i<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Tính cấp thiết<br />
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, Việt Nam mặc dù đang trong giai đoạn hội<br />
nhập mạnh với nền kinh tế thế giới, nhưng số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ<br />
vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn tuy nhiên mức độ đóng góp vào GDP toàn quốc thấp.<br />
Vai trò của các tập đoàn, tổng công ty và các công ty lớn như những đầu tầu của<br />
nền kinh tế ngày càng thể hiện rõ. Chính vì vậy, các thông tin được trình bày trên<br />
BCTC hợp nhất tập đoàn phải đảm bảo phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài<br />
chính và hoạt động của tập đoàn. Để đảm bảo mục tiêu đó, công tác kiểm toán<br />
BCTC hợp nhất cũng cần phải được hoàn thiện để nâng cao chất lượng kiểm tạo,<br />
tạo dựng sự tin cậy của người sử dụng BCTC hợp nhất đối với những thông tin tài<br />
chính được công bố.<br />
Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam (PKF) với số lượng lớn các khách<br />
hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, số khách hàng là các tập đoàn, tổng công ty<br />
và công ty lớn còn chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn. Trong những năm gần đây, công ty<br />
cũng dần được các tập đoàn tín nhiệm lựa chọn là công ty kiểm toán chính và thực<br />
hiện kiểm toán BCTC hợp nhất. Tuy nhiên, do bước đầu thực hiện công tác kiểm<br />
toán các BCTC hợp nhất, PKF gặp phải không ít khó khăn khi xây dựng quy trình<br />
kiểm toán.<br />
Là thành viên của tập đoàn kiểm toán quốc tế nên nhiều thủ tục kiểm toán<br />
vẫn còn được PKF thực hiện máy móc hoặc không được thực hiện một cách đầy đủ<br />
đặc biệt khi quy trình hạch toán BCTC hợp nhất bản thân cũng là một quy trình<br />
phức tạp mà không phải KTV nào cũng hiểu và áp dụng một cách chính xác.<br />
Quá trình thực hiện kiểm toán BCTC hợp nhất cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi các<br />
chính sách, chế độ và chuẩn mực có liên quan. Quy trinh hợp nhất BCTC là một quy trình<br />
phức tạp, các hướng dẫn kế toán liên quan vẫn gặp phải nhiều tranh cãi. Bên cạnh đó,<br />
chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mặc dù đã được hiệu chỉnh theo như chuẩn mực kiểm<br />
<br />
ii<br />
<br />
toán quốc tế nhưng đến ngày 01/01/2014 mới chính thức có hiệu lực, cũng gây khó khăn<br />
cho KTV trong quá trình thực hiện do chưa có những hướng dẫn kiểm toán cụ thể.<br />
Xuất phát từ thực tế khách quan và tầm quan trọng của việc kiểm toán các<br />
BCTC hợp nhất, với mong muốn hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán BCTC hợp<br />
nhất của Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam, tôi đã quyết định lựa chọn đề<br />
tài “Hoàn thiện quy trình Kiểm toán BCTC hợp nhất tại Công ty TNHH Kiểm<br />
toán PKF Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình<br />
<br />
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan<br />
Các đề tài nghiên cứu về việc hoàn thiện công tác lập BCTC hợp nhất gồm<br />
có các đề tài: “Hoàn thiện công tác lập BCTC hợp nhất tại Tổng công ty Hàng hải<br />
Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Phương Thảo, đề tài “Hoàn thiện phân tích BCTC<br />
hợp nhất tại Công ty CP Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco” của tác giả<br />
Vũ Thị Thanh Thủy.<br />
Đề tài nghiên cứu về kiểm toán BCTC hợp nhất có đề tài “Nghiên cứu giai<br />
đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC hợp nhất của Công ty TNHH Deloitte Việt<br />
Nam” của tác giả Dương Hải Nam.<br />
Các đề tài nghiên cứu làm cơ sở nghiên cứu của tác giả. Tuy nhiên, Công ty<br />
TNHH Deloitte Việt Nam là một công ty kiểm toán lớn, quy trình kiểm toán được<br />
xây dựng chuẩn, khách hàng kiểm toán cũng là những tập đoàn, tổng công ty lớn do<br />
đó chưa phù hợp với Công ty TNHH Kiểm toán PKF.<br />
Vì vậy, với luận văn nghiên cứu này, tác giả muốn đưa một các nhìn tổng<br />
quan về công tác kiểm toán BCTC hợp nhất, từ đó đưa ra những phương hướng cụ<br />
thể để hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC hợp nhất tại Công ty TNHH Kiểm toán<br />
PKF Việt Nam.<br />
<br />
1.3. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Tìm hiểu đặc điểm BCTC hợp nhất, đồng thời đánh giá quá trình vận dụng<br />
thực tế công tác kiểm toán BCTC hợp nhất tại Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt<br />
Nam, đánh giá được những mặt tích cực, hạn chế cũng như tìm ra những nguyên<br />
nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế đó, từ đó đề ra phương hướng và giải<br />
<br />
iii<br />
<br />
pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC hợp nhất tại Công ty TNHH Kiểm toán<br />
PKF Việt nam<br />
<br />
1.4. Câu hỏi nghiên cứu<br />
- Tổ chức bộ máy của tập đoàn, và việc lập và trình bày BCTC hợp nhất có<br />
những đặc điểm gì nổi bật tạo nên sự khác biệt trong quy trình kiểm toán BCTC<br />
hợp nhất?<br />
- Thực tế công tác kiểm toán BCTC hợp nhất do KTV thực hiện tại Công ty<br />
TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam như thế nào?<br />
- Thông qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu, tác giả có giải pháp và kiến nghị<br />
gì để hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC hợp nhất tại Công ty TNHH Kiểm toán<br />
PKF Việt Nam?<br />
<br />
1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu<br />
* Đối tượng nghiên cứu: thực tế việc vận dụng kiểm toán BCTC hợp nhất do<br />
KTV thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam<br />
* Phạm vi nghiên cứu:<br />
- Thời gian: Giới hạn nghiên cứu hồ sơ kiểm toán các năm 2010, 2011, 2012<br />
- Không gian: khảo sát đối với các khách hàng của PKF có sử dụng dịch vụ<br />
Kiểm toán BCTC hợp nhất, bao gồm cả khách hàng cũ và mới không phân biệt lĩnh<br />
vực ngành nghề kinh doanh.<br />
<br />
1.6. Phương pháp nghiên cứu<br />
* Phương pháp nghiên cứu<br />
Tiến hành nghiên cứu định tính là chủ yếu thông qua việc phỏng vấn sâu,<br />
quan sát và nghiên cứu các tình huống đồng thời kết hợp với một số phương pháp<br />
nghiên cứu định lượng như điều tra phân tích, thống kê kết hợp với so sánh.<br />
* Nguồn dữ liệu<br />
- Nguồn dữ liệu thứ cấp là các thông tin được thu thập từ nội bộ công ty có<br />
liên quan trực tiếp đến quy trình Kiểm toán BCTC hợp nhất, bao gồm: Sổ tay<br />
hướng dẫn kiểm toán chung, và những hồ sơ kiểm toán của KTV Công ty.<br />
Thông qua những khách hàng được chọn mẫu cho mục đích nghiên cứu, tác<br />
<br />
iv<br />
<br />
giả sẽ tiếp cận với những Hồ sơ kiểm toán liên quan để xem xét thực tế quy<br />
trình kiểm được thực hiện<br />
- Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn chuyên sâu đối với<br />
Chủ nhiệm kiểm toán và KTV chính phụ trách những hợp đồng kiểm toán<br />
được chọn mẫu. Ngoài ra có thể phỏng vấn mở rộng đối với những KTV<br />
khác có kinh nghiệm trong việc Kiểm toán BCTC hợp nhất.<br />
<br />
1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu<br />
Về mặt lý luận: Xây dựng quy trình kiểm toán BCTC hợp nhất tối ưu từ giai<br />
đoạn lập kế hoạch đến kết thúc kiểm toán và phát hành Báo cáo kiểm toán.<br />
Về mặt thực tiễn: Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng Kiểm toán BCTC<br />
hợp nhất tại Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam, tìm ra những điểm còn yếu<br />
kém để từ đó có phương hướng hoàn thiện phù hợp.<br />
<br />
1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu<br />
Tên luận văn: “HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC HỢP<br />
NHẤT TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PKF VIỆT NAM”<br />
Kết cấu Luận văn gồm 4 chương<br />
Chương I: Tổng quan về đề tài nghiên cứu;<br />
Chương II: Cơ sở lý luận của quy trình kiểm toán BCTC hợp nhất;<br />
Chương III: Thực trạng quy trình kiểm toán BCTC hợp nhất tại Công ty<br />
TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam;<br />
Chương IV: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm<br />
toán BCTC hợp nhất tại Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam.<br />
<br />
v<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BCTC HỢP NHẤT<br />
2.1. Đặc điểm của BCTC hợp nhất ảnh hưởng tới kiểm toán<br />
2.1.1. Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế theo mô hình Công ty mẹ - con<br />
Khái niệm Tập đoàn kinh tế: là một cơ cấu tổ chức có quy mô lớn do nhiều<br />
công ty có tính chất sở hữu và lĩnh vực kinh doanh đa dạng liên kết lại.<br />
Khái niệm Công ty mẹ: công ty sở hữu một phần chính hoặc toàn bộ số cổ<br />
phần của một công ty khác để có thể kiểm soát việc điều hành<br />
Khái niệm Công ty con: là những công ty cổ phần độc lập về pháp nhân mà<br />
đa số cổ phiếu của nó thuộc sở hữu của một công ty khác<br />
Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế:<br />
- Có tiềm lực tài chính mạnh, vừa kinh doanh vừa liên kết kinh tế nhằm tăng<br />
cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận;<br />
- Cơ chế quản lý hiện đại và hiệu quả;<br />
- Đa dạng về cơ cấu tổ chức và tính pháp lý;<br />
- Thu hút được nhiều vốn từ xã hội;<br />
<br />
- Tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả quản lý.<br />
2.1.2. Đặc điểm của BCTC hợp nhất<br />
Mục đích của BCTC hợp nhất: cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu<br />
cho việc đánh giá thực trạng tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của tập đoàn<br />
trong năm tài chính đã qua và những dự đoán trong tương lai.<br />
Phạm vi của BCTC hợp nhất là tổng hợp BCTC của công ty mẹ và các công<br />
ty con theo quy định. Công ty mẹ khi lập BCTC hợp nhất phải hợp nhất các BCTC<br />
của các công ty con ở trong và ngoài nước<br />
Quy trình lập BCTC hợp nhất là một quy trình phức tạp chịu sự chi phối của<br />
nhiều chuẩn mực kế toán. BCTC hợp nhất không được lập nên từ việc tổng hợp số liệu<br />
từ sổ sách kế toán chi tiết mà được lập từ việc cộng gộp các BCTC của các công ty<br />
thành viên, thông qua các bút toán khử trùng và xác định các chỉ tiêu đặc thù.<br />
<br />