- i -<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Phân tích tình hình tài chính là công cụ đắc lực giúp các nhà quản trị bên<br />
trong cũng như các đối tượng bên ngoài có được các quyết định, các giải pháp<br />
phù hợp nhất trong hoạt động của mình. Thông qua phân tích tình hình tài chính,<br />
các nhà quản trị đánh giá được thực trạng tài chính, triển vọng phát triển của<br />
doanh nghiệp, từ đó có những quyết định đúng đắn, chính xác, kịp thời trong quá<br />
trình điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư,<br />
các nhà cho vay, các nhà cung cấp… sẽ giúp họ nhận biết về khả năng tài chính,<br />
tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời cũng như dự<br />
đoán tiềm năng tài chính trong tương lai của doanh nghiệp làm cơ sở đưa ra các<br />
quyết định đầu tư hiệu quả nhất.<br />
Với tầm quan trọng như vậy nhưng trong thực tế cho thấy, công tác phân<br />
tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp chưa được quan tâm một cách hợp lý.<br />
Hầu hết các doanh nghiệp mới chú trọng đến việc hoàn thành các báo cáo tài<br />
chính mà chưa quan tâm đến việc sử dụng nó cho mục tiêu phân tích. Do đó,<br />
phân tích tình hình tài chính chưa phát huy hết tác dụng của nó, chưa thực sự trở<br />
thành công cụ đắc lực của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.<br />
Cũng như đa số các doanh nghiệp khác, tại các công ty cổ phần sữa, phân<br />
tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp còn nhiều bất cập, chỉ mới tập trung<br />
vào tính toán các chỉ tiêu chung chung mà chưa phân tích cụ thể được thế mạnh<br />
tài chính của bản thân công ty. Do đó, những thông tin các công ty cổ phần sữa<br />
cung cấp ra bên ngoài chưa có sức thu hút đối với các nhà đầu tư nói riêng và<br />
các đối tượng khác quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung.<br />
Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn đề tài "<br />
Hoàn thiện phân tích tình<br />
hình tài chính tại các công ty cổ phần sữa ở Việt Nam" làm luận văn tốt nghiệp<br />
của mình với mong muốn đóng góp một số ý kiến hoàn thiện hơn công tác phân<br />
tích tình hình tài chính hiện nay tại các công ty này nhằm thực hiện tốt chức<br />
<br />
- ii -<br />
<br />
năng cung cấp thông tin, thu hút nhiều hơn nữa sự quan tâm của các nhà đầu tư<br />
đối với các công ty cổ phần sữa Việt Nam.<br />
Luận văn sẽ hệ thống hoá và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về phân<br />
tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất. Đồng thời, thông qua<br />
việc đánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính tại các công ty cổ phần sữa<br />
ở Việt Nam , luận văn đề xuất các phương hướng có tính nguyên tắc và đưa ra<br />
các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại các<br />
<br />
công<br />
<br />
ty cổ phần sữa nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung.<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lý luận phân tích tình hình tài chính<br />
trong các doanh nghiệp và phạm vi nghiên cứu của luận văn là thực trạng phân<br />
tích tình hình tài chính tại các công ty cổ phần sữa ở Việt Nam.<br />
Luận văn đã sử dụng đan xen các phương pháp như: Phương pháp duy vật<br />
biện chứng , phương pháp toán học , phương pháp hệ thống hoá , phương pháp<br />
thực chứng kết hợp với lý luận cơ bản của khoa học chuyên ngành phân tić h<br />
<br />
để<br />
<br />
nghiên cứu đề tài này.<br />
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính trong các<br />
doanh nghiệp.<br />
Khảo sát, làm rõ thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính của các<br />
công ty cổ phần sữa Việt Nam<br />
Đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tình<br />
hình tài chính tại các công ty cổ phần sữa Việt Nam<br />
Luận văn gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Lý luận chung về phân tích tình hình tài chính trong các doanh<br />
nghiệp<br />
Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính trong các<br />
công ty cổ phần sữa Việt Nam<br />
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính<br />
trong các công ty cổ phần sữa Việt Nam<br />
<br />
- iii -<br />
<br />
Trong chương 1, tác giả trình bày những vấn đề lý luận chung về phân<br />
tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp<br />
Trước hế t, tác giả nêu lên sự cần thiết của công tác phân tí ch tiǹ h hin<br />
̀ h tài<br />
chính doanh nghiệp. Trong phầ n này tác giả đi vào các nô ̣i dung sau:<br />
- Khái quát về tài chính doanh nghiệp<br />
Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh<br />
tế, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế<br />
hàng hoá tiền tệ.<br />
Tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ<br />
tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt<br />
tới các mục tiêu của doanh nghiệp. Các hoạt động có liên quan đến việc tạo lập,<br />
phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc các hoạt động tài chính của doanh<br />
nghiệp.<br />
- Sự cần thiết và vai trò của phân tích tình hình tài chính trong các<br />
doanh nghiệp<br />
Phân tích tình hình tài chính không những cho biết tình hình tài chính của<br />
doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy những kết quả hoạt động<br />
mà doanh nghiệp đạt được trong hoàn cảnh đó.<br />
Phân tích tình hình tài chính là hết sức cần thiết và ngày càng đóng vai trò<br />
quan trọng trong tương lai.<br />
Tiế p đế n , tác giả đi vào nội dung công tác phân tích tình hình tài chính<br />
doanh nghiê ̣p, trong đó tác giả đi vào các nô ̣i dung sau:<br />
- Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích<br />
Nhằm phục vụ cho quá trình phân tích tình hình tài chính, việc sử dụng<br />
mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài<br />
chính doanh nghiệp là tất yếu. Nó bao gồm không chỉ thông tin nội bộ, thông tin<br />
bên ngoài, những thông tin phản ánh cả định tính và định lượng (số lượng, giá<br />
<br />
- iv -<br />
<br />
trị, chi tiết, khái quát, trìu tượng, cụ thể…) trên thị trường trong và ngoài nước<br />
liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
- Phương pháp phân tích tình hình tài chính: Tác giả đi vào trình bày 4<br />
phương pháp cơ bản sử du ̣ng trong phân tích bao gồ m:<br />
Phương pháp so sánh<br />
Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích<br />
Phương pháp loại trừ<br />
Phương pháp liên hệ cân đối<br />
Ngoài ra, tác giả còn trình bày về phương pháp Dupont hay phương pháp<br />
đồ thị. Để sử dụng có hiệu quả, phương pháp này luôn được sử dụng song song<br />
với các kết quả của các phương pháp ở trên mang lại.<br />
- Nội dung phân tích tình hình tài chính: Tác giả đi vào trình bày 4 nô ̣i<br />
dung phân tić h tài chin<br />
́ h bao gồ m:<br />
Thứ nhấ t, Phân tić h khái quát tiǹ h hiǹ h tài chiń h của doanh nghiê ̣p<br />
Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, các nhà phân<br />
tích tiến hành so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm của các khoản, các mục ở cả hai<br />
bên tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp và so sánh<br />
số tổng cộng giữa số cuối kỳ với đầu năm trên bảng cân đối kế toán của doanh<br />
nghiệp.<br />
Để phân tích khái quát tình hình huy động và sử dụng vốn, nhà phân tích<br />
tiến hành phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn. Các nhà phân tích<br />
thường sử du ̣ng chỉ tiêu sau:<br />
<br />
<br />
Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản<br />
<br />
Tỷ trọng của từng bộ phận NV chiếm trong tổng số NV<br />
Thứ hai , phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất, kinh<br />
doanh<br />
Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh<br />
chính là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa TS và nguồn tài trợ TS hay chính<br />
<br />
- v -<br />
<br />
là phân tích cân bằng tài chính của DN. Các nhà phân tích sử dụng một số chỉ<br />
tiêu sau:<br />
Vốn hoạt động thuần<br />
Hệ số tài trợ thường xuyên<br />
Hệ số tài trợ tạm thời<br />
Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên<br />
Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn<br />
Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn<br />
Thứ ba, phân tić h tin<br />
̀ h hin<br />
̀ h và khả năng thanh toán của doanh nghiê ̣p<br />
Trong nô ̣i dung p hân tić h tiǹ h hình thanh toán của doanh nghiệp , các nhà<br />
phân tić h sử du ̣ng các chỉ tiêu sau:<br />
Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả<br />
Số vòng quay của các khoản phải thu<br />
Hệ số giữa nợ phải thu so với tổng số tiền hàng bán chịu<br />
Thời gian thu tiền<br />
Số vòng quay quay các khoản phải trả<br />
Hệ số giữa nợ phải trả so với tổng số tiền hàng mua chịu<br />
Thời gian thanh toán tiền hàng<br />
Trong nô ̣i dung phân tić h khả năng thanh toán của doanh nghiê ̣p, các nhà<br />
phân tić h sử du ̣ng các chỉ tiêu sau:<br />
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát<br />
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn<br />
Hệ số khả năng thanh toán nhanh<br />
Hệ số thanh toán của TSNH<br />
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của tiền và các khoản tương<br />
đương tiền<br />
Tỷ lệ % đã thanh toán với ngân sách Nhà nước<br />
<br />