intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

157
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu là bổ sung và phát triển lý luận về phân tích báo cáo tài chính NHTM thông qua thực tiễn nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại MB, từ đó xây dựng phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích BCTC tại MB, phục vụ tốt nhất cho các đối tượng quan tâm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

i<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> Trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính trong nước, khuôn khổ<br /> pháp lý sẽ dần hoàn thiện và phù hợp dần với thông lệ quốc tế, dẫn đến sự hình thành<br /> môi trường kinh doanh bình đẳng và từng bước phân chia lại thị phần giữa các nhóm<br /> ngân hàng theo hướng cân bằng hơn, thị phần của từng NHTM có thể giảm và nhường<br /> chỗ cho các nhóm ngân hàng khác. Kinh doanh theo nguyên tắc thị trường cũng buộc<br /> các NHTM phải có cơ chế quản lý và sử dụng lao động thích hợp, đặc biệt là hoạt động<br /> quản trị ngân hàng, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh trên thị<br /> trường tài chính.<br /> Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà<br /> quản trị, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh<br /> nghiệp nói chung và ngành NH nói riêng…Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta<br /> so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với<br /> các doanh nghiệp khác trong toàn ngành …. Nhận thức được tầm quan trọng trên,<br /> tác giả đã nghiên cứu đề tài:“Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân<br /> hàng TMCP Quân Đội ”<br /> Mục đích nghiên cứu là bổ sung và phát triển lý luận về phân tích báo cáo tài<br /> chính NHTM thông qua thực tiễn nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác phân<br /> tích báo cáo tài chính tại MB, từ đó xây dựng phương hướng và giải pháp nhằm<br /> hoàn thiện phân tích BCTC tại MB, phục vụ tốt nhất cho các đối tượng quan tâm.<br /> Luận văn sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, logic, phương pháp<br /> phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, mô hình hóa, phương pháp tiếp cận,<br /> hệ thống.<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm<br /> 3 chương sau:<br /> Chương 1: Lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng<br /> thương mại<br /> Chương 2 : Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng TMCP<br /> Quân Đội (MB)<br /> Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích báo cáo tài<br /> chính tại MB<br /> <br /> ii<br /> <br /> CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH<br /> TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br /> 1.1. Hệ thống báo cáo tài chính ngân hàng thƣơng mại và phân tích báo cáo tài<br /> chính NHTM<br /> 1.1.1 Hệ thống báo cáo tài chính ngân hàng thương mại<br /> Báo cáo tài chính là bản báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động của một<br /> doanh nghiệp. “Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và<br /> chế độ kế toán hiện hành phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của<br /> doanh nghiệp. Theo đó, BCTC chứa đựng những thông tin tổng hợp nhất về tình<br /> hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả<br /> kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.<br /> Hệ thống báo cáo tài chính ngân hàng thương mại<br /> Theo chế độ báo cáo tài chính hiện hành đối với TCTD do Thống đốc NHNN<br /> và Bộ tài chính quy định, BCTC bao gồm:<br /> - Bảng cân đối kế toán; Báo cáo thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh; Báo<br /> cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính.<br /> 1.1.2 Khái niệm và nhiệm vụ của công tác phân tích báo cáo tài chính.<br /> * Khái niệm phân tích báo cáo tài chính<br /> Phân tích báo cáo tài chính là việc ứng dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích<br /> đối với các báo cáo tài chính và mối liên hệ giữa các dữ liệu để đưa các dự báo và<br /> các kết luận hữu ích trong phân tích hoạt động kinh doanh. Phân tích báo cáo tài<br /> chính còn là việc sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích năng lực và vị thế tài<br /> chính của doanh nghiệp, và đánh giá năng lực tài chính trong tương lai.<br /> * Nhiệm vụ phân tích báo cáo tài chính<br /> - Giảm bớt các nhận định chủ quan, dự đoán và những trực giác trong kinh doanh,<br /> đề xuất những “lời khuyên đầu tư” cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư.<br /> - Cung cấp những cơ sở mang tính hệ thống, và hiệu quả trong phân tích các hoạt<br /> động kinh doanh.<br /> - Tự đánh giá mình về thế mạnh, thế yếu để củng cố, phát huy hay khắc phục, cải<br /> tiến quản lý.<br /> <br /> iii<br /> <br /> - Phát huy mọi tiềm năng của thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của<br /> doanh nghiệp, nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.<br /> - Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất định<br /> trong kinh doanh.<br /> * Đặc điểm của NHTM ảnh hưởng đến phân tích báo cáo tài chính<br /> - Vốn và tiền vừa là phương tiện, vừa là mục đích kinh doanh nhưng đồng thời cũng<br /> là đối tượng kinh doanh của NHTM. Và chính đặc điểm này sẽ ảnh hưởng lên tất<br /> cả các nội dung phân tích của NHTM.<br /> - NHTM kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác. Vốn tự có của NHTM<br /> chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động.<br /> - Hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động chứa nhiều rủi ro, bởi lẽ nó tổng<br /> hợp tất cả các rủi ro của khách hàng.<br /> - Hoạt động kinh doanh của NHTM diễn tiến liên tục trong mỗi loại hình nghiệp vụ<br /> và các sản phẩm của NHTM có mối liên hệ với nhau rất chặt chẽ.<br /> 1.1.3 Vai trò của hệ thống báo cáo tài chính đối với việc phân tích hình tài chính<br /> của Ngân hàng thương mại<br /> - Phản ánh tổng hợp, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, và kết quả<br /> kinh doanh của ngân hàng trong một kỳ kế toán cũng như tại thời điểm lập báo cáo<br /> tài chính.<br /> - Phục vụ cho việc phân tích các hoạt động, tình hình tài chính của ngân hàng trong<br /> kỳ kế toán, tại thời điểm lập báo cáo, phát hiện kịp thời những thiếu sót, những<br /> nhân tố làm giảm kết quả hoạt động kinh doanh và dự đoán sự phát triển trong<br /> tương lai…<br /> - Những thông tin trên BCTC là những căn cứ quan trọng trọng việc phân tích, phát<br /> hiện những khả năng tiềm tàng về kinh tế, dự đoán tình hình kinh doanh, xu hướng<br /> phát triển, đưa ra các lời khuyên cho các quyết định của các đối tượng quan tâm đến<br /> Ngân hàng như nhà đầu tư, nhà quản trị, chủ nợ…<br /> 1.2 Các phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính<br /> Có 3 phương pháp phân tích báo cáo tài chính chủ yếu, cụ thể như sau:<br /> <br /> iv<br /> <br /> * Phương pháp so sánh<br /> So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ<br /> biến động của chỉ tiêu phân tích. Đây là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân<br /> tích BCTC NHTM.<br /> *Phương pháp loại trừ<br /> Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng<br /> nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách khi xác định sự ảnh<br /> hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác<br /> Có ba cách xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tài chính:<br /> phương pháp số chênh lệch, phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp liên hệ<br /> cân đối<br /> * Mô hình dupont<br /> Mô hình Dupont là phương pháp phân tích một tỷ lệ sơ cấp (phản ánh hiện<br /> tượng) thành tỷ lệ thứ cấp (phản ánh các nhân tố ảnh hưởng).<br /> 1.3.<br /> <br /> Nội dung phân tích báo cáo tài chính NHTM<br /> <br /> Thứ nhất: Phân tích khái quát tình hình tài chính ( tài sản, nguồn vốn, vốn tự<br /> có)<br /> Phân tích khái quát về tài sản và nguồn vốn của NHTM giúp nhà phân tích có<br /> cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động NH. Để đánh giá khái quát tài sản và nguồn<br /> vốn, nhà phân tích thường sử dụng phương pháp so sánh: so sánh sự biến động tài<br /> sản và nguồn vốn, so sánh cơ cấu cũng như sự biến động cơ cấu theo thời gian...<br /> Thứ hai: Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động<br /> kinh doanh<br /> * Phân tích hoạt động huy động vốn<br /> Phân tích quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động, cơ cấu nguồn vốn huy<br /> động, tỷ trọng từng loại theo thị trường huy động (thị trường cấp 1, thị trường cấp<br /> 2); hình thức huy động (tiền gửi, tiền vay, phát hành giấy tờ có giá); theo kì hạn, cơ<br /> cấu loại tiền ..<br /> * Phân tích hoạt động sử dụng vốn<br /> Đối với nguồn vốn huy động được, mỗi NH sẽ có những kế hoạch sử dụng khác<br /> nhau, thể hiện ở tỷ trọng của các khoản mục đó trong tổng vốn huy động, các khoản<br /> <br /> v<br /> <br /> mục này bao gồm: Phân tích dự trữ NHTM; Dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán;<br /> <br /> Phân tích hoạt động tín dụng; Phân tích hoạt động đầu tư; Phân tích hoạt động<br /> liên ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ; Phân tích các hoạt động dịch vụ khác…<br /> * Phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn và tài sản có<br /> - Sự cân bằng giữa nguồn vốn huy động và cho vay<br /> - Nguồn vốn để mua sắm tài sản cố định và góp vốn đầu tư dài hạn là từ vốn tự có<br /> và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.<br /> - Sử dụng nguồn vốn ngắn hạn<br /> Thứ ba: Phân tích khả năng thanh toán của NHTM<br /> Để đánh giá khả năng thanh toán của NHTM, nhà phân tích tính toán các tài sản có<br /> động bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN (trừ số dư tiền DTBB), ngoài ra<br /> còn tính đến tiền gửi không kì hạn tại TCTD khác, các giấy tờ có giá có khả năng<br /> chuyển hóa ngay thành tiền. Đây là cơ sở để tính toán hệ số khả năng chi trả của<br /> NHTM<br /> Thứ tư: Phân tích hiệu quả (Hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lời)<br /> Phân tích hiệu quả kinh doanh và phân tích khả năng sinh lời bao gồm các nội dung<br /> sau: Phân tích quy mô, tăng trưởng thu nhập, chi phí trong kỳ; tỷ trọng lợi nhuận từ<br /> hoạt động tín dụng, dịch vụ, kinh doanh ngoại hối trong tổng lợi nhuận; tỷ trọng chi<br /> phí hoạt động trong tổng lợi nhuận...<br /> Thứ năm: Phân tích rủi ro:<br /> Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, và những rủi ro đối với hoạt<br /> động ngân hàng cũng vì thế mà mang tính đặc thù. Một số rủi ro chủ yếu mà mỗi<br /> ngân hàng phải đối mặt bao gồm:Rủi ro thanh khoản; Rủi ro lãi suất; Rủi ro tỷ<br /> <br /> giá<br /> 1.4 Tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại NHTMCP<br /> Tổ chức phân tích báo cáo tài chính là việc thiết lập trình tự các bước công việc<br /> cần tiến hành trong quá trình phân tích, vận dụng tổng hợp các phương pháp phân<br /> tích để đánh giá đúng kết quả, chỉ rõ những sai lầm và kiến nghị những biện pháp<br /> sửa chữa những thiếu sót trong hoạt động tài chính. Tổ chức phân tích báo cáo tài<br /> chính gồm 3 bước là lập kế hoạch phân tích; Tổ chức phân tích; Kết thúc phân tích<br /> và lập báo cáo.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2