intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kế toán cho vay với việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH một thành viên Công nghiệp Tàu thủy

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

49
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của luận văn là xây dựng các giải pháp để hoàn thiện kế toán cho vay nhằm làm cho nghiệp vụ kế toán cho vay trở thành một công cụ đắc lực cho việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kế toán cho vay với việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH một thành viên Công nghiệp Tàu thủy

i<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br /> 1.1.<br /> <br /> TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br /> <br /> Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì ngành tài chính NH ngày càng khẳng<br /> định chức năng làm trung tâm tiền tệ tín dụng và thanh toán. Thực tế cho thấy, NH<br /> đang trở thành một ngành mũi nhọn, có tác động trực tiếp và to lớn đối với cả nền<br /> kinh tế. Nhờ có NH, mà nguồn vốn trong xã hội được vận động liên tục, luân<br /> chuyển từ nguồn cung đến cho nguồn cầu. Vì vậy, muốn có nền kinh tế phát triển<br /> thì cần có một hệ thống NH vững mạnh.<br /> NH nói chung, các công ty tài chính nói riêng trở thành một đơn vị không<br /> thể thiếu đối với các tập đoàn kinh tế. Công ty tài chính với vai trò là trung gian tài<br /> chính, giúp cho nguồn vốn của tập đoàn kinh tế được sử dụng một các hiệu quả<br /> nhất. Để đánh giá một công ty Tài chính có hoạt động tốt chủ yếu cần xem xét chất<br /> lượng hoạt động tín dụng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng lại chứa đựng rất nhiều rủi<br /> ro. Muốn thực hiện tốt nghiệp vụ tín dụng phải giải quyết được một loạt các vấn đề<br /> về kỹ thuật nghiệp vụ, trong đó có nghiệp vụ “kế toán cho vay” nhằm phục vụ cho<br /> việc hạch toán quá trình cho vay, theo dõi thu nợ và lãi để đảm bảo an toàn tài sản<br /> cho NH và cho KH. Nghiệp vụ “kế toán cho vay” được hoàn thiện sẽ góp phần<br /> kiểm soát rủi ro cho hoạt động tín dụng<br /> Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của nghiệp vụ kế toán cho<br /> vay cùng với những kiến thức đã được học, Tôi xin chọn Đề tài “Hoàn thiện kế<br /> toán cho vay với việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính<br /> TNHH MỘT THÀNH VIÊN Công nghiệp Tàu thủy” làm đề tài nghiên cứu Luận<br /> văn thạc sĩ.<br /> 1.2.<br /> <br /> TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN<br /> ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Liên quan đến đề tài đã có các công trình nghiên cứu về vấn đề riêng biệt “kế<br /> toán cho vay” và “kiểm soát rủi ro”. Mỗi vấn đề tác giả kể ra tên một số đề tài Luận<br /> văn thạc sĩ đã nghiên cứu. Bên cạnh các đề tài nghiên cứu về từng vấn đề riêng biệt,<br /> cũng có những đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa vấn đề “hệ thống kiểm soát nội<br /> bộ” và “rủi ro tín dụng”. Tuy nhiên, chưa có luận văn thạc sĩ nào nghiên cứu mối<br /> quan hệ giữa “kế toán cho vay” và “rủi ro tín dụng”. Do vậy, tác giả sẽ đưa ra nhìn<br /> <br /> ii<br /> <br /> nhận về “hoàn thiện kế toán cho vay” giúp “tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng”<br /> tại công ty tài chính phi NH là Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu<br /> thủy.<br /> 1.3.<br /> <br /> MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán – kế toán cho vay trong các<br /> TCTD.<br /> Phân tích, đánh giá khách quan và toàn diện thực trạng việc thực hiện nghiệp<br /> vụ kế toán cho vay tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy. Trên<br /> cơ sở đó, phân tích mối quan hệ giữa nghiệp vụ kế toán cho vay với việc kiểm soát<br /> rủi ro tín dụng.<br /> Dựa trên việc bám sát chế độ kế toán cho vay đối với các TCTD do NHNN<br /> ban hành, Tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán<br /> cho vay làm cho nghiệp vụ kế toán cho vay trở thành một công cụ đắc lực cho việc<br /> kiểm soát rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy.<br /> 1.4.<br /> <br /> CÂU HỎI NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Hệ thống lý luận kế toán cho vay trong các TCTD và áp dụng tại Công ty Tài<br /> chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy là gì?<br /> Thực trạng kế toán cho vay và mối liên hệ của nghiệp vụ kế toán cho vay với<br /> việc kiểm soát rủi ro tín dụng tài Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu<br /> thủy như thế nào?<br /> Xây dựng các giải pháp để hoàn thiện kế toán cho vay nhằm làm cho nghiệp<br /> vụ kế toán cho vay trở thành một công cụ đắc lực cho việc kiểm soát rủi ro tín dụng<br /> tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy.<br /> 1.5.<br /> <br /> PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br /> Phạm vi nghiên cứu là kế toán cho vay với việc kiểm soát rủi ro tín dụng từ<br /> <br /> năm 2008 đến năm 2010 tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy.<br /> Năm 2008 là thời điểm mà hoạt động tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH<br /> MTV Công nghiệp Tàu thủy có sự phát triển mạnh mẽ về cả loại hình lẫn quy mô.<br /> Trong điều kiện phát triển như vậy thì hoạt động tín dụng sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.<br /> Luận văn nghiên cứu kế toán cho vay với việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong giai<br /> đoạn năm 2008 đến 2010 đạt tính chuyên sâu của nội dung và tính kịp thời của vấn<br /> đề nghiên cứu.<br /> <br /> iii<br /> <br /> 1.6.<br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Cách thức tiếp cận giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đặt ra: Luận văn căn<br /> cứ vào chế độ kế toán cho vay đối với TCTD do NHNN ban hành để phân tích thực<br /> trạng kế toán cho vay với việc kiểm soát rủi ro tín dụng, áp dụng phương pháp phân<br /> tích định tính và định lượng trong việc thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu sẵn có.<br /> Phương pháp định lượng được áp dụng trong mô hình nghiên cứu nhằm lượng<br /> hóa các biến “kế toán cho vay” và “kiểm soát rủi ro tín dụng” với các thước đo như:<br /> tính tuân thủ theo luật áp dụng đối với công tác kế toán tại các TCTD, các chuẩn<br /> mực kế toán và các quy định về mức rủi ro cho phép được NH Nhà nước ban hành.<br /> Nguồn dữ liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ: Các báo<br /> cáo tài chính đã được kiểm toán của VFC từ năm 2007 đến 2009, các báo cáo thống<br /> kê từ 2007 đến 2009, các báo cáo thường niên của VFC từ 2004 đến 2009 và các<br /> báo cáo gửi Tập đoàn và thông tin nội bộ tại Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Kế<br /> hoạch, Phòng Nhân sự… của Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu<br /> thủy.<br /> Các công cụ phân tích: Phương pháp phân tích thống kê mô tả căn cứ trên<br /> các bảng biểu, số liệu từ nguồn dữ liệu thứ cấp và phân tích tương quan nhằm lượng<br /> hóa mối quan hệ giữa biến “kế toán cho vay” và biến “kiểm soát rủi ro tín dụng”.<br /> Việc áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trên, cho kết<br /> quả nghiên cứu rõ ràng và logic.<br /> 1.7.<br /> <br /> Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI<br /> <br /> Trên phương diện lý luận: Tác giả Luận văn trình bày cơ sở lý luận về<br /> nghiệp vụ kế toán cho vay với việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính<br /> TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy<br /> Trên phương diện thực tiễn: Tác giả Luận văn luận giải nghiệp vụ kế toán<br /> cho vay tác động đến việc kiểm soát rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra một số giải pháp<br /> hoàn thiện kế toán cho vay nhằm biến kế toán cho vay thành công cụ đắc lực và<br /> hiệu quả cho công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV<br /> Công nghiệp Tàu thủy.<br /> 1.8.<br /> <br /> BỐ CỤC LUẬN VĂN<br /> Luận văn gồm 4 chương:<br /> <br /> iv<br /> <br /> Chương 1: Giới thiệu Đề tài nghiên cứu;<br /> Chương 2: Lý luận cơ bản về kế toán cho vay trong TCTD với việc kiểm<br /> soát rủi ro tín dụng;<br /> Chương 3: Thực trạng kế toán cho vay với việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại<br /> Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy;<br /> Chương 4: Giải pháp hoàn thiện kế toán cho vay với việc tăng cường kiểm<br /> soát rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy;<br /> <br /> CHƯƠNG 2:LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHO VAY<br /> VỚI VIỆC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG<br /> CÔNG TY TÀI CHÍNH<br /> 2.1.<br /> <br /> NHỮNG VẦN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA RỦI RO TÍN DỤNG<br /> <br /> 2.1.1. Bản chất và vai trò hoạt động tín dụng<br /> Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay<br /> (NH và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các<br /> chủ thể khác), trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng<br /> trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô<br /> điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.<br /> Hoạt động tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế. Nhờ có<br /> hoạt động tín dụng mà nhu cầu vốn được đáp ứng, giúp duy trì tái sản xuất xã hội.<br /> Hoạt động tín dụng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa. Bên cạch đó hoạt<br /> động tín dụng là công cụ tăng sức mạnh cho nền kinh tế.<br /> 2.1.2. Rủi ro tín dụng<br /> Rủi ro tín dụng (credit risk), là khả năng KH nhận khoản vốn vay không<br /> thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với NH, gây tổn thất cho NH.<br /> Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng nhưng tổng quát lại có 3<br /> nguyên nhân chủ yếu, đó là: Nguyên nhân từ khách quan môi trường kinh doanh,<br /> nguyên nhân từ chủ quan TCTD và nguyên nhân chủ quan từ người vay.<br /> Rủi ro tín dụng nếu không được kiểm soát sẽ gây ra hậu quả thiệt hại rất lớn.<br /> Nhẹ nhất là TCTD bị giảm lợi nhuận khi phải trích lập dự phòng, không thu hồi<br /> được lãi cho vay, nặng nhất khi TCTD không thu được vốn gốc và lãi vay, nợ thất<br /> <br /> v<br /> <br /> thu với tỷ lệ cao dẫn đến NH bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không<br /> khắc phục được, TCTD sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói<br /> chung và hệ thống các TCTD nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị<br /> TCTD phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi<br /> ro trong cho vay.<br /> 2.2.<br /> <br /> NHỮNG VẦN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN CHO VAY VỚI<br /> VIỆC TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG<br /> CÔNG TY TÀI CHÍNH<br /> <br /> 2.2.1. Đặc điểm cơ bản của kế toán cho vay trong Công ty Tài chính<br /> Công ty Tài chính đặc thù là một TCTD phi ngân hàng tập trung vào các gói<br /> bán buôn. Do vậy công tác kế toán cho vay tại công ty Tài chính cũng có những đặc<br /> trưng riêng. Đặc trưng này thể hiện từ vai trò của kế toán cho vay cho đến các<br /> chứng từ, tài khoản và các báo cáo tín dụng sử dụng trong kế toán cho vay.<br /> Ở công ty Tài chính thì chỉ có một số phương thức cho vay đặc thù. Do đó,<br /> kế toán cho vay tại đơn vị này cũng được nghiên cứu với một số phương thức cho<br /> vay chủ yếu: kế toán phương thức cho vay từng lần và kế toán phương thức cho vay<br /> theo hạn mức tín dụng.<br /> 2.2.2. Kế toán cho vay với việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng<br /> Kế toán cho vay giúp tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng được thể hiện<br /> trong từng giai đoạn: Kế toán giai đoạn giải ngân, kế toán giai đoạn thu nợ, kế toán<br /> thu lãi, kế toán giai đoạn gia hạn nợ, kế toán giai đoạn chuyển nhóm nợ, kế toán<br /> trích lập dự phòng,. Trong mỗi giai đoạn này, từ khâu kiểm soát chứng từ đến hạch<br /> toán được phân tích để thấy được vai trò trong tăng cường kiểm soát tín dụng của kế<br /> toán cho vay.<br /> <br /> CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY VỚI VIỆC<br /> KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH<br /> TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY<br /> 3.1.<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MỘT THÀNH VIÊN<br /> CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY<br /> <br /> 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1