1<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Năm 2009 trong ngành hoá chất nhà nước đã ký quyết định thành<br />
lập Tập đoàn Hoá chất Việt Nam dựa trên cơ sở sắp xếp lại Tổng<br />
Công ty Hoá chất Việt Nam. Với qui mô lớn và hoạt động đa ngành<br />
nghề thì việc phải thiết lập một HTKSNB đủ mạnh để hỗ trợ để hỗ trợ<br />
cho công tác quản lý là một tất yếu khách quan nhằm đảm bảo cho<br />
Tập đoàn đạt được các mục tiêu như: bảo vệ tài sản, đảm bảo độ tin<br />
cậy của thông tin, đảm bảo thực hiện các qui định đề ra, đảm bảo hiệu<br />
quả hoạt động. Tuy nhiên Tập đoàn được thành lập không phải do quá<br />
trình tích tụ vốn và phát triển qui mô dần trở thành Tập đoàn như các<br />
nước trên thế giới nên trong quá trình hoạt động còn rất nhiều hạn chế<br />
như: vẫn còn dựa vào bao cấp, độc quyền, kinh doanh đạt hiệu quả<br />
thấp chưa tương xứng với những lợi thế và sự đầu tư của nhà nước,<br />
đầu tư ra ngoài ngành kém hiệu quả. Chưa tách bạch được vai vai trò<br />
chủ sở hữu với chức năng quản lý nhà nước. Sự tích tụ, tập trung vốn<br />
và kiểm soát vốn còn nhiều hạn chế. Một số vị trí quản lý chủ chốt<br />
được bổ nhiệm vì lý do chính trị mà không dựa trên năng lực quản trị<br />
kinh doanh. Hệ thống thông tin tiềm ẩn nhiều hạn chế không thực sự<br />
hữu dụng cho quá trình ra quyết định. Rất ít các đơn vị thuộc Tập<br />
đoàn có được những chính sách và thủ tục KSNB riêng phù hợp với<br />
thực tiễn của đơn vị. Hơn nữa một trong bảy nội dung chủ yếu theo<br />
chủ trương tái cơ cấu Tập đoàn giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015<br />
của Thủ tướng Chính phủ thì là phải tăng cường công tác KSNB tại<br />
Tập đoàn. Xuất phát từ những lý do trên, hoàn thiện hệ thống KSNB<br />
tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trở thành vấn đề có tính cấp bách<br />
trong quản lý, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn<br />
hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Tác giả đã<br />
<br />
2<br />
lựa chọn Đề tài: "Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập<br />
đoàn Hóa chất Việt Nam" làm đề tài Luận án tiến sĩ của mình.<br />
2. Tổng quan các nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
Cho đến nay, đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu HTKSNB<br />
trên những khía cạnh và lĩnh vực khác nhau:<br />
+ Các lý luận về hệ thống KSNB trên thế giới và tại Việt Nam đã phát<br />
triển tập trung làm rõ các khái niệm về hệ thống KSNB, vai trò của hệ<br />
thống KSNB trong doanh nghiệp, các tiêu chí và công cụ để đánh giá hệ<br />
thống KSNB, các bộ phận cấu thành của hệ thống KSNB.<br />
+ Tại Việt Nam nghiên cứu ứng dụng hệ thống KSNB trong một<br />
đơn vị cụ thể ở các ngành, các lĩnh vực cũng được nhiều tác giả quan<br />
tâm ở các luận văn cao học cụ thể: trong hoạt động tín dụng ngân hàng,<br />
trong các doanh nghiệp vừa.<br />
+ Trong thời gian gần đây đã có một số nghiên cứu thuộc Luận án<br />
tiến sĩ về hệ thống KSNB nhưng không phải trong một doanh nghiệp cụ<br />
thể mà phạm vi nghiên cứu rộng hơn trong một ngành, một tổng công<br />
ty, Bộ quốc phòng<br />
+ Tổ chức hoạt động kinh doanh dưới mô hình Tập đoàn còn là vấn<br />
đề mới mẻ, trong quá trình hoạt động hơn 10 năm qua còn bộc lộ khá<br />
nhiều mặt hạn chế. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề cập đến kiểm<br />
soát nội bộ tại Tập đoàn cũng như xây dựng nó trở thành hệ thống.<br />
Cũng chưa có công trình nghiên cứu nào về “Hoàn thiện hệ thống<br />
kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam”<br />
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của Luận án<br />
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phát triển lý luận về HTKSNB<br />
trong Tập đoàn kinh tế. Từ đó đánh giá thực trạng HTKSNB tại Tập đoàn<br />
Hoá chất Việt Nam để đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện<br />
HTKSNB phù hợp với đặc thù hoạt động của Tập đoàn.<br />
<br />
3<br />
Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, các câu<br />
hỏi nghiên cứu được đưa ra tương xứng (khung nghiên cứu)<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án<br />
Luận án tập trung nghiên cứu HTKSNB tại Tập đoàn Hoá chất Việt<br />
Nam (công ty mẹ và các công ty thành viên)<br />
5. Phương pháp nghiên cứu của Luận án<br />
- Phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ<br />
nghĩa Mác Lê Nin vào nghiên cứu xã hội học. Luận án sử dụng phương<br />
pháp khái quát hoá, tổng hợp và phân tích những nguyên lý cơ bản về<br />
hệ thống KSNB qua các giáo trình, tài liệu.<br />
- Phương pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn: Tác giả đã thực hiện thiết<br />
kế bảng câu hỏi để điều tra kết hợp với phỏng vấn sâu<br />
- Phương pháp xử lý dữ liệu: từ kết quả điều tra, quan sát và phỏng<br />
vấn sâu tác giả đã tổng hợp thành 14 bảng để từ đó mô tả, đánh giá,<br />
phân tích, tổng hợp, so sánh<br />
- Nguồn dữ liệu sử dụng: Tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và<br />
sơ cấp<br />
6. Những đóng góp mới của Luận án<br />
- Về lý luận: xây dựng mô hình tổ chức HTKSNB làm khung lý thuyết<br />
nghiên cứu HTKSNB tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam. Đề cập những đặc<br />
điểm về tổ chức hoạt động, đặc điểm về vốn của Tập đoàn chi phối đến<br />
việc thiết kế và vận hành HTKSNB tại Tập đoàn. Thông qua thực trạng tổ<br />
chức HTKSNB của Tập đoàn kinh tế trên thế giới như ở: Mỹ, Trung<br />
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Luận án đã nêu ra một số bài học kinh<br />
nghiệm mà Việt Nam.<br />
- Về thực tiễn: trên cơ sở điều tra, phân tích đánh giá thực trạng,<br />
Luận án đề xuất nhóm các giải pháp hoàn thiện HTKSNB tại Tập đoàn<br />
Hoá chất Việt Nam<br />
<br />
4<br />
7. Khung nghiên cứu và kết cấu của đề tài<br />
Chương 1<br />
Lý luận chung về hệ thống kiểm<br />
soát nội bộ và hệ thống kiểm soát<br />
nội bộ trong các Tập đoàn kinh tế<br />
<br />
Chương 2<br />
Thực trạng hệ thống kiểm soát<br />
nội bộ tại Tập đoàn Hóa chất<br />
Việt Nam<br />
<br />
Chương 3<br />
Phương hướng và giải pháp<br />
hoàn thiện hệ thống kiểm soát<br />
nội bộ tại Tập đoàn Hóa chất<br />
Việt Nam.<br />
<br />
Trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ 1:<br />
Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế với<br />
việc thiết kế và vận hành HTKSNB<br />
Tập đoàn? Các yếu tố cấu thành<br />
HTKSNB Tập đoàn? Kinh nghiệm<br />
quốc tế về HTKSNB của Tập đoàn<br />
tại một số nước từ đó rút ra bài học<br />
kinh nghiệm cho Việt Nam?<br />
<br />
Trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ 2:<br />
Thực trạng việc thiết kế và vận<br />
hành HTKSNB tại Tập đoàn Hoá<br />
chất Việt Nam?<br />
<br />
Trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ 3:<br />
Nhóm giải pháp nào cần được đưa ra<br />
nhằm hoàn thiện HTKSNB tại Tập<br />
đoàn Hoá chất Việt Nam đáp ứng<br />
được các mục tiêu của Tập đoàn?<br />
<br />
Sơ đồ 1.1. Khung nghiên cứu của Luận án<br />
<br />
5<br />
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT<br />
NỘI BỘ VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC<br />
TẬP ĐOÀN KINH TẾ<br />
1.1 Khái quát về kiểm soát và kiểm soát nội bộ trong quản lý.<br />
1.1.1 Kiểm soát trong quản lý<br />
Kiểm soát có liên quan mật thiết với quản lý, nó có vai trò quan<br />
trọng trong việc ra quyết định của nhà quản lý, nó là một trong năm<br />
chức năng của quản lý bao gồm: Xác định mục tiêu và lập kế hoạch, tổ<br />
chức thực hiện, phối hợp, kiểm soát. Thông qua kiểm soát nhà quản lý<br />
nhìn nhận được những thiếu sót trong hệ thống tổ chức để đề ra các<br />
biện pháp điều chỉnh kịp thời. Khi có kiểm soát nhà quản lý sẽ có đầy<br />
đủ thông tin để ra quyết định thích hợp nhằm thích ứng với môi trường,<br />
đạt được mục tiêu đề ra.<br />
1.1.2 Các loại kiểm soát<br />
Phân theo mục tiêu kiểm soát có: kiểm soát ngăn ngừa, kiểm soát phát<br />
hiện và kiểm soát điều chỉnh; Phân theo phạm vi kiểm soát phân thành:<br />
kiểm soát nội bộ và kiểm soát bên ngoài; Phân theo nội dung kiểm soát<br />
phân thành: kiểm soát tổ chức và kiểm soát kế toán; Phân theo chủ thể<br />
quản lý phân thành: kiểm soát trực tiếp và kiểm soát gián tiếp.<br />
1.1.3 Kiểm soát nội bộ<br />
Cơ cấu kiểm soát nội bộ của COSO có thể được khái quát bằng sơ đồ<br />
sau “Kiểm soát nội bộ là quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và<br />
các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự<br />
đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu: Đảm bảo sự tin cậy của của<br />
báo cáo tài chính; Đảm bảo sự tuân thủ các qui định và luật lệ; Đảm bảo<br />
các hoạt động được thực hiện hiệu quả [111,tr 186]<br />
<br />