i<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Phân tích tài chính là một công cụ quản lý quan trọng nhằm giúp các nhà quản<br />
trị nhận thức, đánh giá được thực trạng, chất lượng hoạt động tài chính của doanh<br />
nghiệp mình. Trên cơ sở những đánh giá đó nhà quản trị sẽ có được những căn cứ<br />
khoa học và thực tiễn cho các quyết định tài chính hiện tại và trong tương lai. Vì<br />
vậy công tác phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp cần phải được nghiên cứu<br />
trên cơ sở khoa học về mặt lý luận và thực tiễn.<br />
Đối với công ty cổ phần Nhựa Bình Minh, công tác phân tích tài chính vẫn<br />
còn có những vướng mắc về nội dung, hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp phân<br />
tích làm hạn chế tác động tích cực của công cụ này. Vì vậy, đòi hỏi đặt ra là phải có<br />
sự thay đổi về chất trong nội dung cũng như phương pháp phân tích nhằm mang lại<br />
hiệu quả cao nhất.<br />
Xuất phát từ thực trạng và những đòi hỏi trên, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện<br />
nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần nhựa<br />
Bình Minh” làm luận văn thạc sỹ.<br />
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được<br />
chia thành 3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài<br />
chính trong doanh nghiệp<br />
Chương 2: Thực trạng nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính<br />
tại công ty Cổ phần nhựa Bình Minh<br />
Chương 3: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tài chính tại Công<br />
ty cổ phần nhựa Bình Minh<br />
Trong chương 1, tác giả trình bày cơ sở lý luận của phân tích tình hình tài<br />
chínhtrong doanh nghiệp. Tác giả đã thực hiện khái quát hóa nội dung phân tích<br />
tình hình tài chính, vai trò, nội dung, phương pháp phân tích và tổ chức phân tích tài<br />
chính trong cách doanh nghiệp.<br />
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của phân tích kinh doanh, là<br />
quá trình thu thập, xử lý các thông tin kế toán, nhằm xem xét, kiểm tra, đối chiếu, so<br />
sánh tài chính hiện hành với quá khứ, giúp người sử dụng thông tin có thể đánh giá<br />
<br />
ii<br />
<br />
tình hình tài chính doanh nghiệp, đánh giá về tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng<br />
như rủi ro trong tương lai.<br />
Các tài liệu được sử dụng trong phân tích tình hình tài chính bao gồm: hệ<br />
thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua các năm (Bảng cân đối kế toán, Báo<br />
cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết<br />
minh báo cáo tài chính), các thông tin sản xuất của doanh nghiệp không có trong<br />
báo cáo tài chính (số lượng sản phẩm, khách hàng, sản lượng sản xuất,…) và các<br />
thông tin về môi trường hoạt động, kết quả hoạt động và tình hình của các đối thủ<br />
cạnh tranh để có thể so sánh, đánh giá và đưa ra các kết luận phân tích một cách<br />
chính xác.<br />
Về phương pháp phân tích được tác giả đề cập đến bao gồm:Phương pháp<br />
chi tiết, Phương pháp so sánh, Phương pháp liên hệ cân đối, Phương pháp loại trừ,<br />
ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp Dupont, phương<br />
pháp đồ thị và phương pháp kết hợp.<br />
Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:<br />
-<br />
<br />
Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp: là việc xem xét và đưa<br />
<br />
ra các nhận định sơ bộ về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua đó đánh giá<br />
được thực trạng tài chính, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp để biết được doanh<br />
nghiệp hoạt động có khả quan hay không. Phương pháp so sánh được áp dụng phổ<br />
biến trong quá trình phân tích.<br />
-<br />
<br />
Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động: tác giả đưa ra phương trình<br />
<br />
cân bằng tài chính, mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản và<br />
một số trường hợp cân bằng tài chính trong doanh nghiệp.<br />
-<br />
<br />
Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán: xem xét tình hình các<br />
<br />
khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp để đánh giá được chất lượng hoạt động<br />
tài chính cũng như việc chấp hành các kỷ luật thanh toán. Các chỉ tiêu sử dụng như<br />
là: tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả, số vòng quay các khoản phải<br />
thu, thời gian 1 vòng quay khoản phải thu, số vòng quay các khoản phải trả, thời<br />
gian 1 vòng quay khoản phải trả….<br />
-<br />
<br />
Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: các chỉ tiêu thường được<br />
<br />
sử dụng như: hiệu quả sử dụng của TSCĐ, hiệu quả sử dụng của tài sản ngắn hạn,<br />
<br />
iii<br />
<br />
hiệu quả sử dụng của tài sản dài hạn, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, sức sinh lời<br />
của doanh thu, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu….<br />
-<br />
<br />
Phân tích tính rủi ro tài chính của doanh nghiệp: ngoài việc phân tích khả<br />
<br />
năng thanh toán, khi phân tích rủi ro tài chính, tác giả còn đề cập đến ảnh hưởng của<br />
cơ cấu nợ đến khả năng sinh lời tính trên vốn CSH hay mức lợi nhuận trên mỗi cổ<br />
phiếu của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu đòn bẩy tài chính và khả năng chi trả<br />
lãi vay của doanh nghiệp.<br />
Sau phần trình bày cơ sở lý luận của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp,<br />
trong chương 2 tác giả trình bày thực trạng phân tích tài chính trong Công ty. Nội<br />
dung phân tích bao gồm:<br />
- Phân tích khái quát tình hình tài chính:<br />
Để thực hiện đánh giá khái quát tình hình tài chính, công ty thường tiến hành<br />
phân tích chủ yếu các chỉ tiêu: hệ số tài trợ, hệ số tự tài trợ, hệ số khả năng thanh<br />
toán hiện hành và hệ số khả năng thanh toán nhanh.<br />
Năm 2009, hệ số tài trợ của công ty giảm so với năm trước 0,04, trong khihệ<br />
số tự tài trợ của công ty tăng lên cao 0,29, chứng tỏ khả năng tự đảm bảo và mức độ<br />
độc lập về tài chính của công ty tăng nhiềuso với năm trước.Hệ số khả năng thanh<br />
toán tổng quát giảm 1,68 và hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn cũng giảm 0,67<br />
chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty giảm so với năm trước. Tuy nhiên, hệ số<br />
khả năng thanh toán của công ty vẫn ở mức cao (>1) nên mức độ đảm bảo về mặt<br />
thanh toán vẫn được duy trì.Suất sinh lời của VCSH năm 2009 có sự tăng trưởng<br />
mạnh, gấp đôi so với năm trước. Đánh giá chung, hoạt động của công ty cao hơn,<br />
tốt hơn năm trước.<br />
- Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn:<br />
Năm 2009, TTS của công ty không ngừng tăng trưởng qua các năm thể hiện<br />
sự lớn mạnh trong hoạt động của công ty. Trong khi TTS thực hiện đầu năm 2009 là<br />
566 tỷ thì đến cuối năm 2009 đã tăng thêm 258,3 tỷvàđạt 566 tỷtương ứng với mức<br />
tăng trưởng 45,62% so với đầu năm. Như vậy, chỉ trong vòng 1 năm, công ty đã<br />
biến đổi không ngừng, tổng tài sản tăng vượt trội so với thời điểm cuối năm trước.<br />
Trong đó, TS ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, 66,76% trong TTS của Công ty<br />
và đạt 550,3 tỷ tăng 208,3 tỷ tương ứng tăng trưởng 60,93% so với thực hiện đầu<br />
năm (341,9 tỷ). Tài sản ngắn hạn của công ty tăng lên chủ yếu là do Tiền và các<br />
<br />
iv<br />
<br />
khoản tương đương tiền tăng 76,2 tỷ đồng, gấp 4 lần so với thời điểm đầu năm,<br />
trong đó mức tăng của các khoản tương đương tiền lên tới 55,9 tỷ đồng so với thời<br />
điểm đầu năm. Ngoài ra, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 44 tỷ đồng – là do công<br />
ty thực hiện cho các công ty khác mượn Nguyên vật liệu 5,6 tỷ đồng. Hàng tồn kho<br />
tăng 80 tỷ đồng chủ yếu tập trung ở Hàng hóa sản xuất với mức tăng so với đầu<br />
năm là (12 tỷ đồng), chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng thêm 9 tỷ đồng. Các<br />
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 4 tỷ là do công ty đầu tư vào Quỹ đầu tư<br />
Chứng khoán Bản Việt (180 chứng chỉ quỹ) và Công ty cổ phần nhựa Tân Tiến<br />
(20.000 cổ phiếu mệnh giá 100.000 đồng). Với kết quả như vậy, tổng tài sản ngắn<br />
hạn của công ty tăng cao so với đầu năm trước.<br />
Tài sản dài hạn đạt 274 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33.24% trong tổng tài sản<br />
của công ty, tăng 22,98% tương ứng mức tăng là 49,9 tỷ đồng so với cuối năm<br />
trước. Trong đó, tài sản cố định tăng thêm 48 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 22% so<br />
với đầu năm. Trong năm công ty đã thực hiện mua sắm thêm các máy móc thiết bị,<br />
phương tiền vận tải và dụng cụ quản lý mới với tổng mức tăng thêm là 91 tỷ đồng.<br />
Ngoài ra, tài sản dài hạn tăng thêm còn do công ty tăng cường các khoản đầu tư tài<br />
chính từ 6,5 tỷ đầu năm lên 8,2 tỷ vào thời điểm cuối năm do không phải trích phần<br />
dự phòng đầu tư tài chính dài hạn.<br />
Về cơ cấu nguồn vốn:<br />
Tổng nguồn vốn của Công ty tăng 258 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 45,62%<br />
so với cuối năm trước. Nguyên nhân là do Vốn chủ sở hữu có sự tăng lên đáng kể<br />
189 tỷ đồng và nợ phải trả cũng tăng thêm 69 tỷ đồng.Trong đó, Vốn CSH chiếm tỷ<br />
trọng lớn hơn nhiều so với nợ phải trả: đầu năm chiếm 86,28%, đến cuối năm thì<br />
giảm xuống 82,19% nhưng về số tuyệt đối thì vốn chủ sở hữu tăng thêm 189 tỷ<br />
đồng. Nguyên nhân vốn chủ sở hữu tăng là do trả cổ tức bằng cổ phiếu và bổ sung<br />
cổ phiếu ESOP cho cán bộ công nhân viên năm 2009 là 107.180 cổ phiếu. Trong<br />
khi vốn CSH tăng mạnh thì Nợ phải trả có sự tăng thêm không đáng kể: 69 tỷ đồng,<br />
tập trung chủ yếu ở nợ ngắn hạn tăng 68,8 tỷ đồng. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ<br />
trong tổng nguồn vốn: tăng từ 13,72% vào thời điểm đầu năm lên 17,81% cuối năm<br />
2009. Xét về mặt kết cấu thì hệ số nợ của công ty (Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn)<br />
tăng lên 4,09%.<br />
<br />
v<br />
<br />
Qua đó cho thấy, hoạt động của công ty năm 2009 đã tăng mạnh về quy mô<br />
so với năm 2008. Hoạt động của công ty nhìn chung được đánh giá là ổn định và<br />
độc lập về mặt tài chính.<br />
- Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán<br />
+ Phân tích tình hình công nợ phải thu:Tổng các khoản phải thu của Công ty<br />
cuối năm tăng 44,3 tỷ đồng tương ứng tăng 49% so với thời điểm đầu năm, đây đều<br />
là các khoản phải thu ngắn hạn, không có các khoản phải thu dài hạn là do đặc điểm<br />
hoạt động trong ngành sản xuất ống nhựa cũng như các ngành sản xuất khác thì các<br />
khoản phải thu từ khách hàng chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn theo chu kỳ<br />
hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm. Trong đó, phải thu từ khách hàng<br />
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phải thu của Công ty qua các năm, đầu năm chiếm tỷ<br />
trọng 90,16% thì đã tăng lên 94,61% vào thời điểm cuối năm, tương ứng tăng thêm<br />
46 tỷ đồng với tỷ lệ tăng thêm là 56,37%. Cùng với sự tăng lên của các khoản phải<br />
thu từ khách hàng thì mức trích dự phòng phải thu khó đòi cũng tăng 334 triệu đồng<br />
so với thời điểm đầu năm 2009. Như vậy, các khoản phải thu khách hàng có ảnh<br />
hưởng lớn đến các khoản phải thu của công ty. Đặc biệt trong năm 2009 khi công ty<br />
thực hiện mua sắm thêm các máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh với 8 máy ép phun, 33 bộ khung phụ tùng để tăng cường sản xuất ống nhựa<br />
uPVC nên tổng sản lượng tiêu thụ lên tới 39.000 tấn sản phẩm.<br />
+ Phân tích công nợ phải trả:Tổng nợ phải trả của công ty năm 2009 tăng 89<br />
tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 89% so với thực hiện đầu năm. Trong đó, nợ phải<br />
trả ngắn hạn tăng mạnh: 69 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99,5% trong tổng nợ phải trả<br />
của Công ty. Nợ phải trả dài hạn chỉ tăng 283 triệu, chiếm tỷ trọng nhỏ 0,5% trong<br />
tổng nợ phải trả của Công ty. Nợ phải trả ngắn hạn của Công ty tăng lên chủ yếu là<br />
do khoản phải trả người bán tăng 98 tỷ. Đây là khoản mà công ty mua bổ sung thêm<br />
các tài sản, nguyên vật liệu mới phục vụ cho mở rộng hoạt động sản xuất trong năm<br />
2009.<br />
Như vậy, với cơ cấu nợ phải trả như trên, chủ yếu tập trung vào các khoản nợ<br />
ngắn hạn thì hoạt động của công ty sẽ gặp những áp lực lớn khi khách hàng yêu cầu<br />
thanh toán các khoản nợ trong thời gian ngắn.<br />
+ Phân tích khả năng thanh toán:<br />
<br />