i<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài<br />
Kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng là một công cụ quản lý<br />
giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, cung cấp cho các nhà quản trị những thông tin<br />
kịp thời, chính xác về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh<br />
của doanh nghiệp.<br />
Hiện nay, ở Việt Nam giá bán thuốc phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt<br />
của Nhà nước. Chính vì vậy để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh<br />
doanh, các doanh nghiệp dược thường hướng tới việc hạ giá thành sản phẩm; nhưng<br />
bên cạnh đó cũng phải quan tâm tới việc bảo đảm chất lượng thuốc. Để có thể vừa<br />
đảm bảo chất lượng thuốc thành phẩm vừa có thể hạ giá thành sản phẩm thì các<br />
doanh nghiệp phải quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ, sử dụng vật liệu; trong đó kế<br />
toán nguyên vật liệu là một công cụ hỗ trợ đắc lực.<br />
Chính vì tầm quan trọng của công tác quản lý nguyên vật liệu cũng như công<br />
tác kế toán nguyên vật liệu trong quá trình phát triển của doanh nghiệp nên tôi đã<br />
lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Traphaco”<br />
để thực hiện luận văn thạc sỹ.<br />
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về kế toán nguyên vật liệu trong DNSX<br />
Một số công trình nghiên cứu về kế toán hàng tồn kho nói chung và kế toán<br />
nguyên vật liệu nói riêng:<br />
-<br />
<br />
Tác giả Phạm Bích Chi trong luận án “Hoàn thiện hạch toán kế toán hàng<br />
<br />
tồn kho trong doanh nghiệp Việt Nam” (năm 2005)<br />
-<br />
<br />
Tác giả Lê Thu Nga trong luận văn “Hoàn thiện tổ chức kế toán vật tư<br />
<br />
phục vụ quản trị hàng tồn kho tại các doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng Công ty<br />
Bưu chính viễn thông Việt Nam” (năm 2006)<br />
-<br />
<br />
Tác giả Phạm Thị Hải Yến (năm 2009) với đề tài “ Hoàn thiện hạch toán<br />
<br />
nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp xây lắp thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt<br />
Nam Lilama”...<br />
Các công trình nghiên cứu trên đây đã hệ thống hóa được các nội dung cơ bản<br />
của kế toán hàng tồn kho cũng như kế toán nguyên vật liệu trong một số doanh<br />
<br />
ii<br />
<br />
nghiệp Việt Nam nhưng vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên<br />
cứu về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất đông dược.<br />
1.3. Mục tiêu nghiên cứu<br />
-<br />
<br />
Hệ thống hóa, khái quát và làm rõ bản chất của nguyên vật liệu trong các DNSX.<br />
<br />
-<br />
<br />
Nêu lên nội dung các chính sách và phương pháp kế toán nguyên vật liệu được<br />
<br />
áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất.<br />
-<br />
<br />
Làm rõ thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Traphaco.<br />
<br />
-<br />
<br />
Đề xuất các giải pháp phù hợp, có tính khả thi cao nhằm hoàn thiện kế toán<br />
<br />
nguyên vật liệu tại Công ty.<br />
1.4. Câu hỏi nghiên cứu<br />
+ Vai trò và ý nghĩa của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất nói<br />
chung và Công ty cổ phần Traphaco nói riêng?<br />
+ Kế toán nguyên vật liệu trong DNSX được thực hiện như thế nào?<br />
+ Những đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đặc điểm của<br />
nguyên vật liệu ảnh hưởng đến kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Traphaco?<br />
+ Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Traphaco được tiến hành như<br />
thế nào?<br />
+ Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Traphaco đã đạt được những<br />
thành tựu như thế nào trong việc đáp ứng nhu cầu quản lý? Và có những tồn tại nào<br />
cần phải hoàn thiện?<br />
+ Các giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Traphaco?<br />
+ Những điều kiện nào cần phải thực hiện để nâng cao tính khả thi và hiệu<br />
quả cho các giải pháp hoàn thiện đó?<br />
1.5. Đối tượng nghiên cứu<br />
- Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất trên các khía cạnh: khái<br />
niệm, đặc điểm, phân loại nguyên vật liệu; vị trí và vai trò của nguyên vật liệu trong<br />
các doanh nghiệp sản xuất; các yêu cầu quản lý đối với nguyên vật liệu.<br />
- Nội dung kế toán nguyên vật liệu trong DNSX: phương pháp tính giá<br />
nguyên vật liệu; các phương pháp kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp nguyên vật<br />
liệu, phương pháp tổ chức sổ kế toán NVL, hệ thống báo cáo kế toán NVL.<br />
- Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Traphaco.<br />
<br />
iii<br />
<br />
1.6. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu<br />
trong doanh nghiệp sản xuất trên phương diện kế toán tài chính.<br />
- Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Traphaco cũng<br />
được tìm hiểu, tổng hợp và phân tích trên phương diện kế toán tài chính với số liệu<br />
thu thập trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011.<br />
- Nguyên vật liệu được đề cập trong Luận văn bao gồm toàn bộ nguyên vật<br />
liệu được mua sắm và luân chuyển qua kho của đơn vị. Luận văn không nghiên cứu<br />
nguyên vật liệu mua sử dụng trực tiếp không luân chuyển qua kho.<br />
1.7. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp luận duy vật biện<br />
chứng, duy vật lịch sử, các phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, tổng hợp và so<br />
sánh kết hợp với phương pháp phỏng vấn, quan sát và thu thập tài liệu để tìm hiểu,<br />
phân tích vai trò của nguyên vật liệu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của<br />
doanh nghiệp, nội dung kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất và<br />
tìm hiểu thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Traphaco.<br />
1.8. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu<br />
- Trình bày một cách hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán nguyên<br />
vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất trên phương diện kế toán tài chính.<br />
- Khảo sát thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Traphaco.<br />
Từ đó, tác giả đưa ra các đánh giá khách quan về những tồn tại và những thành tựu<br />
đã đạt được trong công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty.<br />
- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại<br />
Công ty cổ phần Traphaco.<br />
1.9. Kết cấu của đề tài nghiên cứu gồm 4 chương<br />
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu<br />
Chương 2: Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.<br />
Chương 3: Phân tích thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần<br />
Traphaco.<br />
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và một số giải pháp nhằm hoàn thiện<br />
kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Traphaco.<br />
<br />
iv<br />
<br />
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1<br />
Trong chương 1, tác giả đã trình bày cụ thể các nội dung: tính cấp thiết phải<br />
thực hiện đề tài “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Traphaco”;<br />
khái quát nội dung của một số nghiên cứu về đề tài kế toán nguyên vật liệu trong<br />
DNSX; mục tiêu thực hiện đề tài nghiên cứu; các câu hỏi cần phải nghiên cứu để<br />
thực hiện được mục tiêu đó; các giới hạn về đối tượng nghiên cứu và phạm vi<br />
nghiên cứu; các phương pháp nghiên cứu được sử dụng; ý nghĩa của luận văn.<br />
CHƯƠNG 2<br />
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH<br />
NGHIỆP SẢN XUẤT<br />
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong DNSX<br />
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu<br />
Theo như cả 2 chuẩn mực VAS 02 và IAS 02 về “Hàng tồn kho” quy định thì<br />
“Nguyên vật liệu là những tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh<br />
hoặc cung cấp dịch vụ”.<br />
Đặc điểm của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất:<br />
- Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định; bị tiêu hao<br />
toàn bộ và giá trị của nguyên vật liệu được chuyển dịch một lần vào giá trị sản<br />
phẩm mới.<br />
- Nguyên vật liệu là một trong những tài sản lưu động đóng vai trò quan trọng<br />
trong quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
-<br />
<br />
Chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí<br />
<br />
sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.<br />
-<br />
<br />
Việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị nguyên vật liệu luôn là công<br />
<br />
việc khó khăn, phức tạp.<br />
-<br />
<br />
Chủng loại nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất rất đa dạng và<br />
<br />
có thể chịu ảnh hưởng lớn bởi hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.<br />
-<br />
<br />
Nguyên vật liệu thường được bảo quản, cất trữ ở nhiều địa điểm khác nhau, có<br />
<br />
điều kiện tự nhiên hay nhân tạo không đồng nhất, lại do nhiều người quản lý.<br />
-<br />
<br />
Các loại nguyên vật liệu được nhập xuất thường xuyên với tần suất lớn<br />
<br />
khiến cho chúng luôn biến đổi về mặt hình thái hiện vật để chuyển hóa thành những<br />
tài sản lưu động khác.<br />
<br />
v<br />
<br />
Vai trò của nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất:<br />
- Chi phí nguyên vật liệu là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá<br />
thành sản phẩm. Do đó, cung ứng vật liệu kịp thời và sử dụng tiết kiệm nó sẽ là<br />
nhân tố đầu tiên giúp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận kinh doanh.<br />
- Chất lượng của nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm<br />
sản xuất ra, từ đó quyết định đến uy tín cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp.<br />
- Nguyên vật liệu là một thành phần quan trọng của tài sản lưu động, vì vậy việc sử<br />
dụng nguyên vật liệu như thế nào sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.<br />
2.1.2. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu<br />
-<br />
<br />
Xây dựng được hệ thống danh điểm và đánh mã hiệu cho từng danh điểm<br />
<br />
nguyên vật liệu một cách rõ ràng.<br />
- Nguyên vật liệu phải được theo dõi ở từng khâu thu mua, từng kho bảo quản,<br />
từng nơi sử dụng, từng người phụ trách vật chất.<br />
- Việc mua sắm nguyên vật liệu phải phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất và<br />
tình hình tồn kho nguyên vật liệu. Ngoài ra, khi thu mua vật tư doanh nghiệp cũng<br />
cần phải xem xét, đánh giá nhà cung cấp.<br />
- Doanh nghiệp phải xây dựng định mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho từng<br />
danh điểm nguyên vật liệu.<br />
- Xây dựng định mức tiêu hao đối với từng loại vật liệu cho từng loại sản<br />
phẩm, liên tục xem xét tình hình sử dụng nguyên vật liệu ở các phân xưởng, từng bộ<br />
phận sử dụng.<br />
2.1.3. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu<br />
- Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng, chất<br />
lượng và giá thành thực tế của nguyên vật liệu nhập xuất kho.<br />
- Phân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi<br />
phí sản xuất - kinh doanh.<br />
- Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu tồn kho.<br />
2.2. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu<br />
2.2.1. Phân loại nguyên vật liệu<br />
Các phương pháp phân loại nguyên vật liệu:<br />
- Phân loại theo vai trò và tác dụng của NVL trong quá trình sản xuất - kinh doanh.<br />
- Phân loại theo nguồn hình thành của nguyên vật liệu.<br />
- Phân loại theo mục đích sử dụng.<br />
<br />