i<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Sự ra đời của thuế là một tất yếu khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và<br />
phát triển của nhà nước. Để duy trì sự tồn tại của mình và thực hiện các chức năng,<br />
nhiệm vụ về kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng ... thì nhà nước cần phải<br />
có những nguồn lực vật chất nhất định. Việc huy động các nguồn lực vật chất được<br />
nhà nước thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có hình thức đóng góp bắt<br />
buộc thể hiện dưới dạng thuế.<br />
Thuế là một bộ phận của cải xã hội được tập trung vào NSNN, theo đó các tổ<br />
chức, cá nhân phải chuyển giao bắt buộc một phần của cải của mình cho nhà nước<br />
mà không gắn với bất kỳ sự ràng buộc nào về sự hoàn trả lợi ích tương quan với số<br />
thuế đã nộp nhằm trang trải các chi phí công cộng mang lại lợi ích chung cho cộng<br />
đồng.<br />
Hệ thống pháp luật thuế Việt Nam được hình thành và hoàn chỉnh cơ bản,<br />
hiện nay chúng ta đã có hệ thống chính sách thuế tương đối đồng bộ, có phạm vi<br />
điều chỉnh toàn diện đến các quan hệ kinh tế xã hội, bao gồm các sắc thuế thuộc<br />
nhóm thuế tiêu dùng, thuế thu nhập và thuế tài sản.<br />
Thuế TNDN là một loại thuế thuộc nhóm thuế thu nhập chiếm tỷ trọng lớn<br />
trong tổng số thu thuế hàng năm của NSNN. Sắc thuế lớn này chính là một công cụ<br />
để nhà nước thực hiện chính sách công bằng xã hội và điều tiết các hoạt động kinh<br />
doanh của doanh nghiệp.<br />
Kiểm tra thuế là một trong các chức năng cơ bản của quản lý thuế có nhiệm<br />
vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật thuế của người nộp thuế. Kiểm tra<br />
thuế vừa phát hiện, ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, vừa khuyến<br />
khích sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế, giúp người nộp thuế nhận thấy<br />
luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi<br />
phạm của họ. Ở Việt Nam, Luật Quản lý thuế bắt đầu có hiệu lực từ 01 tháng 07<br />
năm 2007 đã điều chỉnh mọi hoạt động của Ngành Thuế song Quy trình Kiểm tra<br />
thuế đối với doanh nghiệp hiện tại chưa đi sâu vào chuyên môn, mới dừng ở thủ tục<br />
hành chính nên đã không tạo được cơ sở pháp lý, khuôn khổ nghề nghiệp và đảm<br />
<br />
ii<br />
<br />
bảo tính thống nhất trong việc tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật<br />
thuế của doanh nghiệp. Đây chính là kẽ hở lớn cho một số doanh nghiệp chưa chấp<br />
hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế gây nên sự thất thoát lớn cho NSNN và đây cũng<br />
chính là nguyên nhân gây nên sự không công bằng với các doanh nghiệp chấp hành<br />
đúng pháp luật thuế phải nộp nhiều hơn hẳn các doanh nghiệp trốn thuế.<br />
Chính vì các lý do trên, Tác giả chọn Đề tài “Hoàn thiện kiểm tra thuế thu<br />
nhập doanh nghiệp do Chi cục Thuế Quận Hoàng Mai thực hiện”.<br />
Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề lý luận chung về kiểm tra trong hệ<br />
thống quản lý nhà nước nói chung và kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nói riêng<br />
và dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng Luận văn sử dụng các phương<br />
pháp tổng hợp phân tích, so sánh. Tác giả của Luận văn đã tiếp cận để nghiên cứu<br />
đề tài với cương vị là cán bộ đang công tác trong Ngành Thuế.<br />
Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung Luận văn gồm ba chương:<br />
Chương 1: Lý luận chung về kiểm tra thuế TNDN do cơ quan thuế thực hiện,<br />
Luận văn đã hệ thống hoá được một số vấn đế lý luận chung về kiểm tra như khái<br />
niệm về kiểm tra, mục đích của kiểm tra, các bước cơ bản của kiểm trong quá trình<br />
quản lý và kiểm tra trong quản lý vi mô, quản lý vĩ mô.<br />
Về khái niệm trong Luận văn, kiểm tra được xác định là xem xét tình hình để<br />
đánh giá, nhận xét. Theo đó khái niệm kiểm tra có thể được hiểu theo nghĩa rộng và<br />
nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, kiểm tra chỉ hoạt động của các tổ chức xã hội, các đoàn<br />
thể và của công dân kiểm tra hoạt động bộ máy nhà nước. Theo nghĩa này tính<br />
quyền lực của nhà nước trong kiểm tra bị hạn chế vì các chủ thể thực hiện kiểm tra<br />
không có quyền áp dụng trực tiếp những biện pháp cưỡng chế nhà nước. Theo nghĩa<br />
hẹp, kiểm tra là hoạt động của chủ thể nhằm xem xét, xác minh mức độ phù hợp với<br />
trạng thái định trước. Theo nghĩa này, chủ thể kiểm tra có thể áp dụng một số chế<br />
tài pháp lý nhất định như áp dụng các hình thức kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính<br />
hoặc buộc phải thực hiện một số biện pháp ngăn chặn hành chính. Khái niệm kiểm<br />
tra bao gồm các yếu tố như chức năng của kiểm tra là đánh giá và xử lý các vi phạm<br />
cụ thể, chủ thể của kiểm tra bao gồm các cơ quan nhà nước, cơ quan thanh tra, thủ<br />
<br />
iii<br />
<br />
trưởng các đơn vị, các tổ chức quần chúng và người lao động. Kiểm tra trong kiểm<br />
tra thuế thu nhập doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa này. Tiếp đến Luận văn đã<br />
khái quát lý luận chung về kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp, bắt đầu từ khái<br />
niệm về thuế, cách phân nhóm thuế thành hai loại thuế trực thu và thuế gián thu.<br />
Theo đó thuế thu nhập doanh nghiệp được chỉ rõ ngoại diên của nó là một loại thuế<br />
trực thu và nội hàm của nó chính là một sắc thuế đánh vào thu nhập chịu thuế của<br />
doanh nghiệp. Luận văn đã nêu rõ căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là thu<br />
nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất. Luận văn đã nêu chi tiết các chỉ tiêu, công<br />
thức để cuối cùng tính được số thuế thu nhập doanh nghiệp như thu nhập tính thuế,<br />
thu nhập chịu thuế, chi phí được trừ, thu nhập miễn thuế, .... Tiếp theo, Luận văn đã<br />
nêu được một số vấn đề liên quan đến kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp như nêu<br />
được khái niệm về kiểm tra thuế, tác dụng của kiểm tra thuế, khái niệm về kiểm tra<br />
thuế thu nhập doanh nghiệp và khẳng định kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp<br />
cũng là một chức năng quản lý của nhà nước trên lĩnh vực thuế từ đó nêu được vai<br />
trò, mục tiêu của kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp. Kết hợp với các quy định<br />
hiện hành ở Việt Nam, Luận văn nêu rõ kiểm tra thuế TNDN phải tuân thủ chặt chẽ<br />
theo các bước của quá trình kiểm tra, để tuân thủ chặt chẽ và các yêu cầu của việc<br />
kiểm tra thuế TNDN. Cuối Chương 1, Luận văn rút ra được những bài học kinh<br />
nghiệm cho kiểm tra thuế TNDN từ công tác thanh tra, kiểm tra của các nước có hệ<br />
thống thuế hoàn chỉnh trên thế giới như Niu Di Lân, Hà Lan, Ai Len như chiến lược<br />
hoàn thiện kiểm tra thuế, kể cả hoàn thiện về hệ thống công nghệ thông tin và yêu<br />
cầu đối với cán bộ kiểm tra về chuyên môn, về kỹ năng xã hội và về ý thức trách<br />
nhiệm.<br />
Trong Chương 2, Luận văn nêu thực trạng kiểm tra thuế TNDN do Chi cục<br />
Thuế quận Hoàng Mai thực hiện.<br />
Chi cục Thuế Quận Hoàng Mai là tổ chức trực thuộc Cục Thuế Thành phố<br />
Hà Nội có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế trên địa bàn Quận<br />
Hoàng Mai. Chi cục thuế Quận Hoàng Mai gồm chín đội thuế và bộ phận một cửa.<br />
Các đội kiểm tra thuế có nhiệm vụ chính là thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê<br />
<br />
iv<br />
<br />
khai thuế. Đặc điểm của các doanh nghiệp do Chi cục Thuế Quận Hoàng Mai quản<br />
lý thu thuế là có quy mô vừa và nhỏ với rất nhiều các ngành nghề khác nhau. Chi<br />
cục Thuế Quận Hoàng Mai đã phân nhóm các doanh nghiệp để lựa chọn các nhóm<br />
doanh nghiệp trọng điểm từ các doanh nghiệp loại vừa và doanh nghiệp loại nhỏ;<br />
Tiếp theo Luận văn khái quát tình hình kê khai thuế của doanh nghiệp. Hàng quý<br />
các doanh nghiệp phải nộp tờ khai tạm tính thuế TNDN là trước ngày 30 của tháng<br />
sau quý kê khai thuế TNDN và nộp quyết toán thuế TNDN theo năm với hạn nộp là<br />
ngày 30 tháng 03 của năm tiếp theo năm khai quyết toán hoặc nộp chậm nhất sau 45<br />
ngày kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Ý thức chấp<br />
hành việc kê khai thuế ngày càng được nâng cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá<br />
trình kiểm tra thuế TNDN. Tuy vậy, hồ sơ khai thuế hiện tại chưa được lưu giữ đầy<br />
đủ tờ khai và các bảng kê kèm theo tờ khai vào hệ thống máy tính trên toàn quốc.<br />
Dữ liệu hồ sơ khai thuế hiện tại mới được lưu giữ cục bộ tại từng chi cục.<br />
Sau khi hồ sơ khai thuế TNDN được chuyển tới đội kiểm tra thuế, hồ sơ khai<br />
thuế sẽ được chia theo từng địa bàn; Cán bộ kiểm tra tại địa bàn sẽ nhận hồ sơ khai<br />
thuế tại địa bàn được phân công để tiến hành kiểm tra hồ sơ khai thuế của doanh<br />
nghiệp. Cán bộ kiểm tra thuế phải kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin,<br />
tài liệu trong hồ sơ khai thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của doanh<br />
nghiệp. Hiện nay số doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai thuế TNDN là trên 5 ngàn<br />
doanh nghiệp, trong khi số cán bộ làm công tác kiểm tra chỉ có trên 10 người nên<br />
Chi cục Thuế Quận Hoàng Mai quy định tập trung vào kiểm tra chuyên sâu hồ sơ<br />
khai thuế của các doanh nghiệp có ý thức tuân thủ pháp luật thấp, có các dấu hiệu<br />
không bình thường về khai thuế so với quý trước hoặc năm trước và có doanh thu<br />
năm trước hoặc số thuế phải nộp lớn. Cán bộ kiểm tra thuế phải phân tích thông tin<br />
về các doanh nghiệp này, lập danh sách trình lãnh đạo Chi cục duyệt. Sau khi Lãnh<br />
đạo Chi cục Thuế duyệt xong đội trưởng Đội Kiểm tra thuế sẽ giao cụ thể số lượng<br />
doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơ thuế cho từng cán bộ kiểm tra thuế. Cán bộ phải<br />
kiểm tra chuyên sâu tất cả hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp này tại trụ sở cơ<br />
quan thuế. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện có nghi vấn, cán bộ kiểm tra thuế<br />
<br />
v<br />
<br />
làm bản nhận xét hồ sơ khai thuế, làm tờ trình cho Lãnh đạo Chi cục duyệt ra Thông<br />
báo yêu cầu doanh nghiệp giải trình nghi vấn. Doanh nghiệp phải giải trình bằng<br />
cách làm công văn, mang các hồ sơ liên quan đến các khoản mục cơ quan thuế yêu<br />
cầu giải trình như hợp đồng, sổ sách kế toán, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hoá<br />
đơn, chứng từ thanh toán qua ngân hàng.... Cán bộ kiểm tra thuế đối chiếu với các<br />
quy định của văn bản pháp luật về thuế, đối chiếu các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế<br />
với các tài liệu do doanh nghiệp bổ sung mang nếu thấy hợp lý sẽ lập biên bản làm<br />
việc tạm thời chấp nhận hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp, nếu không cơ quan thuế<br />
ra thông báo lần 2 yêu cầu doanh nghiệp tiếp tục giải trình bổ sung thông tin tài liệu<br />
nếu không đủ cơ sở chứng minh hồ sơ khai thuế là đúng thì Chi cục thuế sẽ ra<br />
Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp. Tiếp theo luận văn nêu lên thực<br />
trạng của công tác kiểm tra tờ khai thuế TNDN tạm tính và tờ khai quyết toán thuế<br />
TNDN tại Chi cục Thuế Quận Hoàng Mai. Công tác này hiện tại hiệu quả đạt được<br />
rất thấp. Từ năm 2007 đến giữa năm 2010 mà tổng số thuế TNDN truy thu do việc<br />
kiểm tra tờ khai thuế TNDN chỉ là 5.367 triệu đồng. Nhất là việc kiểm tra hồ sơ<br />
khai thuế của các doanh nghiệp theo đánh giá rủi ro về thuế trong hơn 3 năm qua<br />
chỉ đạt 1.671 triệu đồng. Cán bộ thuế phải kiểm tra chuyên sâu tới 1.067 tờ khai<br />
thuế nhưng số tờ khai có số thuế truy thu chỉ là 87 tờ khai.Trong khi đó tờ khai<br />
kiểm tra chuyên sâu ngoài danh sách đánh giá rủi ro chỉ là 165 tờ khai nhưng có tới<br />
130 tờ khai có số thuế phải truy thu. Tỷ lệ tờ khai có số thuế phải truy thu/tổng số tờ<br />
khai kiểm tra ngoài danh sách đánh giá rủi ro là 78,87 % trong khi đó tỷ lệ số tờ<br />
khai có số thuế truy thu/số tờ khai trong danh sách phải kiểm tra hồ sơ khai thuế<br />
theo đánh giá rủi ro về thế là 8,15%. Số hồ sơ khai quyết toán thuế phải kiểm tra<br />
chuyên sâu trong ba năm 2007, 2008 và 2009 lên tới 1.205 hồ sơ nhưng số thuế truy<br />
thu do công tác này mang lại chưa đạt tới 9 tỷ đồng. Trong đó, số thuế truy thu của<br />
các doanh nghiệp ngoài danh sách đánh giá là có rủi ro về thuế đạt gần 7 tỷ đồng<br />
trong khi đó số thuế truy thu của các doanh nghiệp được đánh giá rủi ro, được xét<br />
duyệt qua nhiều khâu chưa đạt 2 tỷ đồng. Số hồ sơ khai quyết toán thuế phải kiểm<br />
tra chuyên sâu theo đánh giá rủi ro là 1.061 hồ sơ trong đó số hồ sơ được chấp nhận<br />
<br />