i<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI : “PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ<br />
DỤNG VỐN TRONG CÁC CÔNG TY CƠ KHÍ TRÊN<br />
ĐỊA BÀN HÀ NỘI”<br />
1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Sau một số năm bị thả nổi trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp<br />
cơ khí có thời kỳ “lao đao, suy kiệt” nay đang từng bước vươn dậy. Toàn ngành<br />
cơ khí đã duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức 13-14%/năm trong 3 năm trở lại<br />
đây. Đặc biệt, kể từ năm 2007 đến nay, một số ngành hàng, sản phẩm cơ khí đã<br />
tạo ra được sản phẩm có chất lượng, đủ sức cạnh tranh ngay trên “sân nhà” và<br />
từng bước xuất khẩu, tiến tới hội nhập quốc tế, tiền đề bước vào “sân chơi” hội<br />
nhập.<br />
Các công ty cơ khí hiện nay, hiệu quả sử dụng vốn còn nhiều hạn chế do<br />
máy móc kĩ thuật còn lạc hậu so với các nước trên thế giới, hao mòn tài sản cố<br />
định lớn nên thành phẩm làm ra chất lượng chưa cao dẫn đến một số doanh<br />
nghiệp thua lỗ hoặc phá sản. Bên cạnh đó, vốn lưu động của các công ty này sử<br />
dụng chưa tốt, tốc độ luân chuyển vốn lưu động thấp, hàng tồn kho cao, cộng với<br />
việc vay vốn từ ngân hàng khiến chi phí tài chính lớn, làm tăng chi phí từ đó ảnh<br />
hưởng đáng kể tới lợi nhuận. Do đó, việc tìm ra các giải pháp nhằm quản lý sử<br />
dụng vốn có hiệu quả đã trở thành động Lực và đòi hỏi cấp thiết đối với tất cả<br />
các công ty trong ngành cơ khí.<br />
Xuất phát từ tình hình trên, đề tài :”Phân tích hiệu quả sử dụng vốn<br />
trong các công ty cơ khí trên địa bàn Hà Nội ” có ý nghĩa thiết thực không chỉ<br />
về lý luận mà còn về thực tiễn đối với các công ty cơ khí trên địa bàn Hà Nội là<br />
lý do tác giả lựa chọn, nghiên cứu đề tài.<br />
<br />
1.2 Tổng quan về các đề tài nghiên cứu liên quan<br />
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam<br />
hội nhập nền kinh tế giới cụ thể là chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế<br />
<br />
ii<br />
giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đã có cả cơ hội và thách thức khi tham<br />
gia và sân chơi lớn này. Trong những khó khăn đó thì vốn là một vấn đề khó<br />
khăn lớn nhất, vốn là chìa khóa, là phương tiện để biến các ý tưởng kinh doanh<br />
thành hiện thực.<br />
Chính vì vậy đề tài “Phân tích vốn và hiệu quả sử dụng vốn” đã được đề cập<br />
rất nhiều tuy nhiên vấn đề còn tồn tại của các luận văn trước là chưa tập trung<br />
khai thác về hiệu quả sử dụng vốn trong ngành cơ khí .Đây là một ngành mà Việt<br />
Nam chưa có thế mạnh vì cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu. Tuy nhiên cơ khí là<br />
một trong những ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan trọng trong việc<br />
phát triển kinh tế quốc dân, củng cố an ninh quốc phòng của đất nước. Một số<br />
ngành và sản phẩm cơ khí trọng điểm là:<br />
- Thiết bị toàn bộ<br />
- Máy động lực<br />
- Cơ khí phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến<br />
- Máy công cụ<br />
- Cơ khí xây dựng<br />
- Cơ khí đóng tàu thủy<br />
- Thiết bị kỹ thuật điện - điện tử<br />
- Cơ khí ôtô - cơ khí giao thông vận tải.<br />
Luận văn của em xin chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các<br />
công ty cơ khí trên địa bàn Hà Nội ”để nghiên cứu những vấn đề về qui mô hình<br />
thức sở hữu của các công ty và đưa ra hướng giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả<br />
sử dụng vốn trong các công ty này.<br />
<br />
1.3 Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả sử dụng vốn của các<br />
công ty cơ khí<br />
<br />
iii<br />
- Phân tích và đánh giá thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn của các công<br />
ty cơ khí trên địa bàn Hà Nội.<br />
- Nêu lên những mặt hiệu quả và kém hiệu quả, nguyên nhân của những<br />
vấn đề kém hiệu quả đó, từ đó đề xuất các phương hướng và giải pháp cơ bản<br />
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các công ty cơ khí<br />
<br />
1.4 Phạm vi nghiên cứu<br />
Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn với số liệu trong 2 năm 2009<br />
và 2010 của 2 công ty<br />
+ Công ty TNHH một thành viên Mai Động<br />
+Công ty cổ phần cơ khí Điện Lực<br />
Lí do chọn 2 công ty trên<br />
- Công ty Mai Động là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Sở công nghiệp<br />
Hà Nội, chuyên ngành chế tạo Cơ khí và luyện kim. Công ty Mai Động ngày nay<br />
có tiền thân là liên xưởng cơ khí số 1 được thành lập theo quyết định của UBHC<br />
Thành phố Hà Nội vào ngày 20/6/1960 trên cơ sở hợp nhất của 11 xưởng công tư<br />
hợp doanh nằm rải rác trong thành phố.<br />
Công ty này đại diện cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực<br />
cơ khí ở Hà Nội, và hình thức sở hữu là công ty TNHH 1 thành viên với chủ sở<br />
hữu 1 thành viên là nhà nước.<br />
- Công ty cổ phần cơ khí Điện Lực được thành lập theo quyết định số<br />
111/2004/QĐ-BCN ngày 13/10/2004 của Bộ công nghiệp về việc chuyển đổi<br />
Nhà máy Cơ khí Yên Viên thành Công ty Cổ phần Cơ khí Điện Lực và Giấy<br />
chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp<br />
ngày 30/3/2005.<br />
Công ty này đại diện cho hình thức cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà<br />
nước thành công ty cổ phần theo định hướng của chính phủ. Doanh nghiệp cổ<br />
phần hóa sẽ không còn cơ chế bao cấp của nhà nước. Vì vậy tính chịu trách<br />
nhiệm sẽ cao hơn và có tác phong kinh doanh hiện đại. Cổ phần hóa DNNN<br />
nhằm:<br />
<br />
iv<br />
+ Tạo sự thúc đẩy trong sản xuất kinh doanh của nhân viên trong doanh<br />
nghiệp vì họ lao động là phục vụ lợi ích cho công ty và cho chính bản thân họ.<br />
+ Huy động nguồn vốn trong nhân dân và cán bộ công nhân viên của<br />
doanh nghiệp để giảm bớt gánh nặng tài chính cho nhà nước.<br />
<br />
1.5 Phương pháp nghiên cứu<br />
Kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống như :<br />
- Phương pháp so sánh<br />
- Phương pháp duy vật biện chứng<br />
- Phương pháp phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn<br />
- Phương pháp phân tích chi tiết<br />
- Phương pháp kết hợp<br />
<br />
1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu<br />
-Về lý luận:<br />
+Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn của các doanh<br />
nghiệp sản xuất nói chung và cơ khí nói riêng<br />
+Hệ thống hóa các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn<br />
-Về mặt thực tiễn:<br />
+Phân tích thực trạng và làm rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả<br />
sử dụng vốn của các công ty cơ khí trên địa bàn Hà Nội cụ thể là công ty TNHH<br />
1 thành viên Mai Động và công ty cổ phần cơ khí Điện Lực trong 2 năm gần đây.<br />
+Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn<br />
kinh doanh của 2 loại hình doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn Hà Nội nói riêng<br />
và các công ty cơ khí nói chung trong điều kiện hiện nay.<br />
<br />
1.7 Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn của em được chia thành 4<br />
chương<br />
Chương 1:Tổng quan về đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các công<br />
ty cơ khí trên địa bàn Hà Nội”<br />
Chương 2:Cơ sở lý luận về vốn và phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các<br />
doanh nghiệp sản xuất.<br />
<br />
v<br />
Chương 3: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của các công ty cơ khí trên<br />
địa bàn Hà Nội.<br />
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các công ty cơ<br />
khí trên địa bàn Hà Nội.<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ<br />
DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP<br />
SẢN XUẤT<br />
2.1 Vốn và vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh<br />
2.1.1 Khái niệm về vốn kinh doanh<br />
Vốn kinh doanh là toàn bộ giá trị tài sản bỏ ra kinh doanh nhằm đạt được mục<br />
tiêu của doanh nghiệp hay vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các nguồn<br />
Lực dùng trong kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lợi<br />
<br />
2.1.2 Phân loại vốn kinh doanh<br />
2.1.2.1 Phân loại theo phương thức chu chuyển vốn của doanh nghiệp<br />
Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước<br />
về TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu<br />
kì sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hêt thời gian sử dụng<br />
Vốn lưu động của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu<br />
động hay là lượng giá trị ứng trước cho toàn bộ tài sản lưu động của doanh<br />
nghiệp<br />
2.1.2.2 Phân loại vốn theo nguồn hình thành<br />
-Vốn chủ sở hữu:Là toàn bộ giá trị vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng<br />
<br />
góp. Số vốn này không phải là 1 khoản nợ và doanh nghiệp không phải cam kết<br />
thanh toán.Tùy theo loại hình doanh nghiệp vốn chủ sở hữu được hình thành từ<br />
các nguồn vốn khác nhau<br />
<br />