i<br />
<br />
Trong hoạt động thu ngân sách nhà nước, thuế là khoản thu chiếm tỷ<br />
trọng lớn. Thuế là khoản thu mang tính chất bắt buộc theo nghĩa vụ mà mỗi<br />
công dân, tổ chức phải đóng góp cho ngân sách nhà nước theo đúng quy định<br />
trong các luật thuế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên hệ thống thuế của nước ta<br />
đang bộc lộ nhiều khuyết nhược điểm, chưa thật phù hợp với tình hình mới,<br />
cả về nội dung chính sách và tổ chức quản lý thu thuế. Do đó, nhìn chung còn<br />
thất thu lớn về số lượng cơ sở có thực tế kinh doanh, về căn cứ tính các loại<br />
thuế, về nợ đọng kéo dài, chưa phát huy được hết tác dụng của thuế nhằm đẩy<br />
mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện đóng góp hợp lý, công bằng<br />
cho ngân sách nhà nước. Do phân cấp thu ngân sách nhà nước, các chi cục<br />
thuế được phân công quản lý thu thuế của hầu hết các tổ chức kinh doanh trên<br />
địa bàn quận, huyện. Do đó, việc quản lý thu thuế do các chi cục thuế thực<br />
hiện cần được tổ chức một cách có hiệu quả. Bằng những kiến thức, lý luận<br />
được trang bị và những hiểu biết của mình thông qua hoạt động thực tiễn tôi<br />
chọn đề tài: “Tổ chức kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước do các<br />
chi cục thuế thực hiện”.<br />
CHƯƠNG 1<br />
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG THU NGÂN SÁCH<br />
NHÀ NƯỚC DO CÁC CHI CỤC THUẾ THỰC HIỆN<br />
<br />
1.1. Lý luận chung về kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước<br />
do các chi cục thuế thực hiện<br />
1.1.1. Tổng quan về kiểm soát trong quản lý<br />
Kiểm soát là công việc nhằm soát xét lại những quy định, những quá<br />
trình ra quyết định và thực thi các quyết định quản lý được thể hiện trên các<br />
nghiệp vụ (những thao tác cụ thể) nhằm nắm bắt và điều hành được những<br />
nghiệp vụ đó.<br />
<br />
ii<br />
<br />
Kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước là những hoạt động của<br />
nhà nước nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các sai sót, ách tắc, đổ vỡ, những<br />
khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thu ngân sách nhà nước nhằm<br />
đảm bảo cho các chủ thể kinh tế hoạt động đúng định hướng và có hiệu quả.<br />
1.1.2. Kiểm soát thu ngân sách nhà nước<br />
Thu ngân sách nhà nước là hoạt động đầu vào của ngân sách nhà nước<br />
và phản ánh quan hệ kinh tế giữa nhà nước với khách thể thực hiện hoạt động<br />
thuộc đối tượng thu (thường được gọi là người nộp thuế) với chính sách thu<br />
cụ thể. Mỗi đối tượng thu hình thành một nguồn thu và bao gồm 2 loại thu cơ<br />
bản: thuế và lệ phí.<br />
Thứ nhất: Thuế<br />
Thuế là một hình thức động viện thực hiện việc phân phối và phân phối<br />
lại sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân do các tổ chức kinh tế và cá nhân<br />
kinh doanh tạo ra để hình thành quỹ tiền tệ tập trung, nhằm đáp ứng nhu cầu<br />
chi tiêu của nhà nước.<br />
Thuế phải thực hiện 3 chức năng cơ bản, đó là: chức năng bảo đảm<br />
nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà<br />
nước; chức năng phân phối lại thu nhập và tài sản nhằm đảm bảo công bằng<br />
xã hội và chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế.<br />
Tuỳ theo yêu cầu quản lý, thuế được phân chia theo những tiêu thức<br />
khác nhau. Trong quan hệ trực tiếp với quản lý nguồn thu ngân sách nhà<br />
nước, thuế được phân thành 2 loại:<br />
Một là, Thuế điều tiết các hoạt động điều tiết các hoạt động kinh doanh<br />
và hoạt động có thu nhập khác của các tổ chức (chủ yếu là các doanh nghiệp),<br />
các cá nhân hoặc hoạt động tiêu dùng.<br />
<br />
iii<br />
<br />
Hai là, Thuế điều tiết quyền sở hữu tài sản hoặc sử dụng tài sản công,<br />
thuế môn bài.<br />
Thứ hai: Phí và lệ phí<br />
Đây là khoản thu được xác định theo mức cụ thể cho từng đối tượng<br />
thu liên đến sở hữu hoặc sử dụng những tài sản, những dịch vụ công phục vụ<br />
riêng cho những đơn vị, cá nhân có nhu cầu không thường xuyên: lệ phí trước<br />
bạ, lệ phí giao thông, lệ phí công chứng…<br />
Thu ngân sách nhà nước là một hoạt động nhà nước, phản ánh mối<br />
quan hệ kinh tế giữa nhà nước với khách thể thực hiện hoạt động thu với<br />
những đặc điểm sau:<br />
Một là, Thu ngân sách nhà nước là hoạt động có tính hệ trọng cao: thu<br />
ngân sách nhà nước không chỉ là yếu tố quyết định toàn bộ hoạt động ngân<br />
sách nhà nước mà còn là phương pháp điều tiết vĩ mô nền kinh tế và đảm bảo<br />
công bằng xã hội. Nguồn thu này không chỉ đảm bảo hoạt động của cả bộ<br />
máy nhà nước mà còn tham gia vào việc thực hiện các định hướng chiến lược<br />
của nhà nước cả trong lĩnh vực kinh tế, cả trong lĩnh vực xã hội, kể cả dân<br />
sinh, an ninh, quốc phòng.<br />
Hai là, Tính đa dạng của hoạt động thu<br />
Như đã khái quát ở phần trên, hoạt động thu ngân sách nhà nước bao<br />
gồm nhiều khoản thu từ những loại thuế, những loại lệ phí khác nhau. Mỗi<br />
loại hoạt động thu này phản ánh một loại quan hệ kinh tế- pháp lý khác nhau.<br />
Do vậy, kiểm soát hoạt động thu cần được vận dụng thích hợp với chức năng<br />
của từng khoản thu.<br />
Ba là, Tính pháp lý cao của hoạt động thu<br />
<br />
iv<br />
<br />
Xuất phát từ tính hệ trọng và đa dạng nói trên của hoạt động thu, nhà<br />
nước luôn quan tâm xây dựng một hệ thống pháp lý đầy đủ và thích hợp cho<br />
từng loại hoạt động. Trên cơ sở hệ thống pháp lý chung của nhà nước, cơ<br />
quan tài chính các cấp lập dự toán ngân sách nhà nước. Sau khi được cấp có<br />
thẩm quyền phê duyệt, các mục tiêu, kể cả các con số cũng trở thành pháp<br />
lệnh và cần được thực hiện trên cơ sở kết hợp nhiều loại phương pháp từ<br />
tuyên truyền vận động đến cưỡng chế khi cần thiết.<br />
1.1.3. Vai trò của kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước<br />
Kiểm soát hoạt động thu thuế đã góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách<br />
pháp luật về thuế. Kiểm soát hoạt động thu thuế là nơi cung cấp các căn cứ,<br />
các bằng chứng cụ thể phản ánh một cách chân thực, sống động các hoạt động<br />
diễn ra trong thực tế, để phục vụ cho việc hoàn thiện, bổ sung các chính sách<br />
thuế cho phù hợp.<br />
Kiểm soát hoạt động thu thuế là phương tiện phòng ngừa hành vi vi<br />
phạm pháp luật và tội phạm nảy sinh trong hoạt động quản lý thu thuế. Kiểm<br />
soát hoạt động thu thuế chính là việc xem xét tại chỗ việc làm của các tổ<br />
chức, cơ quan và các cá nhân có đúng quy định của chính sách pháp luật về<br />
thuế hay không, qua đó sử dụng các biện pháp chế tài bằng mệnh lệnh hoặc<br />
các quyết định hành chính nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật của<br />
người nộp thuế.<br />
Kiểm soát hoạt động thu thuế có vai trò quan trọng trong việc cải cách<br />
thủ tục hành chính cả về quy chế và tổ chức thực hiện, giảm đến mức tối đa<br />
các thủ tục, quy chế không cần thiết gây phiền hà đến nhân dân và doanh<br />
nghiệp.<br />
1.2. Kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước do các chi cục<br />
thuế thực hiện<br />
<br />
v<br />
<br />
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý thu ngân sách nhà nước tại các<br />
chi cục thuế<br />
Bộ máy quản lý thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương<br />
đến địa phương; cơ quan thuế đặt tại địa phương chịu sự lãnh đạo song trùng<br />
của Ngành Thuế cấp trên và chủ tịch uỷ ban nhân dân cùng cấp; Tổng cục<br />
Thuế, cục thuế, chi cục thuế là tổ chức trong hệ thống hành chính nhà nước có<br />
tư cách pháp nhân công quyền, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại<br />
Kho bạc nhà nước.<br />
1.2.2. Phương pháp quản lý hoạt động thu ngân sách nhà nước tại các<br />
chi cục thuế<br />
Về phương pháp quản lý thu thuế, trên thực tế đang áp dụng 2 phương<br />
pháp cơ bản: Phương pháp chuyên quản và phương pháp tự khai.<br />
Phương pháp khép kín hay chuyên quản: Đặc điểm của phương pháp<br />
này là mỗi cán bộ thuế phụ trách một hoặc một số người nộp thuế xác định;<br />
theo đó, các công việc quản lý thu (từ xác định mức thu, kể cả kiểm tra cơ sở<br />
tính toán và tính ra mức thuế, đôn đốc thu nộp đến thực hiện công việc thu)<br />
được giao khép kín cho mỗi chủ thể thu nói trên. Phương pháp này thích hợp<br />
trong điều kiện nhận thức thuế nói riêng và thu ngân sách nói chung cũng như<br />
ý thức chấp hành luật pháp của người nộp thuế chưa đầy đủ.<br />
Phương pháp quản lý theo chức năng (phương pháp tự kê khai, tự<br />
nộp thuế): là phương pháp tiên tiến và hiệu quả trong điều kiện hiện tại: Theo<br />
phương pháp này, người nộp thuế có thể tự tính, tự kê khai, tự nộp và tự chịu<br />
trách nhiệm về tính chính xác của mức thu nộp cũng như thời hạn kê khai và<br />
nộp thuế của mình (người nộp thuế nộp tờ khai thuế và tiền thuế khi chưa có<br />
sự can thiệp của cơ quan thuế).<br />
<br />