intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

98
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được trình bày thành bốn chương: Chương 1 – Tổng quan về Đề tài nghiên cứu; chương 2 – Cơ sở lý luận của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại; chương 3 – Thực trạng kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng; chương 4 – Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm so át nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

i<br /> <br /> CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br /> 1.1. Tính cấp thiết của Đề tài<br /> Việc duy trì kiểm soát nội bộ hiệu quả đối với hoạt động quản lý tài sản bảo<br /> đảm là một trong các biện pháp quan trọng nhằm hạn chế việc xảy ra các mất mát<br /> về vật chất của ngân hàng th ương mại trong hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng.<br /> <br /> 1.2.<br /> <br /> Tổng quan về các đề tài đã nghiên cứu<br /> Qua quá trình tìm hiểu các Luận văn Thạc sĩ và Luận văn Tiến sĩ viết về các<br /> <br /> đề tài này mới chỉ nghiên cứu về các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ nói<br /> chung trong toàn ngân hàng mà chưa có nhiều đề tài nghiên cứu sâu vào nghiên cứu<br /> về kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động cụ thể mà quan trọng trong ngân hàng<br /> như hoạt động quản lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng mà Tác giả Luận văn muốn<br /> nghiên cứu trong Luận văn này.<br /> Bên cạnh việc tìm hiểu các đề tài Luận văn Thạc sĩ, Luận văn Tiến sĩ viết về<br /> các nội dung liên quan, Tác giả Luận văn còn tìm hiểu các bài viết trên các báo, tạp<br /> chí viết về các nội dung liên quan tới tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại .<br /> Các bài viết này cho thấy ngày nay các ngân hàng thương mại đang xem trọng yếu<br /> tố về khả năng sinh lợi cao của dự án xin cấp tín dụng mà không phải là yếu tố về<br /> giá trị tài sản có của khách hàng để ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.<br /> Trong khi các mất mát đến với các ngân hàng thương mại phần lớn là do không xử<br /> lý được tài sản bảo đảm (nguồn thu nợ thứ hai) của khách hàng để thu hồi khoản tín<br /> dụng đã cấp.<br /> Vì vậy, với mong muốn nghiên cứu, trao đổi nhằm hoàn thiện công tác kiểm<br /> soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm nhằm hướng tới mục tiêu an<br /> toàn cho Ngân hàng và tạo đà tăng trưởng tín dụng ổn định, Tác giả Luận văn đã lựa<br /> chọn Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý<br /> tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh<br /> Vượng”.<br /> <br /> ii<br /> <br /> 1.3.<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> Luận văn hướng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:<br /> Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm trong ngân<br /> <br /> (i)<br /> <br /> hàng thương mại như thế nào?<br /> Thực trạng việc thiết kế các thủ tục kiểm soát nội bộ và công tác kiểm<br /> <br /> (ii)<br /> <br /> soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm trong VPBank như<br /> thế nào?<br /> (iii)<br /> <br /> Hoàn thiện việc thiết kế các thủ tục kiểm soát nội bộ và công tác kiểm<br /> soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm t rong VPBank như<br /> thế nào?<br /> <br /> 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các nội dung liên quan đến kiểm soát<br /> nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại.<br /> Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là kiểm so át nội bộ đối với hoạt động quản<br /> lý tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch VPBank.<br /> <br /> 1.5. Phương pháp nghiên cứu<br /> Luận văn này sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:<br /> Tác giả Luận văn sử dụng các kỹ thuật thống kê – mô tả đặc điểm tài sản<br /> được nhận làm tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch VPBank; mô tả các văn bản quy<br /> định, hướng dẫn còn hiệu lực của VPBank về hoạt động quản lý tài sản bảo đảm do<br /> VPBank ban hành; mô tả thực trạng hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Sở giao<br /> dịch VPBank . Trên cơ sở các mô tả này, Tác g iả Luận văn sử dụng phương pháp<br /> đánh giá tổng quát về thực trạng hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch<br /> VPBank để nhận diện ra những vấn đề còn đang tồn tại trong hoạt động quản lý tài<br /> sản bảo đảm ở Sở giao dịch VPBank. Sau khi đã nhận diện đượ c những vấn đề còn<br /> đang tồn tại trong hoạt động quản lý tài sản bảo đảm ở Sở giao dịch VPBank, Tác<br /> giả Luận văn sử dụng các các kỹ thuật chọn mẫu, phân tích, so sánh các dữ liệu thu<br /> thập được về tổ chức, thiết kế thủ tục kiểm soát nội bộ đối với tài sản bả o đảm tại<br /> Sở giao dịch VPBank với các dữ liệu thứ cấp thu thập được như trong các văn bản,<br /> <br /> iii<br /> <br /> quy định pháp luật, và các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ liên quan tại các ngân hàng<br /> khác và các kỹ thuật phân tích – tổng hợp các rủi ro có thể xảy ra đối với các tài sản<br /> được nhận làm tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch VPBank nắm bắt nguyên nhân của<br /> các tồn tại trong hoạt động quản lý tài sản bảo đảm ở Sở giao dịch VPBank .<br /> Dựa trên việc nắm bắt các nguyên nhân của các tồn tại trong hoạt động quản lý<br /> tài sản bảo đảm ở S ở giao dịch VPBank. Tác giả Luận văn tiến hành thăm dò ý kiến<br /> đối với các cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động quản lý tài sản bảo đảm ở Sở giao<br /> dịch VPBank, phỏng vấn và xin tư vấn của các Luật sư để có cơ sở đưa ra các<br /> phương hướng cũng như các kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với<br /> hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch VPBank .<br /> <br /> 1.6. Kết cấu của Luận văn<br /> Luận văn được trình bày thành bốn chương:<br /> Chương 1 – Tổng quan về Đề tài nghiên cứu ;<br /> Chương 2 – Cơ sở lý luận của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài<br /> sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại;<br /> Chương 3 – Thực trạng kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản<br /> bảo đảm tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng<br /> Chương 4 – Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm so át nội bộ đối với hoạt<br /> động quản lý tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh<br /> Vượng.<br /> <br /> iv<br /> <br /> CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ<br /> ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM<br /> TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br /> Trong chương này, Tác giả Luận văn trình bày các khái quát về bản chất của<br /> kiểm soát nội bộ, mục tiêu và vai trò của kiểm soát nội bộ, các yếu tố của kiểm soát<br /> nội bộ trong ngân hàng thương mại và các cơ sở lý luận về dánh giá kiểm soát nội<br /> bộ của các cơ quan giám sát ngoài ngân hà ng thương mại. Dựa trên các cơ sở lý<br /> luận cơ bản về kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại này và các trình bày<br /> về đặc điểm của hoạt động quản lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại,<br /> Tác giả Luận văn đã xây dựng các lý luận về kiểm soát nội bộ cho hoạt động quản<br /> lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại . Điểm mới trong Luận văn là việc<br /> thiết kế Bảng câu hỏi đánh giá tổng quát kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý<br /> tài sản bảo đảm . Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên các lý luận về kiểm s oát nội bộ<br /> đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại bao gồm 28<br /> câu hỏi đánh giá về các yếu tố của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài<br /> sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại: 05 câu hỏi đánh giá về Sự giám sát của<br /> nhà quản lý và văn hóa làm việc đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm trong<br /> ngân hàng thương mại, 06 câu hỏi đánh giá về Nhận diện và đánh giá rủi ro đối với<br /> hoạt động quản lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại , 07 câu hỏi đánh giá<br /> về Kiểm soát các hoạt động và phân tách nhiệm vụ trong hoạt động quản lý tài sản<br /> bảo đảm ở ngân hàng thương mại , 05 câu hỏi đánh giá về Thông tin và sự truyền tải<br /> thông tin trong hoạt động quản lý tài sản bảo đảm ở ngân hàng thương mại và 05<br /> câu hỏi đánh giá về Giám sát hoạt động và sửa chữa các sai sót trong hoạt động<br /> quản lý tài sản bảo đảm ở ngân hàng thương mại .<br /> Ưu điểm của Bảng câu hỏi đánh giá tổng quát kiểm soát nội bộ đối với hoạt<br /> động quản lý tài sản bảo đảm là: Dựa vào các câu trả lời Không cho mỗi câu hỏi<br /> Tác giả sẽ xác định được những điểm cần tập trung sự quan tâm phân tích chi tiết<br /> nhằm xác định những tồn tại trong hoạt động quản lý tài sản bảo đảm của ngân hàng<br /> <br /> v<br /> <br /> thương mại. Bên cạnh đó, người đánh giá chỉ cần sử dụng các kỹ thuật đơn giản<br /> như: quan sát, phỏng vấn để trả lời các câu hỏi dưới dạng câu trả lời Có, Chưa rõ,<br /> Không.<br /> Nhược điểm của việc sử dụng Bảng câu hỏi đánh giá tổng quát kiểm soát nội<br /> bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm là : để có những kết luận chính xác về<br /> các vấn đề đang tồn tại và n guyên nhân của các vấn đề này trong hoạt động quản lý<br /> tài sản bảo đảm của ngân hàng, người đánh giá cần phải sử dụng thêm các kỹ thuật<br /> phân tích khác như: quan sát, chọn mẫu, phỏng vấn ...<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2