Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trà Vinh giai đoạn 2017 - 2027
lượt xem 14
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Trà Vinh từ đó đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của Vietcombank Trà Vinh. Phân tích môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động của Vietcombank Trà Vinh từ đó nghiên cứu xác định được những cơ hội và thách thức đối với Vietcombank Trà Vinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trà Vinh giai đoạn 2017 - 2027
- TÓM TẮT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trà Vinh được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Phòng Giao dịch Trà Vinh – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sóc Trăng và đi vào hoạt động từ đầu năm 2010. Qua hơn 6 năm hoạt động, Vietcombank Trà Vinh đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần tăng trưởng ổn định của Vietcombank cũng như tại địa phương trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế so với các ngân hàng khác cùng địa bàn về thị phần huy động vốn và cho vay, độ phủ của hệ thống cũng như về hoạt động marketing. Để hoạt động hiệu quả trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, cũng như những bất ổn liên tục của môi trường vĩ mô việc đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn cho giai đoạn kế tiếp là vấn đề hết sức cần thiết. Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ tạo một hướng đi tốt cho bất kỳ tổ chức nào. Đề tài “Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trà Vinh giai đoạn 2017 - 2027” nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh doanh của Vietcombank Trà Vinh đến năm 2027. Tác giả chọn các đối thủ cạnh tranh để khảo sát là Vietinbank Trà Vinh, BIDV Trà Vinh vì các Ngân hàng này đều thuộc Ngân hàng TMCP Nhà nước chiếm trên 51% vốn chủ sở hữu, có qui mô hoạt động tương tự với Vietcombank Trà Vinh về tổng tài sản, nguồn vốn, sản phẩm dịch vụ,... Trên cơ sở lý thuyết về chiến lược kinh doanh, đề tài phân tích, đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh thông qua các yếu tố bên trong và bên ngoài, đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, nguy cơ đối với Ngân hàng. Từ đó hình thành ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận các yếu tố bên trong, bên ngoài, làm cơ sở để xây dựng ma trận SWOT, từ các thông tin đầu vào từ các ma trận bên ngoài, bên trong, hình ảnh cạnh tranh và SWOT, thông qua ma trận QSPM các chiến lược của nhóm SO, ST, WO, WT từ ma trận SWOT ta sẽ lựa chọn được chiến lược phù hợp và khả thi cho Vietcombank Trà Vinh. -iii-
- Các chiến lược kinh doanh được lựa chọn là: Chiến lược mở rộng hệ thống mạng lưới tại địa phương, chiến lược tấn công bên sườn, chiến lược phát triển sản phẩm liên hợp theo hướng thế chấp, bảo đảm bằng vàng, ngoại tệ, chiến lược chuyên môn hóa theo khách hàng. Các bước xây dựng chiến lược và lựa chọn chiến lược nhằm khắc phục các điểm yếu, hạn chế các nguy cơ, tận dụng được cơ hội, phát huy được điểm mạnh và phù hợp với các nguồn lực của Vietcombank Trà Vinh. Luận văn cũng đề xuất các giải pháp để triển khai các chiến lược đã chọn, nêu một vài kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước cũng như những đóng góp và hạn chế của đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành tham khảo ý kiến các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong ngành ngân hàng tại chi nhánh cũng như các ngân hàng khác để có cơ sở tiến hành hoạch định Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trà Vinh giai đoạn 2017 - 2027. -iv-
- ABSTRACT Joint Stock Commerical Bank for Foreign Trade of Vietnam - Tra Vinh Branch was established in October 2009 on the basis of developing from Tra Vinh Department of the Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Soc Trang branch. Tra Vinh branch started operation in the early of 2010. Over the past 6 years, Tra Vinh Branch has achieved some positive results, contributing to the stable growth of Vietcombank as well as local economy. However, there are still some limitations compared with other banks in the same area such as: share of mobilize market, loan market, marketing operation… To operate effectively in an environment of fierce competition as today, business strategy is essential. Business strategy will make a good direction for any organization. The name of the thesis is "Business Strategy of Joint Stock Commerical Bank for Foreign Trade of Vietnam - Tra Vinh Branch period 2017 - 2027" to research how to build the business strategy of the JSC Bank for Foreign Trade of Vietnam - Tra Vinh Branch to 2027. Author selected the competitors for the survey is Vietinbank Tra Vinh, BIDV Tra Vinh because these banks are almost owned by the State Bank of Vietnam (more than 51% stock) and have the same scope of activities with Vietcombank Tra Vinh such as assets, capital… Based on the theory of business strategy, the thesis analyze and assess the status of the business environment of Tra Vinh Branch through the inside and outside elements in order to determine the point strengths and weaknesses and the opportunities and risks to the Bank. Thus create the matrix of competitive images, the matrix of inside elements and outside elements which become the foundation of SWOT matrix and QSPM matrix. Based on SWOT matrix, the thesis propose the group of strategy for Vietcombank Tra Vinh as SO, ST, WO, WT. All the steps of building and choosing the strategy have been process scientifically in order to improve the weaknesses, limit the risks, take the chances, develop the strengths and especially make it suitable with the company’s situation. -v-
- At the same time I also propose some solutions to implement selected strategies for Government, State Bank of Vietnam and also give the further research directions. While working on the research, the author has conducted consultation of experts who has extensive experience in the banking sector in order to have a strong foundation to plan strategy business for JSC Bank for Foreign trade of Vietnam - Tra Vinh Branch in period 2017 - 2027. -vi-
- MỤC LỤC Trang tựa Quyết định giao đề tài LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii ABSTRACT ...............................................................................................................v MỤC LỤC ............................................................................................................... vii DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... xiii DANH SÁCH CÁC BẢNG .....................................................................................xv DANH SÁCH CÁC HÌNH.................................................................................... xvi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................2 3.1. Không gian và đối tượng ..............................................................................2 3.2. Thời gian ......................................................................................................2 3.3. Phạm vi nội dung .........................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3 5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn ............................................................................3 6. Bố cục luận văn ...................................................................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................4 1.1. Khái niệm về chiến lược ..................................................................................4 1.1.1. Chiến lược .................................................................................................4 1.1.2. Các cấp chiến lược ....................................................................................5 1.2. Khái niệm về ngân hàng và chiến lược kinh doanh ngân hàng .......................5 1.2.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh Ngân hàng ......................................5 -vii-
- 1.2.2. Đặc điểm của chiến lược kinh doanh Ngân hàng .....................................6 1.2.3. Quan điểm xây dựng chiến lược kinh doanh Ngân hàng ..........................6 1.3 Các loại chiến lược kinh doanh ngân hàng .......................................................7 1.3.1. Chiến lược kinh doanh tổng thể ................................................................7 1.3.2. Chiến lược bộ phận (chiến lược chức năng) .............................................7 1.3.2.1. Chiến lược nguồn vốn ........................................................................8 1.3.2.2. Chiến lược đầu tư ...............................................................................8 1.3.2.3. Chiến lược marketing .........................................................................8 1.3.2.4. Chiến lược về tổ chức bộ máy và quản trị điều hành.........................8 1.3.2.5. Chiến lược về quản lý và phát triển nguồn nhân lực .........................8 1.3.2.6. Chiến lược về công nghệ ....................................................................9 1.3.2.7. Chiến lược quản trị rủi ro ...................................................................9 1.3.2.8. Chiến lược về quản lý tài chính .........................................................9 1.4. Quy trình hoach định chiến lược ......................................................................9 1.4.1. Xác định tầm nhìn, sứ mệnh của tổ chức ..................................................9 1.4.2. Phân tích yếu tố môi trường bên ngoài ...................................................10 1.4.2.1 Môi trường vĩ mô ..............................................................................10 1.4.2.2 Môi trường vi mô ..............................................................................11 1.4.3. Phân tích môi trường bên trong ..............................................................12 1.4.3.1. Nhân sự ............................................................................................12 1.4.3.2 Năng lực tài chính .............................................................................13 1.4.3.3 Quản trị..............................................................................................13 1.4.3.4 Nghiên cứu và phát triển (R&D) .......................................................13 1.4.3.5 Hệ thống thông tin.............................................................................13 1.4.3.6 Cơ sở vật chất, kỹ thuật .....................................................................14 1.4.3.7 Marketing ..........................................................................................14 1.4.4. Đề xuất chiến lược ..................................................................................14 1.4.5. Lựa chọn chiến lược ................................................................................14 1.4.6. Các giải pháp triển khai chiến lược.........................................................15 -viii-
- 1.5. Các công cụ hoạch định chiến lược ...............................................................15 1.5.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (Ma trận IFE) ..............................15 1.5.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (Ma trận EFE) ...........................16 1.5.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh ....................................................................17 1.5.4. Ma trận SWOT ........................................................................................18 1.5.5 Ma trận QSPM .........................................................................................20 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA VIETCOMBANK TRÀ VINH ...............22 2.1. Thực trạng chiến lược kinh doanh của Vietcombank Trà Vinh.....................22 2.1.1. Hoạt động xây dựng chiến lược kinh doanh của Vietcombank ..............22 2.1.2. Thực trạng chiến lược kinh doanh của Vietcombank Trà Vinh..............22 2.2. Phân tích môi trường bên ngoài .....................................................................23 2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô.....................................................................23 2.2.1.1. Môi trường kinh tế ...........................................................................23 2.2.1.2. Môi trường chính trị, pháp luật ........................................................26 2.2.1.3. Môi trường tự nhiên .........................................................................27 2.2.1.4. Môi trường dân số ............................................................................28 2.2.1.5. Môi trường công nghệ ......................................................................28 2.2.2. Phân tích môi trường vi mô.....................................................................30 2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh ............................................................................30 2.2.2.2. Khách hàng.......................................................................................35 2.2.2.3. Người cung cấp ................................................................................36 2.2.2.4. Các đối thủ mới tiềm ẩn ...................................................................36 2.2.2.5. Sản phẩm thay thế ............................................................................37 2.2.3. Ma trận các yếu tố bên ngoài ..................................................................37 2.2.4. Đánh giá chung về môi trường bên ngoài ...............................................38 2.2.5. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ...................................................................38 2.3. Phân tích môi trường bên trong......................................................................40 2.3.1. Tổng quan về Vietcombank Trà Vinh.....................................................40 -ix-
- 2.3.2. Mục tiêu và định hướng kinh doanh của Vietcombank Trà Vinh đến năm 2027 ..........................................................................................................40 2.3.2.1. Về hoạt động kinh doanh .................................................................41 2.3.2.2. Hoạt động quản trị rủi ro ..................................................................42 2.3.2.3. Hoạt động hỗ trợ ..............................................................................42 2.3.3. Phân tích môi trường nội bộ ....................................................................42 2.3.3.1. Cơ cấu tổ chức..................................................................................42 2.3.3.2. Nhân lực ...........................................................................................44 2.3.3.3. Hoạt động tài chính kế toán .............................................................45 2.3.3.4. Sản phẩm dịch vụ .............................................................................49 2.3.3.5. Nghiên cứu và phát triển ..................................................................50 2.3.3.6. Đặc điểm văn hóa công ty và động lực thúc đẩy lực lượng lao động....51 2.3.3.7. Marketing .........................................................................................52 2.3.3.8. Thương hiệu .....................................................................................52 2.3.3.9. Quản trị.............................................................................................53 2.3.3.10. Độ phủ của hệ thống trên địa bàn ..................................................53 2.3.5. Đánh giá chung về môi trường bên trong ...............................................55 2.4. Phân tích hình thành chiến lược kinh doanh ..................................................55 CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO VIETCOMBANK TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2017 – 2027 ...................................................................57 3.1. Dự báo thị trường và xu thế phát triển trong giai đoạn 2017-2027 ...............57 3.2. Một số mục tiêu thực hiện chiến lược ............................................................59 3.3. Xây dựng ma trận SWOT ..............................................................................59 3.3.1. Nhóm chiến lược S-O .............................................................................60 3.3.1.1. Chiến lược tấn công về phía trước S3, S4, S6, S7, S8, S9+O3, O4, O5, O6, O7, O8 .............................................................................................60 3.3.1.2. Chiến lược khác biệt hóa theo hướng tập trung vào sản phẩm công nghệ cao S1, S2, S3, S4, S5, S6, S7, S8+O1, O2, O3, O4, O6, O7, O8 .......61 -x-
- 3.3.1.3. Chiến lược mở rộng hệ thống mạng lưới tại địa phương S1, S2, S3, S4, S5, S6, S8, S9+O1, O2, O3, O6, O7, O8 ................................................61 3.3.2 Nhóm chiến lược S-T ...............................................................................61 3.3.2.1. Chiến lược tấn công đường vòng bằng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, bảo mật tốt S1, S2, S4, S5, S6, S9+T1, T3, T4 ...................61 3.3.2.2. Chiến lược phát triển sản phẩm liên hợp theo hướng thế chấp, bảo đảm vay bằng vàng, ngoại tệ S1, S2, S3, S6, S9 +T1, T2, T3, T4 ...............62 3.3.3 Nhóm chiến lược W-O .............................................................................62 3.3.3.1. Chiến lược phát triển mạng lưới giao dịch xuống các huyện W1, W2, W3+O1, O2, O3, O6, O7, O8 .......................................................................62 3.3.3.2. Chiến lược tấn công bên sườn bằng các sản phẩm ngân hàng điện tử W2, +O3, O4, O5, O6, O8 ............................................................................62 3.3.4 Nhóm chiến lược W-T .............................................................................62 3.3.4.1. Chiến lược chuyên môn hóa theo khách hàng W1, W2, W3+T1, T2, T4..62 3.3.4.2. Chiến lược mô phỏng cải tiến để thích nghi với môi trường W1, W2, W3+T1, T2 ....................................................................................................63 3.4. Xây dựng ma trận QSPM ...............................................................................63 3.5. Lựa chọn chiến lược ưu tiên...........................................................................63 3.5.1. Các chiến lược được ưu tiên ...................................................................63 3.5.2. Nội dung chiến lược ................................................................................64 3.6. Giải pháp thực hiện chiến lược đã lựa chọn ...................................................64 3.6.1. Chiến lược mở rộng hệ thống mạng lưới tại địa phương ........................64 3.6.2. Chiến lược tấn công bên sườn .................................................................65 3.6.3. Chiến lược phát triển sản phẩm liên hợp theo hướng thế chấp, bảo đảm bằng vàng, ngoại tệ ...........................................................................................66 3.6.4. Chiến lược chuyên môn hóa theo khách hàng ........................................67 3.7. Giải pháp hỗ trợ triển khai các chiến lược đã được lựa chọn ........................68 3.7.1. Xây dựng hệ thống đánh giá khen thưởng phù hợp, khách quan ...........68 3.7.2. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ...............................................................68 -xi-
- 3.7.3. Nâng cao chất lượng tín dụng .................................................................69 3.7.4. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng ..............................................70 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................72 1. Kết luận .............................................................................................................72 2. Kiến nghị ...........................................................................................................73 2.1. Đối với Nhà nước .......................................................................................73 2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước ....................................................................74 3. Những đóng góp của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................75 3.1. Những đóng góp của đề tài ........................................................................75 3.2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................77 PHỤ LỤC .................................................................................................................79 PHỤ LỤC 1: CÁC PHIẾU KHẢO SÁT PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT MA TRẬN CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI ...................................................................94 PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH ..... 97 PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT MA TRẬN CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG .. 102 PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ KHẢO SÁT LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC .................105 PHỤ LỤC 6: DANH SÁCH CHUYÊN GIA......................................................116 PHỤ LỤC 7: NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN CỦA VCB TRÀ VINH ..........118 PHỤ LỤC 8: SỐ LIỆU HOẠT ĐỘNG CỦA BIDV TRÀ VINH ......................120 PHỤ LỤC 9: SỐ LIỆU HOẠT ĐỘNG CỦA VIETINBANK TRÀ VINH .......122 -xii-
- DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại NHTW : Ngân hàng Trung ương NHNN : Ngân hàng Nhà nước TMCP : Thương mại cổ phần TCTD : Tổ chức tín dụng Vietcombank : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank Trà Vinh : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trà Vinh Vietcombak Sóc Trăng : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Sóc Trăng Vietinbank : Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Vietinbank Trà Vinh : Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Trà Vinh Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank Trà Vinh : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Trà Vinh BIDV Trà Vinh. : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Trà Vinh BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Sacombank : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín SCB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn GDP : Gross Domestic Product ASEAN : Association of South East Asian Nations FDI : Foreign Direct Investment SME : Small and Medium Enterprise USD : Đồng đô la Mỹ -xiii-
- VND : Việt Nam đồng ATM : Automatic Teller Machine POS : Point of Sale ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long UBND : Ủy ban nhân dân TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh PGD : Phòng giao dịch DPRR : Dự phòng rủi ro HĐV : Huy động vốn KHDN : Khách hàng doanh nghiệp ĐCTC : Định chế tài chính EFE : Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài IFE : Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong QSPM : Ma trận lựa chọn chiến lược SWOT : Ma trận kết hợp điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - nguy cơ -xiv-
- DANH SÁCH CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên hình Trang Bảng 1.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 15 Bảng 1.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 16 Bảng 1.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh 18 Bảng 1.4 Ma trận SWOT 19 Bảng 1.5 Ma trận QSPM 20 Huy động vốn và cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa Bảng 2.1 31 bàn tỉnh năm 2015 Bảng 2.2 Ma trận các yếu tố bên ngoài 38 Bảng 2.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh 39 Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu hoạt động đến năm 2027 41 Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ của Chi nhánh Trà Vinh từ năm 2012 đến 2015 46 Bảng 2.6 Chất lượng tín dụng của Chi nhánh Trà Vinh từ 2012 đến 2015 47 Bảng 2.7 Huy động vốn của Vietcombank Trà Vinh từ năm 2012 đến 2015 48 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombak Trà Vinh từ Bảng 2.8 49 năm 2012 đến 2015 Bảng 2.9 Chỉ số về mức độ phủ của các ngân hàng đối thủ tại Trà Vinh 54 Bảng 2.10 Ma trận các yếu tố môi trường bên trong 54 Bảng 3.1 Mô hình ma trận SWOT 59 Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả điểm hấp dẫn của các nhóm chiến lược 63 -xv-
- DANH SÁCH CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1 Sơ đồ tổng quát môi trường vi mô 11 Hình 2.1 Biểu đồ cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế 32 Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay 33 Hình 2.3 Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu 34 Hình 2.4 Biểu đồ nguồn vốn, tổng tài sản và dư nợ 34 Hình 2.5 Sơ đồ tổ chức của Vietcombank Trà Vinh 43 Hình 2.6 Trình độ của cán bộ nhân viên Vietcombank Trà Vinh. 45 Dư nợ cho vay, huy động vốn và lợi nhuận của Vietcombank 45 Hình 2.7 Trà Vinh từ năm 2012 đến 2015. -xvi-
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trà Vinh là tỉnh đang trong quá trình phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội, văn hóa với nhiều ngân hàng cùng hoạt động. Được thành lập năm 2010, Vietcombank Trà Vinh là một chi nhánh thuộc Vietcombank, cung cấp đầy đủ các dịch vụ đa tiện ích đạt chuẩn quốc tế cho khách hàng trong và ngoài tỉnh, góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và chiến lược phát triển hệ thống của Vietcombank. Trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn, cùng với sự biến động liên tục của môi trường kinh doanh, để tồn tại và phát triển bền vững, hướng đến mục tiêu chung, việc xây dựng chiến lược kinh doanh trong giai đoạn kinh doanh tiếp đến là điều hết sức cần thiết. Chiến lược kinh doanh có vai trò rất quan trọng, giúp cho doanh nghiệp nhận rõ mục đích hướng đi của mình, đó là cơ sở và kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Trong điều kiện thay đổi và phát triển nhanh chóng của môi trường kinh doanh, chiến lược kinh doanh sẽ tạo điều kiện nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời chủ động tìm giải pháp khắc phục và vượt qua những nguy cơ và hiểm họa trong cạnh tranh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và tăng cường vị thế cạnh tranh đảm bảo cho sự phát triển liên tục và bền vững của doanh nghiệp. Việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh tạo ra căn cứ vững chắc cho việc đề ra các chính sách và quyết định phù hợp với những biến động của thị trường. Xuất phát từ thực tiễn trên, phù hợp với mục tiêu chung của Vietcombank giai đoạn 2017 -– 2027 với phương châm “tăng tốc - hiệu quả - bền vững” phấn đấu tăng tổng tài sản, huy động vốn, đảm bảo tăng lợi nhuận trước thuế và giảm tỉ lệ nợ xấu, đề tài được lựa chọn nghiên cứu là “Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Trà Vinh giai đoạn 2017 - 2027”. Với mong muốn hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh, sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý trong giai đoạn kế tiếp. Kết quả -1-
- phân tích sẽ đưa ra giải pháp phù hợp với tình hình thực tế, đặc thù của Chi nhánh Trà Vinh. Hy vọng nghiên cứu này cung cấp cho các nhà hoạch định chiến lược những thông tin hữu ích giúp khẳng định và nâng cao vị thế của Vietcombank Trà Vinh. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh, sử dụng các ma trận công cụ nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh của Vietcombank Trà Vinh giai đoạn 2017 - 2027. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Trà Vinh từ đó đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của Vietcombank Trà Vinh. - Phân tích môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động của Vietcombank Trà Vinh từ đó nghiên cứu xác định được những cơ hội và thách thức đối với Vietcombank Trà Vinh. - Xây dựng được chiến lược kinh doanh cho Vietcombank Trà Vinh giai đoạn 2017 – 2027 và đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Không gian và đối tượng Phạm vi nghiên cứu là hoạt động kinh doanh của Vietcombank Trà Vinh. Đồng thời luận văn có so sánh, đối chiếu với hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành trên địa bàn, gồm: Vietinbank Trà Vinh, BIDV Trà Vinh. Việc nghiên cứu phỏng vấn sâu chuyên gia được thực hiện với các chuyên gia tại Vietcombank Trà Vinh cũng như tại các ngân hàng khác. 3.2. Thời gian Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh của Vietcombank Trà Vinh giai đoạn 2017 - 2027 được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 02/2016 đến tháng 08/2016. 3.3. Phạm vi nội dung Đề tài chỉ dừng lại ở giai đoạn hình thành chiến lược, đề xuất một số giải pháp hỗ trợ triển khai chiến lược, các giai đoạn triển khai, đánh giá, kiểm soát không thực hiện trong luận văn này. -2-
- 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích thống kê: Thu thập số liệu, thông tin từ sách vở, báo chí, Internet và từ tài liệu của Vietcombank Trà Vinh cũng như đối thủ cạnh tranh. Sau đó sử dụng phương pháp phân tích để đánh giá các nguồn thông tin trên. Phương pháp phỏng vấn sâu: Từ kết quả phỏng vấn các chuyên gia trong ngành Ngân hàng thông qua bảng câu hỏi để xây dựng các ma trận EFE, IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, đánh giá và lựa chọn chiến lược. Phương pháp xử lý thông tin: Thông tin thu thập được sẽ được xử lý dựa trên cơ sở lý thuyết đã định cùng với việc liên tục hỏi ý kiến các chuyên gia để đi đến kết quả tổng hợp mong muốn. 5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Về phía Vietcombank Trà Vinh: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của chi nhánh Trà Vinh, từ đó hoạch định chiến lược kinh doanh và đề xuất các giải pháp thực hiện. Điều này mang lại nhiều giá trị tham khảo cho các cấp lãnh đạo trong quá trình hoạch định chiến lược. Về phía các bên liên quan: Luận văn cung cấp cái nhìn tổng quan về ngành ngân hàng cũng như sự so sánh giữa các ngân hàng tại Trà Vinh. Từ đó cung cấp thông tin thứ cấp đáng giá cho các bên liên quan. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết. Chương 2: Phân tích môi trường bên ngoài và phân tích môi trường bên trong của Vietcombank Trà Vinh. Chương 3: Lựa chọn chiến lược kinh doanh và đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh cho Vietcombank Trà Vinh giai đọan 2017 - 2027. -3-
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Khái niệm về chiến lược 1.1.1. Chiến lược Chiến lược là một thuật ngữ rất quen thuộc và được dùng rất nhiều trong trong lĩnh vực quân sự, kinh doanh,… và có nhiều định nghĩa về chiến lược. Trong kinh doanh, khái niệm Chiến lược kinh doanh đã được rất nhiều học giả phát biểu, bổ sung và dần hoàn chỉnh. Sau đây là những định nghĩa về chiến lược: Theo Alfred Chander (1962), Chiến lược là quá trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của công ty, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó. Theo Wheleen và Hunger (2004), Chiến lược là tập hợp một kế hoạch và hành động hướng mục tiêu để các năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng được những cơ hội và thách thức bên ngoài. Tất cả những định nghĩa về chiến lược trên dù có khác nhau về câu chữ nhưng vẫn bao gồm những nội dung chính, đó là: Kế hoạch để đạt mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh, dựa trên những năng lực cốt lõi của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp chiến lược là những phương thức hành động tổng quát để doanh nghiệp đạt tới những mục tiêu dài hạn, tăng sức mạnh doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh bằng cách phối hợp có hiệu quả nỗ lực của các bộ phận trong doanh nghiệp, tranh thủ các cơ hội và tránh hoặc giảm thiểu được các đe dọa từ bên ngoài. Chiến lược không đồng nghĩa với giải pháp tình huống nhằm đối phó với cái khó khăn doanh nghiệp gặp phải mà đi xa hơn, các chiến lược định rõ các lợi thế cạnh tranh trong dài hạn. Cho phép doanh nghiệp năng động hơn, chủ động tạo ra các thay đổi, chứ không phải chỉ phản ứng lại để cải thiện vị trí của mình trong tương lai. Từ việc dự đoán trước những biến đổi của môi trường bên ngoài trong thời gian tới, chiến -4-
- lược cho phép các công ty chuẩn bị tốt nhất để đón bắt những cơ hôi và giảm thiểu những nguy cơ cho doanh nghiệp. 1.1.2. Các cấp chiến lược Để thực hiện thành công chiến lược đề ra cần có sự thống nhất từ trên xuống dưới và sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận chức năng. Theo cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp, theo mức độ, phạm vi bao quát của chiến lược có thể chia thành 3 cấp: Cấp công ty, cấp đơn vị kinh doanh và cấp bộ phận chức năng. Tiến trình quản trị chiến lược ở mỗi cấp có hình thức giống nhau, gồm các giai đoạn cơ bản: Phân tích môi trường, xác định nhiệm vụ và mục tiêu, phân tích và lựa chọn chiến lược, tổ chức thực hiện và kiểm tra chiến lược; nhưng nội dung của từng giai đoạn và người ra quyết định thì khác nhau: Chiến lược cấp công ty: Được xem như mục đích và lĩnh vực chính của công ty để thỏa mãn kỳ vọng của cổ đông. Đây là cấp độ chiến lược chủ yếu vì nó bị ảnh hưởng mạnh của các nhà đầu tư vào công ty và thực hiện hướng dẫn các quyết định chiến lược xuyên suốt công ty. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh: Quan tâm nhiều hơn đến làm thế nào để kinh doanh thành công trong một thị trường cụ thể. Nó liên quan đến các quyết định chiến lược về lựa chọn sản phẩm kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đạt được lợi thế so với đối thủ cạnh tranh, khai thác hoặc tạo ra cơ hội kinh doanh mới. Chiến lược cấp bộ phận chức năng: Xác định phương thức hành động của từng bộ phận chức năng: marketing, nghiên cứu phát triển sản phẩm, sản xuất, nhân sự, tài chính,… để hỗ trợ, bảo đảm cho việc thực thi các chiến lược của công ty, chiến lược của đơn vị kinh doanh. (Nguồn: Micheal E.Porter sách dịch (2009), Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản Trẻ) 1.2. Khái niệm về ngân hàng và chiến lược kinh doanh ngân hàng 1.2.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh Ngân hàng Ngân hàng được coi là một doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hóa đặc biệt, đó là kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng tập trung huy động tiền tệ để cung cấp kịp -5-
- thời, đầy đủ nguồn vốn nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần trong nền kinh tế. Chiến lược kinh doanh được nhìn nhận như một nguyên tắc, một tôn chỉ trong kinh doanh. Doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh, điều kiện tiên quyết là phải xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc thù của mình. Chiến lược kinh doanh của một Ngân hàng là một chương trình hoạt động tổng thể và dài hạn nhằm tạo ra một bước phát triển nhất định của Ngân hàng, là sự cam kết trước về các mục tiêu cơ bản, toàn diện mà một ngân hàng cần phải đạt được và sự phân bổ các nguồn lực quan trọng để đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hoạt động tương lai. 1.2.2. Đặc điểm của chiến lược kinh doanh Ngân hàng Thứ nhất, chiến lược kinh doanh là một loại chiến lược tổng hợp, đa dạng của lĩnh vực kinh doanh đặc thù là kinh doanh tiền tệ, kinh doanh quyền sử dụng hàng hóa tiền tệ và các dịch vụ phục vụ cho việc sử dụng đồng tiền. Thứ hai, chiến lược kinh doanh của NHTM mang tính nhạy cảm cao bởi nó chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, vào quá trình hội nhập và sự thay đổi của các định chế tài chính trong và ngoài nước. Chính vì sự nhạy cảm đối với môi trường kinh doanh nên chiến lược kinh doanh của NHTM cần được đánh giá thường xuyên để có những điều chỉnh kịp thời nếu thấy cần thiết. Thứ ba, chiến lược kinh doanh ngân hàng có tính hệ thống cao. Các NHTM kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó có một hệ thống tổ chức lớn với phạm vi rộng, chính vì vậy chiến lược kinh doanh Ngân hàng có tính hệ thống rất cao, từ chiến lược tổng thể đến các chiến lược chức năng. Thứ tư, hiệu quả của chiến lược kinh doanh ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh tế. 1.2.3. Quan điểm xây dựng chiến lược kinh doanh Ngân hàng - Khai thác thế mạnh mà Ngân hàng có được: Để tồn tại được trên thị trường, mỗi Ngân hàng cần có thế mạnh của mình; đó là khả năng, kỹ năng hay một sự hơn hẳn hoặc khác biệt so với các ngân hàng khác, tạo cho Ngân hàng có thể đứng vững -6-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 308 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 229 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn