TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
Ngày nay một sản phẩm muốn có chỗ đứng trên thị trường thì ngoài chất lượng sản<br />
phẩm, sự hợp lý về giá cả, phương thức giao hàng thì các DVSBH sẽ là những yếu tố<br />
quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Việt Nam nhanh chóng trở thành thị<br />
trường mới nổi hấp dẫn nhất Đông Nam Á về các thiết bị, máy móc xây dựng. Vì đây là<br />
thị trường tốt nên có nhiều đối thủ cạnh tranh đã tham gia vào thị trường làm tính cạnh<br />
tranh trong lĩnh vực máy xây dựng ngày càng quyết liệt. Công ty cổ phần B<br />
ắc Sơn máy công trình thành lập năm 2005, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh<br />
doanh nhập khẩu máy xây dựng nắm được tâm lý đó của khách hàng đã chủ động cung<br />
cấp DVSBH để mang lại niềm tin cho khách hàng. Tuy vậy DVSBH của Công ty vẫn còn<br />
những khuyết điểm xét về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh<br />
doanh của Công ty. Xuất phát từ thực tế như vậy tác giả đã lựa chọn nghiên cứu vấn đề:<br />
“Chất lượng dịch vụ sau bán hàng cho sản phẩm xúc lật của Công ty cổ phần Bắc Sơn<br />
máy công trình” để làm đề tài luận văn của mình.<br />
Tác giả cũng đã đưa ra mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và<br />
phương pháp nghiên cứu CLDVSBH. Tác giả sử dụng mô hình SPSS 16 để đánh giá<br />
CLDVSBH cho sản phẩm xúc lật của công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình. Và sử<br />
dụng phương pháp đánh giá CLDVSBH từ phía khách hàng.<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN<br />
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN<br />
Trong chương này tác giả đã giới thiệu các công trình nghiên cứu có liên quan đến<br />
đề tài bao gồm các: luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ viết về CLDV, CLDVSBH và một<br />
số nghiên cứu khác có liên quan đến việc sử dụng mô hình SERVQUAL để đánh giá<br />
CLDV. Các đề tài trên đã sử dụng các phương pháp đánh giá CLDV khác nhau có đề tài<br />
sử dụng phương pháp đánh giá CLDVSBH từ phía doanh nghiệp, có những đề tài sử<br />
dụng phương pháp đánh giá từ phía khách hàng. Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu trước<br />
kia chỉ mới thực hiện trong một số lĩnh vực như ngân hàng, hàng không, vận tải hành<br />
khách bằng ô tô, xe máy…Chưa có đề tài nghiên cứu nào đề cập đến DVSBH cho máy<br />
móc xây dựng nói chung và cho máy xúc lật nói riêng, hơn nữa trên cơ sở nghiên cứu và<br />
phân tích CLDVSBH từ phía khách hàng bằng cách sử dụng mô hình SERVQUAL tác<br />
giả đã xây dựng bảng hỏi điều tra nhằm đánh giá CLDVSBH cho sản phẩm xúc lật. Vì<br />
<br />
vậy đề tài: “Chất lượng dịch vụ sau bán hàng cho sản phẩm xúc lật của Công ty CP Bắc<br />
Sơn máy công trình” mở ra nhiều nét mới và đặc thù trong việc nghiên cứu CLDVSBH<br />
và qua quá trình tìm hiểu các nguồn thông tin tài liệu về CLDVSBH cho sản phẩm máy<br />
xúc lật đến thời điểm hiện tại, tác giả cam kết đề tài không bị trùng lập với bất cứ đề tài<br />
nào khác và chưa có đề tài nào nghiên cứu về biện pháp nâng cao CLDVSBH cho sản<br />
phẩm xúc lật của Công ty cổ phần Bắc Sơn.<br />
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ SAU BÁN HÀNG VÀ CHẤT<br />
LƯỢNG DỊCH VỤ SAU BÁN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP<br />
Trong chương 2 trước tiên tác giả đã tập trung nêu ra khái niệm về dịch vụ và<br />
DVSBH là tất cả sự giúp đỡ và thông tin mà công ty cung cấp cho khách hàng sau khi họ<br />
đã mua sản phẩm cụ thể tại công ty. DVSBH thường bao gồm việc hướng dẫn sử dụng,<br />
kiểm tra miễn phí sản phẩm, bảo dưỡng định kỳ, duy tu, sửa chữa, tặng miễn phí cho<br />
khách hàng những vật tư, linh kiện, vật liệu liên quan đến sản phẩm và các phục vụ miễn<br />
phí khác. Sau đó tác giả đã nêu ra các cách phân loại DVSBH, đặc điểm và vai trò của<br />
DVSBH<br />
Tác giả đã nêu ra các khái niệm khác nhau về DVSBH và đưa ra khái niệm theo<br />
quan điểm hướng về khách hàng: CLDVSBH đồng nghĩa với việc đáp ứng mong đợi của<br />
khách hàng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hay CLDVSBH là khoảng cách giữa sự<br />
mong đợi về DVSBH của khách hàng và nhận thức của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ.<br />
Sau đó tác giả đã nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến CLDVSBH như: các nhân tố<br />
bên ngoài (thị trường; đối thủ cạnh tranh; khách hàng), các nhân tố bên trong (trình độ<br />
máy móc, thiết bị mà doanh nghiệp sử dụng trong DVSBH; trình độ lao động của doanh<br />
nghiệp; chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp; quy định và chính sách<br />
trong DVSBH; quan điểm của nhà lãnh đạo và năng lực tổ chức và quản lý DVSBH)<br />
Tiếp theo tác giả đã nêu khái quát hai phương pháp đánh giá CLDVSBH: đánh giá<br />
từ phía doanh nghiệp và đánh giá từ phía khách hàng. Và tác giả đã trình bày 4 bước để<br />
đánh giá CLDVSBH bằng mô hình SERVQUAL và cách sử dụng chương trình phần<br />
mềm SPSS để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLDVSBH và thông qua công cụ như<br />
hệ số tin cậy Cronbach Alpha, hệ số tương quan Pearson, hồi qui tuyến tính đa biến để<br />
kiểm định mô hình lý thuyết SERVQUAL<br />
Cuối cùng tác giả đã nêu ra một số kinh nghiệm nâng cao CLDVSBH của các<br />
doanh nghiệp cung cấp máy xây dựng lớn và có uy tín trên thế giới như: KOMATSU,<br />
<br />
HITACHI, LIUGONG các doanh nghiệp này đã tập trung vào các giải pháp như quan<br />
tâm đến việc hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng máy móc trước khi giao hàng; quan tâm<br />
đến đào tạo đội ngũ nhân viên thực hiện DVSBH; giải đáp các thắc mắc của khách hàng<br />
một cách nhanh chóng, chuẩn xác; xây dựng các hệ thống chi nhánh và đại lý để cung<br />
cấp DVSBH nhanh chóng, kịp thời; áp dụng các máy móc, thiết bị, các công nghệ hiện<br />
đại vào quá trình thực hiện DVSBH…<br />
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ SAU BÁN HÀNG CHO<br />
SẢN PHẨM XÚC LẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC SƠN MÁY CÔNG<br />
TRÌNH<br />
Trong chương 3 đầu tiên tác giả đã giới thiệu chung về Công ty CP Bắc Sơn máy<br />
công trình và kết quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2008-2012. Sau đó tác giả<br />
đã giới thiệu sản phẩm xúc lật về đặc tính cấu tạo của máy, cách phân loại máy và giới<br />
thiệu về xúc lật mà Công ty đang cung cấp trên thị trường<br />
Sau đó, tác giả đã nêu ra các DVSBH mà công ty Cổ phần Bắc Sơn máy công<br />
trình đang cung cấp như: kiểm tra bảo dưỡng máy trước khi giao hàng; giao hàng và lắp<br />
đặt; bảo hành; bảo dưỡng; phụ tùng thay thế chính hãng; dịch vụ đào tạo và hướng dẫn kỹ<br />
thuật, thực trạng của các dịch vụ đó. Và nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến CLDVSBH<br />
cho sản phẩm xúc lật của Công ty như thế nào<br />
Tiếp đó, tác giả đã nêu ra các bước để xây dựng bảng câu hỏi đánh giá<br />
CLDVSBH: thiết kế sơ bộ bảng hỏi sau đó chọn đối tượng để thảo luận và đưa ra bảng<br />
câu hỏi cụ thể và thiết kế thang đo về sự hài lòng của khách hàng về CLDVSBH. Sau đó<br />
tác giả đã đánh giá CLDVSBH qua 4 bước sau:<br />
- Bước 1: Tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng, tác giả xác định cơ<br />
cấu khách hàng được hỏi theo năm và cách phân phối bảng hỏi<br />
- Bước 2: Mã hóa các biến quan sát và biến thống kê đo lường sự thỏa mãn của<br />
khách hàng về CLDVSBH<br />
- Bước 3: Sử dụng phần mềm SPSS đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng. Thông<br />
qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha các thành phần thang đo CLDVSBH đều đạt tiêu chuẩn<br />
(>0,60), đồng thời tương quan biến tổng của các biến đều đạt yêu cầu độ tin cậy (>0,30).<br />
Cho nên các biến đo lường của các thành phần này đều đảm bảo sự tin cậy<br />
- Bước 4: Kiểm định mô hình SERVQUAL bằng 2 công cụ SPSS: (1) Hệ Số tương<br />
quan Pearson, (2) Hồi qui tuyến tính đa biến. Tác giả đã đặt H1, H2, H3, H4 lần lượt là các<br />
<br />
giả thuyết: phương tiện hữu hình, độ tin cậy, độ đáp ứng, khả năng phục vụ, sự đồng cảm tỷ<br />
lệ thuận với sự thỏa mãn của khách hàng. Kết quả 2 công cụ là:<br />
+ Về hệ số tương quan Pearson: theo ma trận tương quan thì các biến đều có<br />
tương quan vì r > 0 và có Sig rất nhỏ (0.000) do vậy chúng đều có ý nghĩa về mặt thống<br />
kê. Đồng thời mối quan hệ này là cùng chiều và có tương quan giữa các thành phần<br />
CLDVSBH. Như vậy các biến có thể đưa vào mô hình để giải thích cho biến sự thỏa mãn<br />
của khách hàng trong phân tích hồi quy tuyến tính đa biến<br />
+ Về hồi quy tuyến tính đa biến sau khi tác giả kiểm định sự phù hợp của mô hình<br />
thông qua hệ số xác định cho thấy mức ý nghĩa rất nhỏ 0.00 và hệ số xác định R2 điều<br />
chỉnh = 0,926 nói lên độ thích hợp của mô hình là 92,6%. Và thông qua kiểm định F sử<br />
dụng trong bảng phân tích phương sai là phép kiểm định giải thuyết về độ phù hợp của<br />
mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Trong bảng phân tích ANOVA, ta thấy giá trị sig.<br />
rất nhỏ (sig = 0.00), nên mô hình hồi qui phù hợp với tập hợp dữ liệu có thể sử dụng<br />
được.<br />
Kết quả phân tích hồi qui cho ta kết quả: H1, H3, H4, H5 được chấp nhận vì có<br />
mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05, còn H2 bị loại vì mức ý nghĩa lớn hơn 0,05. Và tác giả đã đưa<br />
ra phương trình hồi quy tuyến tính đa biến về sự thỏa mãn của khách hàng như sau:<br />
Sự thỏa mãn=<br />
<br />
-0,134 + 0,165*Phương tiện hữu hình + 0,345*Sự đáp ứng +<br />
<br />
0,350*Năng lực phục vụ + 0,172*Sự đồng cảm<br />
Sau cùng, tác giả đã đưa ra một số giải pháp mà Công ty đã áp dụng để nâng cao chất<br />
lượng DVSBH như:<br />
- Phát triển các phương tiện hữu hình bằng cách năm 2011 mua thêm 1 ô tô phục vụ<br />
cho đưa đón nhân viên đi bảo dưỡng, bảo hành, sửa chữa; trang bị máy ảnh; năm 2012 mua<br />
máy phay, máy tiện, máy bào, máy cắt; mở rộng hệ thống kho bãi, nhà xưởng lên 1000m2;<br />
trang bị đồng phục cho nhân viên<br />
- Nâng cao mức độ đáp ứng Công ty đã liên hệ trước với khách hàng về thời gian bảo<br />
dưỡng, bảo hành, sửa chữa; thiết lập đường dây nóng giải đáp thắc mắc 24/24<br />
- Nâng cao khả năng phục vụ Công ty đã đào tạo nâng cao kiến thức. Tổ chức tổng<br />
kết đánh giá quá trình bảo dưỡng, bảo hành để đúc rút những kinh nghiệm; đưa ra những quy<br />
định cho nhân viên thực hiện DVSBH để nâng cao tinh thần phục vụ<br />
- Nâng cao sự đồng cảm Công ty đã liên lạc với khách hàng để khách hàng sắp xếp<br />
thời gian thuận lợi nhất rồi thông báo lại cho Công ty để lên kế hoạch; phân công trách<br />
<br />
nhiệm cụ thể cho nhân viên kinh doanh cùng với đội ngũ kỹ thuật chăm sóc và quản lý một<br />
số khách hàng nhất định; thường xuyên thăm dò ý kiến khách hàng.<br />
Và qua kết quả của bảng điều tra khách hàng tác giả đã đưa ra những đánh giá của<br />
khách hàng về CLDVSBH của Công ty và đã ra được những ưu điểm, những hạn chế và<br />
nguyên nhân của những hạn chế trong DVSBH mà Công ty đang cung cấp.<br />
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ SAU<br />
BÁN HÀNG CHO SẢN PHẨM XÚC LẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC SƠN<br />
MÁY CÔNG TRÌNH<br />
Đầu tiên, tác giả đã đưa ra những định hướng chung của Công ty và định hướng về<br />
DVSBH của Công ty như đa dạng hóa các hoạt động của DVSBH; liên tục nâng cao<br />
CLDVSBH; DVSBH phải được tổ chức thường xuyên, liên tục; Nâng cao chất lượng đội<br />
ngũ nhân viên tham gia vào DVSBH.<br />
Sau đó, Tác giả đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao các yếu tố ảnh hưởng đến<br />
sự thỏa mãn của khách hàng như:<br />
- Giải pháp nâng cao năng lực phục vụ tác giả đã đưa ra các giải pháp như: Tăng<br />
cường đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên để hành vi, thái độ, kiến thức của<br />
nhân viên để phục vụ khách hàng tốt hơn; hạn chế đào tạo nhân viên mới trong công việc<br />
phải đào tạo lý thuyết và qua mô hình thật kỹ; đào tạo kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp,<br />
kỹ năng trả lời điện thoại, tư vấn…<br />
- Giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng tác giả đã đưa ra các giải pháp như: Mở rộng<br />
hệ thống phân phối và cung cấp phụ tùng để phục vụ nhanh chóng và đúng hạn các yêu<br />
cầu của khách hàng; sắp xếp bố trí người hợp lý để không bị chồng chéo. Có thể phân<br />
làm 2 đội: đội bảo dưỡng, đội bảo hành, sửa chữa. Có thể luân chuyển để hỗ trợ nhau;<br />
tuyển dụng đúng người, đúng việc<br />
- Giải pháp nâng cao sự đồng cảm tác giả đã đưa ra các giải pháp như : Đẩy mạnh<br />
nghiên cứu đáp ứng nhu cầu đặc biệt và mong muốn của khách hàng; thường xuyên nhắc<br />
nhở nhân viên cẩn trọng trong thực hiện DVSBH, phân công công việc và trách nhiệm rõ<br />
ràng, có tiêu chí đánh giá cụ thể. Có những quy định về thưởng phạt; cung cấp thêm một<br />
số dịch vụ sau bán hàng như: mua bán, trao đổi sản phẩm cũ khi khách hàng đã khấu hao<br />
hết hoặc có nhu cầu đổi sản phẩm lấy sản phẩm khác có công suất hoạt động phù hợp với<br />
công việc của khách hàng<br />
<br />