i<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Trong kiểm toán BCTC, thủ tục phân tích là một trong số các phương pháp<br />
kiểm toán chính mà KTV thường sử dụng, có ý nghĩa lớn trong công tác kiểm toán,<br />
vừa mang lại tính hiệu quả cho KTV và các công ty kiểm toán, đồng thời được đánh<br />
giá cao về tính hiệu năng giúp nâng cao chất lượng kiểm toán và mục tiêu kiểm<br />
toán. Tại các công ty kiểm toán đa quốc gia, cùng với hệ thống quy trình kiểm toán<br />
chuyên nghiệp, quy trình thực hiện thủ tục phân tích được xây dựng và phát triển<br />
hàng chục năm, được các KTV vận dụng hiệu quả mang lại những cuộc kiểm toán<br />
chất lượng cao. Trong khi đó, tại các công ty kiểm toán nội địa của Việt Nam hiện<br />
nay, quy trình thực hiện thủ tục phân tích chưa thực sự được quan tâm đúng mức.<br />
Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình thực hiện thủ<br />
tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán tại Việt<br />
Nam thực hiện” làm đề tài cho luận văn Thạc sỹ của mình.<br />
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật<br />
biện chứng và vận dụng các phương pháp kỹ thuật như thống kê, so sánh và phân<br />
tích để tổng hợp về lý luận và thực tiễn. Cụ thể:<br />
Về mặt lý luận, trên cơ sở những kiến thức đã có về quy trình thực hiện thủ<br />
tục phân tích trong kiểm toán BCTC, kết hợp thêm việc tham khảo các tài liệu trong<br />
và ngoài nước về lĩnh vực này, tác giả đã thực hiện phân tích và tổng hợp nên lý<br />
luận chung về quy trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC.<br />
Về mặt thực tiễn, tác giả đã thực hiện khảo sát, xem xét hồ sơ kiểm toán của<br />
hai công ty kiểm toán đa quốc gia là KPMG và E&Y và hai công kiểm toán Việt<br />
Nam là AASC và ACPA; xây dựng “phiếu khảo sát” (được thiết kế như trong phần<br />
phụ lục) và gửi tới các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam nhằm so sánh, phân<br />
tích và tổng hợp thực trạng quy trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán<br />
BCTC tại các công ty kiểm toán đa quốc gia và các công ty kiểm toán Việt Nam.<br />
Trên cơ sở đó, Luận văn đã đề xuất những giải pháp, nhằm hoàn thiện quy<br />
trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại các công ty kiểm toán<br />
Việt Nam.<br />
<br />
ii<br />
<br />
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH<br />
THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BCTC<br />
1.1. Khái quát chung về thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC<br />
1.1.1. Khái niệm thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC<br />
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520, Thủ tục phân tích hay Quy<br />
trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó<br />
tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với<br />
các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến.<br />
Quy trình phân tích bao gồm việc so sánh các thông tin tài chính, xem xét các mối<br />
quan hệ và thường bao gồm ba công việc chính là dự đoán, so sánh, đánh giá.<br />
1.1.2. Các loại hình phân tích<br />
Thủ tục phân tích, theo cách đơn giản và được chấp nhận rộng rãi nhất, được<br />
phân chia thành bốn loại: Phân tích xu hướng; phân tích tỷ suất; phân tích tính hợp<br />
lý (phân tích dự báo); phân tích hồi quy.<br />
1.1.3. Các giai đoạn của quy trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC<br />
Quy trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC bao gồm:<br />
<br />
<br />
Đặt ra mục tiêu cho Thủ tục phân tích<br />
<br />
<br />
<br />
Lựa chọn các Thủ tục phân tích phù hợp<br />
<br />
<br />
<br />
Ước tính các giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ<br />
<br />
<br />
<br />
Phân tích nguyên nhân chênh lệch<br />
<br />
<br />
<br />
Xem xét những phát hiện qua kiểm toán và kết luận<br />
<br />
1.2. Vị trí của thủ tục phân tích trong hệ thống phương pháp kiểm toán<br />
1.2.1. Mối quan hệ giữa thủ tục phân tích và các thử nghiệm kiểm toán trong hệ thống<br />
phương pháp kiểm toán<br />
Quá trình thu thập và đánh giá các bằng chứng của KTV bao gồm ba loại<br />
trắc nghiệm cơ bản: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm trực tiếp số dư và trắc<br />
nghiệm phân tích (thủ tục phân tích). Các trắc nghiệm này cần được kết hợp một<br />
cách linh hoạt để thu thập được bằng chứng có tính thuyết phục cao với chi phí thấp<br />
nhất, trong đó trắc nghiệm phân tích giữ vai trò rất lớn trong việc tiết kiệm thời gian<br />
và chi phí.<br />
<br />
iii<br />
<br />
Việc thực hiện thủ tục phân tích mang tính hỗ trợ lớn đối với các thử nghiệm<br />
kiểm soát và các trắc nghiệm trực tiếp số dư. Thủ tục phân tích giúp KTV xác định<br />
được các rủi ro và khoanh vùng được những có tiềm tàng về sai sót trọng yếu, đồng<br />
thời phân tích đánh giá hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp để xác định phạm vi và<br />
mức độ của các thử nghiệm kiểm soát sẽ được tiến hành. Tiếp đó, khi thực hiện kiểm<br />
toán, đối với mỗi phần hành kiểm toán, nếu KTV thực hiện thủ tục phân tích, thỏa<br />
mãn với kết quả mà thủ tục phân tích đem lại, các trắc nghiệm trực tiếp số dư sẽ được<br />
giảm thiểu đáng kể, hoặc thậm chí là sẽ không tiến hành thêm trắc nghiệp trực tiếp số<br />
dư nếu bằng chứng kiểm toán thu được qua thủ tục phân tích là đầy đủ và trọn vẹn.<br />
1.2.2. Mục tiêu và ý nghĩa của thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC<br />
Thủ tục phân tích giúp KTV hiểu được công việc kinh doanh của khách hàng,<br />
đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của công ty, chỉ ra các sai số tồn tại trên các<br />
BCTC và giúp giảm bớt các cuộc khảo sát chi tiết trong kiểm toán BCTC. Thủ tục<br />
phân tích được đánh giá là thủ tục có hiệu quả cao nhất vì thời gian ít, chi phí thấp, mà<br />
có thể cung cấp các bằng chứng về sự đồng bộ, hợp lý trong cấu trúc các số liệu kế<br />
toán; đồng thời đánh giá được những nét tổng thể và không bị sa thải vào các nghiệp vụ<br />
cụ thể, hạn chế các rủi ro kiểm toán và giảm bớt khối lượng công việc.<br />
1.2.3. Mức độ tin cậy của thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC<br />
Mức độ tin cậy vào kết quả của thủ tục phân tích phụ thuộc vào tính trọng<br />
yếu của các tài khoản hoặc loại nghiệp vụ, vào các thủ tục kiểm toán khác có cùng<br />
một mục tiêu kiểm toán, vào độ chính xác có thể dự kiến của thủ tục phân tích, và<br />
cuối cùng là phụ thuộc vào đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát<br />
1.3 Vận dụng thủ tục phân tích trong các giai đoạn cuộc kiểm toán BCTC<br />
1.3.1.Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán<br />
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, Thủ tục phân tích được thực hiện<br />
nhằm đạt được sự hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, nhận biết<br />
khả năng tồn tại các sai phạm tiềm tàng trên BCTC của doanh nghiệp, đánh giá khả<br />
năng tiếp tục hoạt động của Công ty khách hàng.<br />
Các thủ tục phân tích được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán gồm:<br />
<br />
<br />
Thu thập thông tin tài chính và thông tin phi tài chính<br />
<br />
iv<br />
<br />
<br />
<br />
So sánh thông tin (bao gồm: Phân tích tỷ suất và phân tích xu hướng, so<br />
sánh số dư các tài khoản, rà soát qua các số liệu, phân tích dòng tiền,<br />
Phân tích sử dụng các thước đo phi tài chính)<br />
<br />
<br />
<br />
Đánh giá kết quả so sánh ban đầu<br />
<br />
1.3.2. Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán<br />
Thực hiện Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán nhằm cung<br />
cấp các bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực về một số cơ sở dẫn liệu cụ thể liên quan<br />
tới số dư các tài khoản hay các nhóm nghiệp vụ, giúp KTV giảm bớt số lượng kiểm<br />
tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư, giúp các KTV nhận biết khả năng tồn tại các sai<br />
phạm tiềm tàng trên BCTC của doanh nghiệp.<br />
Các thủ tục phân tích được thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán<br />
<br />
<br />
Phát triển một mô hình với các biến tài chính và biến hoạt động<br />
<br />
<br />
<br />
Xem xét tính độc lập và độ tin cậy của các thông tin<br />
<br />
<br />
<br />
Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ<br />
<br />
<br />
<br />
Xác định mức chênh lệch có thể chấp nhận được<br />
<br />
<br />
<br />
Phân tích nguyên nhân chênh lệch<br />
<br />
<br />
<br />
Xem xét những phát hiện qua kiểm toán<br />
<br />
1.3.3.Thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán<br />
Mục tiêu cơ bản của Thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán đó<br />
là để giúp các KTV đánh giá lần cuối các thông tin trình bày trên BCTC một cách<br />
tổng thể và phát hiện những sai phạm chưa được phát hiện trong các giai đoạn<br />
trước, và đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của Công ty khách hàng<br />
Các thủ tục phân tích được thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán gồm:<br />
<br />
<br />
Thu thập thông tin (sử dụng BCTC đã được điều chỉnh)<br />
<br />
<br />
<br />
Phân tích kết quả: phân tích BCTC đã điều chỉnh và phân tích giả thiết<br />
<br />
hoạt động liên tục (cân nhắc đến các dấu hiệu về mặt tài chính, dấu hiệu về<br />
mặt hoạt động)<br />
<br />
v<br />
<br />
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH<br />
TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN<br />
TẠI VIỆT NAM THỰC HIỆN<br />
2.1. Đặc điểm chung của các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam có ảnh<br />
hưởng đến quy trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC<br />
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam<br />
Các công ty kiểm toán đa quốc gia có quy trình kiểm toán được xây dựng và<br />
thiết kế hàng trăm năm, trong đó thủ tục phân tích là một phương pháp kiểm toán<br />
được vận dụng hiệu quả trong mọi cuộc kiểm toán. Đối với các công ty kiểm toán<br />
Việt Nam, xuất phát từ đặc điểm là ra đời muộn hơn so với thế giới nên các công ty<br />
kiểm toán Việt Nam vẫn đang trong quá trình hoàn thiện dần các kỹ thuật kiểm toán<br />
của mình. Quy trình thực hiện thủ tục phân tích do các công ty kiểm toán Việt Nam<br />
thực hiện so với các công ty kiểm toán đa quốc gia còn có nhiều điểm khác biệt và<br />
cũng còn tồn tại nhiều vấn đề cần hoàn thiện hơn nữa.<br />
2.1.2. Cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam<br />
Về cơ bản, hệ thống văn bản pháp lý về hoạt động kiểm toán do Nhà nước<br />
ban hành đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của các công ty kiểm<br />
toán độc lập, việc hình thành đội ngũ KTV, bồi dưỡng, thi tuyển cấp chứng chỉ và<br />
quản lý đội ngũ KTV tạo môi trường lành mạnh cho sự hoạt động và phát triển cũng<br />
như từng bước mở cửa và hôi nhập về dịch vụ kiểm toán độc lập. Tuy nhiên, so với<br />
yêu cầu phát triển của hoạt động kiểm toán độc lập trong điều kiện nền kinh tế thị<br />
trường đã và đang phát triển mạnh như hiện nay, hệ thống chính sách này vẫn còn<br />
bộc lộ một số điểm bất cập và đã ảnh hưởng phần nào tới chất lượng của công tác<br />
kiểm toán nói chung và quy trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC<br />
nói riêng của các công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam.<br />
2.1.3. Các đặc điểm hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam<br />
Nhóm thứ nhất, các công ty kiểm toán đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam<br />
(gọi tắt là các công ty kiểm toán đa quốc gia), Các công ty này có chung đặc điểm<br />
là được thừa hưởng quy trình kiểm toán chuyên nghiệp của công ty mẹ. Vì thế tính<br />
<br />