intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT VN

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

62
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung luận văn bao gồm 4 chương: Chương 1 - Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn, chương 2 - Lý luận chung về công tác phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của một Ngân hàng thương mại, chương 3 - Thực trạng công tác phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT VN

MỞ ĐẦU<br /> Thập kỷ đầu tiên trong thế kỷ 21, thị trường Việt nam đã chứng kiến sự chuyển<br /> biến mạnh mẽ trong TTKDTM với sự ra đời của nhiều phương tiện và dịch vụ<br /> thanh toán mới, hiện đại, tiện ích đáp ứng được các nhu cầu của người sử dụng với<br /> phạm vi tiếp cận mở rộng tới các đối tượng cá nhân và dân cư. Từ nền tảng thanh<br /> toán hoàn toàn thủ công (mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ<br /> giấy) chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động sử dụng chứng từ điện tử,<br /> đến nay các giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn. Thời<br /> gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần như trước đây xuống<br /> chỉ còn vài phút (đối với các khoản thanh toán khác hệ thống, khác địa bàn) và<br /> thậm chí chỉ trong vòng vài giây hoặc tức thời (đối với các khoản thanh toán trong<br /> cùng hệ thống, hoặc cùng địa bàn).<br /> Nhận rõ được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán nhất là TTKDTM,<br /> trong những năm qua, ngành ngân hàng nói chung và hệ thống NHNo&PTNT Việt<br /> nam nói riêng đã tập trung chỉ đạo, cải tiến về cơ chế nghiệp vụ và hiện đại hoá<br /> công nghệ thanh toán nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng và nhanh chóng<br /> hội nhập vào khu vực và thế giới. Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển của nền kinh<br /> tế trong thời kỳ đổi mới thì NHNo&PTNT Việt Nam, với vai trò là một trong bốn<br /> NHTM Nhà nước lớn của Việt Nam, dịch vụ TTKDTM còn có những mặt hạn chế<br /> thể hiện qua số lượng tài khoản thanh toán của năm 2011 tăng 30% so với năm<br /> 2010, nhưng doanh số tiền gửi thanh toán năm 2011 chỉ tăng 11% so với năm<br /> 2010. Nhìn vào thực trạng của hệ thống NHNo&PTNT VN, tôi quyết định chọn đề<br /> tài “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT VN”<br /> để làm đề tài luận văn thạc sỹ. Qua nghiên cứu tôi mong muốn đưa ra các giải<br /> pháp để dịch vụ TTKDTM tại NHNo&PTNT VN ngày càng phát triển.<br /> Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn bao gồm 4 chương:<br /> Chương 1: Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận<br /> văn<br /> Chương 2 : Lý luận chung về công tác phát triển dịch vụ thanh toán<br /> không dùng tiền mặt của một Ngân hàng thương mại<br /> Chương 3 : Thực trạng công tác phát triển dịch vụ thanh toán không<br /> dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Việt Nam<br /> <br /> Chương 4 : Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán không<br /> dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Việt Nam.<br /> CHƯƠNG 1<br /> TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN<br /> ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN<br /> 1.1. Tổng quan các kết quả nghiên cứu<br /> Với những lợi ích của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, đề tài<br /> về phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cũng đã được nhiều đề án, đề tài<br /> nghiên cứu đến vấn đề phát triển và hoàn thiện các phương tiện TTKDTM, như:<br /> Trong tài liệu hội thảo xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng năm<br /> 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào tháng 05<br /> năm 2005, về vấn đề TTLKDTM cũng được Thạc sỹ Lưu Thúy Mai – Thanh tra<br /> Ngân hàng Nhà nước có đề cập đến biện pháp mở rộng và phát triển TTKDTM.<br /> Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12<br /> năm 2006 phê duyệt đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm<br /> 2020 tại Việt Nam và Quyết định số 2453/QĐ-TTg của Chính Phủ phê duyệt đề án<br /> đẩy mạnh TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015.<br /> Ngoài ra, qua tra cứu tại thư viện và website, tôi thấy cũng đã có một số đề<br /> tài luận văn thạc sỹ nghiên cứu về công tác phát triển dịch vụ TTKDTM, như:<br /> Ngô Văn Đức (2007), Luận văn thạc sĩ, “Phát triển thanh toán không dùng<br /> tiền mặt tại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam;<br /> Phạm Thùy Linh (2008), Luận văn thạc sĩ, “Phát triển thanh toán không<br /> dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng ở Việt Nam”;<br /> Nguyễn Thị Hương (2008), Luận văn thạc sĩ, “Phát triển thanh toán không<br /> dùng tiền mặt tại NHTMM cổ phần Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Hà Nội”;<br /> Mai Thị Thủy (2009), Luận văn thạc sĩ, “Giải pháp phát triển hoạt động<br /> TTKDTM tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội”;<br /> Lê Thị Phương Nam (2010), Luận văn thạc sĩ, “Phát triển thanh toán không<br /> dùng tiền mặt tại kho bạc Nhà nước tỉnh Ninh Bình”;<br /> Phạm Thị Như Tuyết (2010), Luận văn thạc sĩ, “Phát triển hoạt động thanh<br /> toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô”;<br /> <br /> Các công trình nghiên cứu trên đã đánh giá được thực trạng sự phát triển về<br /> chất lượng dịch vụ TTKDTM và đưa ra nhưng tồn tại, hạn chế trong phát triền<br /> dịch vụ TTKDTM, đồng thời, đưa ra các biện pháp để nâng cao chất lượng và mở<br /> rộng dịch vụ TTKDTM. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chưa đi sâu vào<br /> lĩnh vực về việc phân tích, đánh giá lại thực trạng của các biện pháp đã sử dụng để<br /> phát triển dịch vụ TTKDTM và chỉ ra những tồn tại hạn chế của các biện pháp<br /> này, để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp cho công tác phát triển dịch vụ<br /> TTKDTM. Qua quá trình nghiên cứu, đến thời điểm hiện tại, đề tài về “Phát triển<br /> dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Việt Nam”, tác giả<br /> cam kết chưa có đề tài nào nghiên cứu về phát triển dịch vụ TTKDTM tại<br /> NHNo&PTNT Việt Nam.<br /> 1.2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu của luận văn<br /> - Mục đích nghiên cứu:<br /> + Hệ thống hóa lý luận về phát triển dịch vụ TTKDTM tại NHTM<br /> + Phân tích, đánh giá thực trạng dịch vụ TTKDTM và phát triển dịch vụ<br /> TTKDTM tại NHNo&PTNT Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp phát triển dịch vụ<br /> này trong thời gian tới<br /> - Đối tượng nghiên cứu: công tác phát triển dịch vụ TTKDTM của một<br /> ngân hàng thương mại từ cơ sở lý thuyết đến cơ sở triển khai<br /> 1.3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu của luận văn<br /> - Phạm vi nghiên cứu<br /> + Phạm vi nghiên cứu về không gian: Tại NHNo&PTNT Việt NAm<br /> + Phạm vi nghiên cứu về thời gian : giai đoạn 2007-2011<br /> + Đề tài luận văn này tiếp cận theo hướng quản lý và phát triển dịch vụ<br /> ngân hàng trong marketing. Luận văn quan tâm đến quá trình và thủ tục liên quan<br /> đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng mới; các yếu tố liên quan đến thành công<br /> trong việc sản phẩm mới được chấp nhận; làm thế nào để quản lý sản phẩm trong<br /> suốt vòng đời của nó trước sự cạnh tranh; cách thức sử dụng thương hiệu để tạo ra<br /> sự khác biệt về sản phẩm so với những lựa chọn tương tự rất giống nhau của các<br /> nhà cung cấp khác nhau trên thị trường<br /> - Phương pháp nghiên cứu:<br /> <br /> + Phương pháp thu thập thông tin số liệu<br /> + Phân tích tổng hợp theo thời gian (giai đoạn 2007-2011); Phân tích tổng<br /> hợp theo không gian (so sánh với các ngân hàng khác); Phân tích tổng hợp theo<br /> nhóm vấn đề, nhóm đối tượng.<br /> + Phương pháp phân tích và dự báo: Phương pháp xu thế, phương pháp chuyên gia.<br /> CHƯƠNG 2<br /> LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN<br /> KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA MỘT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br /> 2.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại<br /> NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, mà hoạt động<br /> chủ yếu là thường xuyên nhận tiền gửi của khách hàng, với trách nhiệm hoàn trả<br /> và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng (cho vay), cung ứng các dịch vụ thanh toán.<br /> 2.2. Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu của NHTM<br /> 2.2.1. Thanh toán bằng Séc<br /> Séc là lệnh trả tiền vô điều kiện của người phát hành lập trên mẫu in sẵn do<br /> NHNN Việt Nam quy định, yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trích một<br /> số tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên<br /> séc hoặc trả cho người cầm Séc<br /> 2.2.2. Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi – Lệnh chi<br /> Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của<br /> Ngân hàng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản tiền gửi) trích tài<br /> khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.<br /> 2.2.3. Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu – Nhờ thu<br /> Uỷ nhiệm thu là giấy ủy nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng lập và gửi vào<br /> Ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ số tiền theo lượng hàng hóa đã giao, dịch<br /> vụ đã cung ứng cho người mua.<br /> 2.2.4. Thanh toán bằng thư tín dụng<br /> Thư tín dụng là lệnh của người trả tiền yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trả cho<br /> người thụ hưởng một số tiền nhất định theo đúng những điều khoản đã ghi trên TTD.<br /> 2.2.5. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng<br /> <br /> Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán do Ngân hàng phát hành và bán<br /> cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và<br /> rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay các máy trả tiền mặt tự động<br /> (ATM).<br /> 2.3. Các nội dung chủ yếu của phát triển dịch vụ TTKDTM tại NHTM<br /> 2.3.1. Phát triển các dịch vụ mới<br /> Phát triển dịch vụ mới là một nội dung quan trọng nhất của chiến lược cạnh<br /> tranh của ngân hàng, bởi các sản phẩm và dịch vụ mới sẽ làm đổi mới danh mục<br /> sản phẩm kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng.<br /> Có thể hiểu sản phẩm dịch vụ mới là những dịch vụ lần đầu tiên được đưa<br /> vào danh mục sản phẩm dịch vụ kinh doanh của ngân hàng. Theo cách hiểu này,<br /> sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng được chia làm 2 loại:<br /> Thứ nhất, sản phẩm dịch vụ mới hoàn toàn, là những sản phẩm dịch vụ mới<br /> đối với cả ngân hàng và thị trường. Ngân hàng sẽ không phải đối mặt với cạnh tranh<br /> nên có thể đưa đến thu nhập lớn cho ngân hàng.<br /> Thứ hai, sản phẩm dịch vụ mới đối với bản thân ngân hàng, là sản phẩm chỉ<br /> mới đối với ngân hàng, không mới với thị trường. Loại dịch vụ này đã có sự cạnh<br /> tranh trên thị trường, thu nhập tiềm năng có thể bị giảm. Tuy nhiên, phát triển dịch<br /> vụ mới loại này giúp ngân hàng có thể tận dụng được lợi thế của người đi sau, tránh<br /> được những sai lầm của người đi trước. Vì vậy, phát triển loại sản phẩm dịch vụ này<br /> được coi là trọng tâm của xu thế phát triển sản phẩm dịch vụ mới trong các ngân<br /> hàng hiện nay.<br /> 2.3.2. Khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ<br /> Khác biệt hoá sản phẩm dịch vụ là với một dịch vụ đang cung cấp, ngân<br /> hàng làm khác đi theo nhiều cách khác nhau để phục vụ đa dạng những nhóm<br /> khách hàng khác nhau.<br /> 2.3.3. Xây dựng chính sách giá<br /> Chính sách giá của Ngân hàng thương mại là các nguyên tắc, cơ sở, qui<br /> định và phương pháp định giá cụ thể được Ngân hàng thương mại áp dụng trong<br /> việc ra quyết định giá.<br /> 2.3.4. Hoạt động phân phối<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0