i<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Phân tích hoạt động doanh nghiệp nói chung và phân tích Báo cáo tài<br />
chính nói riêng ngày càng trở thành nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt<br />
trong nền kinh tế thị trường mà đặc trưng là tính cạnh tranh. Có thể nói hầu<br />
hết các quyết định trong hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính có hiệu quả<br />
đều xuất phát từ các phân tích khoa học và khách quan về tình hình tài chính<br />
của doanh nghiệp. Với một Tổng Công ty lớn mạnh như Tổng Công ty Thép<br />
Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc phân tích báo cáo tài<br />
chính thường xuyên là rất cần thiết. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng<br />
của công tác phân tích báo cáo tài chính và thực trạng phân tích báo cáo tài<br />
chính tại Tổng công ty Thép Việt nam, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu<br />
cho Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công<br />
ty Thép Việt nam”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành<br />
3 chương với những nội dung cơ bản:<br />
CHƢƠNG 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO<br />
TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br />
Trong chương 1, tác giả trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về Báo<br />
cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp. Bao gồm:<br />
1.1. Hệ thống Báo cáo tài chính và ý nghĩa của việc phân tích báo<br />
cáo tài chính<br />
- Khái quát chung về Hệ thống Báo cáo tài chính doanh nghiệp<br />
- Khái niệm phân tích Báo cáo tài chính<br />
- Ý nghĩa phân tích Báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp<br />
1.2. Phƣơng pháp phân tích Báo cáo tài chính<br />
Các phương pháp phân tích Báo cáo tài chính là một hệ thống các công<br />
cụ, biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối<br />
quan hệ bên trong, bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi các hoạt<br />
động đầu tư tài chính và các hoạt động khác, các chỉ tiêu nhằm đánh giá tình<br />
hình hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính, hoạt dộng kinh doanh và các hoạt<br />
động khác của doanh nghiệp để từ đó đưa ra những quyết định hợp lý.<br />
<br />
ii<br />
1.2.1. Phương pháp so sánh<br />
So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định<br />
mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Trong phân tích báo cáo tài chính,<br />
nó thường được sử dụng rộng rãi và phổ biến là so sánh ngang và so sánh dọc.<br />
1.2.2. Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích<br />
Phương pháp này nhằm chi tiết các chỉ tiêu phân tích theo các hướng khác<br />
nhau nhằm cụ thể hóa và đạt được kết quả chính xác hơn. Các chỉ tiêu phân tích<br />
thường được chi tiết theo bộ phận cấu thành, theo thời gian và không gian.<br />
1.2.3. Phương pháp loại trừ<br />
Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt<br />
từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách: khi xác định<br />
sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác.<br />
Trên thực tế, phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới hai<br />
dạng: phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch.<br />
1.2.4. Phương pháp liên hệ cân đối<br />
Phương pháp liên hệ cân đối dựa trên sự cân bằng về lượng giữa hai mặt<br />
của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Dựa vào các mối quan hệ cân đối sẽ<br />
xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản<br />
ánh đối tượng phân tích. Phương pháp liên hệ cân đối được vận dụng để xác<br />
định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích được biểu<br />
hiện dưới dạng tổng số hoặc hiệu số.<br />
1.2.5. Phương pháp Dupont<br />
Phân tích Dupont là kỹ thuật nhằm phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu<br />
tài chính, thông qua đó người ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng<br />
đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ. Kỹ thuật này thường được<br />
sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể và ra<br />
quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính của công ty bằng cách nào.<br />
1.3. Nội dung phân tích Báo cáo tài chính<br />
1.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính<br />
Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc dựa trên những dữ liệu tài chính<br />
trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp để tính toán và xác định các chỉ tiêu<br />
phản ánh thực trạng và anh ninh tài chính của doanh nghiệp. Để đánh giá khái<br />
quát tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau:<br />
<br />
iii<br />
- Các chỉ tiêu đánh giá mức độ độc lập về tài chính: hệ số tài trợ, hệ số tự<br />
<br />
tài trợ tài sản dài hạn.<br />
- Các chỉ tiêu đánh giá khái khoát khả năng thanh toán: Hệ số khả năng<br />
thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số nợ.<br />
1.3.2. Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho<br />
hoạt động kinh doanh<br />
a. Phân tích cấu trúc tài chính:<br />
Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp phản ánh cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn<br />
vốn và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn. Phân tích cấu trúc tài chính là<br />
việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình<br />
huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua đó cũng giúp các<br />
nhà quản lý nắm được tính hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, biết<br />
được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính.<br />
b. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh:<br />
Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn<br />
của bản thân chủ sở hữu, sau đó được hình thành từ nguồn vốn vay, cuối cùng<br />
nguồn vốn được hình thành do chiếm dụng trong quá trình thanh toán. Phân<br />
tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh chính là xem xét mối<br />
quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp.<br />
Mối quan hệ này phản ánh cân bằng tài chính của doanh nghiệp.<br />
1.3.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán<br />
a. Phân tích tình hình thanh toán<br />
Tình hình thanh toán của doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu phản<br />
ánh nợ phải thu và nợ phải trả. Về mặt tổng thể, khi phân tích tình hình thanh<br />
toán, các nhà phân tích tính toán, so sánh, nhận xét dựa vào sự biến động của<br />
các chỉ tiêu sau:<br />
- Tỷ lệ các khoản phải thu so với nợ phải trả (%)<br />
- Số vòng quay của các khoản phải thu<br />
- Thời gian quay vòng các khoản phải thu (thời gian thu tiền)<br />
- Số vòng quay các khoản phải trả<br />
- Thời gian quay vòng các khoản phải trả (Thời gian thanh toán tiền hàng)<br />
b. Phân tích khả năng thanh toán:<br />
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết năng lực tài chính của<br />
<br />
iv<br />
doanh nghiệp. Khi đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp các nhà<br />
phân tích thường dùng chỉ tiêu sau:<br />
- Hệ số khả năng thanh toán<br />
- Hệ số thanh toán hiện tại<br />
- Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn<br />
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh<br />
- Hệ số khả năng thanh chuyển đổi của tài sản ngắn hạn<br />
- Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn<br />
1.3.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh<br />
Phân tích hiệu quả kinh doanh là một nội dung cơ bản của phân tích tài<br />
chính nhằm góp phần cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển không ngừng. Để<br />
phân tích hiệu quả kinh doanh người ta sử dụng các chỉ tiêu sau:<br />
a. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản:<br />
Các chỉ tiêu thường sử dụng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản bao gồm:<br />
- Số vòng quay của tài sản:<br />
- Sức sinh lời của tài sản:<br />
- Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần<br />
- Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế:<br />
b. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn:<br />
Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, người ta thường sử dụng<br />
các chỉ tiêu sau:<br />
- Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu:<br />
- Số vòng quay của vốn chủ sở hữu:<br />
- Suất hao phí của vốn chủ sở hữu so với doanh thu thuần:<br />
- Suất hao phí vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận sau thuế:<br />
- Khả năng thanh toán lãi vay:<br />
- Sức sinh lời của nguồn vốn:<br />
c. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí:<br />
Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:<br />
- Tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn hàng bán:<br />
- Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí bán hàng:<br />
- Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí quản lý doanh nghiệp:<br />
1.3.5. Phân tích rủi ro tài chính<br />
Rủi ro tài chính là phần rủi ro của chủ sở hữu phải gánh chịu ngoài phần<br />
<br />
v<br />
rủi ro kinh doanh co bản do doanh nghiệp sử dụng vốn từ các khoản vay nợ.<br />
Khi xem xét rủi ro tài chính thường phải xem xét gián tiếp qua cơ cấu nợ và<br />
người ta thường dùng các chỉ tiêu sau: Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn,<br />
Hệ số chi trả lãi vay.<br />
1.4. Tổ chức phân tích Báo cáo tài chính<br />
Tổ chức phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là việc thiết lập trình<br />
tự các bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích. Về cơ bản,<br />
phân tích tài chính trong công ty gồm các bước sau:<br />
a. Lập kế hoạch phân tích, bao gồm: xác định mục tiêu phân tích, xây<br />
dựng chương trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp về các mặt như:<br />
nội dung, phạm vi, thời gian, hệ thống chỉ tiêu phân tích,...<br />
b. Tiến hành phân tích: bước tiến hành phân tích có thể quy về những<br />
loại công việc như: sưu tầm và xử lý số liệu, tính toán, phân tích và dự đoán,<br />
tổng hợp, rút ra kết luận.<br />
c. Hoàn thành công việc phân tích: gồm lập báo cáo phân tích và hoàn<br />
thiện hồ sơ phân tích đưa vào lưu trữ.<br />
CHƢƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI<br />
TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM<br />
2.1 Tổng quan về Tổng Công ty Thép Việt Nam<br />
2.1.1 Khái quát sự hình thành và phát triển của Tổng công ty Thép<br />
Việt nam<br />
Tổng Công ty Thép Việt Nam được thành lập theo Quyết định số<br />
255/TTg ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ. Tên giao dịch<br />
quốc tế là VIETNAM STEEL CORPORATION, viết tắt là VSC. Trụ sở chính<br />
đặt tại D2, phố Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đến năm<br />
1997 trụ sở chuyển về số 91, phố Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.<br />
2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty<br />
Thép Việt Nam<br />
Tổng Công ty Thép Việt Nam là một trong 17 Tổng Công ty Nhà nước<br />
<br />