i<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài<br />
Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá phấn đấu trở<br />
thành một nước công nghiệp, bắt kịp đà phát triển chung của khu vực và trên thế<br />
giới. Chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ<br />
nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Để đứng vững và phát triển, các doanh nghiệp<br />
trong nền kinh tế quốc dân nói chung và các doanh nghiệp quốc phòng nói riêng<br />
phải có một hệ thống thông tin kịp thời, chính xác, phục vụ cho việc ra quyết định<br />
sản xuất kinh doanh đúng đắn. Một trong những biện pháp cơ bản giúp doanh<br />
nghiệp nâng cao lợi nhuận, chiến thắng đối thủ cạnh tranh là quản lý chặt chẽ chi<br />
phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.<br />
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những phần<br />
hành quan trọng của công tác kế toán có chức năng giám sát và phản ánh trung thực,<br />
kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất, tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá<br />
thành sản phẩm sẽ giúp các nhà quản trị xác định được giá bán sản phẩm, đồng thời<br />
có những biện pháp thích hợp để hạ thấp chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.<br />
Bên cạnh đó, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu kinh tế<br />
quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp, nó gắn liền với kết<br />
quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nó phản ánh hiệu quả và tính đúng đắn của các<br />
giải pháp quản lý đã đề ra và thực hiện trong quá trình hoạt động kinh tế tài chính<br />
của doanh nghiệp. Nó luôn được các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp quan tâm.<br />
Do vậy, từ giác độ kế toán đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và<br />
tính giá thành sản phẩm trong các công ty may thuộc Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc<br />
phòng” được đặt ra để nghiên cứu là một đề tài mang tính cấp thiết.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
-<br />
<br />
Nghiên cứu và hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản<br />
xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công<br />
nghiệp;<br />
<br />
-<br />
<br />
Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản<br />
<br />
ii<br />
<br />
phẩm ở các Công ty may thuộc Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc phòng;<br />
-<br />
<br />
Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản<br />
xuất và tính giá thành ở các Công ty may thuộc Tổng cục Hậu cần – Bộ<br />
Quốc phòng.<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
-<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn của kế<br />
toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh<br />
nghiệp sản xuất;<br />
<br />
-<br />
<br />
Nội dung của đề tài chỉ đề cập đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá<br />
thành của một số công ty may thuộc Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc phòng<br />
(lấy thí dụ ở Công ty 20, Công ty 26, Xí nghiệp may X19 – Tổng cục<br />
Hậu cần).<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
-<br />
<br />
Phương pháp chung: Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện<br />
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác – Lênin để nghiên cứu các vấn đề<br />
trong mối quan hệ ràng buộc tác động đến nhau, trong điều kiện lịch sử<br />
cụ thể;<br />
<br />
-<br />
<br />
Phương pháp cụ thể: Sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra, tổng hợp phân<br />
tích, thống kê, khái quát hoá vấn đề nghiên cứu.<br />
<br />
5. Bố cục của luận văn gồm:<br />
Phần mở đầu<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm<br />
trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.<br />
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các<br />
Công ty may thuộc Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc phòng.<br />
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các<br />
Công ty may thuộc Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc phòng.<br />
Kết luận<br />
<br />
iii<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ<br />
THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br />
SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP<br />
1.1. Một số vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm<br />
1.1.1. Chi phí sản xuất<br />
1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất<br />
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và<br />
lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến<br />
hành hoạt động sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ trong<br />
một thời kỳ nhất định.<br />
1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất<br />
Trong kế toán tài chính thì chi phí sản xuất thường được phân loại, nhận diện<br />
theo những tiêu thức sau:<br />
- Phân loại chi phí sản xuất căn cứ vào nội dung, tính chất của chi phí.<br />
- Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.<br />
- Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với số lượng sản phẩm sản xuất.<br />
- Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí.<br />
1.1.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm<br />
1.2.1.1. Giá thành sản phẩm<br />
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về<br />
lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm,<br />
lao vụ đã hoàn thành.<br />
1.2.1.2. Phân loại giá thành sản phẩm<br />
- Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành.<br />
- Phân loại giá thành sản phẩm căn cứ vào phạm vi phát sinh chi phí.<br />
1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm<br />
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu có mối liên quan chắt chẽ<br />
với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.<br />
<br />
iv<br />
<br />
- Về mặt phạm vi<br />
- Về mặt lượng<br />
1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm<br />
- Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo các khoản mục chi phí sản<br />
xuất kinh doanh, đối tượng và phương pháp tính giá thành phù hợp.<br />
- Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất kinh doanh theo<br />
đúng đối tượng tập hợp bằng các phương pháp thích hợp.<br />
- Tổ chức kiểm tra đánh giá sản phẩm chế tạo dở dang, tính giá thành sản<br />
phẩm, dịch vụ, lao vụ hoàn thành.<br />
1.1.5. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm<br />
1.1.5.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất<br />
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là giới hạn, là phạm vi nhất định để<br />
tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản<br />
phẩm. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong<br />
việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tượng<br />
hạch toán chi phí sản xuất là:<br />
- Xác định nơi phát sinh chi phí<br />
- Nơi gánh chịu chi phí<br />
1.1.5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm<br />
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, bán thành phẩm, công việc,<br />
lao vụ đã thực hiện.<br />
1.2. Hạch toán chi phí sản xuất<br />
1.2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất<br />
- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp<br />
- Phương pháp phân bổ gián tiếp<br />
1.2.2. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp áp dụng<br />
phương pháp kê khai thường xuyên<br />
- Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp<br />
- Hạch toán chi phí nguyên nhân công trực tiếp<br />
<br />
v<br />
<br />
- Hạch toán chi phí sản chung<br />
1.2.3. Tập hợp chi phí sản xuất,kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ<br />
- Tổng hợp chi phí sản xuất<br />
- Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang<br />
Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản<br />
phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản<br />
phẩm dở dang như sau:<br />
1.2.4.1. Đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính hoặc nguyên vật liệu<br />
trực tiếp<br />
Phương pháp này thích hợp đối với những doanh nghiệp có chi phí nguyên<br />
vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất.<br />
1.2.4.2. Đánh giá theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương<br />
Theo phương pháp này, kế toán dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng<br />
sản phẩm dở dang để quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành<br />
tương đương.<br />
1.2.4.3. Đánh giá theo chi phí sản xuất định mức<br />
Phương pháp này được áp dụng ở những doanh nghiệp đã xây dựng được hệ<br />
thống định mức chi phí hợp lý và chính xác.<br />
1.2.4. Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp áp dụng phương pháp<br />
kiểm kê định kỳ<br />
Trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các nghiệp vụ phát<br />
sinh liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục. Bởi vậy, cuối kỳ doanh<br />
nghiệp phải tiến hành kiểm kê tất cả các loại nguyên vật liệu, thành phẩm trong kho<br />
và tại các phân xưởng cùng với bộ phận sản xuất dở dang để xác định chi phí của<br />
sản phẩm hoàn thành, của hàng đã bán.<br />
1.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm<br />
- Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp (hay phương pháp giản đơn);<br />
- Tính giá thành theo phương pháp phân bước;<br />
- Tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng;<br />
<br />