TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
<br />
<br />
LÊ THỊ PHƢƠNG ANH<br />
<br />
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN<br />
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY<br />
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH<br />
<br />
Chuyên ngành: Kế toán (kế toán, kiểm toán và phân tích)<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ<br />
<br />
Hà Nội – 2011<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:<br />
Ngành dệt may là một trong những ngành sản xuất công nghiệp quan trọng<br />
đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Nam Định từ lâu nay luôn tự hào là<br />
một trong những trung tâm công nghiệp dệt may lớn của cả nước. Trong những năm<br />
qua, công nghiệp dệt may của tỉnh Nam Định cũng đã đóng góp không nhỏ vào giá<br />
trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho<br />
người lao động.<br />
Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại toàn<br />
cần như hiện nay, để đứng vững được trên thị trường, các doanh nghiệp dệt may cần<br />
phải đổi mới một cách đồng bộ, trong đó cần đặc biệt chú trọng đổi mới hệ thống<br />
thông tin kế toán.<br />
Thực tế hiện nay cho thấy công tác tổ chức hạch toán kế toán ở nhiều doanh<br />
nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định còn nhiều yếu kém. Do đó việc hoàn<br />
thiện đổi mới tổ chức hạch toán kế toán có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.<br />
Xuất phát từ thực trạng trên, với mong muốn nghiên cứu thực tế và đưa ra<br />
các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt<br />
may trên địa bàn tỉnh Nam Định, tác giả đã chọn vấn đề “Hoàn thiện tổ chức hạch<br />
toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định” .<br />
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài<br />
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tổ chức hạch toán kế toán trong các<br />
doanh nghiệp ở các khía cạnh và phạm vi khác nhau như: Đề tài: “Hoàn thiện tổ<br />
chức hạch toán kế toán phục vụ phân cấp quản lý tài chính ở các đơn vị kinh doanh<br />
du lịch” (năm 1998) của tác giả Ngô Hà Tấn. Tác giả Nguyễn Thị Lan (năm 2001)<br />
với đề tài: “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán hoạt động sự nghiệp nghiên cứu<br />
khoa học công nghệ Việt Nam”; Tác giả Vũ Thu Hương (năm 2004) với đề tài:<br />
“Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam”; Tác<br />
<br />
giả Nguyễn Thị Bích Nga (năm 2005) với đề tài: “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế<br />
toán trong các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Bưu chính viễn thông<br />
VN”; Tác giả Nguyễn Thị Hồng Văn (năm 2006) với đề tài: “Hoàn thiện tổ chức<br />
hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp liên doanh gas khu vực phía Bắc”; Tác<br />
giả Bùi Thu Vân (năm 2008) với đề tài: “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại<br />
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước uống tinh khiết trên địa bàn Hà Nội”...<br />
Cho đến nay, chưa có công trình khoa học dưới dạng luận văn, luận án nào<br />
nghiên cứu về tổ chức hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn<br />
tỉnh Nam Định. Vì vậy đề tài này qua phân tích thực trạng đã đưa ra những giải<br />
pháp có tính khoa học góp phần hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các<br />
doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định cả về tổ chức bộ máy kế toán và<br />
tổ chức công tác kế toán.<br />
1.3. Mục đích nghiên cứu:<br />
- Hệ thống hóa và khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức hạch<br />
toán kế toán trong các doanh nghiệp.<br />
- Qua khảo sát, trình bày và phân tích thực trạng tổ chức hạch toán kế toán<br />
trong các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định, đánh giá những ưu<br />
điểm và tồn đọng và các nguyên nhân chủ yếu<br />
- Đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán kế<br />
toán cũng như các điều kiện thực hiện các giải pháp đó.<br />
1.4 Câu hỏi nghiên cứu<br />
(1) Những vấn đề lý luận cơ bản nào về tổ chức hạch toán kế toán trong các<br />
doanh nghiệp?<br />
(2) Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may trên<br />
địa bàn tỉnh Nam Định như thế nào?<br />
(3) Tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh<br />
Nam Định có những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân như thế nào?<br />
(4) Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các<br />
doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định như thế nào?<br />
<br />
1.5 Phạm vi nghiên cứu<br />
Luận văn nghiên cứu về công tác tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh<br />
nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định, trong đó có hướng tới các giải pháp<br />
nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính<br />
trong các doanh nghiệp.<br />
1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong luận văn là phương pháp luận<br />
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác Lê-nin. Tác giả trình bày,<br />
đánh giá, phân tích các vấn đề trong mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng và tính<br />
lịch sử của chúng. Ngoài ra, tác giả đã kết hợp với các phương pháp cụ thể như: Thu<br />
thập, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra, phỏng vấn, khảo sát.<br />
1.7 Những đóng góp mới của luận văn:<br />
Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hoá và làm rõ các vấn đề lý luận cơ<br />
bản về tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp<br />
Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích thực trạng tổ chức hạch toán kế toán<br />
trong các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định, nêu rõ những ưu điểm,<br />
tồn tại và các nguyên nhân chủ yếu. Từ đó đề xuất được những giải pháp phù hợp<br />
với đặc điểm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định góp phần hoàn thiện<br />
tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp cũng như các điều kiện để thực<br />
hiện các giải pháp đó.<br />
1.8 Kết cấu luận văn<br />
Luận văn kết cấu gồm 4 chương:<br />
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu<br />
Chương 2: Cơ sở lý luận chung về tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh<br />
nghiệp.<br />
Chương 3: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt<br />
may trên địa bàn tỉnh Nam Định<br />
Chương 4: Các giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các<br />
doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định.<br />
<br />
CHƢƠNG 2<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN<br />
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br />
2.1 Bản chất, vai trò và nhiệm vụ của tổ chức hạch toán kế toán<br />
2.1.1 Bản chất của tổ chức hạch toán kế toán<br />
Kế toán ra đời do yêu cầu trong việc ghi nhận các thông tin cần thiết cho các<br />
hoạt động xã hội loài người và trở thành công cụ không thể thiếu được trong công<br />
tác quản lý của bất kỳ đơn vị nào.<br />
Hiện nay, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, có nhiều quan<br />
điểm khác nhau về tổ chức hạch toán kế toán như: Quan điểm tổ chức hạch toán kế<br />
toán là việc tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán để liên kết các yếu tố cấu<br />
thành, các công việc của hạch toán kế toán. Cũng có quan điểm cho rằng tổ chức<br />
hạch toán kế toán là việc thiết lập mối quan hệ giữa các phương pháp kế toán trong<br />
từng nội dung hạch toán cụ thể và trong từng điều kiện cụ thể nhằm phản ánh chính<br />
xác, kịp thời tình hình tài sản và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp.<br />
Một quan điểm phổ biến khác cho rằng, tổ chức hạch toán kế toán là sự thiết lập<br />
mối quan hệ qua lại giữa đối tượng kế toán, phương pháp kế toán, bộ máy kế toán<br />
để phát huy cao nhất tác dụng của kế toán trong công tác quản lý đơn vị.<br />
Tổng hợp từ các quan điểm trên, có thể nêu lên bản chất của tổ chức hạch toán<br />
kế toán là việc sắp xếp hợp lý các khối lượng công tác kế toán và bộ máy nhân sự<br />
của kế toán trên cơ sở vận dụng hệ thống phương pháp kế toán, các nguyên tắc kế<br />
toán, các căn cứ nhất định và trong những điều kiện, đặc điểm cụ thể của đơn vị<br />
nhằm thực hiện chức năng thông tin và kiểm tra của kế toán.<br />
2.1.2 Vai trò của tổ chức hạch toán kế toán trong hoạt động quản lý của các<br />
doanh nghiệp<br />
Một là, thông tin hạch toán kế toán phục vụ cho rất nhiều đối tượng, không<br />
chỉ cho các nhà quản lý doanh nghiệp trong việc ra quyết định kinh doanh cho phù<br />
hợp mà còn cho các đối tượng bên ngoài như các nhà đầu tư, người mua, người bán,<br />
các ngân hàng, chủ nợ, cơ quan chức năng...<br />
<br />