intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nâng cao chất lượng tín dụng từ góc độ ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản và chính yếu về tín dụng và chất lượng tín dụng ở góc độ ngân hàng của NHTM; phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng từ góc độ ngân hàng tại Ngân hàng Quân đội giai đoạn 2008 – 2012; tác giả đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng từ góc độ ngân hàng tại Ngân hàng Quân đội giai đoạn 2013 – 2015.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nâng cao chất lượng tín dụng từ góc độ ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, là một trong<br /> những mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Ngân<br /> hàng đóng vai trò là trung gian tài chính đưa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, đáp ứng nhu<br /> cầu về vốn của các doanh nghiệp. Trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại<br /> (NHTM) ở Việt Nam hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ nền tảng, chiếm tỷ<br /> trọng cao trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là một hoạt động<br /> phức tạp, tiềm ẩn những rủi ro lớn.<br /> Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động tín dụng, Ngân hàng thương mại<br /> cổ phần Quân đội đã từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng phạm vi hoạt<br /> động nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trong hoạt động này, góp phần đẩy mạnh<br /> hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, cơ cấu tỷ trọng lợi nhuận của Ngân<br /> hàng Quân đội đã có sự thay đổi. Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ có xu hướng tăng lên<br /> trong khi tỷ trọng lãi từ hoạt động tín dụng giảm xuống, hoạt động tín dụng còn nhiều<br /> hạn chế. Trước tình hình đó, yêu cầu về việc nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề cấp<br /> thiết nhằm giúp Ngân hàng Quân đội củng cố chất lượng kinh doanh và giảm thiểu những<br /> rủi ro trong hoạt động của mình. Với lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao<br /> chất lượng tín dụng từ góc độ ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội”.<br /> Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở hệ thống một số vấn đề lý luận cơ<br /> bản và chính yếu về tín dụng và chất lượng tín dụng ở góc độ ngân hàng của NHTM;<br /> phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng từ góc độ ngân hàng tại Ngân hàng<br /> Quân đội giai đoạn 2008 – 2012; tác giả đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng tín<br /> dụng từ góc độ ngân hàng tại Ngân hàng Quân đội giai đoạn 2013 – 2015.<br /> Nội dung chính của luận văn gồm 4 chương:<br /> Chương 1. Tổng quan công trình nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của đề tài.<br /> Chương 2. Lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng từ góc độ NHTM.<br /> Chương 3. Thực trạng chất lượng tín dụng từ góc độ ngân hàng tại Ngân hàng<br /> thương mại cổ phần Quân đội.<br /> Chương 4. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng từ góc độ ngân hàng tại Ngân<br /> <br /> hàng thương mại cổ phần Quân đội.<br /> Chương 1. Tổng quan công trình nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của đề<br /> tài<br /> Qua việc tiếp cận các công trình khoa học đã được thực hiện liên quan đến chất<br /> lượng tín dụng, tác giả nhận thấy các đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu trên hai khía<br /> cạnh:<br /> Một là, nghiên cứu hoạt động tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng<br /> trên cơ sở vi mô như: quản lý rủi ro, quy chế đảm bảo cho vay, sự thỏa mãn nhu cầu của<br /> khách hàng, các lĩnh vực cụ thể như: cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động thanh<br /> toán quốc tế… Các vấn đề này được nghiên cứu gắn với điều kiện phát triển tại địa bàn<br /> hoạt động của ngân hàng hoặc đối với một loại hình doanh nghiệp/ khách hàng cụ thể.<br /> Hai là, nghiên cứu tín dụng của NHTM trên phương diện vĩ mô như: tái cơ cấu<br /> NHTM, tăng cường khả năng phát triển bền vững NHTM trong quá trình hội nhập, tác<br /> động của tín dụng đối với thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương…<br /> Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả đã lựa chọn một số chỉ<br /> tiêu định lượng quan trọng nhằm đánh giá chất lượng tín dụng từ góc độ ngân hàng cho toàn<br /> hệ thống Ngân hàng Quân đội.<br /> Chương 2. Lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng từ góc độ ngân hàng thương<br /> mại<br /> Tín dụng (credit) là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (tài sản) từ người<br /> sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định; khi đến hạn, người sử<br /> dụng phải hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.<br /> Tín dụng của NHTM là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho<br /> vay (NHTM) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó NHTM<br /> chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận,<br /> bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên đi vay đến khi hết<br /> hạn thanh toán.<br /> Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu cấp tín dụng NHTM trên phương diện<br /> nghiệp vụ cho vay. Do đó: Tín dụng NHTM là quan hệ vay mượn phát sinh từ việc<br /> <br /> NHTM sử dụng nguồn vốn để thực hiện cho vay đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, dân<br /> cư với những điều kiện và trong một thời gian nhất định mà hai bên đã thỏa thuận dựa<br /> trên nguyên tắc có hoàn trả.<br /> Hoạt động tín dụng là một hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng trong nền kinh<br /> tế thị trường, nhưng cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Trên thực tế có nhiều quan<br /> điểm khác nhau, từ đó dẫn đến những quan niệm khác nhau về CLTD trong đó có quan<br /> niệm từ phía khách hàng, quan niệm từ phía ngân hàng và quan niệm từ phía xã hội.<br /> Trong luận văn, tác giả chỉ tiếp cận CLTD trên phương diện NHTM, do vậy có thể<br /> hiểu về CLTD như sau:<br /> Chất lượng tín dụng là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của<br /> NHTM. CLTD thể hiện năng lực quản lý hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng yêu cầu phát<br /> triển kinh tế và hạn chế rủi ro đảm bảo an toàn về vốn và khả năng sinh lời của ngân<br /> hàng.<br /> Để đánh giá CLTD từ góc độ ngân hàng, tác giả lựa chọn một số chỉ tiêu sau:<br /> Thứ nhất là chỉ tiêu Hiệu suất sử dụng vốn<br /> Chỉ tiêu này giúp các nhà phân tích so sánh được khả năng cho vay của ngân hàng<br /> với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định được hiệu quả của một đồng vốn mà ngân<br /> hàng huy động được.<br /> Thứ hai là Vòng quay vốn tín dụng<br /> Chỉ tiêu này tăng thể hiện luân chuyển vốn tín dụng, công tác định kỳ hạn nợ và tổ<br /> chức thu hồi nợ vay, quản lý tín dụng của ngân hàng tốt. Ngược lại, chỉ tiêu này thấp<br /> chứng tỏ công tác thu nợ gặp khó khăn, nợ đóng băng khó thu hồi hoặc doanh số cho vay<br /> giảm hoặc cả hai dẫn đến CLTD không tốt.<br /> Thứ ba là chỉ tiêu Tỷ lệ nợ xấu<br /> Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá CLTD của ngân hàng,<br /> nó phản ánh những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt. Nếu chỉ tiêu này cao, ngân<br /> hàng sẽ bị đánh giá là có CLTD thấp và ngược lại.<br /> Thứ tư là chỉ tiêu Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo<br /> Tỷ lệ này phản ánh mức độ bù đắp tổn thất cho ngân hàng khi khoản thu thứ nhất<br /> <br /> gặp rủi ro, khách hàng không trả được nợ và lãi đúng kỳ hạn. Tỷ lệ này càng cao thì mức<br /> độ rủi ro tín dụng càng giảm.<br /> Cuối cùng, để đánh giá chất lượng tín dụng của NHMT, người ta sử dụng chỉ tiêu<br /> Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)<br /> Chỉ tiêu này rất quan trọng để phản ánh năng lực tài chính của NHTM. Chỉ tiêu này<br /> được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đánh giá mức<br /> độ an toàn trong hoạt động tín dụng của các NHTM.<br /> Khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến CLTD của NHTM, tác giả đề cập đến 3<br /> nhóm nhân tố:<br /> -<br /> <br /> Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng gồm: Chính sách tín dụng; Quy trình tín<br /> <br /> dụng; Kiểm soát nội bộ ngân hàng; Nguồn nhân lực; Hệ thống thông tin tín dụng; Hệ<br /> thống công cụ đánh giá tín nhiệm đối với khách hàng vay vốn; Hệ thống công nghệ ngân<br /> hàng; Nguồn vốn của ngân hàng.<br /> <br /> <br /> Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng vay vốn gồm: Uy tín, đạo đức của người<br /> <br /> vay; Khả năng tài chính của người vay; Triển vọng kinh doanh; Mức độ bảo đảm tín<br /> dụng; Uy tín giao dịch của khách hàng với ngân hàng.<br /> -<br /> <br /> Nhóm nhân tố khác như: môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường<br /> <br /> cạnh tranh.<br /> Chương 3. Thực trạng chất lượng tín dụng từ góc độ ngân hàng tại Ngân hàng<br /> thương mại cổ phần Quân đội<br /> Với các chỉ tiêu đã lựa chọn, tác giả đã đánh giá CLTD từ góc độ ngân hàng tại<br /> Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội như sau:<br /> - Về hiệu suất sử dụng vốn huy động: Hiệu suất sử dụng vốn huy động của MB<br /> qua các năm tương đối cao và ở mức trên trung bình ngành. Riêng năm 2008, do ảnh<br /> hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, hiệu suất sử dụng vốn huy động của MB thấp<br /> nhưng vẫn trên trung bình; năm 2011 và năm 2012, dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của tình<br /> hình kinh tế thế giới chung, MB vẫn duy trì được hiệu suất huy động vốn so với các năm<br /> trước, điều này cho thấy tình hình tăng trưởng trong hoạt động tín dụng của MB là ổn<br /> định và tương đối tốt, không gây ra tình trạng ứ đọng vốn huy động cho Ngân hàng.<br /> <br /> - Về vòng quay vốn tín dụng: Vòng quay vốn tín dụng của MB qua các năm từ<br /> năm 2008 đến năm 2012 giảm, đặc biệt là từ năm 2010 đến năm 2012 giảm mạnh từ 0,60<br /> còn 0,31; nghĩa là đồng vốn của Ngân hàng quay chậm lại, khiến khả năng luân chuyển<br /> vốn bị hạn chế, ảnh hưởng đến CLTD của Ngân hàng Quân đội.<br /> - Về tỷ lệ nợ xấu: Trong tổng dư nợ của MB, nợ đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ cao và<br /> lớn nhất, sau đó đến nợ cần chú ý; chiếm tỷ lệ thấp nhất là nợ nghi ngờ và nợ có khả năng<br /> mất vốn. Điều này thể hiện cơ cấu cho vay của Ngân hàng nhằm đảm bảo tình hình tài<br /> chính an toàn và ổn định. Tỷ lệ nợ xấu của MB giảm từ năm 2008 đến năm 2010 và tăng<br /> trở lại trong 2 năm 2011, 2012 do bối cảnh chung của nền kinh tế; tuy vậy tỷ lệ nợ xấu<br /> của Ngân hàng thấp hơn rất nhiều mức trung bình ngành và nằm trong giới hạn cho phép<br /> mà Ban lãnh đạo MB đưa ra.<br /> - Về dư nợ theo tài sản đảm bảo: Dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo tăng nhanh qua<br /> các năm theo sự tăng lên của dư nợ cho vay và chiếm tỷ lệ chủ yếu. Từ năm 2008 đến<br /> năm 2012, dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo của MB tăng 5,7 lần, tương ứng với tốc độ<br /> tăng trung bình 94%. Cuối năm 2012, tỷ trọng dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo chiếm<br /> 82% tổng dư nợ vay, tăng so với năm 2011, dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo<br /> chiếm trung bình 21%. Việc cho vay có tài sản đảm bảo là cơ sở để NHTM có thể giảm<br /> rủi ro tín dụng và chi phí trích lập dự phòng rủi ro, đồng thời tăng lợi nhuận cho ngân<br /> hàng, góp phần tăng vốn chủ sở hữu và an toàn vốn<br /> - Về hệ số an toàn vốn CAR: Năm 2010, MB có hệ số CAR rất cao, thể hiện năng<br /> lực tài chính mạnh. Năm 2011, hệ số này giảm mạnh, còn 9,59%. Năm 2012, tỷ lệ an<br /> toàn vốn của MB tăng lên 11,15%; Tỷ lệ CAR của MB được xếp ở vị trí cao trong nhóm<br /> các ngân hàng TMCP. Việc MB nâng cao CAR lên không chỉ có ý nghĩa về mặt đảm bảo<br /> an toàn về vốn mà còn tạo tiền đề đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của hệ thống<br /> MB.<br /> Để đảm bảo chất lượng tín dụng trong thời gian qua, Ngân hàng Quân đội đã thực<br /> hiện một số nhóm giải pháp sau đây:<br /> Một là, nhóm giải pháp về chính sách tín dụng<br /> Sau gần 20 năm hoạt động, MB đã xây dựng được các chính sách tín dụng đảm bảo<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0