TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
<br />
TRẦN XUÂN THIỆN<br />
<br />
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ<br />
VỚI VIỆC TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH<br />
TẠI CỤC TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN<br />
<br />
Chuyên ngành: Kế toán (Kế toán, kiểm toán và phân tích)<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br />
<br />
HÀ NỘI, NĂM 2011<br />
<br />
Hoàn thiện hệ thống KSNB là một trong những giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài<br />
chính tại Cục Tần số vô tuyến điện, đề tài nghiên cứu gồm<br />
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
Thứ nhất, tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu<br />
Tại Cục Tần số VTĐ hệ thống KSNB vẫn còn một số tồn tại chưa phát huy tối đa<br />
các nguồn lực của đơn vị. Do vậy cần hoàn thiện hệ thống KSNB để giúp các nhà quản lý<br />
điều hành công việc hiệu lực và hiệu quả, đánh giá được rủi ro, cung cấp thông tin tin cậy<br />
và tuân thủ đúng quy định của Nhà nước. Trước thực tế đó, Đề tài: “Hoàn thiện hệ<br />
thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cƣờng quản lý tài chính tại Cục Tần số vô tuyến<br />
điện” sẽ góp phần đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm tăng cường<br />
quản lý tài chính tại Cục Tần số VTĐ trong điều kiện hiện nay.<br />
Thứ hai, tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến Đề tài nghiên<br />
cứu<br />
Hệ thống KSNB trong đơn vị sự nghiệp có thu đã được một số đề tài nghiên cứu.<br />
Các đề tài đã nêu được lý luận, thực trạng, các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB với<br />
tăng cường quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu cụ thể.<br />
Từ trước đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu hệ thống KSNB với việc tăng<br />
cường quản lý tài chính tại Cục Tần số vô tuyến điện. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này<br />
sẽ góp phần hoàn thiện hơn công tác quản lý tài chính tại Cục Tần số vô tuyến điện.<br />
Thứ ba, mục tiêu nghiên cứu<br />
Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài<br />
chính tại Cục Tần số vô tuyến điện” có mục tiêu chủ yếu là:<br />
Một là, hệ thống hóa và phân tích bản chất, vai trò của KSNB trong quản lý tài<br />
chính của ở một đơn vị sự nghiệp có thu<br />
Hai là, phân tích thực trạng hệ thống KSNB gắn liền với việc quản lý tài chính của<br />
Cục Tần số VTĐ<br />
Ba là, đề xuất những giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB với việc tăng cường<br />
quản lý tài chính tại Cục Tần số VTĐ.<br />
Thứ tƣ, câu hỏi nghiên cứu<br />
Từ ý nghĩa, nội dung của Đề tài Luận văn nhằm trả lời cho các câu hỏi sau:<br />
Một là, hệ thống kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng<br />
như thế nào với quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu?<br />
<br />
Hai là, thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ với quản lý tài chính tại Cục Tần số<br />
VTĐ ra sao? Những ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân tồn tại của hệ thống kiểm soát<br />
nội bộ với quản lý tài chính tại Cục Tần số VTĐ như thế nào?<br />
Ba là, phương hướng và giải pháp hoàn thiện KSNB với việc tăng cường quản lý<br />
tài chính tại Cục Tần số VTĐ như thế nào?<br />
Thứ năm, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
Một là, đối tượng nghiên cứu của Đề tài là hệ thống KSNB của Cục tần số VTĐ<br />
với tăng cường quản lý tài chính của Cục Tần số VTĐ.<br />
Hai là, phạm vi nghiên cứu hệ thống KSNB tại Cục Tần số VTĐ gồm môi trường<br />
hệ thống KSNB; hệ thống thông tin; các thủ tục kiểm soát.<br />
Thứ sáu, phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp luận duy vật biện chứng, các phương pháp quan sát trực tiếp, tổng<br />
hợp, phân tích, so sánh, thảo luận với một số lãnh đạo, cán bộ quản lý và cán bộ làm trực<br />
tiếp tại Cục Tần số VTĐ về hệ thống KSNB.<br />
Về thu thập số liệu: Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các số liệu,<br />
quy trình, các báo cáo tổng kết của đơn vị, của Ngành.<br />
Thứ bảy, ý nghĩa nghiên cứu của Đề tài<br />
Đề tài góp phần cụ thể hóa lý luận cho người làm quản lý, những người thực hiện<br />
nhận thức được tầm quan trọng của KSNB trong lĩnh vực Tần số VTĐ, kiến nghị một số<br />
giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát; hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền<br />
thông; hoàn thiện thủ tục kiểm soát; kiến nghị với các cơ quan chức năng để góp phần<br />
thực hiện các giải pháp.<br />
Thứ tám, kết cấu của Luận văn<br />
Luận văn được trình bày thành bốn chương gồm Chương 1. Giới thiệu đề tài<br />
nghiên cứu; Chương 2. Lí luận chung về hệ thống KSNB với quản lý tài chính trong đơn<br />
vị sự nghiệp có thu; Chương 3. Thực trạng hệ thống KSNB với quản lý tài chính tại Cục<br />
tần số VTĐ; Chương 4. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB với việc<br />
tăng cường quản lý tài chính tại Cục Tần số VTĐ.<br />
CHƢƠNG 2: LÍ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI<br />
VIỆC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU<br />
Thứ nhất, đặc điểm quản lý tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp có thu.<br />
Phần này, đề tài nêu khái niệm chung về quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính, đơn<br />
vị sự nghiệp có thu, các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý tài chính đối với hai<br />
<br />
loại hình đơn vị. Đặc điểm quản lý tài chính đối đơn vị sự nghiệp có thu. Phân tính các<br />
yếu tố tài chính trong đơn vị sự nghiệp về nguồn thu; thực hiện chi gồm chi thường<br />
xuyên; chi không thường xuyên. Vai trò của quản lý tài chính với hệ thống KSNB tại đơn<br />
vị sự nghiệp có thu. Công tác quản lý tài chính được thể thiện trong cả ba giai đoạn<br />
Một là, lập dự toán thu chi ngân sách có căn cứ khoa học, các phương pháp lập dự<br />
toán thu chi ngân sách nhà nước được sử dụng yêu cầu đặt ra trong việc lập dự toán thu,<br />
chi tài chính<br />
Hai là, tổ chức chấp hành dự toán thu chi là quá trình sử dụng tổng hợp các biện<br />
pháp kinh tế tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong dự toán ngân<br />
sách của đơn vị thành hiện thực.<br />
Ba là, quyết toán thu chi là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp<br />
hành dự toán trong kỳ .<br />
Thứ hai, Khái quát chung về hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
Hệ thống KSNB là một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt<br />
được ba mục tiêu sau: đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của hoạt động; đảm bảo độ tin cậy<br />
thông tin; đảm bảo sự tuân thủ<br />
Về môi trƣờng kiểm soát: Môi trường kiểm soát là những yếu tố của đơn vị ảnh<br />
hưởng đến hệ thống KSNB .<br />
Môi trường bên trong có các yếu tố về trình độ, ý thức, nhận thức, đạo đức, triết<br />
lý, phong cách điều hành của Ban Giám đốc, Hội đồng Quản trị. Hệ thống KSNB do Ban<br />
Giám đốc; cơ cấu tổ chức một đơn vị cách thức tổ chức một đơn vị thành các bộ phận và<br />
mỗi bộ phận có nhưng chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể; đội ngũ nhân sự bao gồm<br />
con người và các chính sách nhân sự; công tác kế hoạch và dự toán là bản hướng dẫn rõ<br />
ràng hướng tới mục tiêu đã đề ra; bộ phận kiểm toán nội bộ là hoạt động đánh giá và tư<br />
vấn độc lập trong nội bộ tổ chức, được thiết kế nhằm cải tiến và làm tăng giá trị cho các<br />
hoạt động của tổ chức đó; các phương pháp truyền đạt sự phân công quyền hạn là cách<br />
thức triển khai công tác quản lý; các yếu tố bên ngoài bao gồm Sự kiểm soát của các cơ<br />
quan chức năng của Nhà nước; môi trường pháp lý; đường lối phát triển của đất nước.<br />
Về đánh giá rủi ro kiểm soát, Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát là việc đánh<br />
giá hiệu quả hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị trong việc ngăn<br />
ngừa và phát hiện và sửa chữa những sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm soát thường không<br />
hoàn toàn loại trừ do sự hạn chế tiềm tàng của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội<br />
bộ<br />
<br />
Về các thủ tục kiểm soát, , là những chính sách, thủ tục giúp cho việc thực hiện<br />
các chỉ đạo của người quản lý. Nó đảm bảo các hoạt động cần thiết để quản lý các rủi ro<br />
có thể phát sinh trong quá trình thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Các thủ tục<br />
kiểm soát do các nhà quản lý xây dựng dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc phân<br />
công, phân nhiệm rõ ràng; Nguyên tắc bất kiêm nhiệm; Nguyên tắc ủy quyền và phê<br />
chuẩn.Ngoài những nguyên tắc cơ bản đã nêu ở trên, các thủ tục kiểm soát còn bao gồm:<br />
Nguyên tắc toàn diện; nguyên tắc “4 mắt”; nguyên tắc cân nhắc Lợi ích – Chi phí; chứng<br />
từ và sổ sách đầy đủ; bảo vệ tài sản vật chất và sổ sách; kiểm tra độc lập; Phân tích rà<br />
soát trong việc thực hiện các hoạt động của đơn vị.<br />
Về hệ thống thông tin và truyền thông liên quan đến việc tạo lập một hệ thống<br />
thông tin và truyền đạt thông tin hữu hiệu trong toàn tổ chức, phục vụ cho tất cả các mục<br />
tiêu của hệ thống KSNB. Hệ thống thông tin chủ yếu là hệ thống kế toán, thông qua việc<br />
ghi chép, tính toán, phân loại các nghiệp vụ, vào sổ sách, tổng hợp và lập các báo cáo kế<br />
toán, báo cáo tài chính.<br />
Về giám sát hoạt động và sửa sai, Các hoạt động của đơn vị cần được giám sát<br />
bởi của lãnh đạo đơn vị, cán bộ quản lý, các bộ phận được giao trách nhiệm giám sát,<br />
đánh giá. Công tác giám sát bao gồm hoạt động kiểm tra và đánh giá thường xuyên và<br />
định kỳ nhằm không ngừng cải thiện hệ thống KSNB, kể cả việc hình thành và duy trì hệ<br />
thống KSNB.<br />
Thứ ba, đặc Đặc điểm của hệ thống KSNB trong các đơn vị sự nghiệp công<br />
lập có thu<br />
Một là, đặc điểm của hệ thống KSNB trong các đơn vị sự nghiệp có thu<br />
Các đơn vị đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính<br />
và được thảo luận rộng rãi giữa người lãnh đạo và nhân viên trong đơn vị để phù hợp với<br />
hoạt động của đơn vị, thống nhất và cam kết cùng thực hiện. Sắp xếp lại tổ chức bộ máy<br />
gọn nhẹ, hiệu quả, giảm biên chế, nâng cao năng suất, chất lượng lao động. Đơn vị chú<br />
trọng đến trình độ của nhân viên trong đơn vị, xây dựng quy chế tuyển dụng, đào tạo, quy<br />
chế trả lương, phân phối thu nhập tăng thêm, quy chế nâng lương trước thời hạn, quy chế<br />
về thi đua, khen thưởng… Tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng cán bộ, viên chức theo quy<br />
định của pháp luật, Bộ phận kiểm toán nội bộ: Hiện nay, bộ phận kiểm toán nội bộ chưa<br />
được quan tâm đúng mức và về cơ bản bộ phận kiểm toán nội bộ chưa được thành lập<br />
trong các đơn vị sự nghiệp có thu.<br />
<br />