intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Minh Phượng

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

46
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là: hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp làm cơ sở để phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Minh Phượng, chỉ ra những thành tựu đạt được và những hạn chế trong quá trình sử dụng vốn tại công ty trong thời gian qua. Từ đó, đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Minh Phượng

i<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các chức năng kinh<br /> doanh. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là sự kết hợp các yếu tố đầu<br /> vào như vốn, lao động để tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trên thị<br /> trường. Trong đó, vốn là yếu tố then chốt, là chìa khóa, là điều kiện tiền đề<br /> cho doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh tế của mình. Nhận thức được<br /> vai trò của vốn đối với sự tồn tại và phát triển của một doah nghiệp, cho nên<br /> các doanh nghiệp ngày càng quan tâm và chú trọng nhiều hơn đến các biện<br /> pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn trong quá trình sản xuất kinh<br /> doanh của mình. Xuất phát từ quan điểm trên, kết hợp với việc nghiên cứu,<br /> tìm hiểu thực trạng sử dụng vốn tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh<br /> Minh Phượng, tác giả đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng<br /> vốn tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Minh Phượng”.<br /> Mục đích nghiên cứu của đề tài là: hệ thống hóa một số vấn đề lý luận<br /> cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp làm cơ sở để phân<br /> tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH sản xuất và kinh<br /> doanh Minh Phượng, chỉ ra những thành tựu đạt được và những hạn chế trong<br /> quá trình sử dụng vốn tại công ty trong thời gian qua. Từ đó, đề xuất một số<br /> các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.<br /> Nội dung của luận văn gồm:<br /> Chương 1: Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề<br /> tài của luận văn.<br /> Trong chương này, tác giả đã nêu một số các đề tài nghiên cứu khoa<br /> học cấp bộ, các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ cũng trình bày về giải pháp<br /> <br /> ii<br /> <br /> nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra nội dung<br /> nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận văn.<br /> Chương 2: Lý luận chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của các<br /> doanh nghiệp.<br /> Trong phần này, luận văn đã hệ thống hóa được nhưng vấn đề sau:<br /> Một là, nêu lên khái niệm về vốn với nhiều quan điểm khác nhau, trình bày<br /> các đặc trưng cơ bản của vốn và tầm quan trọng của vốn trong hoạt động sản<br /> xuất kinh doanh. Trong những khái niệm về vốn thì khái niệm phổ biến nhất<br /> và được nhiều người chấp nhận là: “ Vốn là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài<br /> sản của doanh nghiệp nhằm mục tiêu sinh lời ”. Tác giả đã đưa ra bốn tiêu chí<br /> để phân loại vốn: căn cứ vào nguồn hình thành thì vốn được chia thành vốn<br /> chủ sở hữu và vốn vay; căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng, vốn bao<br /> gồm vốn ngắn hạn và vốn dài hạn; căn cứ vào phạm vi hoạt động, có vốn bên<br /> trong nội bộ doanh nghiệp và vốn hình thành từ bên ngoài doanh nghiệp; căn<br /> cứ vào hình thức luân chuyển giá trị, vốn được phân loại thành: vốn cố định<br /> và vốn lưu động.<br /> Hai là, trình bày về hiệu quả sử dụng vốn và ý nghĩa của nó đối với<br /> doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình<br /> độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa<br /> nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản sở hữu.<br /> Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hóa thông qua các chỉ tiêu như: các chỉ tiêu<br /> đánh giá hiệu quả sử dụng vốn gồm: sức sản xuất của một đồng vốn kinh<br /> doanh, tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu;<br /> các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dugj vốn lưu động: số vòng luân chuyển vốn<br /> lưu động, sức sinh lời của một đồng vốn lưu động, hệ số đảm nhiệm vốn lưu<br /> động; các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định: sức sinh lời của<br /> <br /> iii<br /> <br /> một đồng vốn cố định, sức sản xuất của một đồng vốn cố định, hệ số đảm<br /> nhiệm vốn cố định,… Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn, tác giả đã dùng<br /> phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ. Việc nâng cao hiệu quả<br /> sử dụng vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó không chỉ đảm bảo an toàn tài<br /> chính cho doanh nghiệp mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh và giúp cho<br /> doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu…<br /> Ba là nêu lên các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của<br /> doanh nghiệp. Các nhân tố này được chia thành 2 nhóm: nhân tố khách quan<br /> và nhân tố chủ quan. Nhóm nhân tố khách quan bao gồm: tăng trưởng kinh tế,<br /> lạm phát, chính sách thuế, lãi suất, tỷ giá của nhà nước, môi trường pháp lý.<br /> Nhóm nhân tố chủ quan gồm: đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm sản<br /> phẩm, chiến lược kinh doanh, cơ cấu vốn và nhân tố con người.<br /> Chương 3: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH<br /> sản xuất và kinh doanh Minh Phượng<br /> Trước khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty, tác giả đã giới<br /> thiệu khái quát về công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Minh Phượng với<br /> ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: chế tạo và lắp đặt thiết bị phi tiêu chuẩn<br /> cho các nhà máy, chế tạo và lắp đặt kết cấu thép và các sản phẩm cơ khí, kinh<br /> doanh thép, dịch vụ vận tải, cẩu hạ hàng hóa. Cơ cấu tổ chức của công ty bao<br /> gồm 4 phòng ban: phòng vật tư, phòng tài chính kế toán, phòng kỹ thuật,<br /> phòng kinh doanh. Các đặc điểm có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của<br /> công ty cũng được đề cập trong luận văn như: đặc điểm về hoạt động sản xuất<br /> kinh doanh, đặc điểm về lao động, đặc điểm về thị trường tiêu thụ và đặc<br /> điểm về tình hình tài chính. Nhìn chung quy mô vốn của công ty đều tăng qua<br /> các năm từ năm 2007 đến năm 2011. Trong đó, vốn lưu động tăng từ năm<br /> 2007 đến 2010, nhưng sang năm 2011 lại giảm 1.087 triệu đồng. Khoản mục<br /> <br /> iv<br /> <br /> hàng lưu kho và các khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2008 có<br /> cuộc khùng hoảng kinh tế thế giới, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nhiều, lạm<br /> phát năm ấy lên đến 2 con số đã tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh<br /> doanh của các doanh nghiệp trong đó có công ty Minh Phượng. Năm 2011,<br /> giá thép liên tục biến động, nhu cầu thép trên thị trường giảm mạnh làm ảnh<br /> hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh thép của công ty. Lượng thép tồn kho<br /> nhiều, chưa có nhiều đơn đặt hàng cho hoạt động sản xuất. Tốc độ luân<br /> chuyển vốn lưu động giảm trong năm 2011 nhưng sức sinh lời của 1 đồng vốn<br /> lưu động lại tăng. Tuy nhiên, vòng quay các khoản phải thu giảm đáng kể làm<br /> cho kỳ thu tiền bình quân tăng. Vì thế, yêu cầu đặt ra là công ty cần có biện<br /> pháp để đẩy nhanh công tác thu hồi nợ. Về phần vốn cố định, công ty đã đầu<br /> tư mua sắm thêm tài sản cố định để phục vụ sản xuất nên vốn cố định đều<br /> tăng từ năm 2007 đến năm 2011, đặc biệt năm 2010 tăng 1.740 triệu đồng so<br /> với năm 2009, năm 2011 tăng 1.415 triệu đồng so với năm 2010. Do vốn cố<br /> định tăng mạnh, còn doanh thu năm 2011 lại giảm, lợi nhuận lại tăng không<br /> đáng kể nên sức sản xuất của 1 đồng vốn cố định và sức sinh lời của 1 đồng<br /> vốn cố định đều giảm trong năm 2011.<br /> Qua việc phân tích thực trạng sử dụng vốn tại công ty, tác giả nhận<br /> thấy những kết quả mà công ty đã đạt được như sau: quy mô kinh doanh của<br /> công ty tăng nhanh từ năm 2007 đến 2011; Vốn chủ sở hữu tăng góp phần cải<br /> thiện năng lực tài chính của công ty. Đặc biệt, tài sản cố định của công ty<br /> được tài trợ hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu, điều này được coi là khá an toàn<br /> trong tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay. Bên cạnh đó, công ty vẫn còn<br /> tồn tại nhiều hạn chế trong quá trình sử dụng vốn đó là: hiệu quả sử dụng vốn<br /> không cao. Công ty đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định trong những năm gần<br /> đây mà doanh thu lại giảm, lợi nhuận tăng không đáng kể khiến cho sức sinh<br /> lời của 1 đồng vốn cố định giảm. Công ty cũng chưa có những biện pháp tối<br /> <br /> v<br /> <br /> ưu trong việc vận hành, bảo dưỡng cho máy móc thiết bị phát huy hết công<br /> suất. Ngoài ra, vốn kinh doanh của công ty còn bị khách hàng chiếm dụng<br /> nhiều và hàng lưu kho còn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn. Vì vậy đã<br /> làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Hơn nữa, công ty cũng chưa quản<br /> lý tốt chi phí gián tiếp, nhất là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 26,94%<br /> trong năm 2011 đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.<br /> Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại<br /> công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Minh Phượng.<br /> Bước sang năm 2012 trong bối cảnh tình hình kinh tế còn nhiều khó<br /> khăn, công ty cũng đã đưa ra định hướng phát triển đến năm 2015. Qua việc<br /> đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong quá trình<br /> sử dụng vốn tại công ty, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao<br /> hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Minh<br /> Phượng.<br /> Một là, biện pháp tăng doanh thu nhằm tăng số vòng quay của vốn.<br /> Dự kiến khi thực hiện biện pháp này doanh thu của công ty sẽ tăng thêm 5%<br /> do ký kết được với công ty liên doanh cáp điện LS – VINA và công ty chế<br /> biến thức ăn gia súc Hưng Yên.<br /> Hai là, biện pháp tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp. Sau khi thực<br /> hiện những giải pháp về tiết kiệm chi phí quản lý, đặc biệt là tăng cường kiểm<br /> tra và nhắc nhở nhân viên có ý thức trong việc tiết kiệm điện nước, giữ gìn tài<br /> sản, tránh lãng phí … sẽ giúp công ty có thể giảm được 3% tiền chi trả cho<br /> hoạt động quản lý doanh nghiệp.<br /> Ba là, biện pháp tăng cường công tác thu hồi nợ. Khi thực hiện các biện<br /> pháp trên dự kiến sẽ thu hồi được khoản nợ của công ty Tân Phú Xuân và<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2