intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tăng cường quảng bá thương hiệu ACB tại Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

63
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ các công cụ quảng bá thương hiệu cho DN, NH. Thực trạng hoạt động quảng bá thương hiệu ACB trong thời gian vừa qua; xác định những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những kết quả đã đạt được, hạn chế trong quảng bá thương hiệu của ngân hàng. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tăng cường quảng bá thương hiệu ACB tại Việt Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br /> ----------------<br /> <br /> LÊ THỊ THANH THỦY<br /> <br /> TĂNG CƯỜNG QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU<br /> ACB TẠI VIỆT NAM<br /> CHUYấN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP<br /> <br /> người hướng dẫn khoa học: pgs.ts. phan đăng tuất<br /> <br /> Hà Nội - 2012<br /> <br /> 1<br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Các thương hiệu sẽ là nền tảng trong tiếp thị và truyền thông, là cái đích<br /> hướng tới của mọi sự lựa chọn không chỉ với KH, mà còn người lao động, các nhà<br /> đầu tư, đối tác và tất cả cổ đông của công ty.<br /> Không nằm ngoài quy luật đó, ACB đang thực hiện đổi mới thương hiệu của<br /> mình và đang từng bước chinh phục tâm trí KH mục tiêu.<br /> Có thể thấy được một số thành quả mà ACB đạt được trong những năm qua<br /> như : năm 2006, ACB đã được xếp hạng 1 trong 500 thương hiệu nổi tiếng tại<br /> Việt nam. Đây là kết quả từ chương trình “Khảo sát thương hiệu nổi tiếng tại Việt<br /> Nam” do VCCI kết hợp cùng công ty ACN năm 2006. Tháng 8 năm 2010, ACB<br /> vinh dự nhận được giải “Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2010” do Báo Sài<br /> Gòn Giải Phóng trao tặng. Thêm vào đó, ACB - “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”<br /> được 4 tạp chí quốc tế (Global Finance, FinanceAsia, Worl Finance và<br /> AsiaMoney) bình chọn 3 năm liên tiếp 2009, 2010 và 2011.<br /> Bản thân là một cán bộ công tác tại NH TMCP Á Châu, tôi nhận thấy sau 19<br /> năm, ACB đã xây dựng được cho mình một thương hiệu có vị thế nhất định trên<br /> thị trường bằng những biện pháp marketing – mix áp dụng phù hợp với điều kiện<br /> thực tế tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế nhất định.<br /> Để thực hiện chiến lược phát triển dài hạn của ACB 2011 – 2015 và tầm nhìn<br /> 2020 có sứ mệnh là “Ngân hàng của mọi nhà” và với sự khác biệt trong mắt KH<br /> so với các NHTM khác “Là ngân hàng đa năng, dẫn đầu về : Tập trung vào<br /> khách hàng, quy trình vận hành hiệu quả” đồng thời để hình ảnh thương hiệu<br /> ACB tồn tại ngày càng vững chắc trên thị trường tài chính Việt Nam thì việc NH<br /> TMCP Á Châu cần tìm ra các giải pháp thực hiện các hoạt động marketing – mix<br /> hiệu quả nhằm mục tiêu tăng cường quảng bá hình ảnh thương hiệu ACB là hết<br /> sức quan trọng và có ý nghĩa đối với hoạt động của ngân hàng này.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br />  Làm rõ các công cụ quảng bá thương hiệu cho DN, NH.<br />  Thực trạng hoạt động quảng bá thương hiệu ACB trong thời gian vừa qua;<br /> xác định những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những kết quả đã<br /> đạt được, hạn chế trong quảng bá thương hiệu của ngân hàng.<br /> <br /> 2<br />  Đề xuất giải pháp tăng cường các hoạt động quảng bá thương hiệu ACB tại<br /> Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2014.<br /> 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu: những hoạt động quảng bá thương hiệu ACB mà cụ thể là<br /> các hoạt động marketing – mix nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu ACB.<br /> Về không gian: Nghiên cứu các hoạt động quảng bá thương hiệu tại ACB<br /> Về thời gian: Các hoạt động quảng bá thương hiệu ACB giai đoạn 2007 – 2011.<br /> 4. Những đóng góp của luận văn<br />  Trên phương diện lý luận: Tổng hợp lý luận cơ bản về thương hiệu, thương<br /> hiệu ngân hàng, các hoạt động quảng bá thương hiệu.<br />  Trên phương diện thực tiễn: phân tích thực trạng hoạt động quảng bá<br /> thương hiệu ACB từ đó đưa ra một số giải pháp tăng cường quảng bá thương hiệu<br /> ACB tại Việt Nam. Tác giả luận văn mong muốn những giải pháp này có thể được<br /> Ban lãnh đạo ACB quan tâm và áp dụng trong thực tế để đưa ACB trở thành<br /> thương hiệu mạnh trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam.<br /> CHƯƠNG 1<br /> <br /> TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN<br /> THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG<br /> Qua tìm hiểu thực tế và tra cứu tại thư viện cho thấy, trong thời gian gần đây<br /> tại Việt Nam cũng có một số tài liệu và bài viết nghiên cứu về thương hiệu của các<br /> NHTM như sau:<br /> Đề tài: “Xây dựng thương hiệu Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt<br /> Nam chi nhánh Sài Gòn nhằm phát triển bền vững nguồn khách hàng trong<br /> hoạt động kinh doanh của ngân hàng” . Tác giả: Nguyễn Đức Phú, Luận văn<br /> thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007.<br /> Đề tài: “Xây dựng và giải pháp phát triển thương hiệu Ngân hàng<br /> TMCP Gia Định”. Tác giả: Lương Quảng Đức, luận văn thạc sĩ kinh tế, trường<br /> Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008.<br /> <br /> 3<br /> Đề tài: “Giải pháp phát triển thương hiệu của Ngân hàng TMCP Quốc<br /> tế Việt Nam”. Tác giả Hoàng Thị Ánh Hồng, luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại<br /> học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009.<br /> Cho đến thời điểm này, chưa có một tài liệu cụ thể nào nghiên cứu về giải<br /> pháp tăng cường quảng bá thương hiệu ACB, cho nên luận văn “Tăng cường<br /> quảng bá thương hiệu ACB tại Việt Nam” của tôi với thời gian nghiên cứu từ<br /> 2007 - 2011 được xem là công trình nghiên cứu đầu tiên. Do vậy, tôi tin chắc rằng,<br /> với quá trình làm việc và nghiên cứu nghiêm túc của mình, đề tài sẽ giúp Ban lãnh<br /> đạo Ngân hàng có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về công tác xây dựng và quảng bá<br /> thương hiệu của ACB trong thời gian qua, từ đó có những quyết định đúng đắn<br /> trong chiến lược quảng bá thương hiệu ACB trong thời gian tới.<br /> <br /> CHƯƠNG 2<br /> THƯƠNG HIỆU VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU<br /> 2.1. Tổng quan về thương hiệu<br /> 2.1.1. Khái niệm thương hiệu<br /> Có rất nhiều quan điểm trong quá trình nhận thức và tổ chức thực hiện<br /> thương hiệu, có thể tham khảo một vài quan điểm tiêu biểu như: quan điểm của<br /> Hội Marketing Hoa Kỳ (American Marketing Association); quan điểm của giáo sư<br /> David Anker và quan điểm của Philip Kotler.<br /> Tóm lại, thương hiệu về bản chất là uy tín, danh tiếng của sản phẩm hàng<br /> hóa, dịch vụ hoặc của DN mà KH nhận biết, nhớ đến thông qua nhãn hiệu hàng<br /> hóa và những yếu tố ẩn chứa bên trong nhãn hiệu đó. Rõ ràng, thương hiệu là tổng<br /> hợp nhiều yếu tố, những thành quả mà DN đã tạo dựng được trong suốt quá trình<br /> tồn tại và phát triển của mình. Sự nổi tiếng của thương hiệu là một lợi thế trong<br /> kinh doanh và là một đảm bảo cho lợi nhuận tiềm năng của DN.<br /> 2.1.2. Đặc điểm của thương hiệu<br /> Tính kế thừa, tính quốc tế và lời hứa thương hiệu<br /> 2.1.3. Phân loại thương hiệu<br /> Thương hiệu được chia một cách tương đối ra thành nhiều loại.<br /> - Thương hiệu cá biệt<br /> <br /> 4<br /> - Thương hiệu gia đình<br /> - Thương hiệu tập thể<br /> - Thương hiệu quốc gia<br /> 2.1.4. Thương hiệu ngân hàng.<br /> Thương hiệu NH có thể được hiểu là thuật ngữ dùng trong hoạt động<br /> marketing của NH, nó thể hiện ở tên giao dịch của một NHTM, gắn liền với bản<br /> sắc riêng và uy tín, hình ảnh của NH nhằm gây ấn tượng với KH, phân biệt với các<br /> NHTM khác và được nhiều KH biết đến. Ngoài ra, thương hiệu NH còn được hiểu<br /> là uy tín của NH trên thị trường, là khối tài sản vô hình nhưng có giá trị nhất định<br /> trong hoạt động NH.<br /> 2.1.5. Các yếu tố tạo nên thương hiệu ngân hàng<br /> Các yếu tố tạo nên thương hiệu ngân hàng gồm có: tên ngân hàng, logo, tính<br /> cách thương hiệu, câu khẩu hiệu, màu sắc, âm thanh nhạc hiệu, thẻ ATM và đồng<br /> phục nhân viên của ngân hàng.<br /> 2.2. Các hoạt động quảng bá thương hiệu<br /> 2.2.1. Quan niệm về quảng bá thương hiệu<br /> Nếu thương hiệu không được quảng bá để được biết đến thì nó không thực<br /> hiện được các chức năng của nó theo lý do mà nó được tạo ra giống như một con<br /> thuyền trên mặt đất sẽ không tạo ra được sức mạnh và tác dụng hay nói cách khác<br /> thương hiệu không được quảng bá thì nó trở nên 1 vật vô tác dụng và sẽ không ai<br /> tạo ra nó để làm gì.<br /> Quảng bá thương hiệu là để xây dựng, tạo nên sức mạnh cho thương<br /> hiệu – sức mạnh từ sự thực hiện tốt các chức năng, và sức mạnh từ sự nhận<br /> biết trong KH và trong công chúng về SP thông qua thương hiệu.<br /> 2.2.2. Vai trò của quảng bá thương hiệu ngân hàng<br /> Quảng bá thương hiệu có ý nghĩa rất lớn đối với một DN. Mục tiêu của<br /> quảng bá là làm sao thị trường biết đến, chấp nhận và ghi nhớ thương hiệu của<br /> mình. Vì vậy lựa chọn chiến lược marketing mix phù hợp là yếu tố quyết định. Và<br /> việc thực hiện các hoạt động quảng bá thương hiệu có vai trò vô cùng to lớn đối<br /> với các NHTM trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay.<br /> 2.2.3. Các hoạt động quảng bá thương hiệu ngân hàng<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2