CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
Chương 1 của luận văn giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu và được tổ chức thành<br />
các nội dung sau:<br />
Thứ nhất tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
- Trong những năm qua được sự quan tâm đầu tư đúng mức của Đảng và Nhà nước,<br />
nghành dự trữ đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên vẫn còn nhiều<br />
khó khăn trước mắt đòi hỏi ngành dự trữ cần hoàn thiện hơn nhất là trong lĩnh vực quản<br />
lý tài chính.<br />
- Hiện nay, những quy định mới về quản lý tài chính và chế độ kế toán đã có nhiều<br />
thay đổi để phù hợp với hội nhập kinh tế. Để đáp ứng được yêu cầu đó, tổ chức kế toán là<br />
một trong những yếu tố quan trọng góp phần quản lý có hiệu quả các nguồn tài chính<br />
trong đơn vị.<br />
- Thực tế cho thấy công tác tổ chức kế toán của đơn vị còn gặp nhiều khó khăn. Đơn<br />
vị áp dụng cứng nhắc chế độ kế toán nên bị động trong việc ghi nhận các nghiệp vụ mới<br />
phát sinh, báo cáo ít có tác dụng thiết ~ứợ trong việc phân tích tình hình tài chính của đơn<br />
vị, tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí của Nhà nước, chưa xây dựng được đội ngũ<br />
nhân viên kế toán chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của thực tiễn . . .<br />
- Bởi vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán<br />
tại Cục DTNN khu vực Hà Nội nhằm tăng cường quản lý tài chính là yêu cầu bức xúc<br />
của đơn vị. Nhằm đóng góp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn hoàn thiện công tác quản lý<br />
tài chính, kế toán tại đơn vị, tác giả chọn đề tài "Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Cục Dự<br />
trữ Nhà nước khu vực Hà Nội”.<br />
Thứ hai tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên<br />
cứu Phần này có nêu ra ưu điểm và nhược điểm của một số đề tài nghiên cứu<br />
về lĩnh vực tổ chức kế toán.<br />
Thứ ba, mục tiêu nghiên cứu đề tài.<br />
Thứ tư, câu hỏi nghiên cứu đề tài.<br />
Thứ năm, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.<br />
<br />
Thứ sáu phương pháp nghiên cứu đề tài.<br />
Thứ bảy, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.<br />
Thứ tám, kết cấu của đề tài nghiên cứu. Luận văn được chia thành 4 chương,<br />
cụ thể như sau:<br />
- Chương 1 : Giới thiệu về đề tài nghiên cứu<br />
- Chương 2: Lý luận chung về tổ chức kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp<br />
- Chương 3 : Thực trạng tổ chức kế toán tại Cục Dự trữ Nhà nước vực Hà Nội<br />
- Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, một số giải pháp hoàn thiện và kết<br />
luận<br />
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN<br />
TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỤ NGHIỆP<br />
Chương 2 của luận văn là chương trình bày về khung lý thuyết của tổ chức kế toán<br />
trong đơn vị hành chính sự nghiệp sẽ được tổ chức thành 2 nội dung chính, bao gồm:<br />
Thứ nhất, tổng quan về đơn vị hành chính sự nghiệp:<br />
Phần này được trình bày khái niệm cơ bản, vai trò và nguyên tắc tổ chức kế toán<br />
trong đơn vị hành chính sự nghiệp.<br />
Thứ hai, tổ chức kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp .<br />
- Tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp '<br />
- Tổ chức công tá oán<br />
+ Tồ chức hệ thống chứng từ kế toán<br />
Quy trình tổ chức luôn chuyển chứng từ kế toán gồm 5 bước sau:<br />
Xác định danh mục chứng từ kế toán<br />
Tổ chức lập chứng từ kế toán<br />
Tổ chức kiểm tra chứng từ kế toán<br />
Tổ chức sử dụng chứng từ kế toán<br />
Tổ chức bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ kế toán<br />
+Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán<br />
Để xây dựng hệ thống tài khoản kế toán khoa học và có tính thực tiễn các đơn vị sự<br />
nghiệp cần quan tâm đến nội dung sau:<br />
<br />
Xây dựng hệ thống tài khoản phục vụ kế toán tài chính trong đó cần xác định danh<br />
mục tài khoản kế toán đơn vụ sử dụng.<br />
Xây dựng hệ thống tài khoản phục vụ kế toán quản trị<br />
Xây dựng nội dung, kết cấu cho tài khoản<br />
+ Tổ chức hệ thống sổ kế toán<br />
Những nội dung chính của tổ chức hệ thống sổ kế toán trong đơn vị sự nghiệp bao<br />
gồm các vấn đề sau:<br />
Lựa chọn hình thức sổ kế toán<br />
Lựa chọn chủng loại và sơ lượng sổ kế toán<br />
Xây dựng, thiết kế quy trình ghi chép sổ kế toán, chỉ rõ công việc hàng ngày, định<br />
kỳ kế toán phải tiến hành trên từng loại sổ và trong toàn hệ thống sổ mà đơn vị sử dụng.<br />
Tổ chức quá trình ghi chép vào sổ kế toán.<br />
Theo quy định hiện hành và tuỳ vào điều kiện và đặc điểm của đơn vị có thể lựa<br />
chọn một trong các hình thức kế toán:<br />
- Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái;<br />
- Hình thức kế toán Nhật ký chung;<br />
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;<br />
- Hình thức kế toán trên máy vi tính.<br />
+ Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính<br />
Thông thường nội dung chính của tổ chức hệ thống báo cáo tài chính trong các đơn<br />
vị sự nghiệp bao gồm:<br />
- Thứ nhất, Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các đối<br />
tượng sử dụng bên ngoài đơn vị.<br />
- Thứ hai, Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị phục vụ yêu cầu quản trị và<br />
điều hành hoạt động của đơn vị.<br />
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN<br />
TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC HÀ NỘI<br />
<br />
Chương 3 của luận văn sẽ phân tích thực trạng tổ chức kế toán tại Cục Dự trữ Nhà<br />
nước khu vực Hà Nội. Chương này được tổ chức thành các phần lớn sau đây:<br />
Thứ nhất, Sự hình thành và phát triển, chức năng, nhzệm vụ chủ yếu của Cục Dự<br />
trữ Nhà nước khu vực Hà Nội<br />
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội có nhiệm vụ đáp ứng những yêu cầu cấp<br />
bách về phòng, chống, khắc phục hậu qủa thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; bảo đảm quốc<br />
phòng, an ninh; tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện<br />
các nhiệm vụ đột xuất bức thiết khác của..Nhà.nước.<br />
Thứ hai, Cơ chế quản lý tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội<br />
Cơ chế quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội được xây dựng<br />
trên cơ sở các quy định của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp.<br />
Quy trình quản lý tài chính tại đơn vị gồm ba bước:<br />
- Thứ nhất, lập dự toán thu chi<br />
- Thứ hai, thực hiện dự toán<br />
- Thứ ba, quyết toán thu chi<br />
Thứ ba, Tổ chức bộ máy quản lý<br />
- Đứng đầu là Cục trưởng, Phó Cục trưởng. Cục trưởng là người đứng đầu đơn vị<br />
chịu trách nhiệm trước Tổng cục Dự trữ Nhà nước về việc thực hiện cơ chế, quy định của<br />
Nhà nước về công tác dự trữ hàng hóa trong đơn vị. Giúp việc cho Cục trưởng là các phó<br />
cục trưởng. Mỗi phó cục trưởng được phân công phụ trách từng mảng công việc như phó<br />
cục trưởng phụ trách chuyên môn, phó cục trưởng phụ trách tài chính.<br />
- Năm phòng ban có tác dung tham mưu, trợ giúp lãnh đạo trong việc điều hành các<br />
hoạt động chung đồng thời tham gia quản lý các lĩnh vực được phân công.<br />
- Tám Chi cục trực thuộc nằm rải rác tại các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội<br />
giữ chức năng dự trữ hàng hóa tại các kho.<br />
Thứ tư Thực trạng tổ chức kế toán tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội<br />
- Tổ chức bộ máy kế toán tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội<br />
Tổ chức bộ máy kế toán tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội lựa chọn hình<br />
thức kế toán tập trung<br />
<br />
Bộ máy kế toán tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội bao gồm: kế toán trưởng,<br />
kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán, kế toán tài sản, kế toán hàng dự trữ.<br />
- Tổ chức chứng từ kế toán<br />
Đơn vị sử dụng các chứng từ quy định tại Thông tư số 213/2009/TT-BTC ngày<br />
10/11/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng cho dự trữ nhà nước<br />
Quy trình luân chuyển chứng từ tại Cục DTNN khu vực Hà Nội gồm 4 bước sau:<br />
Bước 1 : Tổ chức lập chứng từ<br />
Bước 2: Tổ chức kiểm tra chứng từ<br />
Bước 3 : Tổ chức sử dụng chứng từ cho việc ghi sổ kế toán<br />
Bước 4: Tổ chức bảo quản, lưu trữ và huỷ chứng từ kế toán<br />
Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán<br />
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội sử dụng hệ thống tài khoản thống nhất của<br />
Bộ Tài chính quy định tại Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo<br />
Thông tư số: 213/2009/TT-BTC ngày 10/11/2009 của Bộ Tài chính.<br />
Hệ thống tài khoản áp dụng cho ngành dự trữ ngoài các tài khoản quy định cho đơn<br />
vị hành chính sự nghiệp còn có thêm một số tài khoản loại 4, loại 6 được mở để đáp ứng<br />
yêu cầu đặc thù ngành dự trữ như tài khoản: TK 451 - Nguồn vốn dự trữ quốc gia, TK<br />
651 - Chi phí nhập hàng dự trữ, TK 652 - Chi phí xuất hàng dự trữ TK 653 - Chi phí bảo<br />
quản, TK 654 - Chi phí cứu trợ viện trợ.<br />
Qua nghiên cứu cho thấy về cơ bản đơn vị đã vận dụng tương đối chuẩn xác hệ<br />
thống tài khoản theo chế độ hiện hành. Tuy nhiên còn một số điểm lưu ý trong công tác<br />
hạch toán kế toán tại Cục DTNN khu vực Hà Nội như sau:<br />
- Chi cục như Chi cục DTNN Thanh Trì, Chi cục DTNN Từ Liêm không sử dụng<br />
TK 336 - Tạm ứng kinh phí để theo dõi số kinh phí đã tạm ứng của Kho bạc và việc<br />
thanh toán số kinh phí tạm ứng trong thời gian dự toán chi ngân sách chưa được cấp có<br />
thẩm quyền giao<br />
- Không sử dụng TK 337 - Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau để phản ánh giá<br />
trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ còn tồn kho và giá trị khối lượng xây dựng cơ<br />
bản, sửa chữa lớn hoàn thành bằng nguồn kinh phí hoạt động do ngân sách cấp đã được<br />
<br />