i<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Thực chất của hoạt động kiểm toán BCTC là quá trình thu thập và đánh<br />
giá các bằng chứng kiểm toán về các BCTC của một tổ chức kinh tế cụ thể<br />
nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp của các báo cáo này<br />
với các chuẩn mực đã được thiết lập. Như vậy, bằng chứng kiểm toán có một<br />
vai trò quan trọng, là cơ sở để hình thành kết luận kiểm toán. Sự thành công<br />
của một cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào việc thu thập bằng chứng<br />
kiểm toán và sau đó là việc đánh giá bằng chứng kiểm toán của kiểm toán<br />
viên. Một trong những phương pháp kiểm toán quan trọng tạo ra bằng chứng<br />
kiểm toán trong kiểm toán BCTC là phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ.<br />
Phương pháp điều tra là một phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ, được sử<br />
dụng rất rộng rãi trong kiểm toán. Thực tế, mỗi công ty kiểm toán áp dụng<br />
phương pháp này rất khác nhau và cũng có những công ty kiểm toán gặp phải<br />
những khó khăn nhất định trong việc áp dụng phương pháp điều tra đặc biệt là<br />
trong việc phát hiện các gian lận.<br />
Với lý do trên, Tác giả đã chọn Đề tài: “Hoàn thiện việc áp dụng phương<br />
pháp điều tra trong kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập<br />
ở Việt Nam thực hiện” cho Luận văn Thạc sĩ Kinh tế của mình.<br />
Để thực hiện Đề tài nghiên cứu, ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Luận<br />
văn tập trung vào 3 nội dung cơ bản chia thành 3 chương:<br />
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp điều tra trong<br />
kiểm toán báo cáo tài chính;<br />
Chương 2: Thực trạng về việc áp dụng phương pháp điều tra trong<br />
kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam<br />
thực hiện;<br />
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện việc áp dụng phương<br />
pháp điều tra trong kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc<br />
lập ở Việt Nam thực hiện.<br />
<br />
ii<br />
<br />
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG<br />
PHÁP ĐIỀU TRA TRONG KIỂM TOÁN BCTC<br />
1.1. Lý luận về phương pháp điều tra trong kiểm toán BCTC<br />
1.1.1. Khái niệm về phương pháp điều tra<br />
Trong lĩnh vực kiểm toán, theo GS.TS. Nguyễn Quang Quynh “điều tra là<br />
phương pháp xác định lại một tài liệu hoặc một thực trạng để đi đến những<br />
quyết định hay kết luận trong kiểm toán’’.<br />
Theo Cẩm Nang KTV Nhà nước: “phương pháp điều tra là phương pháp<br />
kiểm toán mà theo đó bằng những cách thức khác nhau, KTV tiếp cận đối<br />
tượng kiểm toán nhằm tìm hiểu, thu nhận những thông tin cần thiết về tình<br />
huống, thực chất, thực trạng của một sự vụ, bổ sung căn cứ cho việc đưa ra<br />
những đánh giá, nhận xét hay kết luận kiểm toán’’.<br />
Theo CMKT Việt Nam số 500 – “Bằng chứng kiểm toán’’: “điều tra là<br />
việc tìm kiếm thông tin từ những người có hiểu biết ở bên trong hay bên ngoài<br />
đơn vị’’.<br />
Như vậy, trong kiểm toán, điều tra có thể được hiểu rộng theo nghĩa là<br />
phương pháp mà chủ thể kiểm toán sử dụng để xác định lại một tài liệu hoặc<br />
một thực trạng để thu nhận những thông tin cần thiết cho việc đưa ra những<br />
quyết định hay kết luận trong kiểm toán.<br />
1.1.2. Các kỹ thuật được sử dụng trong phương pháp điều tra<br />
* Trong lĩnh vực kiểm toán, theo sách Lý thuyết kiểm toán của GS.TS.<br />
Nguyễn Quang Quynh, các phương pháp kỹ thuật để điều tra trong kiểm toán<br />
bao gồm:<br />
Một là, phương pháp kỹ thuật quan sát<br />
Theo giáo trình Kiểm toán tài chính – GS.TS. Nguyễn Quang Quynh,<br />
quan sát là phương pháp được sử dụng để đánh giá một thực trạng hay hoạt<br />
động của đơn vị được kiểm toán.<br />
Hai là, phương pháp kỹ thuật phỏng vấn<br />
<br />
iii<br />
<br />
Theo giáo trình Kiểm toán tài chính – GS.TS. Nguyễn Quang Quynh,<br />
phỏng vấn là quá trình KTV thu thập thông tin bằng văn bản hay bằng lời nói<br />
qua việc phỏng vấn những người hiểu biết về vấn đề mà KTV quan tâm.<br />
Ba là, phương pháp xác nhận<br />
Theo giáo trình Kiểm toán tài chính – GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, lấy<br />
xác nhận là quá trình thu thập thông tin do bên thứ ba độc lập cung cấp để xác<br />
minh tính chính xác của thông tin mà KTV nghi vấn.<br />
Để bảo đảm hiệu quả kiểm toán, điều tra cần được kết hợp với hàng loạt<br />
kỹ thuật dự báo, dự đoán cụ thể như chi tiết, phân loại, tổng hợp đối tượng<br />
kiểm toán, chọn mẫu ngẫu nhiên hoặc chọn điển hình,… và cả những kinh<br />
nghiệm trong việc tiếp cận, tìm hiểu những đối tượng có liên quan.<br />
Bên cạnh đó, như đã nêu trên điều tra có thể được hiểu rộng theo nghĩa là<br />
phương pháp mà chủ thể kiểm toán sử dụng để xác định lại một tài liệu hoặc<br />
một thực trạng để thu nhận những thông tin cần thiết cho việc đưa ra những<br />
quyết định hay kết luận trong kiểm toán do đó tùy thuộc vào đối tượng, khách<br />
thể kiểm toán và tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán, để thực hiện điều tra,<br />
KTV có thể vận dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật khác nhau trong kiểm<br />
toán như: kiểm kê, thực nghiệm,...<br />
1.2. Thực hiện phương pháp điều tra trong kiểm toán BCTC<br />
1.2.1. Lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán<br />
Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế<br />
hoạch kiểm toán cụ thể, gồm sáu bước công việc như sau:<br />
* Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán:<br />
Qui trình kiểm toán bắt đầu khi KTV và công ty kiểm toán thu nhận một<br />
khách hàng. Trên cơ sở đã xác định được đối tượng khách hàng có thể phục<br />
vụ trong tương lai, công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để<br />
chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán bao gồm: đánh giá khả năng chấp nhận kiểm<br />
toán, nhận diện các lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và<br />
đạt được một hợp đồng kiểm toán.<br />
<br />
iv<br />
<br />
* Thu thập thông tin cơ sở<br />
Trong giai đoạn này, như đã được xác định trong CMKT Việt Nam số<br />
300, “Lập kế hoạch kiểm toán”, KTV thu thập hiểu biết về ngành nghề, công<br />
việc kinh doanh của khách hàng tìm hiểu về hệ thống kế toán, kiểm soát nội<br />
bộ và các bên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán.<br />
- Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng<br />
- Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung<br />
- Tham quan nhà xưởng<br />
- Nhận diện các bên liên quan<br />
- Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài<br />
* Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng<br />
Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp cho<br />
KTV nắm bắt được các qui trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt<br />
hoạt động kinh doanh của khách hàng. Những thông tin này được thu thập<br />
trong quá trình tiếp xúc với Ban giám đốc công ty khách hàng bao gồm bốn<br />
loại sau:<br />
- Giấy phép thành lập và điều lệ Công ty<br />
- Các BCTC, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện<br />
hành hay trong vài năm trước<br />
- Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc<br />
- Các hợp đồng và cam kết quan trọng<br />
* Thực hiện thủ tục phân tích<br />
Theo CMKT hiện hành, các thủ tục phân tích được áp dụng cho tất cả<br />
các cuộc kiểm toán và chúng thường được thực hiện trong tất cả các giai đoạn<br />
của cuộc kiểm toán. Sau khi đã thu thập được các thông tin cơ sở và thông tin<br />
về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục<br />
phân tích đối với các thông tin đã thu thập để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về<br />
bản chất, thời gian và nội dung các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng để thu<br />
thập bằng chứng kiểm toán.<br />
<br />
v<br />
<br />
* Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro<br />
Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để<br />
ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi<br />
của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó<br />
xác định bản chất, thời gian và phạm vi các khảo sát (thử nghiệm kiểm toán).<br />
Bên cạnh đó, KTV phải thực hiện đánh giá rủi ro kiểm toán. Mục đích<br />
của việc đánh giá rủi ro kiểm toán là để xác định mức rủi ro phát hiện làm cơ<br />
sở cho lập kế hoạch các thử nghiệm kiểm toán sẽ áp dụng.<br />
* Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá<br />
rủi ro kiểm soát<br />
Theo CMKT quốc tế số 400 và CMKT Việt Nam số 400 về “Đánh giá<br />
rủi ro và kiểm soát nội bộ”: “KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và<br />
kiểm soát nội bộ của khách hàng để lên kế hoạch kiểm toán và xây dựng cách<br />
tiếp cận kiểm toán có hiệu quả”, và “trong khuôn khổ kiểm toán BCTC, KTV<br />
chỉ quan tâm đến các chính sách và thủ tục liên quan của hệ thống kế toán và<br />
hệ thống KSNB có ảnh hưởng đến các cơ sở dẫn liệu cho việc lập BCTC”.<br />
* Thiết kế chương trình kiểm toán<br />
Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm<br />
toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các<br />
KTV cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và<br />
thu thập. Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần<br />
thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán.<br />
1.2.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán<br />
Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ<br />
thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng<br />
chứng kiểm toán. Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình triển khai một<br />
cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra<br />
những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của Bảng khai tài<br />
chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy.<br />
<br />