-iTrong những năm gần đây, phân tích Báo cáo tài chính (BCTC) đã trở thành<br />
một trong những lĩnh vực chính được các nhà khoa học cũng như các nhà quản trị<br />
doanh nghiệp (DN) quan tâm.<br />
Phân tích BCTC DN không phải chỉ cung cấp những thông tin cho các nhà<br />
quản trị DN nhằm giúp họ đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của DN, khả<br />
năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của DN, mà còn cung cấp<br />
cho các đối tượng sử dụng thông tin ngoài DN, như: các nhà đầu tư, các nhà cho<br />
vay, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông hiện tại và tương lai, các khách<br />
hàng, các nhà quản lý cấp trên, các nhà bảo hiểm, người lao động và cả các nhà<br />
nghiên cứu, các sinh viên kinh tế... Đặc biệt, đối với các DN đã niêm yết trên thị<br />
trường chứng khoán thì việc cung cấp những thông tin về tình hình tài chính một<br />
cách chính xác và đầy đủ cho các nhà đầu tư là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan<br />
trọng, giúp họ lựa chọn và ra các quyết định đầu tư có hiệu quả nhất.<br />
Xuất phát từ nhu cầu và vai trò trên, với nhận thức về tầm quan trọng của<br />
việc phân tích hệ thống BCTC đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của<br />
các DN cơ khí nên em đã chọn và đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện phân<br />
tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng COMA” làm đề tài<br />
nghiên cứu luận văn của em.<br />
Nội dung của luận văn: luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận được chia<br />
làm ba chương như sau:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích Báo cáo tài chính trong các doanh<br />
nghiệp<br />
Trong chương 1 tác giả trình bày những lý luận cơ bản về BCTC, phân tích<br />
BCTC trong các DN. Cụ thể là các vấn đề sau:<br />
Khái niệm và tác dụng của BCTC và phân tích BCTC<br />
Các phương pháp phân tích BCTC<br />
Nội dung phân tích Báo cáo tài chính<br />
Tổ chức phân tích BCTC<br />
<br />
- ii Về các phương pháp phân tích BCTC: Theo quan điểm của tác giả, tùy vào<br />
mục tiêu và điều kiện phân tích các nhà phân tích có thể sử dụng một hoặc tổng hợp<br />
các phương pháp phân tích. Trong luận văn này tác giả đưa ra một số phương pháp<br />
chủ yếu được sử dụng hiện nay: phương pháp so sánh, phương pháp Dupont,<br />
phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích, phương pháp đồ thị, phương pháp kết hợp.<br />
Về nội dung phân tích Báo cáo tài chính: Việc thường xuyên phân tích<br />
BCTC nhằm cung cấp những thông tin cho các đối tượng sử dụng, giúp họ đánh giá<br />
chính xác thực trạng tài chính, xác định rõ những nguyên nhân và mức độ ảnh<br />
hưởng của từng nhân tố đến tình hình hoạt động tài chính – khâu trung tâm của mọi<br />
hoạt động sản xuất kinh doanh của DN là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng<br />
trong công tác kinh tế. Trên cơ sở đó, giúp các nhà quản trị DN đề ra các giải pháp<br />
hữu hiệu nhằm không ngừng nâng cao sức mạnh tài chính, góp phần nâng cao hiệu<br />
quả sản xuất kinh doanh của DN. Để xem xét một cách chi tiết tác giả trình bày nội<br />
dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm những vấn đề sau:<br />
- Đánh giá khái quát tình hình tài chính<br />
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính trước hết, cần xem xét sự biến động<br />
của nguồn vốn theo thời gian (giữa cuối kỳ so với đầu kỳ, giữa năm này so với năm<br />
khác,..). Do vốn của DN tăng, giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau nên sự biến<br />
động của tổng số nguồn vốn chưa thể biểu hiện đầy đủ tình hình tài chính của DN<br />
được. Vì thế, bên cạnh chỉ tiêu “Tổng số nguồn vốn”, các nhà phân tích còn kết<br />
hợp sử dụng chỉ tiêu “Tổng số nợ phải trả” và chỉ tiêu “Tổng số vốn chủ sở hữu”<br />
thu thập từ Bảng cân đối kế toán.<br />
Ngoài ra, đánh giá khái quát tình hình tài chính được thực hiện bằng cách tính<br />
ra và so sánh giữa cuối kỳ với đầu kỳ, so sánh kỳ này với kỳ trước… các chỉ tiêu sau:<br />
Hệ số tài trợ; hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn; hệ số tự tài trợ tài sản cố định; hệ số<br />
khả năng thanh toán tổng quát; hệ số thanh toán nợ ngắn hạn; sức sinh lời của vốn<br />
chủ sở hữu.<br />
- Phân tích cấu trúc tài chính<br />
<br />
- iii Khi phân tích cấu trúc tài chính cần xem xét cả cấu trúc tài sản, cơ cấu nguồn<br />
vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn bởi vì cơ cấu tài sản phản ánh tình<br />
hình sử dụng tài sản, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn, còn mối<br />
quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của doanh<br />
nghiệp.<br />
Việc phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn không thể hiện được chính<br />
sách huy động vốn và sử dụng vốn của DN. Do vậy, các nhà phân tích cần phải đi<br />
sâu phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn với các chỉ tiêu tính toán như<br />
sau: hệ số nợ so với tài sản; hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu.<br />
- Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo tính ổn định nguồn tài trợ<br />
Khi phân tích tình hình đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, cần tính ra và<br />
so sánh tổng nhu cầu về tài sản (tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn) với nguồn vốn<br />
chủ sở hữu hiện có và nguồn vốn vay - nợ dài hạn. Nếu tổng số nguồn vốn có đủ<br />
hoặc lớn hơn nhu cầu về tài sản thì DN cần sử dụng số thừa này một cách hợp lý<br />
(đầu tư vào tài sản ngắn hạn, tài sản cố định, vào hoạt động liên doanh, trả nợ<br />
vay,…), tránh bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, khi nguồn vốn không đáp ứng đủ nhu<br />
cầu về tài sản thì DN cần phải có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp (huy<br />
động nguồn tài trợ tạm thời hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tư…), tránh đi chiếm<br />
dụng vốn một cách bất hợp pháp.<br />
- Phân tích tình hình thanh toán<br />
Tình hình thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng công tác<br />
tài chính. Nếu hoạt động tài chính có hiệu quả thì sẽ phát sinh ít công nợ, khả năng<br />
thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn cũng như bị chiếm dụng vốn. Ngược lại,<br />
hoạt động tài chính kém thì dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản<br />
công nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa kéo dài. Để phân tích tình hình thanh toán, các<br />
nhà phân tích thường tính ra và so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc các chỉ tiêu<br />
phản ánh các khoản phải thu, phải trả của DN như sau: Tỷ lệ các khoản phải thu so<br />
với phải trả; số vòng luân chuyển các khoản phải thu; thời gian một vòng quay các<br />
<br />
- iv khoản phải thu; tỷ suất nợ; tỷ suất các khoản phải trả so với phải thu; số vòng luân<br />
chuyển các khoản phải trả; thời gian quay vòng các khoản phải trả;<br />
- Phân tích khả năng thanh toán theo thời gian<br />
Khả năng thanh toán của DN cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài<br />
của DN. Do vậy, phân tích khả năng thanh toán của DN sẽ cho phép các nhà quản<br />
lý đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại và tương lai cũng như dự đoán được<br />
tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của DN. Ngoài các chỉ tiêu phân tích<br />
khả năng thanh toán khi đánh giá khái quát tình hình tài chính, các nhà phân tích<br />
còn sử dụng một số chỉ tiêu sau: hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả; hệ số nợ<br />
dài hạn so với tổng tài sản; hệ số thanh toán nợ dài hạn; hệ số thanh toán lãi vay.<br />
- Phân tích hiệu quả kinh doanh<br />
Để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây<br />
dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp, bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp khái quát và các chỉ<br />
tiêu cụ thể . Các chỉ tiêu đó phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức<br />
sinh lợi của từng yếu tố. Các chỉ tiêu này cần phải được tính toán trong nhiều kỳ,<br />
phân tích xu hướng vận động của chúng và vẫn phải thống nhất với công thức đánh<br />
giá hiệu quả chung. Các nhà phân tích sử dụng một số chỉ tiêu chủ yếu sau: Sức<br />
sinh lời của tài sản; sức sinh lời của doanh thu; sức sinh lời của vốn chủ sở hữu; tỷ<br />
suất lợi nhuận so với vốn cổ phần; thu nhập một cổ phiếu phổ thông; tỷ lệ giá thị<br />
trường so với mệnh giá của mỗi cổ phiếu phổ thông; tỷ suất chi trả lãi cổ phần; tỷ<br />
suất sinh lãi cổ phần<br />
Khi đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh các nhà phân tích<br />
xem xét đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định và tài sản ngắn hạn. Hiệu quả sử<br />
dụng TSCĐ được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu nhưng phổ biến là các chỉ tiêu sau:<br />
sức sản xuất của TSCĐ; sức sinh lời của TSCĐ; sức hao phí của TSCĐ; số vòng<br />
quay của tài sản ngắn hạn; thời gian của một vòng luân chuyển TSNH<br />
Bên cạnh, việc đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu trên, các<br />
nhà phân tích có thể đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua báo cáo kết<br />
quả kinh doanh bằng phương pháp so sánh.<br />
<br />
-vVề tổ chức phân tích BCTC: Để phân tích BCTC trong DN thực sự phát huy<br />
tác dụng trong quá trình ra quyết định, phân tích BCTC phải được tổ chức khoa học,<br />
hợp lý, phù hợp đặc điểm kinh doanh, cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý kinh tế tài<br />
chính của DN phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tượng. Mỗi đối tượng<br />
quan tâm với những mục đích khác nhau, nên việc phân tích đối với mỗi đối tượng<br />
cũng có những nét riêng. Song, nói chung, phân tích BCTC trong DN thường được<br />
tiến hành qua ba bước là: chuẩn bị phân tích, tiến hành phân tích và kết thúc phân<br />
tích.<br />
Chương 2: Thực trạng phân tích Báo cáo tài chính tại Tổng công ty cơ khí xây<br />
dựng COMA<br />
Trong chương 2 trước hết tác giả trình bày những nét tổng quan về lịch sử<br />
hình thành phát triển, đặc điểm hoạt động kinh doanh và đặc điểm tổ chức bộ máy<br />
kế toán và bộ sổ kế toán của Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng COMA. Sau đó tác giả<br />
đi sâu vào nghiên cứu thực trạng phân tích BCTC và nhận xét đánh giá tình hình<br />
phân tích BCTC tại đơn vị.<br />
Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng là một DN Nhà nước được thành lập theo<br />
quyết định số 993/BXD-TCLĐ ngày 20/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng trên<br />
cơ sở tổ chức, sắp xếp lại các Nhà máy thuộc Liên liệp các Xí nghiệp Cơ khí xây<br />
dựng được thành lập từ năm 1975.Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng chuyên sản xuất,<br />
kinh doanh thiết bị cơ khí phục vụ ngành xây dựng và các ngành khác, thi công lắp<br />
đặt các công trình xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch các ngành xây dựng trong và<br />
ngoài nước theo yêu cầu của thị trường.<br />
Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng được tổ chức theo mô hình công ty đa ngành<br />
có quy mô lớn, cơ cấu kinh doanh phức tạp, có các công ty trực thuộc, các văn<br />
phòng chi nhánh rất nhiều, do đó yêu cầu đặt ra với Tổng giám đốc và kế toán<br />
trưởng là phải tổ chức công tác kế toán một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm tổ<br />
chức quản lý và kinh doanh của Tổng công ty. Về bộ sổ kế toán, Tổng Công ty Cơ<br />
khí Xây dựng COMA áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. Đây là hình<br />
thức áp dụng phù hợp với Tổng công ty, với khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh<br />
<br />