intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho ngân hàng khi đưa ra quyết định cho vay

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

94
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn này trình bày vai trò, nội dung và phương pháp của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp đối với các tổ chức tín dụng khi đưa ra quyết định cho vay. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho ngân hàng khi đưa ra quyết định cho vay

i<br /> <br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br /> ----------------<br /> <br /> ĐOÀN NGỌC QUỲNH<br /> <br /> HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI<br /> CHÍNH DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ CHO NGÂN<br /> HÀNG KHI ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH CHO VAY<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> <br /> HÀ NỘI, NĂM 2011<br /> <br /> ii<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br /> CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN<br /> TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ CHO CÁC TỔ CHỨC<br /> TÍN DỤNG KHI ĐƢA RA QUYẾT ĐỊNH CHO VAY<br /> 2.1. Mục đích, vai trò của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh<br /> nghiệp đối với các tổ chức tín dụng khi đƣa ra quyết định cho vay<br /> 2.1.1. Mục đích của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp<br /> đối với các tổ chức tín dụng khi đưa ra quyết định cho vay<br /> Tổ chức tín dụng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong<br /> lĩnh vực tài chính, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Hoạt động của tổ chức tín dụng<br /> rất đa dạng, phức tạp và luôn thay đổi theo sự biến động của nền kinh tế. Do tập<br /> quán và luật pháp ở mỗi quốc gia, mỗi vùng khác nhau nên quan niệm về tổ chức<br /> tín dụng cũng không có sự thống nhất song có thể thấy chung rằng tổ chức tín<br /> dụng hoạt động ở các lĩnh vực chủ yếu: hoạt động huy động vốn, hoạt động tín<br /> dụng, đầu tư và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.<br /> Chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối<br /> chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành và quá khứ, đồng thời dự báo tình<br /> hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Qua đó người sử dụng thông tin có<br /> thể đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nắm vững tiềm năng, xác<br /> định chính xác hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai và triển vọng<br /> của doanh nghiệp.<br /> 2.1.2. Vai trò của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp<br /> đối với các tổ chức tín dụng khi đưa ra quyết định cho vay<br /> Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động<br /> cho vay tại các tổ chức tín dụng nói chung và ngành ngân hàng nói riêng là một<br /> hoạt động nằm trong quy trình tín dụng. Để đi đến một quyết định cho vay hay<br /> không các Ngân hàng cần phải trải qua việc thẩm định khách hàng trong đó có<br /> việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính đánh giá doanh nghiệp đi vay. Như<br /> <br /> iii<br /> <br /> vậy hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp đi vay có vai trò rất quan<br /> trọng đối với các Ngân hàng. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp<br /> để phục vụ hoạt động cho vay tại các Ngân hàng không chỉ là một công cụ<br /> không thể thiếu trong quy trình tín dụng của Ngân hàng mà nó còn được coi như<br /> là cơ sở hình thành một khoản cho vay tốt, nâng cao được mức độ an toàn, hạn<br /> chế được các rủi ro<br /> Chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp được đặt ra không phải chỉ từ yêu<br /> cầu của bản thân Ngân hàng mà thông qua các chỉ tiêu phân tích tài chính của doanh<br /> nghiệp đi vay Ngân hàng có thể xác định được nhu cầu vay hợp lý của khách hàng,<br /> khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng và thu nhập của Ngân hàng từ khoản cho vay.<br /> Chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp cũng còn do đòi hỏi của nền kinh tế vì<br /> thông qua các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp, thì nguồn lực xã hội được<br /> phân bổ hợp lý hơn, tránh được hiện tượng đầu tư quá nhiều vào một ngành, tạo được<br /> sự cân đối trong nền kinh tế.<br /> 2.2. Bản chất, nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính<br /> doanh nghiệp phục vụ cho tổ chức tín dụng khi đƣa ra quyết định cho vay<br /> 2.2.1. Bản chất hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp phục<br /> vụ cho tổ chức tín dụng khi đưa ra quyết định cho vay<br /> Chỉ tiêu tài chính là một phạm trù kinh tế có nội dung tương đối ổn định,<br /> thể hiện kết quả tài chính của một doanh nghiệp. Kết quả tài chính có thể tại một<br /> thời điểm hay thời kỳ<br /> Hệ thống chỉ tiêu tài chính là tổng thể các chỉ tiêu được sắp xếp theo một<br /> trình tự xác định nhằm đánh giá hoạt động tài chính của doanh nghiệp theo yêu<br /> cầu của các cấp quản lý và cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để đạt được<br /> lợi ích mong muốn.<br /> 2.2.2 Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh<br /> nghiệp phục vụ cho tổ chức tín dụng khi dưa ra quyết định cho vay<br /> Nhìn chung các chỉ tiêu tài chính được xây dựng từ các báo cáo tài chính,<br /> phù hợp với chế độ kế toán hiện tại. Do vậy, hệ thống báo cáo tài chính là nội<br /> <br /> iv<br /> <br /> dung quan trọng không thể thiếu được góp phần nâng cao chất lượng thông tin<br /> phân tích.<br /> Ta có thể khái quát chung hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính theo<br /> nguyên tắc sau:<br /> -<br /> <br /> Nguyên tắc nhất quán: nguyên tắc này yêu cầu các thông tin cần phải bảo<br /> <br /> đảm tính thống nhất về mặt nguyên tắc, về chuẩn mực, về phương pháp tính giữa<br /> các kì kế toán. Khi có lý do chính đáng để thay đổi cách tính toán thì cần thông<br /> báo cho người nhận và người đọc báo cáo biết.<br /> Nguyên tắc công khai minh bạch: Tất cả các hoạt động kinh tế diễn ra<br /> <br /> -<br /> <br /> trong kỳ kế toán phải được phản ánh đầy đủ trong báo cáo kế toán và phải có<br /> giải trình, công bố công khai theo quy định của nhà nước. Sự công khai như vậy<br /> sẽ làm cho các báo cáo tài chính có ích lợi hơn và giảm bớt các vấn đề bị hiểu sai<br /> -<br /> <br /> Nguyên tắc so sánh: nguyên tắc này yêu cầu phân loại, sắp xếp thông tin,<br /> <br /> số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được<br /> -<br /> <br /> Nguyên tắc tổng hợp chi tiết: các chỉ tiêu tài chính thường đa dạng và<br /> <br /> phong phú do vậy cần thiết phải chi tiết các chỉ tiêu đó mới nhân đc thức được<br /> bản chất, tính quy luật... của hiện tượng<br /> 2.3. Nội dung hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp phục<br /> vụ cho hoạt động cho vay tại tổ chức tín dụng<br /> 2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu tài chính phục vụ cho vay ngắn hạn<br /> *Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán<br /> *Chỉ tiêu phản ánh tình hình phải thu, phải trả<br /> 2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu tài chính phục vụ cho vay trung và dài hạn<br /> *Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán<br /> *Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản<br /> 2.4. Vận dụng phƣơng pháp đánh giá hệ thống chỉ tiêu phân tích tài<br /> chính doanh nghiệp cho các tổ chức tín dụng<br /> 2.4.1.. Phƣơng pháp so sánh<br /> Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất<br /> trong phân tích nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân<br /> <br /> v<br /> <br /> tích. Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích tình hình tài chính doanh<br /> nghiệp trước hết phải xác định số gốc để so sánh<br /> 2.4.2 Phương pháp loại trừ<br /> Trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhiều trường hợp cần<br /> nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích nhờ phương pháp<br /> loại trừ. Loại trừ là phương pháp xác định mức độ và ảnh hưởng của từng nhân<br /> tố đến chỉ tiêu phân tích bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác.<br /> Phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới hai cách là phương<br /> pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch<br /> 2.4.3. Phƣơng pháp liên hệ cân đối<br /> Cơ sở của phương pháp liên hệ cân đối là là sự cân bằng về lượng giữa hai<br /> mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Dựa vào nguyên lý của sự cân bằng<br /> về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh, người ta có thể<br /> xây dựng được phương pháp phân tích mà trong đó các chỉ tiêu nhân tố có quan<br /> hệ với các chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng là tổng số hoặc hiệu số.<br /> Khác với phương pháp số chênh lệch và phương pháp thay thế liên hoàn, phương<br /> pháp liên hệ cân đối được vận dụng để xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu<br /> nhân tố với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổng số hoặc hiệu số<br /> 2.4.4. Phƣơng pháp Dupont<br /> Phương pháp Dupont nhằm đánh giá sự tác động tương hỗ giữa các chỉ tiêu<br /> tài chính bằng cách biến một chỉ tiêu tổng hợp thành hàm số của một loạt các biến<br /> số. Với phương pháp này các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn<br /> đến hiện tượng tốt, hiện tượng xấu trong hoạt động của doanh nghiệp.<br /> 2.4.5. Phương pháp đồ thị<br /> Phương pháp này minh họa các kết quả tài chính thu được trong quá<br /> trình phân tích bằng các biểu đồ, sơ đồ… Phương pháp đồ thị giúp thể hiện rõ<br /> ràng, trực quan về diễn biến của các đối tượng được phân tích, đồng thời giúp<br /> Ngân hàng nhanh chóng có phân tích định hướng các chỉ tiêu tài chính để tìm ra<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2