i<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Trong điều kiện hiện nay, để có thể đứng vững và phát triển, mỗi doanh<br />
nghiệp phải nắm rõ về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như kết quả sản<br />
xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Báo cáo tài chính là cơ sở cho các<br />
nhà quản trị doanh nghiệp trong việc phân tích và đưa ra các quyết định đúng<br />
đắn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các đối tượng ngoài<br />
doanh nghiệp quan tâm tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh<br />
nghiệp như các nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ… cũng có những thông tin hữu<br />
ích và đưa ra các quyết định phù hợp với mục đích của họ.<br />
Thời gian qua, công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần<br />
Bánh kẹo Biên Hòa được coi trọng và bước đầu đã đạt được những kết quả<br />
đáng khích lệ. Tuy nhiên công tác phân tích báo cáo tài chính của Công ty vẫn<br />
còn nhiều hạn chế. Do vậy, một trong những nhiệm vụ cấp bách đòi hỏi phải<br />
hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên<br />
Hòa, nhằm giúp các nhà quản lý, ban lãnh đạo Công ty có cái nhìn toàn diện<br />
hơn về thực trạng tài chính của Công ty. Từ đó, sẽ đưa ra các quyết sách tốt<br />
nhất cho việc đầu tư phát triển và quản lý kinh doanh. Đó là lý do em chọn đề<br />
tài: “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo<br />
Biên Hòa” làm luận văn cao học.<br />
Kết cấu của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu<br />
tham khảo, danh mục các phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính trong các<br />
doanh nghiệp<br />
Chương 2: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần<br />
Bánh kẹo Biên Hòa<br />
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài<br />
chính tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa.<br />
<br />
ii<br />
<br />
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO<br />
TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br />
1.1. Báo cáo tài chính và ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính<br />
1.1.1. Hệ thống Báo cáo tài chính<br />
Báo cáo tài chính là loại báo cáo kế toán phản ánh một cách tổng quát,<br />
toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất<br />
kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Theo Chế độ Báo<br />
cáo tài chính hiện hành hệ thống báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán,<br />
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản<br />
thuyết minh báo cáo tài chính.<br />
1.1.2. Ý nghĩa phân tích Báo cáo tài chính<br />
Phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp những thông tin hữu ích<br />
không chỉ cho quản trị doanh nghiệp mà còn cung cấp những thông tin kinh tế<br />
- tài chính chủ yếu cho các đối tượng sử dụng thông tin ngoài doanh nghiệp.<br />
Phân tích báo cáo tài chính là giúp những người ra quyết định đánh giá chính<br />
xác thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp; từ đó, lựa chọn<br />
phương án kinh doanh tối ưu. Bởi vậy, việc phân tích báo cáo tài chính có ý<br />
nghĩa quan trọng đối với các đối tượng quang tâm tới doanh nghiệp.<br />
Có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh<br />
nghiệp, có thể chia ra nhóm có quyền lợi trực tiếp như: các cổ đông, các nhà<br />
đầu tư tương lai, các chủ ngân hàng, các nhà cung cấp tín dụng, các nhà quản<br />
lý trong nội bộ doanh nghiệp và nhóm có quyền lợi gián tiếp như: các cơ quan<br />
quản lý nhà nước khác ngoài cơ quan thuế, các viện nghiên cứu kinh tế, các<br />
sinh viên, người lao động… Mỗi đối tượng này đều quan tâm đến tình hình tài<br />
chính của doanh nghiệp dưới những góc độ khác nhau.<br />
1.2. Phương pháp phân tích Báo cáo tài chính<br />
<br />
iii<br />
<br />
Để phân tích báo cáo tài chính, các nhà phân tích có thể sử dụng nhiều<br />
phương pháp khác nhau để nghiên cứu các mối quan hệ tài chính trong doanh<br />
nghiệp. Những phương pháp phân tích thường sử dụng là:<br />
1.2.1. Phương pháp so sánh<br />
Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích<br />
báo cáo tài chính. Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích các báo cáo<br />
tài chính của doanh nghiệp, trước hết phải xác định gốc để so sánh. Việc xác<br />
định số gốc để so sánh tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích. Gốc so<br />
sánh được chọn là gốc về mặt thời gian và không gian. Mục đích của phương<br />
pháp này là đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ<br />
tiêu phân tích.<br />
1.2.2. Phương pháp loại trừ<br />
Theo phương pháp này, để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào<br />
đó đến chỉ tiêu phân tích, nhà phân tích loại trừ ảnh hưởng của nhân tố còn<br />
lại. Phương pháp loại trừ có thể thực hiện bằng hai cách:<br />
-<br />
<br />
Phương pháp thay thế liên hoàn<br />
<br />
-<br />
<br />
Phương pháp số chênh lệch.<br />
<br />
1.2.3. Phương pháp liên hệ cân đối<br />
Phương pháp liên hệ cân đối dựa trên sự cân bằng về lượng giữa hai<br />
mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh qua đó các nhà phân tích sẽ xác<br />
định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích.<br />
1.2.4. Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích<br />
Khi phân tích các nhà phân tích có thể chi tiết chỉ tiêu phân tích theo<br />
nhiều hướng khác nhau như theo bộ phận cấu thành, theo thời gian, địa điểm<br />
nhằm đánh giá chính xác kết quả đạt được.<br />
1.2.5. Phương pháp phân tích tỷ lệ<br />
<br />
iv<br />
<br />
Phương pháp phân tích tỷ lệ dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ về tài<br />
chính của công ty với giá trị của các tỷ lệ định mức chuẩn để rút ra những kết<br />
luận về tình hình tài chính của công ty. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu<br />
cầu cần phải xác định được các ngưỡng, các định mức chuẩn để so sánh.<br />
1.2.6. Phương pháp đồ thị<br />
Theo phương pháp này, người phân tích dựa trên cơ sở số liệu các kết<br />
quả tài chính đã tính toán xây dựng đồ thị, sơ đồ để minh họa và từ đó nhận<br />
xét đánh giá số liệu phân tích.<br />
1.2.7. Phương pháp sử dụng mô hình Dupont<br />
Có thể vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ<br />
tiêu tài chính. Theo mô hình Dupont, để nâng cao khả năng sinh lời của một<br />
đồng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng, quản trị doanh nghiệp phải<br />
nghiên cứu và xem xét có những biện pháp gì cho việc nâng cao không ngừng<br />
khả năng sinh lời của quá trình sử dụng tài sản của doanh nghiệp.<br />
1.2.8. Phương pháp kết hợp<br />
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động<br />
kinh doanh nói chung và phân tích báo cáo tài chính nói riêng. Các nhà phân<br />
tích sử dụng kết hợp một số phương pháp phân tích với nhau để tiến hành<br />
phân tích làm nổi bật đặc trưng của đối tượng phân tích. Điều này là cần thiết<br />
vì đối tượng phân tích rất đa dạng, phong phú.<br />
Ngoài các phương pháp phổ biến trên đây, khi phân tích báo cáo tài<br />
chính còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp xác định giá<br />
trị theo thời gian của tiền, phương pháp số chênh lệch…<br />
1.3. Nội dung phân tích Báo cáo tài chính<br />
Nội dung cơ bản của phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp<br />
gồm: đánh giá khái quát tình hình tài chính, phân tích tình hình đảm bảo vốn<br />
cho hoạt động kinh doanh, phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán, phân<br />
<br />
v<br />
<br />
tích kết quả kinh doanh, phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ, phân tích hiệu<br />
quả kinh doanh, dự báo nhu cầu tài chính.<br />
1.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính<br />
Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét nhận định chung<br />
về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đây là cơ sở quan trọng ban đầu của<br />
việc phân tích báo cáo tài chính một cách tổng quát.<br />
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính, các nhà phân tích có thể đánh<br />
giá thông qua việc phân tích tình hình huy động vốn, mức độ độc lập tài<br />
chính, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời. Các chỉ tiêu thường sử dụng<br />
là Hệ số tài trợ và Hệ số tự tài trợ của tài sản dài hạn.<br />
Mức độ độc lập, tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua<br />
nhiều chỉ tiêu khác nhau và được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau.<br />
Tuy nhiên, để đánh giá mức độ độc lập về mặt tài chính, chỉ tiêu thông dụng<br />
nhất là Hệ số tài trợ và Hệ số tự tài trợ của tài sản dài hạn.<br />
Tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng được thể hiện rõ nét qua khả<br />
năng thanh toán. Một số chỉ tiêu tiêu thường sử dụng: Hệ số khả năng thanh<br />
toán tổng quát, Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay còn gọi là Hệ số<br />
khả năng thanh toán hiện thời, Hệ số khả năng thanh toán tức thời, Hệ số khả<br />
năng thanh toán nhanh.<br />
Bên cạnh đó, để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh<br />
nghiệp, các nhà phân tích sử dụng chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi. Đây là<br />
một trong những nội dung phân tích mà các đối tượng quan tâm đến doanh<br />
nghiệp vì nó đánh giá một cách tổng hợp nhất kết quả sản xuất kinh doanh và<br />
năng lực tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu thường sử dụng là: Hệ số<br />
sinh lợi của tổng tài sản, Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu<br />
1.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh<br />
<br />