TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
Trong chương I của luận văn, trên cơ sở tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, luận văn<br />
đã khái quát một số công trình nghiên cứu của các tác giả về đề tài hoàn thiện kế toán quản trị<br />
chi phí sản xuất trong doanh nghiệp cụ thể, xác định mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm<br />
vi nghiên cứu đề tài, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.<br />
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đang ngày một cạnh tranh gay<br />
gắt như hiện nay, mỗi một doanh nghiệp phải tìm cho mình một giải pháp kế toán hiệu<br />
quả để không những tiết kiệm được tối đa chi phí kinh doanh, nâng cao chất lượng sản<br />
phẩm mà còn giúp nhà quản trị đưa ra được các quyết định chính xác đúng đắn và hiệu<br />
quả nhất nhằm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.Tuy nhiên, qua thực<br />
tế tìm hiểu tại Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị cho thấy việc áp dụng kế toán quản<br />
trị chi phí trong doanh nghiệp vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức, nhiều hạn chế,<br />
chưa tận dụng được hết những lợi ích của kế toán quản trị mang lại. Hệ thống kế toán<br />
quản trị của công ty vẫn còn gắn liền với thông tin kế toán tài chính chưa tách bạch rõ<br />
ràng, chưa đáp ứng đầy đủ được yêu cầu của nhà quản lý đối các thông tin quản trị cần<br />
thiết.Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại<br />
Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị” làm luận văn thạc sỹ.<br />
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Làm rõ bản chất, nội dung kế toán quản trị chi phí<br />
sản xuất tại doanh nghiệp sản xuất. Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến<br />
KTQT chi phí sản xuất, định hướng cho việc ứng dụng lý thuyết vào việc hoàn thiện<br />
KTQT chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị. Phân tích thực trạng và<br />
mức độ vận dụng KTQT chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị. Vận<br />
dụng lý thuyết KTQT chi phí sản xuất để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công<br />
tác KTQT chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị.<br />
Phương pháp nghiên cứu đề tài: Dựa vào các lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi<br />
phí sản xuất cùng các Tài liệu được tác giả thu thập thông qua việc nghiên cứu các văn<br />
bản của Bộ tài chính, Tổng cục Thống kê, các tạp chí chuyên ngành Tài chính - Kế toán,<br />
<br />
các văn bản khác liên quan và các báo cáo tổng kết, báo cáo tình hình hoạt động của<br />
Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị. Ngoài ra, tác giả sử dụng phần mềm Excel để tính<br />
toán các chỉ tiêu phân tích đánh giá khách quan thực trạng và mức độ vận dụng KTQT<br />
chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị.<br />
Kết cấu của luận văn được thiết kế gồm 4 chương:<br />
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu<br />
Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất<br />
Chương 3: Thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần thực phẩm<br />
Hữu Nghị<br />
Chương 4: Đánh giá kết quả nghiên cứu và các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán<br />
quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị<br />
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN<br />
XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT<br />
Trong chương 2, luận văn trình bày các vấn đề cơ bản về kế toán quản trị chi phí sản<br />
xuất trong doanh nghiệp sản xuất trước hết là bản chất vai trò của kế toán quản trị chi phí<br />
sản xuất. Tiếp theo luận văn đi vào trình bày nội dung kế toán quản trị chi phí sản xuất<br />
trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm:<br />
-<br />
<br />
Nhận diện và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất: Để phục vụ cho<br />
việc quản lý chi phí sản xuất và ra các quyết định kinh doanh có hiệu quả cần nhận<br />
diện chi phí sản xuất trên nhiều góc độ khác nhau. Mỗi cách phân loại chi phí sản<br />
xuất sẽ cung cấp những thông tin cần thiết phù hợp với từng mục đích nhất định.<br />
<br />
-<br />
<br />
Xây dựng định mức và Lập dự toán chi phí sản xuất: Tại các doanh nghiệp sản xuất,<br />
định mức và dự toán được xây dựng cho các chi phí sau: chi phí NVLTT, Chi phí<br />
NCTT, chi phí SXC, chi phí bán hàng và chi phí QLDN.<br />
<br />
-<br />
<br />
Xác định chi phí cho các đối tượng chịu phí: Đối tượng chịu phí thể hiện phạm vi tập<br />
hợp chi phí của doanh nghiệp. Có hai phương pháp xác định chi phí trên thế giới<br />
đang sử dụng là: Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm truyền thống,<br />
phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm hiện đại<br />
<br />
-<br />
<br />
Phân tích biến động chi phí để kiểm soát chi phí : Là phân tích biến động về chi phí<br />
gắn liền với nhân tố giá và nhân tố lượng đối với chi phí NVLTT, chi phí NCTT và<br />
phân tích sự biến động của biến phí và định phí với chi phí SXC, chi phí bán hàng và<br />
chi phí QLDN.<br />
<br />
-<br />
<br />
Cuối cùng là phân tích thông tin chi phí phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh<br />
+ Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – sản lượng – lợi nhuận (C-V-P)<br />
Việc phân tích mối quan hệ C-V-P có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông<br />
<br />
tin cho nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định. Bởi C-V-P giúp các nhà quản lý xác định<br />
được mối liên hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận trong một doanh nghiệp thông qua<br />
việc tập trung xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố: khối lượng, giá bán sản phẩm, biến<br />
phí đơn vị sản phẩm, tổng định phí và mức độ hoạt động của doanh nghiệp, cơ cấu của<br />
sản phẩm tiêu thụ.<br />
+ Phân tích thông tin chi phí phù hợp ra các quyết định ngắn hạn:<br />
Là những quyết định có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh trong khoảng thời<br />
gian ngắn thường dưới 1 năm. Quyết định đúng đắn và hợp lý sẽ có tác dụng rất lớn<br />
nhằm góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất của doanh nghiệp phát triển, làm tăng quy mô<br />
kết quả sản xuất kinh doanh, tăng tổng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp.<br />
<br />
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI<br />
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ<br />
Trong chương 3, sau khi giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị<br />
với các nội dung lịch sử hình thành, đặc điểm hoạt động kinh doanh và đặc điểm tổ chức<br />
bộ máy quản lý và bộ máy kế toán của Công ty. Luận văn đi sâu vào thực trạng kế toán<br />
quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị bao gồm về:<br />
-<br />
<br />
Phân loại chi phí: Hiện tại, Công ty để thuận tiện trong công tác kế toán và báo cáo<br />
thống nhất theo quy định của Bộ Tài Chính công ty đã phân loại chi phí sản xuất chủ<br />
yếu theo: Nội dung kinh tế (Theo cách phân loại này chi phí tại công ty bao gồm: Chi<br />
phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, Chi<br />
phí khấu hao TSCĐ, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí bằng tiền khác) và Theo<br />
chức năng hoạt động (Theo phương pháp này chi phí được chia thành: Chi phí sản<br />
xuất: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất<br />
chung và ngoài sản xuất bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp)<br />
<br />
-<br />
<br />
Xác định định mức và dự toán chi phí:Căn cứ vào kế hoạch sản xuất Công ty lập<br />
định mức và các dự toán chi phí như: dự toán sản lượng sản xuất, định mức và dự<br />
toán NVLTT, định mức và dự toán NCTT, định mức và dự toán chi phí sản xuất<br />
chung.<br />
<br />
-<br />
<br />
Xác định chi phí cho các sản phẩm sản xuất:<br />
+ Đối tượng tính giá thành chính là các sản phẩm được sản xuất tại công ty như:<br />
<br />
bánh mỳ ruốc, bánh cracker, bánh trứng nướng, bánh kem xốp, bánh tươi, bánh trung<br />
thu…Tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là: tài khoản 154<br />
“Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”<br />
+ Tập hợp chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp: Tài khoản hạch toán: kế toán sẽ căn cứ<br />
vào các chứng từ trên mở sổ theo dõi và hạch toán vào tài khoản TK 641 “ Chi phí<br />
Nguyên vật liệu trực tiếp” chi tiết theo từng loại sản phẩm<br />
+ Tập hợp chi phí Nhân công trực tiếp: Tài khoản hạch toán: chi phí nhân công trực<br />
tiếp bao gồm tiền lương theo sản phẩm, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương<br />
<br />
của công nhân trực tiếp sản xuất. Căn cứ vào các chứng từ trên Kế toán mở sổ theo dõi và<br />
hạch toán vào TK 642 “ Chi phí nhân công trực tiếp”<br />
+ Tập hợp chi phí sản xuất chung: Tài khoản hạch toán: kế toán căn cứ vào các<br />
chứng từ trên mở sổ theo dõi và hạch toán vào tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”<br />
với các tài khoản chi tiết như sau:<br />
+ Tính giá thành sản phẩm sản xuất: Do không có sản phẩm dở dang nên toàn bộ<br />
chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được tính hết cho sản phẩm hoàn thành. Công ty tính<br />
giá thành sản phẩm theo phương pháp giá thành toàn bộ.<br />
-<br />
<br />
Phân tích thông tin chi phí để kiểm soát chi phí:<br />
Việc kiểm soát chi phí Nguyên vật liệu: Hiện tại, Công ty chưa lập báo cáo kiểm<br />
<br />
soát tình hình thực hiện chi phí NVLTT mà chỉ theo dõi và quản lý chi phí dựa trên các<br />
chứng từ liên quan<br />
Việc kiểm soát chi phí Nhân công trực tiếp: Hiện tại, công ty chưa lập báo cáo<br />
kiểm soát tình hình thực hiện chi phí NCTT mà việc kiểm soát chỉ thể hiện qua các chứng<br />
từ kế toán: Bảng thanh toán lương, Bảng chấm công…<br />
Việc kiểm soát chi phí Chi phí sản xuất chung: Hiện tại, công ty chưa đi vào xây<br />
dựng tiêu chí kiểm soát chi phí SXC và cũng không phân chia chi phí SXC thành định<br />
phí và biến phí nên sự biến động của khoản mục này chưa được đánh giá và chưa có sự<br />
điều chỉnh thích hợp.<br />
-<br />
<br />
Sử dụng thông tin cho quá trình ra quyết định:<br />
Tại công ty, việc ra các quyết định của cấp quản lý chủ yếu dựa trên thông tin các<br />
<br />
báo cáo do bộ phận kế toán tài chính cung cấp. Các quyết định chủ yếu vẫn dựa trên kinh<br />
nghiệm quản lý và điều hành nên việc lựa chọn phương án kinh doanh chưa hẳn đã tối<br />
ưu. Việc áp dụng các thông tin về kế toán quản trị như: phân tích điểm hòa vốn, phân tích<br />
mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, ứng dụng thông tin thích hợp cho việc<br />
quyết định sản xuất kinh doanh ngắn hạn, phân tích các thông tin dự toán tương lai cũng<br />
chưa được quan tâm đúng mức.<br />
CHƯƠNG 4:<br />
<br />