TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động sản xuất<br />
kinh doanh của doanh nghiệp. Để nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình<br />
cũng như tình hình tài chính của các đối tượng quan tâm thì việc phân tích tình hình tài<br />
chính thông qua các báo cáo tài chính là rất quan trọng. Trên cơ sở phân tích báo cáo tài<br />
chính, tùy theo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp mình mà từng lãnh đạo doanh<br />
nghiệp, các nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có<br />
cách ứng xử riêng với hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng như lựa chọn phương<br />
pháp quản lý tài chính sao cho đạt hiệu quả nhất, đồng thời có những giải pháp hữu hiệu<br />
để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp.<br />
Phần mở đầu nêu bật được tính cấp thiết của việc chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu<br />
của đề tài, đối tượng và phạm vi thực hiện của đề tài, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa<br />
của đề tài nghiên cứu.<br />
PHẦN NỘI DUNG<br />
Chương 1: Lý luận chung về hệ thống Báo cáo tài chính và phân tích Báo cáo tài<br />
chính.<br />
* Khái quát chung về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính trong doanh<br />
nghiệp.<br />
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản<br />
nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ<br />
của doanh nghiệp. Nói cách khác, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng<br />
sinh lợi và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm.<br />
Để nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình cũng như tình hình tài<br />
chính của các đối tượng quan tâm thì việc phân tích tình hình tài chính thông qua các báo<br />
cáo tài chính là rất quan trọng.<br />
<br />
Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so<br />
sánh các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ. Thông qua đó giúp người sử dụng thông<br />
tin đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai để ra<br />
các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính là phương pháp thể hiện và truyền tải thông tin<br />
kế toán đến người ra quyết định kinh tế. Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình<br />
hình các mặt hoạt động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị. Những báo cáo tài<br />
chính do kế toán soạn thảo theo định kỳ là những tài liệu có tính lịch sử vì chúng thể hiện<br />
những gì đã xảy ra trong một thời kỳ nào đó. Đó chính là những tài liệu chứng nhận<br />
thành công hay thất bại trong quản lý và đưa ra những dấu hiệu báo trước sự thuận lợi và<br />
những khó khăn trong tương lai của một doanh nghiệp.<br />
* Phân loại Báo cáo tài chính.<br />
Theo Quyết định 15/2006/QĐ - BTC, hệ thống báo cáo tài chính nếu xét về niên<br />
độ lập bao gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính tài chính giữa niên độ. Hệ<br />
thống báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc<br />
các ngành và các thành phần kinh tế. Hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ được áp<br />
dụng cho doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng<br />
khoán và các doanh nghiệp khác khi tự nguyện lập báo cáo tài chính giữa niên độ.<br />
Riêng các Công ty mẹ và Tập đoàn lập báo cáo tài chính hợp nhất phải tuân thủ<br />
quy định tại chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu<br />
tư vào công ty con”. Công ty mẹ và tập đoàn là đơn vị có trách nhiệm lập Báo cáo tài<br />
chính hợp nhất để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản,<br />
nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập báo cáo tài chính; tình hình và kết quả<br />
hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo của đơn vị.<br />
* Báo cáo tài chính hợp nhất.<br />
Báo cáo tài chính hợp nhất: Là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày<br />
như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập trên cơ sở hợp nhất<br />
<br />
báo cáo của công ty mẹ và các công ty con theo quy định của chuẩn mực kế toán số 25<br />
“Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”.<br />
* Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp.<br />
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích báo<br />
cáo tài chính nhằm nghiên cứu kết quả, sự biến động và mức độ biến động của chỉ tiêu<br />
phân tích.<br />
Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích: Phân tích theo các khía cạnh khác nhau<br />
giúp cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được chính xác hơn. Thông thường trong phân<br />
tích, phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau: Chi tiết theo các bộ<br />
phận cấu thành chỉ tiêu, chi tiết theo thời gian và chi tiết theo địa điểm.<br />
Phương pháp loại trừ: được sử dụng nhằm xác định xu hướng và mức độ ảnh<br />
hưởng của lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Theo phương pháp này, khi<br />
nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố<br />
còn lại.<br />
Phương pháp liên hệ cân đối: Mọi chỉ tiêu tài chính đều có mối liên hệ với nhau<br />
giữa các mặt, các bộ phận… Để lượng hoá các mối liên hệ đó, ngoài các phương pháp đã<br />
nêu trên, trong phân tích báo cáo tài chính còn sử dụng phổ biến các cách nghiên cứu liên<br />
hệ phổ biến như: liên hệ cân đối, liên hệ trực tuyến và liên hệ phi tuyến.<br />
Phương pháp hồi quy tương quan: là quan sát mối liên hệ giữa một tiêu thức kết<br />
quả và một hoặc nhiều tiêu thức nguyên nhân nhưng ở dạng liên hệ thực.<br />
Phương pháp Dupont nhằm đánh giá sự tác động tương hỗ giữa các tỷ suất tài<br />
chính bằng cách biến một chỉ tiêu tổng hợp thành hàm số của một loạt các biến số.<br />
Phương pháp đồ thị: dùng để minh hoạ các kết quả tài chính thu được trong quá<br />
trình phân tích bằng các biểu đồ, sơ đồ,… Phương pháp đồ thị giúp người phân tích thể<br />
hiện được rõ ràng, trực quan về diễn biến của các đối tượng nghiên cứu và nhanh chóng<br />
có phân tích định hướng các chỉ tiêu tài chính để tìm ra nguyên nhân sự biến đổi các chỉ<br />
tiêu, từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.<br />
<br />
* Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp<br />
Phân tích Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng đối với<br />
việc nghiên cứu, đánh giá khái quát tình hình tài chính, quy mô cũng như trình độ quản lý<br />
và sử dụng vốn. Đồng thời cũng thấy được triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp<br />
trong việc định hướng cho việc nghiên cứu các vấn đề tiếp theo.<br />
Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Thông qua các chỉ tiêu trên báo<br />
cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện<br />
kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa đã tiêu<br />
thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế<br />
toán. Thông qua số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh để kiểm tra tình hình thực hiện<br />
trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước và các khoản thuế và các<br />
khoản phải nộp khác. Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để đánh giá xu<br />
hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau.<br />
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các đối<br />
tượng quan tâm sẽ biết được doanh nghiệp đã tạo ra tiền bằng cách nào, hoạt động nào là<br />
hoạt động chủ yếu tạo ra tiền, doanh nghiệp đã sử dụng tiền vào mục đích gì và việc sử<br />
dụng đó có hợp lý hay không? Quá trình lưu chuyển tiền tệ ở một doanh nghiệp có thể<br />
tóm lược như sau:<br />
Phân tích qua các tỷ suất: Mỗi tỷ suất là một biểu thức toán học đơn giản thể hiện<br />
mối quan hệ của một mục này so với mục khác. Các tỷ suất có thể được trình bày bằng<br />
nhiều cách khác nhau. Để tính được một tỷ suất có giá trị, giữa các mục phải có một mối<br />
quan hệ đáng kể. Mỗi tỷ suất liên quan đến một mối quan hệ, song muốn giải thích đầy<br />
đủ tỷ suất đó cần phải xem xét thêm các thông tin khác. Sử dụng các tỷ suất là công cụ<br />
giúp cho việc phân tích và diễn giải, song chúng không thể thay thế cho việc suy luận hợp<br />
logic.<br />
Các tỷ suất thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính:<br />
<br />
- Nhóm tỷ suất phản ánh khả năng thanh toán: Bao gồm tỷ suất khả năng thanh<br />
toán hiện hành và tỷ suất khả năng thanh toán nhanh.<br />
- Nhóm tỷ suất phản ánh cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư: Bao gồm tỷ suất nợ,<br />
tỷ suất đầu tư, .tỷ suất tự tài trợ TSCĐ.<br />
- Nhóm tỷ suất phản ánh khả năng hoạt động bao gồm: Vòng quay hàng tồn kho,<br />
số vòng quay các khoản phải thu, hiệu suất sử dụng tài sản, hiệu suất sử dụng tài sản cố<br />
định.<br />
- Nhóm các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời: Bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên<br />
doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.<br />
Chương 2: Thực trạng phân tích Báo cáo tài chính tại tập đoàn bưu chính viễn thông<br />
Việt nam.<br />
* Tổng quan về tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam.<br />
Lịch sử hình thành và phát triển: "Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam" là<br />
Công ty mẹ trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Quốc gia Việt Nam, là công ty nhà<br />
nước, có tư cách pháp nhân, được thành lập theo Quyết định số 06/2006/QĐ-TTg ngày<br />
09 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ - Tập<br />
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam với chiến lược phát triển theo mô hình tập đoàn<br />
kinh tế chủ lực của Việt Nam, kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực, đa sở hữu, trong<br />
đó Bưu chính - Viễn thông - CNTT là nòng cốt. Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tập<br />
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số<br />
265/2006/QĐ-TTg ngày 17/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ.<br />
Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc Tập đoàn<br />
được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn. Tập đoàn Bưu chính Viễn<br />
thông Việt Nam (VNPT) là công ty nhà nước do Nhà nước quyết định đầu tư và thành<br />
lập, hoạt động theo quy định của pháp luật đối với công ty nhà nước. VNPT có tư cách<br />
pháp nhân và con dấu riêng, biểu tượng tài khoản, tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ mở tại<br />
kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và nước ngoài. Vốn điều lệ của VNPT (tại<br />
<br />