TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
------------<br />
<br />
LÊ THỊ VÂN ANH<br />
<br />
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH<br />
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
<br />
HÀ NỘI, NĂM 2011<br />
<br />
i<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
<br />
1.1.<br />
<br />
Tính cấp thiết của đề tài<br />
Việc phân tích báo cáo tài chính có thể giúp những người quan tâm tới doanh<br />
<br />
nghiệp đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất. Ví dụ đối với nhà quản lý<br />
doanh nghiệp thì đưa ra chiến lược nâng cao năng lực cho doanh nghiệp đó,… Với<br />
việc nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, ngày càng<br />
nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài hiện diện tại Việt Nam. Trong điều kiện<br />
đó, các doanh nghiệp trong nước cần nâng cao năng lực cạnh tranh mà nòng cốt là<br />
năng lực tài chính. Muốn như vậy thì phải tổ chức phân tích báo cáo tài chính một<br />
cách đầy đủ và rõ ràng.<br />
Công ty cổ phần Thép Nam Kim, là doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn<br />
chứng khoán nên cần minh bạch thông tin, việc phân tích tài chính sẽ đem lại một<br />
số tác dụng như: Cổ đông và ban điều hành công ty có định hướng phát triển công<br />
ty một cách phù hợp, biết được tình hình tài chính của công ty đang tốt hay xấu,<br />
thời gian tới công ty có cần thêm vốn kinh doanh hay không và chiến lược huy động<br />
vốn như thế nào; Công ty cũng sẽ thu hút được nhà đầu tư, nâng cao giá trị doanh<br />
nghiệp,… Trên thực tế hoạt động phân tích tài chính đối với công ty này chưa được<br />
chú trọng, hầu như không có bộ phận chuyên trách về phân tích tài chính công ty,…<br />
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phân tích báo cáo tài<br />
chính của Công ty cổ phần thép Nam Kim” để nghiên cứu.<br />
1.2.<br />
<br />
Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan<br />
Thời gian qua, trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân tích<br />
<br />
báo cáo tài chính doanh nghiệp. Nhìn chung, nội dung nghiên cứu của các tác giả đi<br />
trước đã đề cập sâu đến các phương pháp cũng như các nội dung phân tích báo cáo<br />
tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo Luận văn thì các công trình nghiên cứu đi<br />
trước còn có điểm chưa đề cập sâu và chưa đầy đủ cơ sở đó là: (i) Các công trình<br />
<br />
ii<br />
<br />
nghiên cứu thường chỉ tập trung phân tích đối với 2 loại báo cáo tài chính là bảng<br />
cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà chưa phân tích đối với<br />
báo cáo lưu chuyển tiền tệ; (ii) Thêm nữa, các công trình nghiên cứu trước đây cũng<br />
chưa đưa ra được cơ sở so sánh khi đánh giá, phân tích các chỉ số tài chính của<br />
doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải xây dựng một hệ thống các giá trị trung bình của<br />
ngành, để từ đó có thể so sánh giá trị các chỉ tiêu tài chính mà ta tính được nhằm<br />
đưa ra nhận định doanh nghiệp phân tích có tốt hơn mức độ trung bình trong ngành<br />
đó hay không và chỉ tiêu này tốt hơn, chỉ tiêu nào chưa tốt bằng.<br />
Để có thể nghiên cứu được thành công đề tài đã chọn, Luận văn cần tập<br />
trung thực hiện các nội dung: (i) Hệ thống hóa các lý luận về phân tích báo cáo tài<br />
chính doanh nghiệp, đề xuất bộ chỉ tiêu phân tích phù hợp; (ii) Xây dựng cơ sở so<br />
sánh các chỉ tiêu tài chính nhằm đưa ra những nhận định phù hợp hơn với các doanh<br />
nghiệp khác cùng ngành; (iii) Áp dụng các phương pháp phân tích tài chính đã trình<br />
bày vào phân tích Công ty cổ phần Thép Nam Kim trong giai đoạn nghiên cứu. (iv)<br />
Làm sáng tỏ những điểm tồn tại và nguyên nhân tồn tại và dự báo về về tình hình tài<br />
chính của Công ty cổ phần thép Nam Kim;<br />
1.3.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho Công ty Cổ phần<br />
<br />
thép Nam Kim.<br />
1.4.<br />
<br />
Câu hỏi nghiên cứu<br />
Nghiên cứu đề tài cần phải trả lời được các câu hỏi sau: (i) Các lý luận khoa<br />
<br />
học về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp? (ii) Các<br />
nội dung tổ chức công tác phân tích báo cáo tài chính và quy trình phân tích báo cáo<br />
tài chính? (iii) Sự cần thiết phải phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần<br />
thép Nam Kim; và (iv) Các kết luận rút ra sau khi phân tích báo cáo tài chính của<br />
Công ty cổ phần thép Nam Kim?<br />
1.5.<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu<br />
Luận văn tập trung nghiên cứu các Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần<br />
<br />
thép Nam Kim trong giai đoạn 2007-2010.<br />
<br />
iii<br />
<br />
1.6.<br />
<br />
Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên<br />
<br />
cứu khoa học như: Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp; Phương pháp so<br />
sánh, kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu trước để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên<br />
cứu của Luận văn; Phương pháp loại trừ,…<br />
1.7.<br />
<br />
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
Nghiên cứu đề tài, Luận văn đã hệ thống hoá những lý luận khoa học về báo<br />
<br />
cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính. Đặc biệt là Luận văn đã xây dựng được<br />
cơ sở so sánh các chỉ số tài chính trong ngành thép qua việc tổng hợp các báo cáo<br />
tài chính của một số doanh nghiệp trong ngành. Trên cơ sở tình hình thực tế của<br />
Công ty cổ phần thép Nam Kim, Luận văn đề xuất những quan điểm, giải pháp<br />
quan trọng để nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp này.<br />
1.8.<br />
<br />
Kết cấu của đề tài nghiên cứu<br />
Ngoài các phần danh mục các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ, các từ viết tắt và<br />
<br />
các phụ lục, Luận văn được kết cấu thành 4 chương:<br />
Chương 1:<br />
<br />
Giới thiệu về đề tài nghiên cứu<br />
<br />
Chương 2:<br />
<br />
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp<br />
<br />
Chương 3:<br />
<br />
Phân tích thực trạng BCTC của Công ty cổ phần thép Nam Kim<br />
<br />
Chương 4:<br />
<br />
Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao<br />
năng lực tài chính cho Công ty cổ phần thép Nam Kim<br />
<br />
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH<br />
DOANH NGHIỆP<br />
2.1.<br />
<br />
Khái quát phân tích báo cáo tài chính<br />
<br />
2.1.1. Báo cáo tài chính<br />
-<br />
<br />
Khái niệm báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp<br />
<br />
nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính,<br />
kết quả kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và khả năng sinh lời trong kỳ của<br />
doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu<br />
<br />
iv<br />
<br />
cho người sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá, phân tích và dự đoán tình<br />
hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
-<br />
<br />
Phân loại báo cáo tài chính: Có nhiều cách phân loại báo cáo tài chính<br />
<br />
nhưng thường người ta chia thành các loại như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết<br />
quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài<br />
chính. Mỗi loại này người ta lại phân theo từng thời điểm, thời kỳ khác nhau.<br />
-<br />
<br />
Vai trò của báo cáo tài chính: là ghi chép lại quá trình phát triển của doanh<br />
<br />
nghiệp và là cơ sở để đánh giá năng lực cũng như tình hình hoạt động của doanh<br />
nghiệp.<br />
2.1.2. Phân tích báo cáo tài chính<br />
Không có định nghĩa cụ thể nào về phân tích báo cáo tài chính nhưng có thể<br />
hiểu đây là quá trình xử lý số liệu bằng các phương pháp kỹ thuật nhằm đưa ra đánh<br />
giá về tình hình tài chính, hoạt động của doanh nghiệp; giúp các đối tượng quan tâm<br />
tới doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn trước khi ra các quyết định cần thiết.<br />
2.2.<br />
<br />
Các phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính<br />
Có nhiều phương pháp phân tích báo cáo tài chính, trong đó một trong những<br />
<br />
phương pháp thường được áp dụng là phương pháp so sánh để đánh giá chỉ tiêu<br />
phân tích dựa trên giá trị mẫu đã được tính toán trước nhằm đưa ra những nhận xét<br />
thích hợp. Ngoài ra, người ta còn áp dụng phương pháp mô hình (với mô hình phân<br />
tích nổi tiếng là mô hình Dupont), hay các phương pháp khác như: Phương pháp chi<br />
tiết hóa chỉ tiêu phân tích, Phương pháp liên hệ (liên hệ cân đối; liên hệ<br />
thuận/ngược chiều; hoặc liên hệ tương quan), Phương pháp thay thế liên hoàn,<br />
Phương pháp số chênh lệch, Phương pháp đồ thị.<br />
2.3.<br />
<br />
Nội dung phân tích báo cáo tài chính<br />
<br />
2.3.1. Phân tích bảng cân đối kế toán<br />
Khi phân tích bảng cân đối kế toán người ta thực hiện 2 nội dụng: Phân tích<br />
sự biến động giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán; và phân tích các chỉ<br />
tiêu tính toán từ các số liệu được cho bởi bảng cân đối kế toán. Một số nhóm chỉ<br />
tiêu phân tích như sau: (i) Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính với các chỉ tiêu về hệ số<br />
<br />