i<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Vốn là một trong các nhân tố đầu vào cơ bản và rất quan trọng của mọi<br />
hoạt động sản xuất kinh doanh. Sử dụng vốn có hiệu quả đồng nghĩa việc bảo<br />
toàn và phát triển vốn phục vụ cho quá trình tái sản xuất kinh doanh dẫn tới<br />
tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế<br />
nói chung. Rõ ràng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề hết sức<br />
quan trọng, liên quan đến vấn đề tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp<br />
đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới hiện nay.<br />
Qua tìm hiểu và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của các công<br />
ty hoá chất thuộc Bộ Thương mại, tác giả nhận thấy, việc nâng cao hiệu quả<br />
sử dụng vốn của các công ty này đã được các nhà quản lý bàn tới nhưng chưa<br />
tìm ra một giải pháp thực sự. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã chọn đề tài<br />
“Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử<br />
dụng vốn tại các công ty hóa chất thuộc Bộ Thương mại” làm đề tài luận<br />
văn tốt nghiệp của mình với mong muốn góp một số ý kiến nhằm nâng cao<br />
hiệu quả sử dụng vốn của các công ty hóa chất trong giai đoạn hiện nay.<br />
Luận văn góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn và<br />
hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp thương mại. Đồng thời thông qua<br />
nghiên cứu thực trạng về vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại các công<br />
ty hóa chất thuộc Bộ Thương mại, luận văn đề xuất các phương hướng và giải<br />
pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các công ty hóa chất<br />
thuộc Bộ Thương mại.<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cơ sở lý luận và thực trạng về<br />
vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp thương mại. Đối tượng này<br />
được luận văn giới hạn trong phạm vi 3 công ty hoá chất thuộc Bộ Thương<br />
<br />
ii<br />
<br />
mại là: Công ty cổ phần hoá chất và vật tư khoa học kỹ thuật, Công ty cổ<br />
phần hoá chất và Công ty cổ phần hoá chất vật liệu điện Hải Phòng.<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn và phân tích hiệu quả sử dụng vốn<br />
trong các doanh nghiệp thương mại<br />
Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại các công ty<br />
hóa chất thuộc Bộ Thương mại<br />
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn<br />
tại các công ty hóa chất thuộc Bộ Thương mại<br />
Trong chương 1, tác giả trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về vốn<br />
và phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp thương mại.<br />
Trước hết, tác giả trình bày về đặc điểm hoạt động kinh doanh thương<br />
mại và những vấn đề cơ bản về vốn trong các doanh nghiệp thương mại, bao<br />
gồm:<br />
- Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại trong nền kinh tế thị<br />
trường và hội nhập;<br />
- Bản chất, vai trò của vốn trong doanh nghiệp thương mại;<br />
- Phân loại vốn trong doanh nghiệp thương mại.<br />
Sau khi khái quát những vấn đề cơ bản về vốn, tác giả đưa ra khái niệm<br />
về hiểu quả sử dụng vốn và sự cần thiết phải phân tích hiệu quả sử dụng vốn<br />
trong các doanh nghiệp thương mại.<br />
Cũng trong chương 1, tác giả đề cập đến một số phương pháp phân tích<br />
hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp thương mại, như là:<br />
- Phương pháp so sánh;<br />
<br />
iii<br />
<br />
- Phương pháp phân tích chi tiết;<br />
- Phương pháp loại trừ;<br />
- Phương pháp phân tích liên hệ cân đối;<br />
- Phương pháp xác định giá trị theo thời gian của tiền;<br />
- Phương pháp kết hợp.<br />
Bên cạnh phương pháp phân tích, tác giả còn đề cập đến nội dung phân<br />
tích hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp thương mại, bao gồm các<br />
nội dung phân tích sau:<br />
- Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh<br />
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định<br />
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động<br />
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu<br />
Trong chương 2, sau khi khái quát quá trình hình thành, phát triển và<br />
giới thiệu một số nét chính trong cơ cấu bộ máy quản lý hoạt động kinh<br />
doanh, bộ máy kế toán, đặc điểm về vốn và quản lý vốn kinh doanh của các<br />
công ty, tác giả tập trung phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại các<br />
công ty hoá chất thuộc Bộ Thương mại. Tác giả chọn Công ty cổ phần hoá<br />
chất và vật tư khoa học kỹ thuật (CEMACO HN) làm đơn vị phân tích chính,<br />
trên cơ sở đó so sánh các chỉ tiêu phân tích với Công ty cổ phần hoá chất<br />
(CHEMCO) và Công ty cổ phần hoá chất vật liệu điện Hải Phòng (CEMACO<br />
HP) để đánh giá đúng thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại các công ty qua các<br />
nội dung:<br />
- Phân tích cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp<br />
<br />
iv<br />
<br />
Bảng 2.1: Phân tích cơ cấu vốn kinh doanh của CEMACO HN năm 2006<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Đầu năm<br />
<br />
Cuối năm so với<br />
đầu năm<br />
<br />
Cuối năm<br />
<br />
Số tiền<br />
(đ)<br />
2<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
3<br />
<br />
Số tiền<br />
(đ)<br />
4<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
5<br />
<br />
NGẮN<br />
<br />
132.600.846.466<br />
<br />
94,71<br />
<br />
152.578.626.971<br />
<br />
94,71<br />
<br />
19.977.780.505<br />
<br />
15,07<br />
<br />
I.Tiền và tương đương<br />
tiền<br />
<br />
39.707.324.244<br />
<br />
28,36<br />
<br />
29.973.968.190<br />
<br />
18,61<br />
<br />
-9.733.356.054<br />
<br />
-24,51<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
III.Phải thu ngắn hạn<br />
<br />
52.136.188.641<br />
<br />
37,24<br />
<br />
76.109.017.072<br />
<br />
47,24<br />
<br />
23.972.828.431<br />
<br />
45,98<br />
<br />
IV.Hàng tồn kho<br />
<br />
38.147.311.646<br />
<br />
27,25<br />
<br />
37.656.268.595<br />
<br />
23,38<br />
<br />
-491.043.051<br />
<br />
-1,29<br />
<br />
V.TS ngắn hạn khác<br />
<br />
2.610.021.935<br />
<br />
1,86<br />
<br />
8.839.373.114<br />
<br />
5,49<br />
<br />
6.229.351.179<br />
<br />
238,67<br />
<br />
B. TÀI SẢN DÀI HẠN<br />
<br />
7.412.438.218<br />
<br />
5,29<br />
<br />
8.516.451.186<br />
<br />
5,29<br />
<br />
1.104.012.968<br />
<br />
14,89<br />
<br />
I.Phải thu dài hạn<br />
<br />
1.758.066.860<br />
<br />
1,26<br />
<br />
2.965.066.860<br />
<br />
1,84<br />
<br />
1.207.000.000<br />
<br />
68,65<br />
<br />
II.Tài sản cố định<br />
<br />
5.553.371.358<br />
<br />
3,97<br />
<br />
5.355.213.063<br />
<br />
3,32<br />
<br />
-198.158.295<br />
<br />
-3,57<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
101.000.000<br />
<br />
0,07<br />
<br />
196.171.263<br />
<br />
0,12<br />
<br />
95.171.263<br />
<br />
94,23<br />
<br />
140.013.284.684<br />
<br />
100<br />
<br />
161.095.078.157<br />
<br />
100<br />
<br />
21.081.793.473<br />
<br />
15,06<br />
<br />
1<br />
A.TÀI<br />
HẠN<br />
<br />
SẢN<br />
<br />
II.Đầu tư tài chính NH<br />
<br />
III.Đầu tư tài chính DH<br />
IV.Tài sản DH khác<br />
TỔNG TÀI SẢN<br />
<br />
Số tiền<br />
(đ)<br />
6<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
7<br />
<br />
Qua số liệu ở bảng 2.1 ta thấy: Tổng số vốn của CEMACO HN cuối<br />
năm 2006 tăng khá mạnh, tăng 21.081.793.473 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng<br />
là 15,06%. Quy mô vốn tăng khá đồng đều giữa vốn ngắn hạn (tỷ lệ tăng là<br />
15,07%) và vốn dài hạn (tăng 14,89%).<br />
Vốn ngắn hạn tăng chủ yếu do khoản phải thu ngắn hạn tăng khá cao,<br />
tăng 23.972.828.431 đồng, tỷ lệ tăng là 45,98%, chủ yếu là phải thu của khách<br />
hàng. Số liệu chi tiết cũng cho biết, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ<br />
trong năm 2006 của CEMACO HN tăng 89.112.876.026 đồng, tỷ lệ tăng là<br />
35,05%. Điều này chứng tỏ trong năm 2006 công ty đã thu hút được khách<br />
hàng, mở rộng kinh doanh, tuy nhiên việc gia tăng các khoản phải thu của<br />
khách hàng đồng nghĩa với việc công ty đã bị khách hàng chiếm dụng vốn<br />
nhiều hơn. Bên cạnh việc gia tăng khoản phải thu ngắn hạn thì tiền giảm<br />
mạnh, giảm 9.733.356.054 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 24,51%, chỉ còn<br />
<br />
v<br />
<br />
chiếm 18,61% trong tổng số tài sản cuối năm (đầu năm tỷ trọng này là 28,36<br />
%). Điều này cho thấy vốn bằng tiền được quay vòng nhanh song có thể gây<br />
những khó khăn cho công ty khi phải thanh toán ngay các khoản nợ lớn đã tới<br />
hạn.<br />
Vốn dài hạn của công ty chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng vốn của<br />
doanh nghiệp và tỷ lệ này không thay đổi vào thời điểm cuối năm (tỷ suất đầu<br />
tư bằng 5,29%), giá trị tuyệt đối của vốn dài hạn tăng chủ yếu do phải thu dài<br />
hạn tăng còn giá trị tài sản cố định lại giảm. So sánh tỷ suất đầu tư của 3 công<br />
ty với nhau.<br />
Qua bảng 2.3 so sánh tỷ suất đầu tư của 3 công ty với nhau cho thấy, do<br />
cùng một lĩnh vực kinh doanh nên tỷ suất đầu tư của các công ty này khá<br />
đồng đều và không lớn, đều dưới 10%. Như vậy các công ty này đều chưa<br />
mạnh dạn đầu tư theo chiều sâu. Tuy nhiên, với quá trình mở cửa hội nhập<br />
kinh tế thế giới hiện nay, các công ty ngày càng mở rộng thị trường của mình,<br />
mở thêm các chi nhánh, văn phòng đại diện, cửa hàng bán lẻ, do vậy để phù<br />
hợp với xu thế hiện đại hóa, đổi mới và phát triển doanh nghiệp các công ty<br />
cần mạnh dạn đầu tư vào cơ sở vật chất, đổi mới máy móc thiết bị và phương<br />
tiện quản lý hơn nữa.<br />
Bảng 2.3: Tỷ suất đầu tư của các công ty hoá chất thuộc Bộ Thương mại<br />
Đơn vị: %<br />
Tên công ty<br />
<br />
Tỷ suất đầu tư năm 2006<br />
<br />
Chênh lệch<br />
<br />
Đầu năm<br />
<br />
Cuối năm<br />
<br />
CEMACO HN<br />
<br />
5,29<br />
<br />
5,29<br />
<br />
0<br />
<br />
CHEMCO<br />
<br />
9,49<br />
<br />
7,49<br />
<br />
2<br />
<br />
CEMACO HP<br />
<br />
8,16<br />
<br />
9,03<br />
<br />
0,87<br />
<br />
Về tình hình huy động vốn, bảng phân tích 2.4 cho thấy: Tổng nguồn<br />
vốn huy động được của CEMACO HN cuối năm 2006 tăng nhanh so với đầu<br />
<br />