intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

35
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài: Đưa ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHĐTPTVN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

i<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1.Sự cần thiết của Đề tài<br /> Trong bối cảnh chung của cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn cầu,<br /> NHĐTPTVN bị tác động sớm và cũng gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, để<br /> tiến hành chuyển đổi từ NHTM nhà nước sang NHTMCP, NHĐTPTVN đã tiến<br /> hành sắp xếp lại mô hình tổ chức, tăng cường công tác quản lý đặc biệt chú trọng<br /> đến hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Với tham vọng trở thành một tập đoàn<br /> tài chính ngân hàng, việc kiểm soát nội bộ và tổ chức hạch toán kế toán là vấn đề<br /> cần được quan tâm, giải quyết nhằm tạo ra một sự minh bạch, thông tin cung cấp<br /> cho những người quan tâm là kịp thời và đáng tin cậy. Đó chính là ý nghĩa và<br /> thực tiễn của đề tài “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng<br /> cƣờng kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu của Đề tài<br /> Đưa ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng<br /> cường hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHĐTPTVN.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu là tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường kiểm<br /> soát nội bộ. Phạm vi nghiên cứu là Hội sở chính NHĐTPTVN.<br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp xem<br /> xét các vấn đề trên các quan điểm duy vật lịch sử, đồng thời vận dụng phương<br /> pháp khảo sát, phân tích các tình hình dữ liệu và vận dụng vào điều kiện cụ thể,<br /> cơ chế cụ thể đối với NHĐTPTVN.<br /> 5. Bố cục của Đề tài<br /> Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm 3 chương:<br /> Chƣơng 1: Lý luận chung về tổ chức hạch toán kế toán với kiểm soát nội<br /> bộ tại các ngân hàng;<br /> Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán với kiểm soát nội bộ tại<br /> NHĐTPTVN;<br /> Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế<br /> toán nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ tại NHĐTPTVN.<br /> <br /> ii<br /> <br /> CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN<br /> KẾ TOÁN VỚI HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ<br /> TẠI CÁC NGÂN HÀNG<br /> 1.1. Lý luận chung về tổ chức hạch toán kế toán và kiểm soát nội bộ<br /> 1.1.1. Lý luận chung về tổ chức hạch toán kế toán<br /> 1.1.1.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của tổ chức hạch toán kế toán<br /> Hạch toán kế toán là hệ thống thông tin và kiểm tra, kiểm soát tài sản và hoạt<br /> động của mỗi đơn vị. Đối tượng của hạch toán kế toán là tài sản trong mối quan<br /> hệ với nguồn hình thành và quá trình vận động của tài sản. Để nghiên cứu đối<br /> tượng của mình, hạch toán kế toán đã sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu<br /> khoa học gồm bốn yếu tố (phương pháp cụ thể) là chứng từ, đối ứng TK, tính<br /> giá, tổng hợp - cân đối kế toán.<br /> Để tổ chức hạch toán kế toán được thực hiện tốt thì trước hết cần phải dựa<br /> trên các nhiệm vụ cơ bản mà bản thân kế toán cần phải thực hiện. Đó là: Thu<br /> thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế<br /> toán; kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ, thu nộp thanh<br /> toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát<br /> hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán; phân tích<br /> thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản<br /> trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán; cung cấp thông tin, số liệu<br /> kế toán theo quy định của pháp luật.<br /> 1.1.1.2. Nội dung của tổ chức hạch toán kế toán<br /> Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong<br /> các đơn vị đều phải được phản ánh, ghi chép trong kế toán. Cơ sở duy nhất để ghi<br /> vào TK kế toán hay sổ kế toán là các chứng từ hợp lệ, hợp pháp. Tổ chức vận dụng<br /> hợp lý hệ thống chứng từ và ghi chép ban đầu có ý nghĩa quan trọng trong việc thu<br /> nhận được thực tế về các hoạt động sử dụng tài sản, vật tư và nguồn kinh phí trong<br /> quá trình hoạt động của các đơn vị. Trong thực tế, căn cứ vào hệ thống chứng từ kế<br /> toán do BTC ban hành, mỗi đơn vị lựa chọn những chứng từ kế toán cần vận dụng<br /> phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.<br /> Tổ chức hệ thống TK kế toán: TK kế toán được sử dụng để phán ánh tình<br /> hình biến động của từng tài sản, nguồn vốn của đơn vị. Để đảm bảo cung cấp<br /> đầy đủ các thông tin cho quản lý thì đơn vị phải xây dựng được một hệ thống<br /> TK phù hợp với quy định chung và đặc điểm hoạt động của đơn vị. Chính vì<br /> <br /> iii<br /> vậy, nội dung cơ bản của tổ chức hệ thống TK kế toán là lựa chọn những TK<br /> kế toán do Nhà nước ban hành phù hợp với điều kiện của đơn vị để sử dụng.<br /> Với các TK sử dụng cần thiết phải chi tiết cho quản lý của đơn vị thì tiến hành<br /> mở chi tiết thành các TK cấp III, cấp IV... Từ đó hình thành hệ thống TK<br /> riêng cho đơn vị mình.<br /> Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Tất cả các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh<br /> tế đều phải mở, ghi chép, quản lý, lưu trữ và bảo quản sổ kế toán theo quy định<br /> của Luật Kế toán và theo quy định của BTC. Mỗi hình thức kế toán được quy<br /> định một hệ thống sổ kế toán liên quan. Do vậy, khi tổ chức hệ thống sổ kế toán,<br /> đơn vị cần phải lựa chọn hình thức kế toán phù hợp với đơn vị đồng thời đơn vị<br /> cụ thể hóa các sổ kế toán theo hình thức kế toán đã lựa chọn, phù hợp với quy<br /> mô, đặc điểm hoạt động của sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ<br /> nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán.<br /> Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán: Hệ thống báo cáo kế toán của đơn vị<br /> gồm hệ thống báo cáo kế toán tài chính và hệ thống báo cáo kế toán quản trị. Các<br /> đơn vị bắt buộc phải lập, cung cấp báo cáo tài chính cho các đối tượng theo yêu<br /> cầu của Luật Kế toán, Chuẩn mực Kế toán và Chế độ Kế toán.<br /> Báo cáo kế toán quản trị là báo cáo phản ánh số liệu kế toán chi tiết theo<br /> từng đơn vị. Tuy nhiên, các báo cáo quản trị này có vai trò quan trọng trong việc<br /> cung cấp thông tin phục vụ cho quản trị nội bộ đơn vị.<br /> Tổ chức bộ máy kế toán: Tuỳ theo yêu cầu quản lý, mỗi đơn vị cần xây<br /> dựng công nghệ kế toán từ chứng từ đến tổng hợp cân đối, cần quán triệt trong<br /> từng phần hành kế toán và cả trong bộ máy kế toán. Nội dung của tổ chức bộ<br /> máy bao gồm xác định mô hình tổ chức bộ máy kế toán và phân công lao động<br /> trong bộ máy ấy. Việc tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ hạch toán kế<br /> toán trong một đơn vị hạch toán kế toán do bộ máy kế toán đảm nhiệm. Do vậy,<br /> cần thiết phải tổ chức hợp lý bộ máy kế toán cho đơn vị trên cơ sở định hình<br /> được khối lượng công tác kế toán cũng như chất lượng cần phải đạt về hệ thống<br /> thông tin kế toán. Hiện nay tổ chức bộ máy kế toán ở các đơn vị được tổ chức<br /> theo 2 mô hình cơ bản: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung và Mô hình tổ<br /> chức bộ máy kế toán phân tán. Trên cơ sở hai mô hình cơ bản có thể kết hợp tổ<br /> chức theo mô hình kế toán hỗn hợp.<br /> 1.1.1.3. Những nguyên tắc của tổ chức hạch toán kế toán<br /> Tổ chức hạch toán kế toán cần phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán chung đã<br /> được thừa nhận như: Nguyên tắc thực thể kinh doanh, nguyên tắc hoạt động liên<br /> <br /> iv<br /> tục, nguyên tắc thước đo tiền tệ, nguyên tắc kỳ kế toán, nguyên tắc khách quan,<br /> nguyên tắc chi phí, nguyên tắc doanh thu thực hiện, nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc<br /> nhất quán, nguyên tắc công khai, nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc trọng yếu.<br /> Ngoài ra, để thực hiện tốt được vai trò của mình trong công tác quản lý, đòi hỏi tổ<br /> chức hạch toán kế toán ở đơn vị còn phải tuân theo các nguyên tắc đặc thù khác.<br /> 1.1.2 .Lý luận chung về kiểm soát nội bộ<br /> 1.1.2.1 .Tổng quan về kiểm soát nội bộ trong quản lý<br /> Quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các hướng đã định<br /> trên cơ sở những nguồn lực xác định nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Quá trình này<br /> bao gồm nhiều chức năng và có thể chia thành nhiều giai đoạn: Lập kế hoạch tổ<br /> chức, cung cấp các nguồn lực, kiểm soát và điều hành. Để đảm bảo hiệu quả hoạt<br /> động, tất yếu ở mỗi đơn vị đều phải tự kiểm tra mọi hoạt động của mình trong tất<br /> cả các khâu: Rà soát các tiềm năng, xem xét lại các dự báo, các mục tiêu và định<br /> mức, đối chiếu và truy tìm các thông số về sự kết hợp, soát xét lại các thông tin<br /> thực hiện để điều chỉnh kịp thời trên quan điểm bảo đảm hiệu năng của mọi<br /> nguồn lực và hiệu quả kinh tế cuối cùng của các hoạt động. Công việc rà soát<br /> này có tên gọi là kiểm soát. Như vậy, kiểm soát luôn luôn tồn tại và được thực<br /> hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý. Do đó, kiểm soát là một chức<br /> năng gắn với mọi giai đoạn của quá trình quản lý. Trong các đơn vị có quy mô<br /> lớn, kiểm soát nội bộ được tổ chức thành một hệ thống.<br /> 1.1.2.2. Các loại kiểm soát nội bộ<br /> Kiểm soát gắn liền với quản lý trong từng cấp, từng đơn vị cụ thể. Do đó<br /> kiểm soát có thể có nhiều cách phân loại khác nhau. Trong quan hệ với Đề tài có<br /> thể khái quát các phân loại chủ yếu sau: Trong quan hệ với quản lý một đơn vị<br /> cụ thể, kiểm soát được phân thành kiểm soát tổ chức và kiểm soát kế toán; Trong<br /> quan hệ với thời điểm thực hiện hoạt động có kiểm soát trước, kiểm soát hiện<br /> hành và kiểm soát sau.<br /> 1.1.2.3. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ<br /> Hệ thống kiểm soát nội bộ được hình thành trong các đơn vị có quy mô lớn và<br /> được cấu thành bởi ba yếu tố cơ bản: Thứ nhất là môi trường kiểm soát;Thứ hai là<br /> hệ thống chứng từ chủ yếu là thông tin kế toán; Thứ ba là thủ tục kiểm soát là<br /> những kỹ thuật (cách thức) kiểm soát được thực hiện theo một trình tự xác định.<br /> 1.1.3. Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ với tổ chức hạch toán kế toán<br /> Trong mọi hoạt động của đơn vị, chức năng kiểm tra, kiểm soát luôn giữ vai<br /> trò quan trọng trong quá trình quản lý và được thực hiện chủ yếu bởi hệ thống kiểm<br /> <br /> v<br /> soát của đơn vị. Để thực hiện chức năng của mình kiểm soát nội bộ được tiến hành<br /> bằng nhiều cách thức và thực hiện trên mọi lĩnh vực cũng như trong tất cả các giai<br /> đoạn của quá trình quản lý, trong mọi bộ phận trong đó có cả bộ phận kế toán của<br /> đơn vị. Hệ thống kế toán của đơn vị cũng là một mắt xích, một yếu tố quan trọng<br /> của hệ thống kiểm soát nội bộ. Tổ chức hạch toán kế toán tốt sẽ cung cấp các thông<br /> tin tin cậy, kịp thời phục vụ cho việc quản lý đồng thời còn có tác dụng kiểm soát<br /> chặt chẽ nhiều mặt hoạt động của đơn vị, từ đó giúp cho hoạt động kiểm soát nội bộ<br /> chặt chẽ hơn, đầy đủ và toàn diện hơn, giúp cho các quyết định của nhà quản lý đưa<br /> ra có hiệu quả, thiết thực hơn. Như vậy, tổ chức hạch toán kế toán có vai trò quan<br /> trọng trong quá trình cung cấp thông tin phục vụ quản lý, điều hành của đơn vị cũng<br /> như góp phần quan trọng trong việc tăng cường kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo<br /> thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của đơn vị đã đề ra. Chính vì vậy, việc xác lập<br /> và duy trì tổ chức hạch toán kế toán thích hợp, kết hợp với những yếu tố kiểm soát<br /> nội bộ khác là bổn phận của các nhà lãnh đạo đơn vị.<br /> 1.2. Tổng quan về tổ chức hạch toán kế toán với kiểm soát nội bộ tại các<br /> ngân hàng thƣơng mại<br /> 1.2.1. Đặc điểm chung về tổ chức và hoạt động của các ngân hàng thƣơng<br /> mại có ảnh hƣởng đến tổ chức hạch toán kế toán và kiểm soát nội bộ<br /> Các NHTM đều có những đặc điểm chung ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ và<br /> tổ chức hạch toán kế toán. Đó là:<br /> Thứ nhất: Hoạt động của ngân hàng liên quan đến đại bộ phận hoạt động<br /> kinh tế, tài chính của nền kinh tế thông qua các quan hệ tiền tệ, tín dụng, thanh<br /> toán giữa các ngân hàng với các doanh nghiệp, các đơn vị TCKT, các cá<br /> nhân...Do vậy, những chỉ tiêu thông tin kế toán ngân hàng cung cấp những chỉ<br /> tiêu thông tin tài chính quan trọng giúp quản lý, điều hành nền kinh tế. Từ đặc<br /> điểm này đòi hỏi ngoài việc thực hiện các phương pháp, các chuẩn mực chung<br /> thì ngành ngân hàng cần xây dựng một chế độ kế toán phù hợp để vừa phản ánh<br /> đầy đủ hoạt động của bản thân ngân hàng, vừa phản ánh được hoạt động của nền<br /> kinh tế. Vì vậy, trong mọi hoạt động của ngân hàng cũng như trong quá trình tổ<br /> chức hạch toán kế toán công tác kiểm soát nói chung và kiểm soát nội bộ nói<br /> riêng cần được quan tâm đúng mức đảm bảo các thông tin kế toán ngân hàng<br /> cung cấp chính xác và trung thực.<br /> Thứ hai: Hoạt động của ngân hàng đã dẫn đến ngân hàng tập trung được<br /> một khối lượng vốn tiền tệ rất lớn của xã hội, số vốn này thường xuyên biến<br /> động. Vì vậy, tổ chức hạch toán kế toán ngân hàng phải đảm bảo có độ chính xác<br /> và kịp thời rất cao đáp ứng yêu cầu hạch toán của ngân hàng cũng như toàn bộ<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2