mắc trong việc thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước tại nước ta.<br />
Đồng thời, báo cáo đưa ra các kiến nghị xác đáng liên quan đến việc nâng cao hiệu quả sử<br />
dụng vốn, tài sản tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Tiếp đó, sau giám sát, Quốc hội<br />
ban hành Nghị quyết số 42/2009/QH12 của Quốc hội về “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực<br />
hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại các tập đoàn, tổng công ty nhà<br />
nước” (2009). Nghị quyết này là bước cụ thể hóa các yêu cầu, kiến nghị của các đại biểu<br />
Quốc hội liên quan đến giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn,<br />
tài sản tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, thông qua các nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ<br />
thể yêu cầu Chính phủ phải thực hiện và có báo cáo kết quả thực hiện với Quốc hội.<br />
Theo một kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2005)<br />
về "Báo cáo kết quả khảo sát về tập đoàn kinh tế tại Malaysia và Thái Lan", kinh nghiệm để<br />
giám sát hiệu quả hoạt động đối với tập đoàn kinh tế tại Malaysia cho thấy, để tách Chính<br />
phủ ra khỏi doanh nghiệp - đây là một mục tiêu quan trọng để nâng cao hiệu quả quản trị<br />
doanh nghiệp. Malaysia đã thực hiện một số đổi mới như công ty hóa và hoạt động theo cơ<br />
cấu của luật công ty, thuê những đại diện từ bên ngoài, không thuộc cơ quan nhà nước,<br />
không thuộc chính phủ vào các vị trí thành viên hội đồng quản trị hoặc các vị trí quản lý cao<br />
cấp khác, kể cả vị trí tổng giám đốc, giảm vốn nhà nước tại các doanh nghiệp[52].<br />
Bản thân nghiên cứu sinh có các bài viết liên quan đề tài nghiên cứu như: “Từ đề án<br />
tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin: Cần giám sát hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nước như<br />
thế nào?” – Tạp chí Phát triển kinh tế, số 167 (2011) và “Bàn về cơ chế giám sát hoạt động của<br />
Tập đoàn kinh tế nhà nước” – Hội thảo khoa học “Mô hình tổ chức và hoạt động của các tập<br />
đoàn kinh tế nhà nước (2011). Nghiên cứu sinh đã có những nhận định, đánh giá về giám sát<br />
của Quốc hội đối với các tập đoàn, qua đó thấy được những hạn chế trong hoạt động giám sát<br />
hiện này, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội<br />
đối với các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó cũng có nhiều bài viết và các cuộc hội thảo đề cập<br />
tới vấn đề này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mới chỉ giải quyết được một phần liên<br />
quan đến phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước, các đề xuất hoàn thiện mô hình hoạt động<br />
cũng như một số giải pháp giám sát hoạt động tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam, chứ<br />
chưa có tiêu chí đánh giá hoạt động giám sát một cách rõ ràng.<br />
2.2 Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài<br />
Nghiên cứu về mô hình tập đoàn kinh tế và cơ chế giám sát đối với tập đoàn cho thấy<br />
một số quốc gia thực hiện giám sát tập đoàn tức là giám sát công ty mẹ, được thực hiện thông<br />
qua cơ chế giám sát và kiểm toán. Ở một số nước đã thành lập ủy ban đặc biệt của Quốc hội<br />
để giám sát công ty mẹ đối với trường hợp công ty mẹ thuộc sở hữu nhà nước. Một nghiên<br />
<br />
4<br />
cứu của tác giả Anjali Kumar (1992), trong báo cáo "The State Holding Company: Issues and<br />
Options, World Bank" cho biết Ấn Độ lại áp dụng cơ chế kiểm toán và giám sát khác nhau để<br />
giám sát hoạt động của các ty mẹ nhà nước[66].<br />
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước liên<br />
quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội đối với tập đoàn kinh tế nhà nước đã giúp hoàn thiện<br />
hơn hệ thống lý luận và thực tiễn về giám sát của Quốc hội đối với tập đoàn kinh tế nhà nước.<br />
Các nghiên cứu nói trên cũng đã chỉ ra thực tế, nguyên nhân của những hạn chế, bất cập<br />
trong việc thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn cũng như trong hoạt động giám sát của Quốc hội<br />
hiện nay, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào liên quan đến việc đưa ra hệ tiêu chí đánh giá về<br />
hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước và hệ tiêu chí đánh giá về hoạt động giám sát của Quốc<br />
hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước. Vì vậy, trước đòi hỏi của thực tế cũng như quá trình<br />
hội nhập thì việc đổi mới, hoàn thiện lý luận và thực tiễn trong việc tăng cường giám sát của<br />
Quốc hội đối với tập đoàn kinh tế nhà nước là xu hướng tất yếu của Việt Nam hiện nay.<br />
3. Mục tiêu nghiên cứu<br />
(i) Luận án tập trung xây dựng khung lý thuyết cho phân tích hoạt động giám sát của Quốc<br />
hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước; (ii) Đánh giá thực trạng giám sát của Quốc hội đối với<br />
các tập đoàn kinh tế nhà nước và (iii) Xây dựng các đề xuất, kiến nghị để tăng cường hoạt động<br />
giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả<br />
nguồn vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn kinh tế.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giám sát của Quốc hội đối với tập đoàn kinh tế nhà<br />
nước.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động giám sát của Quốc hội kể từ thời điểm bắt đầu thành<br />
lập thí điểm tập đoàn kinh tế nhà nước vào năm 2005 đến 2013.<br />
5. Nội dung nghiên cứu<br />
Với mục tiêu như vậy, đề tài sẽ tập trung vào những nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:<br />
Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế<br />
kinh tế nhà nước.<br />
Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm giám sát quốc tế đối với các tập đoàn kinh tế<br />
nhà nước và rút ra bài học cho Việt Nam.<br />
Thứ ba, phản ánh thực trạng giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà<br />
nước, tập trung vào các nội dung: Nội dung giám sát; Công cụ và các nguồn lực cho việc<br />
giám sát; Các hình thức và phương thức tổ chức hoạt động giám sát;<br />
Thứ tư, đánh giá hoạt động giám sát của Quốc hội theo các tiêu chí, xác định điểm<br />
mạnh, điểm yếu và nguyên nhân.<br />
Thứ năm, đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội đối với<br />
tập đoàn kinh tế nhà nước.<br />
6. Phương pháp nghiên cứu<br />
6.1 Phương pháp thu thập số liệu<br />
Cơ sở dữ liệu và số liệu thứ cấp được thu thập từ kết quả giám sát của UBTVQH và các cơ<br />
quan của Quốc hội, các báo cáo của một số bộ, ngành có liên quan, thông tin trên các trang thông<br />
tin điện tử và tổng hợp của tác giả về các nội dung:<br />
- Thực trạng về việc thực hiện thí điểm và kết quả hoạt động hoạt động của các tập đoàn<br />
kinh tế nhà nước;<br />
<br />
5<br />
- Thực trạng về hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các TĐKTNN.<br />
Số liệu sơ cấp của luận án có được từ phiếu điều tra đại biểu Quốc hội có liên quan đến<br />
giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước. Cụ thể:<br />
- Tác giả luận án đã phát ra 100 phiếu điều tra, thu về 95 phiếu điều tra. Trong đó, số phiếu<br />
gửi tới đại biểu Quốc hội là 80 (số đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương là 40 và chuyên<br />
trách ở địa phương là 10, số đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm là 30); số phiếu gửi tới các tập đoàn<br />
kinh tế là 05 và cán bộ trực tiếp tham mưu, giúp việc cho các Ủy ban của Quốc hội là 10.<br />
- Phiếu điều tra gồm 35 câu hỏi đóng được chia thành 3 nhóm:<br />
Nhóm 1: Các câu hỏi đánh giá về hoạt động giám sát của Quốc hội (10 câu hỏi).<br />
Nhóm 2: Các câu hỏi đánh giá về việc thí điểm thành lập mô hình tập đoàn kinh tế<br />
nhà nước (5 câu hỏi).<br />
Nhóm 3: Các câu hỏi đánh giá về hoạt động giám sát của Quốc hội đối với tập<br />
đoàn kinh tế nhà nước (20 câu hỏi).<br />
Đối với mỗi câu hỏi, có 5 mức độ để trả lời, bao gồm: mức độ rất đồng ý, mức độ<br />
đồng ý, mức độ tương đối đồng ý, mức độ không đồng ý và mức độ rất không đồng ý. Dựa<br />
trên số liệu thu về, tác giả đã tổng hợp và phân tích cụ thể.<br />
6.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu nghiên cứu<br />
Khung lý thuyết cho phân tích đánh giá thực trạng:<br />
- Luận án sẽ dựa trên những mô hình quản lý tổ chức kiểm tra giám sát đối với doanh<br />
nghiệp nói chung và các tập đoàn kinh tế nói riêng. Tập trung vào những vấn đề cốt lõi như so<br />
sánh kết quả với mục tiêu/chuẩn mực đặt ra, kết hợp giữa kiểm soát hành chính và tự giác.<br />
- Đối với giám sát về tài chính sẽ dựa chủ yếu trên hệ thống các chỉ tiêu tài chính (financial<br />
ratio) để đánh giá hiệu quả hoạt động sử dụng vốn của tập đoàn kinh tế nhà nước.<br />
- Sử dụng hệ thống tiêu chí đánh giá giám sát để đánh giá chung hoạt động giám sát của<br />
Quốc hội đối với tập đoàn kinh tế nhà nước: tính phù hợp, tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính<br />
bền vững và tính công bằng. Đồng thời sử dụng mô hình SWOT để đánh giá cơ hội và mối<br />
đe dọa, điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.<br />
● Phương pháp cụ thể được sử dụng để nghiên cứu thực trạng: điều tra, khảo sát, so<br />
sánh, phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu. Trên cơ sở khung lý thuyết được nêu trên, luận án tập<br />
trung vào phân tích thực trạng hoạt động giám sát của Quốc hội đối với tập đoàn kinh tế nhà<br />
nước. Tác giả cũng tiến hành điều tra như trình bày tại mục 6.1. Trên cơ sở lý luận và thực<br />
tiễn, tác giả sẽ đề xuất và luận chứng các giải pháp.<br />
7. Kết quả đạt được<br />
Xuất phát từ mục tiêu và các nội dung nghiên cứu, luận án đưa ra hệ thống tiêu chí để<br />
đánh giá hoạt động giám sát của Quốc hội; những giải pháp, kiến nghị nhằm bảo đảm tính hiệu<br />
lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội đối với hoạt động của các tập đoàn kinh tế. Các giải pháp<br />
này tập trung vào các nội dung: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; các công cụ giám sát; hình thức<br />
và cách thức tổ chức thực hiện giám sát và tiêu chí giám sát hoạt động của TĐKTNN. Đây sẽ<br />
là đóng góp của tác giả về mặt khoa học trong việc đưa lý luận áp dụng vào thực tiễn đối với<br />
hoạt động giám sát của Quốc hội.<br />
8. Bố cục của luận án<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết<br />
cấu thành 3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
Chương 2: Phân tích thực trạng giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
Chương 3: Các giải pháp tăng cường giám sát của Quốc hội đối với tập đoàn kinh tế<br />
nhà nước<br />
6<br />
CHƯƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI<br />
ĐỐI VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC<br />
<br />
1.1. Cơ sở lý luận chung về hoạt động giám sát<br />
1.1.1. Khái niệm về giám sát<br />
Giám sát là việc theo dõi, xem xét của chủ thể quản lý có quyền theo dõi đối với các chủ<br />
thể bị theo dõi để đưa ra các nhận định, đánh giá về hoạt động của các chủ thể bị theo dõi<br />
hoặc được hiểu là theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không<br />
1.1.2. Đặc điểm của giám sát<br />
Thứ nhất, giám sát là hoạt động luôn mang tính quyền lực (thực hiện quyền lực) và<br />
luôn mang lại hậu quả có tính pháp lý.<br />
Thứ hai, giám sát luôn là hoạt động có mục đích.<br />
Thứ ba, giám sát luôn gắn với một chủ thể nhất định.<br />
Thứ tư, giám sát luôn gắn với một đối tượng cụ thể.<br />
Thứ năm, giám sát phải được tiến hành trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ tương hỗ của<br />
cả chủ thể và đối tượng giám sát.<br />
Thứ sáu, giám sát phải được tiến hành dựa trên những căn cứ nhất định.<br />
Thứ bảy, giám sát thực hiện liên tục, thường xuyên và phản hồi liên tục để cải thiện tình<br />
hình thực hiện mục tiêu.<br />
1.1.3. Phân loại giám sát<br />
- Giám sát mang tính quyền lực nhà nước: Loại giám sát này được tiến hành bởi chủ thể<br />
là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo những nguyên tắc về sự phân công quyền lực<br />
nhà nước.<br />
- Giám sát không mang tính quyền lực nhà nước: Loại giám sát này được tiến hành bởi<br />
các chủ thể không phải là cơ quan nhà nước.<br />
1.1.4. Phân biệt giám sát, kiểm tra, thanh tra<br />
Hoạt động giám sát, kiểm tra và thanh tra, đều là những hoạt động thực hiện quyền lực<br />
nhà nước. Đây là những hoạt động mang tính tất yếu khách quan của tất cả các Nhà nước ở<br />
các thời đại lịch sử.<br />
1.1.5. Nguyên tắc trong hoạt động giám sát<br />
(i) Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với hoạt động<br />
giám sát; (ii) Nguyên tắc tập trung dân chủ; (iii) Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa;<br />
(iv)Nguyên tắc chính xác, khách quan (v) Nguyên tắc bảo đảm tính công khai và (vi) Hệ<br />
thống giám sát – đánh giá phải được thiết kế đơn giản, có thể thực hiện được ở mọi cấp độ<br />
quản lý và đảm bảo hiệu quả.<br />
1.1.6. Hình thức giám sát<br />
Hình thức giám sát là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động giám sát. Có nhiều hình<br />
thức giám sát khác nhau tùy thuộc vào các cách phân loại khác nhau hay còn gọi là phụ thuộc<br />
vào các căn cứ phân loại khác nhau như: căn cứ vào phạm vi, quy mô có giám sát toàn diện,<br />
giám sát chuyên đề, vụ việc; căn cứ vào kế hoạch có giám sát theo chương trình, kế hoạch<br />
hoặc giám sát đột xuất.<br />
<br />
<br />
7<br />
1.1.7. Các phương pháp giám sát<br />
(i) Thu thập thông tin, hồ sơ, tài liệu và các giấy tờ liên quan; (ii) Nghiên cứu, so sánh,<br />
thống kê các dữ liệu; (iii) Thu thập ý kiến từ các tổ chức, cá nhân; (iv) Tham vấn ý kiến của các<br />
nhà chuyên môn; (v) Thuyết phục đối tượng giám sát tích cực hợp tác với chủ thể giám sát.<br />
1.1.8. Nội dung giám sát<br />
(i) Xem xét các văn bản quy phạm pháp luật; (ii) Xem xét, đánh giá năng lực, trình độ,<br />
trách nhiệm của các cá nhân do Quốc hội bầu và phê chuẩn; (iii) Xem xét, theo dõi việc thực<br />
hiện chính sách, pháp luật; (iv) việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân; (v) xem xét<br />
việc xử lý các kiến nghị.<br />
1.1.9. Công cụ giám sát<br />
(i) Văn bản pháp luật; (ii) Kế hoạch giám sát; (iii) Hồ sơ, tài liệu về nội dung giám sát;<br />
(iv) Biên bản, mẫu văn bản trong quá trình thực hiện giám sát.<br />
1.1.10. Quy trình giám sát<br />
Bước 1: Thu thập thông tin → Bước 2: Xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát →<br />
Bước 3: Phân tích tính hợp pháp và hợp lý của vụ việc → Bước 4: Phản ánh với đối tượng<br />
giám sát → Bước 5: Lập báo cáo kết quả giám sát → Bước 6: Tăng cường kiểm tra, giám sát<br />
thực hiện kết quả giám sát.<br />
1.2. Chức năng giám sát của Quốc hội<br />
1.2.1. Quốc hội và chức năng của Quốc hội<br />
Quốc hội của các nước trên thế giới dù theo mô hình lưỡng viện hay đơn nhất đều có 3<br />
chức năng cơ bản là lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.<br />
1.2.2 Giám sát của Quốc hội<br />
1.2.2.1 Mục tiêu về giám sát của Quốc hội<br />
Mục tiêu giám sát của Quốc hội là để bảo đảm rằng hoạt động của các cơ quan hành<br />
pháp đáp ứng được những quy định do Quốc hội thiết lập ra.<br />
1.2.2.2 Các đặc trưng cơ bản và nội dung của quyền giám sát tối cao của Quốc hội<br />
- Các đặc trưng cơ bản: (i) Giám sát tối cao của Quốc hội là giám sát mang tính<br />
quyền lực nhà nước; (ii) Chỉ có Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền giám sát tối cao.<br />
- Đối tượng chịu sự giám sát : Các cơ quan cao nhất trong bộ máy nhà nước.<br />
- Nội dung quyền giám sát tối cao của Quốc hội: (i) Theo dõi, kiểm tra tính hợp hiến,<br />
hợp pháp đối với các văn bản quy phạm pháp luật và hoạt động của Chủ tịch Nước, Ủy ban<br />
Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; (ii)<br />
Xử lý các hành vi vi phạm Hiến pháp và Luật.<br />
1.2.2.3. Phương thức thực hiện và kết quả giám sát tối cao của Quốc hội<br />
Xen xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ,<br />
Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đại biểu Quốc hội chất vấn Chủ tịch<br />
nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính<br />
phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước<br />
Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội hoặc trước Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai<br />
kỳ họp Quốc hội (nếu được Quốc hội giao).<br />
Ngoài ra, quyền giám sát tối cao của Quốc hội còn được bảo đảm thông qua hoạt động<br />
giám sát của các cơ quan của Quốc hội và Đại biểu Quốc hội.<br />
- Kết quả giám sát của Quốc hội<br />
(i) Đình chỉ, huỷ bỏ những văn bản do các cơ quan nói trên ban hành trái với Hiến pháp,<br />
8<br />
Luật và Nghị quyết của Quốc hội; (ii) Quyết định chủ trương sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các<br />
văn bản quy phạm pháp luật để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội; (iii)<br />
Xem xét trách nhiệm của những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.<br />
- Các hình thức thực hiện quyền giám sát tối cao<br />
Xét báo cáo của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án<br />
nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; thực hiện quyền chất vấn của đại biểu<br />
Quốc hội tại kỳ họp giữa hai kỳ họp của Quốc hội; giám sát thực tế việc tuân theo Hiến<br />
pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết khi xét thấy cần thiết; xem xét việc khiếu nại, tố cáo<br />
của công dân tại các kỳ họp Quốc hội.<br />
1.3 Một số nét cơ bản về Tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
1.3.1 Khái niệm tập đoàn kinh tế và tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
1.3.1.1 Khái niệm tập đoàn kinh tế<br />
Tập đoàn kinh tế là một tập hợp các công ty hoạt động kinh doanh trên các thị<br />
trường khác nhau dưới sự kiểm soát về tài chính hoặc quản trị chung, trong đó các thành<br />
viên của chúng ràng buộc với nhau bằng các mối quan hệ tin cậy lẫn nhau trên cơ sở sắc<br />
tộc hoặc bối cảnh thương mại.<br />
1.3.1.2 Tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
Tập đoàn kinh tế nhà nước được hiểu là nhóm công ty có quy mô lớn liên kết dưới hình<br />
thức công ty mẹ - công ty con và các hình thức khác, tạo thành tổ hợp các doanh nghiệp gắn<br />
bó chặt chẽ và lâu dài với nhau. TĐKTNN chứa đựng yếu tố TĐKT và yếu tố nhà nước, bao<br />
gồm: (1) Công ty mẹ (doanh nghiệp cấp I) là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn<br />
điều lệ hoặc giữ quyền chi phối; (2) Công ty con của doanh nghiệp cấp I (doanh nghiệp cấp<br />
II) là các doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp I giữ quyền chi phối; được tổ chức dưới hình<br />
thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc hai thành viên, tổng công ty<br />
theo hình thức công ty mẹ - con, công ty liên doanh; (3) Công ty con của doanh nghiệp cấp II<br />
và các cấp tiếp theo; (4) Các doanh nghiệp liên kết của tập đoàn.<br />
1.3.2 Vai trò của tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
(i) Cho phép phát huy lợi thế của kinh tế quy mô lớn; (ii) Giữ vai trò chủ đạo của kinh<br />
tế nhà nước trong nền kinh tế; (iii) Công cụ quan trọng của nhà nước trong việc điều tiết thị<br />
trường; (iv) Thực hiện các chủ trương lớn để giải quyết các vấn đề xã hội.<br />
1.4. Giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
1.4.1. Khái niệm về giám sát của Quốc hội đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
Để lành mạnh hóa các hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính trong các TĐKT,<br />
QH có vai trò quan trọng trong việc tạo lập các khuôn khổ pháp lý cho TĐKT hoạt<br />
động; đồng thời giám sát chặt chẽ quá trình hình thành, vận hành và thực hiện các chức năng<br />
của TĐKT, bảo đảm các TĐKT hoạt động có hiệu quả.<br />
1.4.2. Tính tất yếu về giám sát tối cao của Quốc hội đối với tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
Thứ nhất, ban hành khuôn khổ pháp lý đề điều chỉnh hoạt động của các TĐKTNN theo<br />
đúng chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước.<br />
Thứ hai, điều chỉnh kịp thời hoạt động của TĐKTNN với vai trò là công cụ điều tiết kinh tế<br />
vĩ mô mà các thành phần kinh tế khác không muốn hoặc không có khả năng thực hiện.<br />
Thứ ba, giám sát của Quốc hội đối với các TĐKTNN là một trong những công cụ quản<br />
lý kinh tế vĩ mô của nhà nước đối với thành phần kinh tế này để bảo đảm việc quản lý, sử<br />
dụng vốn nhà nước đạt hiệu quả, đúng mục tiêu đề ra.<br />
<br />
9<br />
1.4.3. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá giám sát của Quốc hội đối với tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
1.4.3.1 Mục tiêu giám sát của Quốc hội đối với tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
Xây dựng được khuôn khổ chính sách, pháp luật phù hợp cho các TĐKTNN và các cơ<br />
quan quản lý nhà nước đối với TĐKTNN; đảm bảo chính sách, pháp luật được thực thi một<br />
cách hiệu lực và hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của TĐKTNN và năng lực quản<br />
lý nhà nước.<br />
1.4.3.2 Tiêu chí đánh giá giám sát của Quốc hội đối với tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
Tính hiệu lực - Tính phù hợp- Tính công bằng - Tính tương thích - Tính bền vững<br />
1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của Quốc hội đối với tập đoàn kinh tế<br />
nhà nước<br />
Qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động giám sát và và các quy định pháp luật hiện nay, có<br />
thể xác định một số yếu tố cơ bản tác động tới hiệu quả, hiệu lực giám sát của Quốc hội đối với<br />
tập đoàn kinh tế nhà nước như sau:<br />
(i) Cơ sở pháp lý về chủ thể giám sát và đối tượng giám sát;<br />
(ii) Sự phối hợp giữa chủ thể giám sát, đối tượng giám sát và các cơ quan liên quan<br />
trong quá tình tiến hành và xử lý kiến nghị sau giám sát;<br />
(iii) Ý thức và năng lực, trình độ của các đại biểu Quốc hội thực hiện giám sát;<br />
(iv) Tác động của dư luận xã hội về nội dung giám sát.<br />
1.4.5 Nội dung giám sát của Quốc hội đối với tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
- Xem xét hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
- Xem xét nội dung hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
- Xem xét hiệu quả hoạt động sản xuất- kinh doanh của tập đoàn kinh tế nhà nước .<br />
- Xem xét việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác quản lý vốn, tài sản nhà nước<br />
của các tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
- Xem xét các công tác khác: quản lý nhân sự, lao động.<br />
1.4.6 Phương thức, công cụ, hình thức và tổ chức hoạt động giám sát của Quốc hội đối<br />
với tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
1.4.6.1 Phương thức giám sát của Quốc hội đối với tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
- Giám sát tối cao: Đây là phương thức mà Quốc hội sẽ thực hiện quyền giám sát tối cao<br />
tại các phiên họp toàn thể của Quốc hội về TĐKTNN.<br />
- Giám sát theo chuyên đề hoặc qua các cơ quan của Quốc hội.<br />
1.4.6.2 Công cụ giám sát của Quốc hội đối với tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
Thứ nhất, khung pháp lý cho hoạt động giám sát của Quốc hội đối với tập đoàn kinh tế<br />
nhà nước.<br />
Thứ hai, kế hoạch giám sát.<br />
Thứ ba, hồ sơ, hệ thống các số liệu về TĐKTNN qua nghiên cứu, khảo sát trực tiếp và qua số<br />
liệu thu được từ các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán hoặc các nguồn thông tin khác.<br />
1.4.6.3 Hình thức giám sát của Quốc hội đối với tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
a) Xem xét các báo cáo; b) Giám sát theo chuyên đề và tổ chức các Đoàn giám sát; c)<br />
Chất vấn và trả lời chất vấn; d) Xem xét văn bản quy phạm pháp luật; e) Bỏ phiếu tín nhiệm;<br />
f) Thành lập Ủy ban Lâm thời<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
1.5. Kinh nghiệm quốc tế về giám sát tập đoàn kinh tế nhà nước và bài học cho Việt Nam<br />
Qua nghiên cứu về mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước cũng như cơ chế giám sát<br />
hoạt động của loại hình doanh nghiệp này của Cộng hòa Pháp, Hàn Quốc và Trung Quốc,<br />
có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:<br />
- Các hoạt động của Tập đoàn kinh tế nhà nước cần phải đặt dưới sự giám sát chặt chẽ<br />
của Quốc hội nhằm đảm bảo hoạt động của tập đoàn được minh bạch, công khai, hiệu quả.<br />
- Nghiên cứu thành lập một Bộ chuyên trách hoặc cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ<br />
thực hiện chức năng chủ sở hữu vốn nhà nước đối với các tổng công ty, tập đoàn và doanh<br />
nghiệp nhà nước quy mô lớn.<br />
- Quản lý chặt chẽ quá trình mở rộng để tránh những rủi ro nếu để xảy ra tình trạng<br />
mất khả năng kiểm soát quản lý và mở rộng quá mức quy mô của tập đoàn.<br />
- Xử lý tốt mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
CHƯƠNG 2<br />
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI<br />
ĐỐI VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC<br />
<br />
2.1 Thực trạng hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
2.1.1 Chủ trương của Đảng, Nhà nước về tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy, khoá VII của Đảng khẳng định<br />
“Hình thành một số tổ chức kinh tế lớn với mục đích tích tụ, tập trung cao về vốn, đủ sức<br />
cạnh tranh trên thị trường thế giới”.<br />
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá VIII đã xác định nhiệm vụ<br />
“Tổng kết mô hình tổng công ty nhà nước, trên cơ sở đó lên phương án xây dựng các tổng công<br />
ty thực sự trở thành những tập đoàn kinh tế mạnh, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao, thực sự là<br />
xương sống của nền kinh tế…”.<br />
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chủ trương “Xây dựng một số tập đoàn<br />
kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế”.<br />
Cụ thể hoá chủ trương này, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng,<br />
khoá IX đã đưa ra định hướng “hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng<br />
công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh đa ngành, trong đó có<br />
ngành kinh doanh chính chuyên môn hoá cao và giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc<br />
dân, có quy mô rất lớn về vốn,… thí điểm hình thành một số tập đoàn kinh tế trong một số lĩnh<br />
vực có điều kiện, có thế mạnh, có khả năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế<br />
có hiệu quả…”.<br />
Quan điểm này tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X và<br />
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI nêu rõ: “Đẩy mạnh đổi mới cổ phần hoá, nâng cao<br />
hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước; xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh, đa sở hữu,<br />
trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh của các tập<br />
đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước để doanh nghiệp nhà nước thực sự trở thành nòng<br />
cốt của kinh tế nhà nước”. Đây là cơ sở quan trọng định hướng cho việc hình thành và<br />
phát triển các TĐKTNN.<br />
2.1.2 Khuôn khổ pháp lý về hoạt động TĐKTNN<br />
Trong hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của tập đoàn kinh tế có<br />
hai đạo luật quan trọng là Luật Doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp nhà nước. Luật Doanh<br />
nghiệp nhà nước 1995 (hết hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010) đánh dấu sự đổi mới quan<br />
trọng trong cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước và tạo cơ sở pháp lý cao hơn cho doanh<br />
nghiệp nhà nước hoạt động.<br />
Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 và Luật Doanh nghiệp năm 2005, Chính phủ<br />
đã ban hành một số nghị định quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà<br />
nước về doanh nghiệp nhà nước. Ngày 5/11/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số<br />
101/2009/NĐ-CP về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý TĐKTNN.<br />
2.1.3 Về số lượng và quy mô các tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam<br />
Đến cuối năm 2012, cả nước có 13 tập đoàn kinh tế nhà nước được thành lập thí điểm,<br />
trong đó có 12 tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và 1 tập<br />
đoàn kinh tế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cổ phần hóa và thí điểm thành lập, ủy<br />
quyền cho Bộ Tài chính thành lập công ty mẹ (Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt).<br />
<br />
12<br />
Bảng 2.2: Cơ cấu sở hữu và đặc điểm ngành nghề kinh doanh của các TĐKTNN<br />
Sở hữu nhà<br />
TT Tập đoàn nước tại Ngành nghề kinh doanh chính<br />
công ty mẹ<br />
Công nghiệp than, khoáng sản,<br />
Tập đoàn Công nghiệp than –<br />
1 100% luyện kim, điện, vật liệu nổ công<br />
Khoáng sản Việt Nam<br />
nghiệp, cơ khí, đóng tàu và ô tô.<br />
Tập đoàn Bưu chính – Viễn Viễn thông và công nghệ thông<br />
2 100%<br />
thông Việt Nam tin<br />
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Trồng, chăm sóc, khai thác, chế<br />
3 100%<br />
Việt Nam biến cao su<br />
Tập đoàn Công nghiệp Tàu Đóng mới, sửa chữa, tàu thủy và<br />
4 100%<br />
thủy Việt Nam vận tải biển<br />
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Thăm dò, khai thác, chế biến và<br />
5 100%<br />
Việt Nam phân phối dầu khí<br />
6 Tập đoàn Dệt – May Việt Nam 100% Dệt may<br />
Điện năng, viễn thông và cơ khí<br />
7 Tập đoàn Điện lực Việt Nam 100%<br />
điện lực<br />
8 Tập đoàn Bảo Việt 74,17% Dịch vụ tài chính<br />
Viễn thông và công nghệ<br />
9 Tập đoàn Viễn thông quân đội 100%<br />
thông tin<br />
10 Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 100% Công nghiệp hóa chất<br />
Tập đoàn Phát triển nhà và đô Đầu tư phát triển nhà và đô thị<br />
11 100%<br />
thị Việt Nam<br />
Tập đoàn Công nghiệp Xây Xây dựng và tổng thầu xây<br />
12 100%<br />
dựng Việt Nam dựng các công trình<br />
Xuất nhập khẩu và kinh doanh<br />
13 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 75%<br />
xăng dầu, lọc - hóa dầu<br />
Nguồn: Tổng hợp từ website của Chính phủ và các tập đoàn<br />
Ngày 2/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1428/QĐ-TTg<br />
xác định kết thúc thí điểm hình thành Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam (VNIC)<br />
và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) do việc thí điểm thành lập không<br />
đạt được mục tiêu đề ra.<br />
<br />
2.1.4 Đánh giá chung về tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
2.1.4.1. Những mặt tích cực<br />
Việc thực hiện thí điểm thành lập các TĐKTNN với những tổ hợp doanh nghiệp có<br />
quy mô lớn đã cho thấy đây là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và là bước đi phù<br />
hợp nhằm tăng cường khả năng tích tụ, tập trung, cạnh tranh và tối đa hóa lợi ích của liên kết<br />
tập đoàn, tổng công ty.<br />
<br />
13<br />
Các TĐKTNN đều là những doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực then chốt,<br />
đóng vai trò chủ lực trong việc đảm bảo các cân đối lớn, sản xuất, cung ứng những sản phẩm,<br />
dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế. Bên cạnh việc đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối<br />
với doanh nghiệp, quy chế quản lý tài chính của TĐKTNN cũng được thay đổi nhờ đó, quy<br />
mô hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn được nâng cao dần qua các<br />
năm.<br />
2.1.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân<br />
Khung pháp luật liên quan đến TĐKTNN chưa tạo thành một thể thống nhất, đồng bộ,<br />
nhất quán, chưa phù hợp với đặc điểm của TĐKTNN.<br />
Mô hình và phương thức hoạt động của các TĐKTNN tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng<br />
vẫn còn một số bất cập làm hạn chế chất lượng quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại<br />
tập đoàn. Chức năng đại diện chủ sở hữu vốn còn phân tán, chồng chéo nên trách nhiệm<br />
trong quản lý cũng chưa rõ ràng.<br />
Việc huy động quá nhiều vốn để thực hiện đầu tư, đa dạng hoá ngành nghề kinh<br />
doanh, thành lập nhiều công ty con, công ty liên kết hoạt động trong nhiều lĩnh vực,<br />
ngành nghề của một số tập đoàn, trong khi năng lực quản lý và khả năng tài chính có hạn<br />
đã dẫn tới hệ số nợ/vốn chủ sở hữu cao, ảnh hưởng không tốt đến năng lực tài chính và<br />
hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp.<br />
Một số tập đoàn vẫn còn đầu tư dàn trải, chưa tập trung vào ngành nghề kinh doanh<br />
chính hoặc chủ yếu tham gia góp vốn vào ngân hàng thương mại cổ phần, công ty chứng<br />
khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản với số tiền khá lớn dẫn đến rủi ro,<br />
thất thoát vốn nhà nước.<br />
2.2 Thực trạng tổ chức hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế<br />
nhà nước<br />
2.2.1 Mục tiêu giám sát của Quốc hội đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
Đánh giá tình hình ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng<br />
vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; qua đó, thấy được những kết<br />
quả đã đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà<br />
nước; những vướng mắc trong hệ thống văn bản pháp luật và những khó khăn, hạn chế, yếu<br />
kém trong tổ chức thực hiện; làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cấp, các Bộ/ngành và<br />
của các TĐKT; từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật,<br />
thực hiện nghiêm và có hiệu quả hơn chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản<br />
nhà nước, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các TĐKT và kiến nghị để hoàn thiện<br />
hệ thống văn bản pháp luật, thực hiện nghiêm và có hiệu quả hơn chính sách, pháp luật về<br />
quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước.<br />
2.2.2. Thực trạng triển khai hoạt động giám sát<br />
2.2.2.1 Tổ chức Đoàn giám sát trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội<br />
Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII, Quốc hội thông qua Nghị quyết chương trình<br />
giám sát năm 2009, trong đó có nội dung giám sát tối cao về việc chấp hành cơ chế, chính<br />
sách pháp luật về sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà<br />
nước. Trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết<br />
thành lập Đoàn giám sát để tiến hành giám sát hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
2.2.2.3 Tổ chức các Đoàn công tác làm việc với đối tượng giám sát là tập đoàn kinh tế nhà<br />
nước và xây dựng báo cáo giám sát<br />
a) Xem xét các báo cáo<br />
Theo yêu cầu của Đoàn giám sát, đã có 11 Bộ, cơ quan ngang Bộ, 6 địa phương và các<br />
TĐKT được thành lập thí điểm gửi báo cáo tới Đoàn giám sát. Báo cáo của các Bộ, ngành,<br />
địa phương và TĐKT gửi tới Đoàn giám sát đã đưa ra bức tranh tương đối toàn diện về việc<br />
thực hiện cơ chế, chính sách pháp luật trong việc sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các<br />
TĐKT.<br />
b) Tổ chức các đoàn giám sát<br />
Đoàn giám sát đã làm việc với một số Bộ, ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính,<br />
Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Tổng công ty Đầu tư và<br />
Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn<br />
Vinashin... Đồng thời, thành lập cácTổ công tác đi giám sát tại các địa phương và khảo sát,<br />
giám sát sâu một số nội dung cụ thể theo yêu cầu của cuộc giám sát và sự chỉ đạo của Trưởng<br />
đoàn giám sát.<br />
c) Hình thành báo cáo giám sát và báo cáo kết quả giám sát tại Kỳ họp Quốc hội<br />
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xây dựng báo cáo giám sát và báo cáo này được Trưởng<br />
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày trước Quốc hội về kết quả giám sát.<br />
2.3 Kết quả hoạt động giám sát của Quốc hội đối với tập đoàn kinh tế nhà nước<br />
2.3.1 Những phát hiện chủ yếu từ công tác giám sát<br />
2.3.1.1 Khuôn khổ pháp lý về cơ chế chính sách liên quan đến quản lý vốn, tài sản tại tập đoàn<br />
kinh tế nhà nước kể từ khi thành lập thí điểm đã bước đầu được hoàn thiện.<br />
Qua giám sát đã cho thấy, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan<br />
đến thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý vốn, tài sản nhà nước tại tập đoàn đã được<br />
Chính phủ và các cơ quan hữu quan chú trọng, bám sát các chủ trương, chính sách và Nghị<br />
quyết của Đảng, hình thành khuôn khổ pháp lý để các tập đoàn, tổng công ty hoạt động và<br />
quản lý vốn, tài sản nhà nước.<br />
Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực, còn những hạn chế, bất cập như: một số văn bản<br />
pháp luật chậm được ban hành, sửa đổi, bổ sung, phù hợp, thống nhất, đồng bộ và chưa theo<br />
kịp được thực tiễn phát triển của thị trường; việc phân công, phân cấp thực hiện quyền và<br />
nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn còn phân tán, cắt khúc; chưa triệt để tách biệt<br />
chức năng thực hiện các quyền chủ sở hữu với chức năng quản lý hành chính nhà nước theo<br />
quy định của Luật Doanh nghiệp; mô hình và phương thức quản lý nội bộ trong tập đoàn tuy<br />
đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều bất cập làm hạn chế chất lượng quản lý, sử dụng vốn,<br />
tài sản nhà nước; chậm xây dựng một hệ thống tiêu chí an toàn về mặt tài chính trong hoạt<br />
động sản xuất - kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty để làm cơ sở cho giám sát, quản lý<br />
nhà nước.<br />
2.3.1.2 Phần lớn các tập đoàn kinh tế nhà nước đã bảo toàn vốn, tài sản của nhà nước và có<br />
những đóp góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.<br />
2.3.1.3 Cơ cấu tài chính của một số tập đoàn kinh tế nhà nước chưa thật sự bền vững.<br />
2.3.1.4 Hiệu quả sử dụng vốn tại một số tập đoàn kinh tế nhà nước còn thấp, làm ảnh hưởng<br />
đến hiệu quả chung của khu vực kinh tế nhà nước, đặc biệt còn tình trạng các tập đoàn đầu<br />
tư ngoài ngành quá nhiều làm thất thoát vốn, tài sản của nhà nước.<br />
2.3.1.5 Các tập đoàn hiện đang được giao nắm giữ một khối lượng lớn tài sản nhà nước là<br />
đất đai nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao<br />
<br />
15<br />
2.3.1.6 Một số tập đoàn kinh tế ở trong tình trạng nguy hiểm, báo động về tài chính.<br />
2.3.1.7 Phương pháp quản lý vốn nhà nư