intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Hân Hân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

62
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực tiễn về tình trạng bỏ học của trẻ em. Nghiên cứu thực trạng bỏ học của trẻ em tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của trẻ em. Đề xuất những kiến nghị góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> TRỊNH THỊ TỐ TRINH<br /> <br /> NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA TRẺ EM<br /> TẠI HUYỆN HÒA VANG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Chuyên ngành: Kinh tế phát triển<br /> Mã số: 60.31.01.05<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ<br /> <br /> Đà Nẵng – Năm 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ THU THỦY<br /> <br /> Phản biện 1: PGS. TS. Bùi Quang Bình<br /> Phản biện 2: TS. Cao Văn Dũng<br /> <br /> Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br /> nghiệp thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng ngày 19 tháng<br /> 08 năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Trung tâm thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển,<br /> giáo dục sẽ làm giảm khả năng tồn tại thất nghiệp và tăng thu nhập<br /> của người dân. Giáo dục còn là tiền đề cho sự phát triển nguồn nhân<br /> lực-động lực và nền tảng để phát triển kinh tế nhanh và bền vững.<br /> Việt Nam đã đạt được những thành tựu trong việc phổ cẩp giáo dục<br /> tiểu học. Tuy nhiên, hiện tượng học sinh trung học cơ sở và trung<br /> học phổ thông bỏ học lại là vấn đề đáng lo ngại và tồn tại hiện nay.<br /> Vì trẻ em bỏ học là một sự lãng phí về nguồn lực của quốc gia “ Bỏ<br /> học không chỉ là vấn đề chung của hệ thống giáo dục trong các nước<br /> phát triển mà còn do tác động của những yếu tố chính sách, quan<br /> điểm của chính phủ cũng như thái độ của người dân trong những<br /> khung cảnh kinh tế văn hóa, xã hội và chính trị cụ thể” (UNESSCO).<br /> Nó ảnh hưởng đến tương lai của các em trong việc kiếm tìm những<br /> việc làm có thu nhập cao khi trưởng thành cũng như chất lượng cuộc<br /> sống của các em sau này.<br /> Theo báo cáo Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp<br /> quốc thì Việt Nam, năm 2009 đã đạt được tỉ lệ trẻ em nhập học tiểu<br /> học là 97%. Riêng, Đà Nẵng đạt 100% theo báo cáo 6 tháng cuối<br /> năm 2014 của thành phố. Thế nhưng, theo Báo cáo giám sát toàn cầu<br /> Giáo dục cho mọi người năm 2008 thì Việt Nam nằm trong số 10<br /> quốc gia có tỉ lệ trẻ em bỏ học cao nhất trên thế giới. Vấn đề đặt ra là<br /> tại sao trẻ em lại bỏ học khi chưa hoàn thành cấp bậc học trung học<br /> cơ sở và trung học phổ thông.<br /> Hoà Vang là huyện ngoại thành duy nhất nằm trên phần đất<br /> liền của Đà Nẵng, nằm cách xa trung tâm thành phố và gồm có 11<br /> xã. Là vùng nông thôn duy nhất tại TP. Đà Nẵng, huyện Hòa Vang<br /> có tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao so với mặt bằng chung của thành phố,<br /> và số lượng trẻ em bỏ học ở nơi đây còn nhiều. Xuất phát từ những<br /> cấp thiết ấy, em đã chọn đề tài “Nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ<br /> <br /> 2<br /> em tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng” làm đề tài luận văn<br /> thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế phát triển của mình.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực tiễn về tình trạng bỏ học<br /> của trẻ em<br /> - Nghiên cứu thực trạng bỏ học của trẻ em tại huyện Hòa Vang,<br /> thành phố Đà Nẵng; Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ<br /> học của trẻ em.<br /> - Đề xuất những kiến nghị góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học.<br /> 3. Câu hỏi nghiên cứu<br /> - Tình trạng bỏ học của trẻ em huyện Hòa Vang, thành phố Đà<br /> Nẵng hiện nay diễn ra như thế nào?<br /> - Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bỏ học của trẻ em Hòa<br /> Vang, thành phố Đà Nẵng?<br /> - Biện pháp nào để khắc phục tình trạng bỏ học của trẻ em huyện<br /> Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng?<br /> 4. Cách tiếp cận, phương pháp và phạm vi nghiên cứu<br /> 4.1. Cách tiếp cận<br /> Đề tài tiếp cận nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến tình<br /> trạng học sinh bỏ học của học sinh ở huyện Hòa Vang để từ đó đề<br /> xuất các chính sách tác động để giảm tình trạng này.<br /> Có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến hiệu quả giáo dục và<br /> các yếu tố đó có thể phân loại thành 4 nhóm chính: cộng đồng và xã<br /> hội, nhà trường, gia đình và bản thân trẻ. Tất cả những mối quan hệ<br /> này tương tác với nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tình trạng bỏ<br /> học ở trẻ em.<br /> 4.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Đối tượng nghiên cứu: những nhân tố tác động đến tình trạng<br /> trẻ em bỏ học ở huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.<br /> Đối tượng khảo sát:<br /> - Nhóm 1: tập trung vào trẻ em bỏ học tại huyện Hòa Vang vào độ<br /> 12-18 tuổi.<br /> - Nhóm 2: cha mẹ của trẻ em bỏ học tại huyện Hòa Vang.<br /> <br /> 3<br /> - Nhóm 3: giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường tại huyện<br /> Hòa Vang.<br /> - Phạm vi nghiên cứu:<br /> + Về không gian: huyện Hòa Vang của Thành phố Đà Nẵng.<br /> + Về thời gian: thu thập số liệu từ giai đoạn 2010 - 2015.<br /> 4.3. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Phương pháp thu thập tài liệu từ các báo cáo, website…<br /> - Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, đánh giá…<br /> - Phương pháp điều tra, khảo sát: Xây dựng bảng câu hỏi; điều<br /> tra phỏng vấn để thu thập thông tin và xử lý kết quả điều tra.<br /> 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài<br /> - Những khảo sát riêng biệt về trẻ em bỏ học vẫn còn ít được<br /> thực hiện. Vấn đề nghiên cứu mà luận văn lựa chọn là nghiên cứu<br /> những nhân tố tác động đến tình trạng trẻ em bỏ học ở huyện Hòa<br /> Vang, Đà Nẵng. Có thể nói luận văn, là công trình xã hội học thực<br /> nghiệm đầu tiên nghiên cứu về vấn đề bỏ học của trẻ em, các yếu tố<br /> ảnh hưởng tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.<br /> - Đề tài luận văn sử dụng kết hợp số liệu thống kê với dữ liệu<br /> định lượng và định tính để mô tả thực trạng của trẻ em ở tại huyện<br /> Hòa Vang trong giai đoạn vừa qua, đồng thời chỉ ra xu hướng<br /> nguyên nhân bỏ học của trẻ em.<br /> 6. Kết cấu luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và<br /> các phụ lục, nội dung chính cứu của luận văn gồm 4 chương:<br /> - Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục và tình trạng bỏ học<br /> - Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp<br /> nghiên cứu<br /> - Chương 3: Kết quả nghiên cứu<br /> - Chương 4: Hàm ý chính sách<br /> 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu<br /> Các nghiên cứu có báo cáo đầy đủ bằng tiếng Anh hoặc tiếng<br /> Việt, từ năm 2000 cho đến 2015 về tình hình bỏ học của trẻ em lứa<br /> tuổi 11-18 ở Việt Nam đều được tác giả tìm hiểu. Tài liệu sử dụng<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2