intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hạn chế rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

37
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là từ phân tích lý luận và thực tiễn để đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hạn chế rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

i<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Hoạt động tín dụng là họat động mang lại thu nhập chủ yếu và cũng là<br /> hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất cho Ngân hàng. Hiện tại, dư nợ cho vay<br /> đối với các Doanh nghiệp xây lắp tại Sở giao dịch BIDV chiếm tỷ trọng lớn<br /> trong Tổng dư nợ đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro tín dụng nhất. Vì<br /> vậy trong bối cảnh đó chúng tôi cho rằng đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng đối<br /> với các doanh nghiệp xây lắp tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tƣ và Phát<br /> triển Việt Nam” là hết sức cần thiết, có ý nghĩa lâu dài đối với Sở giao dịch<br /> ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> Mục đích nghiên cứu của luận văn là từ phân tích lý luận và thực tiễn để<br /> đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp<br /> xây lắp tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn<br /> - Đối tượng nghiên cứu: hạn chế rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp<br /> xây lắp tại các NHTM.<br /> - Phạm vi nghiên cứu: Trong bài luận văn chỉ xét trên giác độ ngân hàng<br /> và tập trung nghiên cứu rủi ro tín dụng dưới giác độ cho vay đối với các<br /> doanh nghiệp xây lắp tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt<br /> Nam trong giai đoạn 2005-2007.<br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và kết hợp phương<br /> pháp thống kê kinh tế, phân tích kinh tế và tổng hợp một cách logic để làm<br /> sáng tỏ các vấn đề đặt ra nhằm tìm ra các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối<br /> với các doanh nghiệp xây lắp.<br /> 5. Kết cấu của luận văn<br /> <br /> ii<br /> <br /> Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:<br /> Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng đối với các Doanh<br /> nghiệp xây lắp tại các Ngân hàng thương mại<br /> Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng đối với các Doanh nghiệp xây lắp<br /> tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam<br /> Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với các Doanh nghiệp<br /> xây lắp tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam<br /> <br /> iii<br /> <br /> CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG<br /> ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP CỦA NGÂN HÀNG<br /> THƢƠNG MẠI<br /> 1.1. Những nét đặc thù của quan hệ tín dụng đối với các doanh nghiệp<br /> xây lắp<br /> 1.1.1. Đặc điểm của Doanh nghiệp xây lắp<br /> Xây lắp được hiểu một cách cơ bản là những công việc thuộc quá trình<br /> xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình.<br /> Doanh nghiệp xây lắp là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi<br /> công xây lắp để tạo ra những công trình xây dựng.<br /> Các Doanh nghiệp xây lắp được Chủ đầu tư tạm ứng theo Giá trị Hợp<br /> đồng xây lắp và thanh toán dựa trên khối lượng xây lắp hoàn thành đã được<br /> nghiệm thu. Vòng quay vốn lưu động của các Doanh nghiệp xây lắp thường<br /> từ 1-2vòng/năm (tương đương 6-12 tháng) và vòng quay này thường thấp hơn<br /> vòng quay của các ngành khác (ngành thương mại vòng quay rất nhanh<br /> thường từ 1-3 tháng,..). Khả năng tự chủ của Doanh nghiệp xây lắp thường<br /> thấp<br /> 1.1.2. Hoạt động cho vay Doanh nghiệp xây lắp<br /> Dòng tiền chủ đầu tư thanh toán cho các Nhà thầu và dòng tiền Nhà thầu<br /> phải thanh toán cho các Nhà cung cấp vật liệu (xi măng, sắt, thép…) là không<br /> trùng khớp nhau.<br /> Thời gian cho vay thường kéo dài hơn thời gian cho vay của các doanh<br /> nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác<br /> Nguồn thu để trả nợ vay là nguồn vốn thanh toán giá trị hoàn thành công<br /> trình, do vậy trước khi cho vay, ngân hàng phải xác định rõ nguồn vốn thanh<br /> toán của công trình về cơ cấu nguồn vốn (vay Ngân hàng, Vốn tự có, nguồn<br /> <br /> iv<br /> <br /> vốn khác), thời gian thanh toán, điều kiện thanh toán. Sau khi cho vay phải<br /> theo dõi chặt chẽ tiến độ thi công, thanh toán để thu hồi nợ vay.<br /> 1.2. Rủi ro tín dụng đối với các Doanh nghiệp xây lắp.<br /> Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng<br /> nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối<br /> với NH, gây tổn thất cho NH, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả<br /> đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho NH.<br /> Theo khái niệm trên, Rủi ro tín dụng đối với các Doanh nghiệp xây lắp<br /> là rủi ro tín dụng xảy ra trong hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp<br /> xây lắp.<br /> Có nhiều chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng đối với các Doanh nghiệp xây<br /> lắp, có thể chia làm 02 nhóm chính: chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng.<br /> Về mặt định tính, rủi ro tín dụng được đánh giá qua các chỉ tiêu như:<br /> Khách hàng cố tình trì hoãn, hợp tác trong việc kiểm tra mục đích sử dụng<br /> vốn vay, Doanh nghiệp có số dư qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng giảm<br /> sút, đặc biệt tiền thanh toán của các công trình về chậm, Doanh nghiệp chấp<br /> nhận sử dụng nhiều nguồn tài trợ với chi phí cao với mọi điều kiện, Chênh<br /> lệch giữa doanh thu và dòng tiền dự kiến trong dự án vay vốn, Thay đổi<br /> thường xuyên về ban lãnh đạo điều hành Doanh nghiệp, bất đồng trong bộ<br /> máy lãnh đạo Doanh nghiệp, tranh chấp trong quá trình quản lý.<br /> Về mặt định lượng, rủi ro tín dụng thể hiện qua các chỉ tiêu: Tỷ số giữa<br /> giá trị các khoản nợ quá hạn của DNXL so với tổng dư nợ cho vay của<br /> DNXL, Tỷ số giữa giá trị các khoản nợ xấu của DNXL so với tổng dư nợ cho<br /> vay của DNXL, Tỷ số giữa các khoản xóa nợ so với tổng dư nợ cho vay, Tỷ<br /> số giữa dư nợ có tài sản đảm bảo so với tổng dư nợ, Tỷ số giữa phân bổ dự<br /> phòng tổn thất tín dụng hàng năm của DNXL so với tổng dư nợ cho vay các<br /> DNXL, Tỷ số giữa phân bổ dự phòng rủi ro tín dụng hàng năm của DNXL so<br /> <br /> v<br /> <br /> với tổng dư nợ cho vay, Tỷ số giữa phân bổ dự phòng rủi ro tín dụng hàng<br /> năm của DNXL so với tổng vốn chủ sở hữu, Tốc độ tăng trưởng tín dụng của<br /> DNXL.<br /> 1.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp<br /> Nguyên nhân thuộc về chủ quan người đi vay: Văn hóa kinh doanh của<br /> các doanh nghiệp xây lắp, Năng lực quản lý, cơ chế quản lý kinh doanh của<br /> Doanh nghiệp, Năng lực tài chính của Doanh nghiệp xây lắp, Bất cập trong cơ<br /> chế đấu thầu.<br /> Nguyên nhân thuộc về ngân hàng: Chính sách tín dụng của Ngân hàng,<br /> Thông tin tín dụng trong quá trình phân tích tín dụng, Chất lượng cán bộ tín<br /> dụng ngân hàng, Công tác kiểm tra nội bộ của Ngân hàng, Công tác giám sát<br /> sau khi cho vay.<br /> Những nguyên nhân khách quan: Môi trường tự nhiên, Môi trường<br /> kinh tế, Môi trường pháp lý.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2