i<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài.<br />
Hoạt động nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế<br />
của đất nước, bởi mặt hàng chủ yếu được nhập khẩu là những mặt hàng mà trong<br />
nước không có, chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số<br />
lượng, chất lượng, thị hiếu. Để đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh nhập<br />
khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những công cụ quản lý hữu hiệu. Một trong<br />
những công cụ quan trọng để quản lý hoạt động nhập khẩu chính là hạch toán kế<br />
toán. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá đối<br />
với sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, trong<br />
quá trình tìm hiểu thực tế kết hợp với nghiên cứu lý luận, tác giả đã chọn đề tài:<br />
“Hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng<br />
hoá nhập khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.<br />
2. Mục đích nghiên cứu.<br />
- Nghiên cứu và hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán nhập khẩu<br />
hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu.<br />
- Nghiên cứu thực trạng kế toán nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp<br />
kinh doanh hàng hoá nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội.<br />
- Trên cơ sở các nghiên cứu thực tế, đưa ra những đánh giá và những giải pháp<br />
chủ yếu nhằm hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh<br />
doanh hàng hoá nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội.<br />
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.<br />
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về kế<br />
toán nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu.<br />
Từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện những nội dung hạch toán chưa phù hợp<br />
với chế độ hiện hành cũng như thực tế của đơn vị<br />
<br />
ii<br />
<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu trên<br />
địa bàn thành phố Hà Nội.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.<br />
- Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với những nguyên<br />
lý cơ bản của khoa học kinh tế làm phương pháp luận nghiên cứu.<br />
- Luận văn còn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích so sánh, tổng<br />
hợp các dữ liệu, suy luận logic để phục vụ cho công tác nghiên cứu.<br />
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.<br />
Trên cơ sở nghiên cứu một cách có cơ sở khoa học và hệ thống hoá những vấn<br />
đề lý luận và thực tiễn, luận văn đã có những đóng góp sau:<br />
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán nhập khẩu hàng hoá<br />
trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu.<br />
- Qua khảo sát về tình hình thực tế tại các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá<br />
nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận văn đã đưa ra được những phân tích<br />
thực trạng, kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại trong kế toán nhập khẩu<br />
hàng hoá tại các doanh nghiệp này.<br />
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá<br />
trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà<br />
Nội.<br />
6. Kết cấu của luận văn.<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận<br />
văn gồm có 3 chương:<br />
Chương 1: Lý luận chung về kế toán nhập khẩu hàng hoá trong các doanh<br />
nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu.<br />
Chương 2: Thực trạng kế toán nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh<br />
doanh hàng hoá nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội.<br />
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá<br />
trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà<br />
Nội.<br />
<br />
iii<br />
<br />
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ<br />
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH HÀNG HÓA NHẬP KHẨU<br />
<br />
1.1 Những vấn đề chung về hoạt động kinh doanh nhập khẩu.<br />
1.1.1 Sự cần thiết của hoạt động nhập khẩu.<br />
Luận văn đề cập đến những tác động của hoạt động nhập khẩu đối với quá trình<br />
sản xuất, quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và đời sống trong nước; đến vai<br />
trò tích cực của hoạt động nhập khẩu trong việc thúc đẩy xuất khẩu và tạo cầu nối<br />
giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới.<br />
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu.<br />
Luận văn đi vào phân tích các đặc điểm của hoạt động nhập khẩu, như: Thời<br />
gian lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu; Đặc điểm của hàng hoá nhập khẩu; Đặc điểm<br />
về phương thức thanh toán và đồng tiền thanh toán; Đặc điểm về trình độ quản lý,<br />
phong tục, tập quán tiêu dùng và chính sách ngoại thương.<br />
1.1.3 Giá cả và tiền tệ sử dụng trong nhập khẩu.<br />
1.1.3.1 Giá cả nhập khẩu.<br />
Theo các điều kiện thương mại quốc tế “INCOTERM 2000” có 13 loại điều<br />
kiện giao hàng, được phân thành 4 nhóm: Nhóm E - Giao hàng tại xưởng của người<br />
bán; Nhóm F - Cước vận chuyển chính chưa trả; Nhóm C - Cước vận chuyển chính<br />
đã trả; Nhóm D - Nơi hàng đến, tức người bán giao hàng tại nước người mua.<br />
1.1.3.2 Tiền tệ sử dụng trong nhập khẩu<br />
Đồng tiền sử dụng trong thanh toán quốc tế phải được thoả thuận giữa 2 bên<br />
mua – bán, và bị phụ thuộc vào các yếu tố sau: Tương quan so sánh lực lượng trong<br />
quan hệ thương mại; Vị trí của đồng tiền lựa chọn trên thị trường thời điểm giao<br />
dịch; Tập quán sử dụng đồng tiền trong thanh toán ngành hàng.<br />
1.1.4 Các phương thức nhập khẩu.<br />
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa thường được tiến hành chủ yếu theo hai phương<br />
thức: nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác. Trong luận văn của mình, tác giả đã<br />
đưa ra được khái niệm, đặc điểm của từng phương thức nhập khẩu.<br />
<br />
iv<br />
<br />
1.1.5 Các phương thức thanh toán trong hoạt động nhập khẩu.<br />
Các phương thức thanh toán cơ bản thường dùng trong kinh doanh nhập khẩu<br />
bao gồm: Phương thức thanh toán bằng tín dụng thư; Phương thức chuyển tiền;<br />
Phương thức ghi sổ; Phương thức nhờ thu.<br />
1.2 Yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán nhập khẩu.<br />
Luận văn đưa ra những yêu cầu cần phải thực hiện khi hạch toán hàng nhập<br />
khẩu. Từ những yêu cầu đó, luận văn đưa ra nhiệm vụ của kế toán nhập khẩu hàng<br />
hoá như: Phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu; Tổ chức kế<br />
toán tổng hợp và chi tiết các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình nhập khẩu một<br />
cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp; Phản ánh, giám<br />
đốc và kiểm tra tình hình công nợ và thanh toán công nợ; Kiểm tra tình hình thực<br />
hiện chi phí nhập khẩu; Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc kế toán ngoại tệ để cung<br />
cấp thông tin chính xác cho quản lý hoạt động nhập khẩu.<br />
1.3 Kế toán nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng<br />
hoá nhập khẩu theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.<br />
1.3.1 Các nguyên tắc kế toán áp dụng trong kế toán nhập khẩu hàng hoá.<br />
Luận văn đi vào nghiên cứu hai nguyên tắc:<br />
- Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ.<br />
- Nguyên tắc về xác định giá hàng nhập khẩu.<br />
1.3.2 Các chuẩn mực kế toán Việt Nam được áp dụng trong kế toán nhập<br />
khẩu hàng hoá.<br />
Luận văn nghiên cứu hai chuẩn mực chủ yếu được áp dụng, đó là: Chuẩn mực<br />
kế toán Việt Nam số 02 – Hàng tồn kho (VAS 02) được ban hành kèm theo quyết<br />
định 149/2001/QĐ – BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính<br />
và Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối<br />
đoái (VAS 10) được ban hành kèm theo quyết định số 165/2002/QĐ – BTC ngày<br />
31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.<br />
<br />
v<br />
<br />
1.3.3 Kế toán nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng<br />
hoá nhập khẩu theo chế độ hiện hành.<br />
1.3.3.1 Hệ thống chứng từ kế toán..<br />
- Chứng từ hàng hóa: bao gồm Hoá đơn thương mại; Bảng kê chi tiết; Phiếu<br />
đóng gói; Phiếu chứng nhận kiểm nghiệm; Giấy chứng nhận số lượng; ...<br />
- Chứng từ bảo hiểm. bao gồm Bảo hiểm đơn cho hàng hoá vận chuyển;<br />
Chứng thư bảo hiểm.<br />
- Chứng từ vận tải: bao gồm Vận đơn hàng hải; Vận đơn hàng không; Vận đơn<br />
liên hợp; Vận đơn chở suốt; Lệnh giao hàng...<br />
- Chứng từ hải quan: bao gồm Tờ khai hải quan; Giấy phép nhập khẩu; Giấy<br />
chứng nhận kiểm dịch; Giấy chứng nhận xuất xứ...<br />
1.3.3.2 Tài khoản sử dụng<br />
Để theo dõi kế toán nhập khẩu hàng hóa, kế toán đã sử dụng các TK sau:<br />
TK156 “Hàng hoá”, TK 131 “Phải thu khách hàng”, TK 331 “Phải trả nhà cung<br />
cấp”, TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng,....<br />
1.3.3.3 Kế toán nhập khẩu hàng hóa trực tiếp.<br />
Kế toán nhập khẩu hàng hóa trực tiếp được hạch toán theo sơ đồ 1.1<br />
1.3.3.4 Kế toán nhập khẩu hàng hoá uỷ thác.<br />
- Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu: sơ đồ 1.2<br />
- Kế toán nhập khẩu ủy thác hàng hóa tại đơn vị giao uỷ thác: sơ đồ 1.3<br />
1.4 So sánh Chuẩn mực kế toán Việt Nam với Chuẩn mực kế toán quốc tế<br />
trong điều kiện thương mại hóa toàn cầu.<br />
Luận văn đi vào so sánh các chuẩn mực sau:<br />
- Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 02 và chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 02<br />
về Hàng tồn kho (Bảng 1.1).<br />
- Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 21 và chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 10<br />
về Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái (Bảng 1.2)<br />
<br />