TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
Trong chương 1, luận văn trình bày các vấn đề sau:<br />
Một là, tính cấp thiết của đề tài<br />
Để đảm bảo cho sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay thì việc<br />
hoàn thiện hệ thống quản lý và phát triển tài chính của các trường là yếu tố rất quan<br />
trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện tổ chức kế toán HCSN áp dụng vào các khối<br />
trường Đại học, Cao đẳng, TCCN, một loại hình đơn vị sự nghiệp mang tính đặc thù<br />
riêng nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý tài chính ở các đơn vị này cũng như<br />
đáp ứng các yêu cầu về đổi mới giáo dục và đào tạo là sự cần thiết khách quan.<br />
Trong thời gian qua, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã không ngừng phát triển<br />
và xây dựng trường theo mô hình một trường Đại học đa ngành, đa cấp với các đặc thù về<br />
khoa học công nghệ, kinh tế - kỹ thuật, ngoại ngữ…Vì vậy nhu cầu về hoàn thiện tổ chức<br />
kế toán là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường.<br />
Qua thời gian làm việc tại trường, bản thân tôi nhận thấy rằng trường Đại học Bách<br />
Khoa Hà Nội vẫn còn nhiều tồn tại phát sinh liên quan đến tổ chức bộ máy kế toán ở nơi<br />
này việc tổ chức bộ máy kế toán cũng như việc phân công chưa thật sự hợp lý, bên cạnh<br />
đó việc tập hợp chứng từ chưa đầy đủ hoặc bị thừa.<br />
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài nêu trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Hoàn<br />
thiện tổ chức hạch toán kế toán tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội”. với mong<br />
muốn phân tích thực trạng quản lý tài chính và tổ chức kế toán tại trường Đại học Bách<br />
Khoa Hà Nội, từ đó đề xuất một số biện pháp chủ yếu , nhằm góp phần giải quyết những<br />
vấn đề đặt ra trong thực tiễn về tổ chức kế toán tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội<br />
trong thời gian tới, đồng thời cũng tạo tiền đề cho các nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn khi<br />
có điều kiện.<br />
Hai là, tổng quan về một vài kết quả đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài<br />
Đã có những nghiên cứu hoàn thiện chính sách, chế độ kế toán và tổ chức kế toán<br />
ở các đơn vị HCSN tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về tổ chức hạch toán kế<br />
<br />
toán tại Đại học Bách Khoa Hà Nội nên tôi chọn đề tài này để làm cho luận văn cao học<br />
của mình<br />
Ba là, mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu<br />
- Về mặt lý luận: Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến<br />
tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động<br />
(tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hệ thống chứng từ, tổ chức hệ thống tài khoản, tổ chức hệ<br />
thống sổ sách, tổ chức hệ thống báo cáo và tổ chức kiểm tra kế toán)<br />
- Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán tại trường Đại học Bách<br />
Khoa Hà Nội. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán và nâng<br />
cao công tác quản lý tại trường.<br />
- Nội dung và không gian: Nghiên cứu các chính sách, chế độ liên quan đến tổ<br />
chức kế toán tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.<br />
- Thời gian: Luận văn sử dụng số liệu của năm 2011-2013<br />
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp định lượng với các phương pháp nghiệp<br />
vụ kỹ thuật: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp thống kê, kiểm<br />
định.... để phân tích vấn đề thực tiễn về tổ chức kế toán tại trường Đại học Bách Khoa Hà<br />
Nội.<br />
Ngoài ra luận văn còn sử dụng thêm các tài liệu từ các bài báo, các trang web, tạp<br />
chí chuyên ngành và các công trình nghiên cứu có liên quan.<br />
<br />
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI<br />
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU<br />
Trong chương 2, luận văn hệ thống một số vấn đề lý luận sau:<br />
Một là, khái quát về đơn vị sự nghiệp có thu và cơ chế quản lý tài chính tại các<br />
đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động.<br />
Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung phân tích cơ chế quản<br />
lý các khoản thu, các khoản chi và trích lập các quỹ mà các hoạt động này có tác động<br />
ảnh hưởng đến tổ chức kế toán tại một loại hình đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một<br />
phần chi phí hoạt động là trường đại học công lập và hướng tới mục tiêu thực hiện cơ chế<br />
tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP.<br />
Nguồn thu của trường đại học công lập gồm: Nguồn kinh phí do ngân sách Nhà<br />
nước cấp; Nguồn thu từ học phí, lệ phí và các nguồn thu khác<br />
Nội dung chi của trường đại học công lập gồm: Chi thường xuyên; Chi cho hoạt<br />
động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, chi cho các<br />
hoạt động cung ứng dịch vụ, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước; Chi thực hiện<br />
các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, ngành; chương trình mục tiêu quốc<br />
gia; chi vốn đối ứng thực hiện các dự án xây dựng cơ bản; chi thực hiện các nhiệm vụ<br />
đột xuất được các cấp có thẩm quyền giao; Chi đầu tư phát triển, gồm chi đầu tư xây<br />
dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị; chi thực hiện các dự án đầu<br />
tư khác theo quy định của Nhà nước; Chi cho các hoạt động liên doanh liên kết, các<br />
khoản chi khác theo quy định.<br />
Hai là, tổ chức kế toán ở các đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt<br />
động<br />
Tổ chức kế toán là một hệ thống các phương pháp cách thức phối hợp sử dụng phương<br />
tiện và kỹ thuật cũng như nguồn lực của bộ máy kế toán thể hiện các chức năng và nhiệm vụ của<br />
kế toán đó là: Phản ánh, đo lường, giám sát và thông tin bằng số liệu một cách trung thực, chính<br />
xác, kịp thời đối tượng kế toán trong mối liên hệ mật thiết với các lĩnh vực quản lý khác.<br />
Tổ chức kế toán luôn có vai trò quan trọng trong công tác quản lý ở các đơn vị sự nghiệp<br />
<br />
tự có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, đảm bảo cho việc thu nhận, hệ thống hoá thông<br />
tin kế toán đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậy phục vụ cho công tác quản lý và ra các quyết định kinh<br />
tế, tài chính của các chủ thể sử dụng thông tin. Đồng thời giảm bớt khối lượng công tác kế toán<br />
trùng lặp, tiết kiệm chi phí hạch toán, giúp đơn vị quản lý chặt chẽ tài sản của mình.<br />
Nhiệm vụ của tổ chức kế toán ở các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt<br />
động là: Tổ chức thực hiện các phương pháp kế toán, chế độ kế toán và vận dụng các nguyên tắc,<br />
hình thức kế toán, hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán và trang bị các phương tiện kỹ thuật tính<br />
toán, ghi chép nhằm đảm bảo được chất lượng của thông tin kế toán; Tổ chức hợp lý bộ máy kế<br />
toán ở đơn vị, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận, từng kế toán viên; Tổ chức<br />
hướng dẫn các cán bộ, công nhân viên trong đơn vị quán triệt và tuân thủ các chế độ, thể lệ về<br />
quản lý kinh tế, tài chính nói chung và chế độ kế toán hiện hành nói riêng; Tổ chức lưu trữ, bảo<br />
quản các chứng từ, tài liệu kế toán theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành.<br />
Yêu cầu của tổ chức kế toán ở các đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí<br />
hoạt động: Số liệu kế toán phải đảm bảo chính xác, phản ánh trung thực, đầy đủ, toàn diện về nội<br />
dung, giá trị của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính như: các khoản vốn, quỹ, tài sản, kinh phí<br />
NSNN cấp, các khoản thu, chi sự nghiệp… Phản ánh và cung cấp kịp thời, đúng thời gian quy<br />
định các thông tin, số liệu về tình hình quản lý thu, chi theo dự toán, tình hình chấp hành dự toán,<br />
quyết toán, sử dụng các tài sản công… trên các chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.<br />
Nguyên tắc tổ chức kế toán ở các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt<br />
động: Nguyên tắc chuẩn mực; Nguyên tắc thống nhất; Nguyên tắc phù hợp; Nguyên tắc tiết kiệm<br />
và hiệu quả.<br />
<br />
Ba là, nội dung tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp tự có thu tự bảo đảm<br />
một phần chi phí hoạt động gồm:<br />
Nội dung tổ chức hạch toán chứng từ ban đầu ở đơn vị bao gồm: xác định danh<br />
mục chứng từ kế toán, tổ chức thu nhận thông tin kế toán phản ánh trong chứng từ kế toán,<br />
tổ chức kiểm tra và xử lý chứng từ kế toán, tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán, sử dụng<br />
chứng từ ghi sổ và cung cấp thông tin, tổ chức bảo quản và hủy chứng từ.<br />
+ Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán gồm: Lựa chọn áp dụng hệ<br />
thống tài khoản kế toán; Cụ thể hoá hệ thống tài khoản kế toán<br />
+ Tổ chức thực hiện chế độ sổ kế toán: Xác định hệ thống sổ kế toán; Tổ chức<br />
vận dụng hệ thống sổ kế toán theo một hình thức kế toán phù hợp với đơn vị; Có thể vận<br />
<br />
dụng một trong 4 hình thức: Hình thức Nhật ký chung; Hình thức Nhật ký - Sổ Cái; Hình<br />
thức Chứng từ ghi sổ; Hình thức Nhật ký chứng từ.<br />
+ Tổ chức vận dụng chế độ báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị: Kết quả<br />
cuối cùng của chu trình kế toán là cung cấp cho người sử dụng các thông tin cần thiết về<br />
tình hình kinh tế, tài chính, kết quả hoạt động và sự thay đổi của tài sản, nguồn vốn qua<br />
các báo cáo.<br />
+ Tổ chức thực hiện kiểm tra kế toán: Kiểm tra kế toán là xem xét, đánh giá<br />
việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế<br />
toán.<br />
+ Về tổ chức bộ máy kế toán: Trong thực tế hiện nay có các mô hình tổ chức bộ<br />
máy kế toán như sau: Tổ chức bộ máy kế toán tập trung (một cấp); Tổ chức bộ máy kế<br />
toán phân tán;Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình hỗn hợp (vừa tập trung vừa phân<br />
tán).<br />
<br />