CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊU CỨU ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH BÁO CÁO<br />
TÀI CHÍNH TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
1.1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Phân tích báo cáo tài chính đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và trở thành một<br />
việc làm không thể thiếu đối với bất kỳ ngân hàng nào, bởi đối với nhà quản trị ngân<br />
hàng, các nhà quản lý, nhà đầu tư…Với một hệ thống chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính<br />
phù hợp, phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp và các đối tượng liên quan<br />
ra các quyết định đúng đắn trong hoạt động của mình nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong<br />
kinh doanh.<br />
<br />
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu<br />
Các đề tài trên đã khái quát và làm nổi bật được tình hình phân tích báo cáo tài<br />
chính của các ngân hàng thương mại; đánh giá được các điểm mạnh, điểm yếu của việc<br />
phân tích báo cáo tài chính tại các ngân hàng đó. Từ đó các tác giả cũng đã đưa ra các<br />
giải pháp nhằm hoàn thiện việc phân tích bao gồm hoàn thiện các chỉ tiêu, hoàn thiện<br />
phương pháp phân tích.<br />
Tuy nhiên, các giải pháp mà các tác giả đưa ra ở mức khái quát và chưa phù hợp với<br />
thực tế nên việc áp dụng ở các ngân hàng thương mại còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại.<br />
<br />
1.3. Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề cơ bản về phân tích báo cáo tài chính trong các<br />
ngân hàng thương mại<br />
- Làm rõ thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần<br />
xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Vinh<br />
- Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần<br />
xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Vinh<br />
- Từ đó đưa ra các nhận định về mặt còn tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại đó<br />
và đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích BCTC tại Ngân<br />
hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Vinh<br />
<br />
1.4. Câu hỏi nghiên cứu<br />
<br />
- Phân tích báo cáo tài chính trong Ngân hàng TMCP bao gồm những công việc<br />
nào?<br />
- Thực trạng phân tích báo cáo tài chính trong Ngân hàng TMCP như thế nào?<br />
- Làm thế nào để hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính trong Ngân hàng TMCP?<br />
<br />
1.5. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính trong các<br />
ngân hàng thương mại<br />
- Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất<br />
nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Vinh<br />
- Thời gian nghiên cứu của luận văn từ tháng 7/2011 đến tháng 12/2011<br />
- Địa điểm tổ chức thu thập tài liệu tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập<br />
khẩu Việt Nam Chi nhánh Vinh<br />
<br />
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, logic, phương pháp phân tích và<br />
tổng hợp, phương pháp thống kê, mô hình hóa, phương pháp tiếp cận, hệ thống<br />
<br />
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu<br />
- Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích<br />
báo cáo tài chính trong ngân hàng thương mại.<br />
- Căn cứ vào đặc điểm hoạt động trong ngân hàng thương mại, đề tài đưa ra các<br />
phân tích tài chính cho phép tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hoạt động của ngân hàng<br />
thương mại có được hiệu quả hay không, nhằm giúp các ngân hàng tìm ra giải pháp hoàn<br />
thiện hoạt động của mình.<br />
<br />
Kết cấu của đề tài nghiên cứu<br />
Ngoài phần mục lục, danh mục các bảng biểu sơ đồ, phụ lục, luận văn được kết cầu<br />
thành 4 chương:<br />
Chương 1: Tổng quan nghiên đề tài phân tích báo cáo tài chính trong các ngân<br />
hàng thương mại<br />
Chương 2: Lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính trong các ngân hàng<br />
<br />
thương mại<br />
Chương 3: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ<br />
phần xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Vinh<br />
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương<br />
mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Vinh<br />
<br />
CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH<br />
TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
2.1. Khái nhiệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính<br />
2.1.1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính<br />
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số<br />
liệu các chỉ tiêu tài chính kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua hoặc hệ thống báo cáo<br />
tài chính dự toán nhằm cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có thể đánh giá tình hình tài<br />
chính, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp<br />
Phân tích báo cáo tài chính thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệ thống<br />
báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệ thống báo cáo nhằm đánh<br />
giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu<br />
cầu theo những mục tiêu khác nhau.<br />
<br />
2.1.2. Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính<br />
Có hai mục đích hoặc mục tiêu trung gian trong phân tích báo cáo tài chính, đồng<br />
thời là mối quan tâm cho mọi nhà phân tích thông minh.<br />
- Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu<br />
được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài<br />
chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Như<br />
vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những<br />
quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu.<br />
- Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết<br />
định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán<br />
tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả<br />
<br />
những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ<br />
và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình<br />
hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ<br />
và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương<br />
lai.<br />
<br />
2.1.3. Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính<br />
Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ<br />
những thông tin, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được những nét sinh động<br />
trên “bức tranh tài chính” của doanh nghiệp thể hiện qua các khía cạnh sau đây:<br />
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực các thông tin tài chính cần thiết cho chủ<br />
doanh nghiệp và các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các khách hàng, nhà cung cấp…<br />
- Cung cấp những thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn<br />
vốn, khả năng sinh lời và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
- Cung cấp những thông tin về tình hình công nợ, khả năng thu hồi các khoản phải<br />
thu, khả năng thanh toán các khoản phải trả cũng như các nhân tố khác ảnh hưởng tới<br />
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
<br />
Hệ thống báo cáo tài chính ngân hàng thƣơng mại.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
2.2.1. Hệ thống báo cáo tài chính ngân hàng thương mại.<br />
Báo cáo tài chính là bản báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động của một doanh<br />
nghiệp. “Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế<br />
toán hiện hành phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của doanh nghiệp. Theo<br />
đó, BCTC chứa đựng những thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ<br />
sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh<br />
nghiệp.<br />
Các ngân hàng thương mại với đặc thù hoạt động kinh doanh riêng biệt và yêu cầu<br />
kiểm soát chặt chẽ hơn từ phía Nhà nước nên việc lập báo cáo tài chính cũng có văn bản<br />
quy định riêng. Theo đó BCTC hiện hành đối với TCTD do Thống đốc NHNN Việt Nam<br />
và Bộ tài chính ban hành bao gồm:<br />
Bảng cân đối kế toán; Báo cáo thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh; Báo cáo lưu<br />
chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính.<br />
<br />
2.2.2. Vai trò của hệ thống báo cáo tài chính đối với việc phân tích tình hình tài<br />
chính của ngân hàng thương mại.<br />
- Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin khái quát về kinh tế, tài chính, giúp<br />
cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động các nguyồn vốn<br />
vào quá trình kinh doanh.<br />
- Phản ánh tổng hợp, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn và kết quả kinh<br />
doanh của ngân hàng trong một kỳ kế toán cũng như tại thời điểm lập báo cáo tài chính.<br />
- Phục vụ cho việc phân tích hoạt động, tình tài chính của ngân hàng trong kỳ kế<br />
toán, tại thời điểm lập báo cáo, phát hiện kịp thời những thiếu sót, những nhân tố làm<br />
giảm kết quả hoạt động kinh doanh và dự đoán sự phát triển trong tương lai...<br />
- Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin tổng quát về kinh tế-xã hội, giúp cho<br />
việc phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, trên cơ sở đó giúp cho việc<br />
kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động các nguồn vốn vào các<br />
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
- Những thông tin trên BCTC là những căn cứ quan trọng trong việc phân tích, phát<br />
hiện những khả năng tiềm tàng về kinh tế, dự đoán tình hình kinh doanh, xu hướng phát<br />
triển, đưa ra các lời khuyên cho các quyết định của các đối tượng quan tâm đến ngân<br />
hàng như nhà đầu tư, nhà quản trị, chủ nợ...<br />
<br />
2.3. Các phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính<br />
2.3.1. Phương pháp so sánh<br />
So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ<br />
biến động của chỉ tiêu phân tích. Đây là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích<br />
BCTC NHTM.<br />
2.3.2. Phương pháp loại trừ<br />
Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân<br />
tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của<br />
nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác.<br />
<br />
2.3.3. Phương pháp số chênh lệch<br />
Phương pháp số chênh lệch là phương pháp dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của<br />
<br />