i<br />
CHƯƠNG 1<br />
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI “HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BCTC CỦA CÁC TỔ CHỨC<br />
TÍN DỤNG TRONG XÉT DUYỆT HẠN MỨC TẠI NGÂN HÀNG<br />
TMCP QUÂN ĐỘI”<br />
1.1 Tính cấp thiết của đề tài<br />
Mảng giao dịch giữa các TCTD với nhau là hoạt động quan trọng với quy mô<br />
giao dịch là rất lớn cũng như tính chất nghiệp vụ phức tạp. MB đã xây dựng quy trình xét<br />
duyệt hạn mức cho các TCTD để phục vụ cho các hoạt động liên ngân hàng này. Phân<br />
tích BCTC của các TCTD là nội dung quan trọng trong quá trình xét duyệt hạn mức và<br />
đặc biệt được quan tâm.<br />
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về phân tích Báo cáo tài chính<br />
Từ những công trình nghiên cứu đã thực hiện ta có thể thấy việc phân tích BCTC<br />
cũng mới được thực hiện ở phân tích BCTC trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh<br />
thông thường là chủ yếu. Các đề tài phân tích BCTC về tổ chức tín dụng, ngân hàng<br />
chiếm tỷ lệ nhỏ. Đồng thời việc phân tích mới chỉ đứng trên góc độ các nhà quản trị phân<br />
tích thực trạng tài chính của tổ chức mình. Trên khía cạnh người cho vay, phân tích<br />
BCTC mới dừng lại ở ngân hàng phân tích BCTC của khách hàng là tổ chức, cá nhân<br />
thực hiện vay vốn tại ngân hàng.<br />
1.3 Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Làm rõ những kiến thức lý luận về phân tích BCTC của các TCTD trong xét<br />
duyệt hạn mức tại các ngân hàng thương mại.<br />
- Phân tích thực trạng công tác phân tích BCTC trong việc xét duyệt hạn mức đối<br />
với các TCTD tại MB trong thời gian vừa qua.<br />
- Nêu lên những tồn tại đối với công tác phân tích BCTC của các TCTD và đề xuất<br />
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phân tích BCTC của các TCTD trong việc<br />
xét duyệt hạn mức tại MB.<br />
1.4 Câu hỏi nghiên cứu<br />
Tác giả đặt ra những câu hỏi cần nghiên cứu.<br />
- MB có thực hiện phân tích BCTC các TCTD trong quá trình xét duyệt hạn mức<br />
không?<br />
<br />
ii<br />
- Ngân hàng đang áp dụng các phương pháp phân tích BCTC của các TCTD trong<br />
quá trình xét duyệt hạn mức nào?<br />
Hệ thống thông tin<br />
<br />
phục vụ phân tích BCTC của các<br />
<br />
TCTD trong<br />
<br />
quá trình<br />
<br />
xét duyệt hạn mức có đủ đáp ứng nhu cầu không?<br />
Kỹ thuật và quy<br />
<br />
trình phân tích BCTC của các TCTD<br />
<br />
trong quá trình xét<br />
<br />
duyệt hạn mức tại MB như thế nào?<br />
- Đóng góp thực tiễn của phân tích BCTC các TCTD trong xét duyệt hạn mức tại<br />
MB?<br />
1.5<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích BCTC của các TCTD cả về lý luận,<br />
<br />
thực trạng trong quá trình xét duyệt hạn mức tại ngân hàng thương mại cổ phần.<br />
Phạm vi nghiên cứu: phòng Định chế tài chính và Phòng Quản trị rủi ro - Hội<br />
sở.<br />
1.6<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng;<br />
<br />
phương pháp duy vật lịch sử kết hợp phương pháp điều tra phân tích, hệ thống hóa; phân<br />
tích tổng hợp, bình luận, các biểu đồ, đồ thị, bảng biểu minh hoạ... Trong đó, phương<br />
pháp nghiên cứu định tính được sử dụng. Tác giả tiến hành phỏng vấn, thu thập thông tin<br />
tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.<br />
CHƯƠNG 2<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BCTC CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG<br />
TRONG XÉT DUYỆT HẠN MỨC TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG<br />
MẠI CỔ PHẦN<br />
2.1<br />
bản về TCTD và ngân hàng thương mại<br />
<br />
Những vấn đề cơ<br />
<br />
2.1.1 Khái niệm về TCTD và Ngân hàng thương mại<br />
-<br />
<br />
TCTD là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân<br />
<br />
hàng. TCTD bao gồm ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ<br />
<br />
iii<br />
tín dụng nhân dân.<br />
-<br />
<br />
NHTM là một loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và<br />
<br />
các hoạt động khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và<br />
dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp<br />
tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán.<br />
2.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường<br />
2.1.3<br />
<br />
Trung gian tài chính<br />
Tạo phương tiện thanh toán<br />
Cung ứng các dịch vụ ngân hàng<br />
Hoạt động kinh doanh liên ngân hàng của ngân hàng thương mại trong nền kinh<br />
<br />
tế thị trường<br />
Thị trường liên ngân hàng là nơi thực hiện các giao dịch cơ bản giữa các TCTD.<br />
Trong điều kiện khoa học công nghệ hiện nay, hoạt động liên ngân hàng ngày càng phát<br />
triển đa dạng, nhanh chóng, thuận tiện và vượt ra khỏi phạm vi của quốc gia, khu vực và<br />
phát triển mạnh mẽ ra toàn thế giới.<br />
2.2<br />
<br />
Vai trò của phân tích BCTC của các TCTD trong xét duyệt hạn mức tại ngân hàng<br />
<br />
TMCP<br />
Trong hoạt động của các NHTM thì hoạt động kinh doanh trên liên ngân hàng là<br />
hoạt động đặc thù và rủi ro cao. Vì vậy, phân tích BCTC giúp cho NHTM đánh giá đúng<br />
tình hình tài chính của các đối tác nhằm có cơ sở trong việc cấp các hạn mức phục vụ<br />
cho việc giao dịch.<br />
2.3<br />
Tài liệu dùng cho phân tích<br />
Bảng cân đối kế toán: phản ánh tình hình tổng quát và toàn diện tài sản và nguồn<br />
hình thành tài sản của TCTD.<br />
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: tổng hợp, phản ánh tình hình doanh thu,<br />
chi phí, kết quả kinh doanh của TCTD trong một kỳ nhất định.<br />
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: tổng hợp, phản ánh tình hình hình thành và sử dụng<br />
lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.<br />
Thuyết minh báo cáo tài chính: nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời, bằng số<br />
<br />
iv<br />
liệu một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện trên các BCTC khác.<br />
Phương pháp phân tích BCTC các TCTD<br />
<br />
2.4<br />
<br />
2.4.1 Phương pháp so sánh<br />
Phương pháp so sánh là phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định<br />
mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.<br />
2.4.2 Phương pháp loại trừ<br />
Xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được<br />
thực hiện bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh<br />
hưởng của nhân tố khác.<br />
2.4.3 Phương pháp liên hệ cân đối<br />
Phương pháp này dựa trên cơ sở sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu<br />
tố, trong đó mối quan hệ giữa chỉ tiêu nhân tố và chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới<br />
dạng tổng số hoặc hiệu số. Do đó, khi xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến<br />
chỉ tiêu phân tích chỉ cần xác định mức chênh lệch của từng nhân tố giữa hai kỳ.<br />
2.4.4 Mô hình Dupont<br />
Bản chất của phương pháp Dupont là tách một tỷ số thành một chuỗi các tỷ số có<br />
mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó<br />
với tỷ số tổng hợp.<br />
<br />
Nội dung phân tích<br />
<br />
2.5<br />
<br />
2.5.1 Phân cấu trúc tài chính<br />
Cấu trúc tài chính TCTD phản ánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn của TCTD. Việc<br />
phân tích cấu trúc tài chính là phân tích về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của<br />
TCTD.<br />
2.5.2 Phân tích khả năng thanh toán<br />
Để đánh giá khả năng thanh toán của TCTD, ta thường xem xét mối quan hệ giữa<br />
khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán. Các TCTD cần đảm bảo cho mọi yêu cầu<br />
thanh khoản của khách hàng ở mức tốt nhất.<br />
<br />
v<br />
2.5.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh<br />
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử<br />
dụng các nguồn lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất. Khi phân tích<br />
hiệu quả kinh doanh của TCTD cần gắn nhiều chỉ tiêu hiệu quả ở các mặt khác nhau của<br />
quá trình kinh doanh như: hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, chi<br />
phí...<br />
2.6<br />
<br />
Tổ chức phân tích BCTC<br />
Tổ chức phân tích BCTC là việc thiết lập trình tự các bước công việc cần tiến hành<br />
<br />
trong quá trình phân tích, vận dụng các phương pháp phân tích để đánh giá đúng kết quả<br />
của hoạt động tài chính. Bởi vậy, phân tích BCTC trong NHTM cần được tổ chức hợp<br />
lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh, cơ chế hoạt động và mục tiêu của ngân hàng.<br />
CHƯƠNG 3<br />
THỰC TRạNG PHÂN TÍCH BCTC CủA CÁC Tổ CHứC TÍN DụNG TRONG XÉT DUYỆT HẠN<br />
MỨC TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI<br />
3.1<br />
Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân Đội<br />
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển<br />
Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội - tên giao dịch quốc tế là Military<br />
Commercial Joint Stock Bank (tên viết tắt là MB) được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy<br />
phép thành lập số 0054/NH - GP, ngày 14/9/1994.<br />
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động chủ yếu<br />
MB hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng cổ phần hàng đầu ở Việt Nam trong<br />
các mảng thị trường lựa chọn tại các khu vực đô thị lớn.<br />
3.2<br />
<br />
Quy trình cấp duyệt hạn mức các TCTD tại Ngân hàng TMCP Quân Đội<br />
<br />
3.2.1 Quy định về cấp duyệt hạn mức đối với các tổ chức tín dụng<br />
MB thiết lập các nguyên tắc áp dụng đối với quá trình xét duyệt hạn mức cho các<br />
khách hàng là TCTD. Các nguyên tắc này được tuân thủ nhằm đảm bảo cho việc xác<br />
định hạn mức được chính xác cũng như phòng ngừa được các rủi ro trong hoạt động.<br />
3.2.2 Tiến trình thực hiện xét duyệt hạn mức<br />
Việc xét duyệt hạn mức đối với các TCTD tại MB được thực hiện qua bẩy bước.<br />
<br />