i<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Trong hoạt động KD của các NHTM, tín dụng là một hoạt động cơ bản. Hoạt động<br />
tín dụng đóng góp trên 70% lợi nhuận của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động tín<br />
dụng cũng là hoạt động rủi ro cao nhất. Chính vì vậy mà một NHTM muốn phát triển bền<br />
vững thì cần phải hạn chế tối đa RRTD.<br />
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, để hạn chế RRTD ở các NHTM nói chung<br />
và MB nói riêng, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân<br />
hàng thương mại cổ phần Quân đội”, với mong muốn tiếp tục quá trình nghiên cứu và<br />
đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động tín dụng tại<br />
MB nói riêng và hệ thống NHTM nói chung, góp phần nâng cao hiệu quả KD của NHTM<br />
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.<br />
Với mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng lý luận vào nghiên cứu đánh giá<br />
thực tiễn RRTD tại MB, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong<br />
hoạt động tín dụng tại MB, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của MB, đối<br />
tượng nghiên cứu là tập trung nghiên cứu RRTD của NHTM, thực trạng và giải pháp hạn<br />
chế RRTD tại MB.<br />
Để thực hiện bài viết, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chung là duy vật<br />
biện chứng, duy vật lịch sử. Bên cạnh đó là sự kết hợp Các phương pháp cụ thể bao gồm<br />
phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk Study) và phương pháp nghiên cứu tại hiện trường<br />
(Field Study); phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp nghiên cứu so sánh,<br />
phương pháp phỏng vấn, sử dụng các biểu bảng, đồ thị...vv.<br />
Nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: số liệu thứ cấp và số liệu<br />
sơ cấp. Số liệu thứ cấp từ các báo cáo của MB, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và của<br />
các cơ quan khác. Các số liệu sơ cấp do tác giả khảo sát và sử lý thông qua các phương<br />
pháp nghiên cứu được sử dụng.<br />
<br />
ii<br />
<br />
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ<br />
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
<br />
Chương này tập trung vào việc khái quát chung nhất những vấn đề lý luận liên<br />
quan đến hoạt động tín dụng, các loại rủi ro tín dụng, nguyên nhân và tác hại của rủi ro tín<br />
dụng trong hoạt động tín dụng của NHTM, lý luận về mô hình đo lường, lượng hóa rủi ro<br />
tín dụng của NHTM.<br />
Một là tổng quan về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại<br />
Trong phần này, luận văn đã đưa ra các khái niệm về hoạt động tín dụng, khái<br />
niệm về rủi ro tín dụng của NHTM. Chi tiết nội dung liên quan đến tín dụng tại NHTM<br />
tác giả tìm hiểu về các đặc điểm của tín dụng, các cách phân loại tín dụng. Trong đó, phân<br />
loại cho vay theo thời hạn cho vay gồm cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay<br />
dài hạn; phân loại cho vay theo Khách hàng vay vốn có tín dụng cá nhân, tín dụng doanh<br />
nghiệp, và tín dụng các định chế tài chính. Theo tiêu chí xếp hạng tín nhiệm của Khách<br />
hàng có tín dụng có tài sản đảm bảo và tín dụng không tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, tác<br />
giả cũng nêu rõ các nội dung liên quan đến đảm bảo tín dụng như: Khái niệm về đảm bảo<br />
tín dụng, vai trò của đảm bảo tín dụng là quan trọng vì được xác định là nguồn trả nợ thứ<br />
hai giúp Ngân hàng thu hồi nợ trong trường hợp KH không có khả năng hoàn trả nợ cho<br />
Ngân hàng. Tác giả cũng nêu lên mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và tài sản đảm bảo. Từ<br />
vai trò của tài sản đảm bảo có thể thấy giá trị và tỷ lệ của tài sản đảm bảo so với dư nợ tín<br />
dụng tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng sẽ thấp khi các khoản vay có tài sản<br />
đảm bảo cao.<br />
Hai là khái niệm và phân loại rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại<br />
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra<br />
tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện<br />
hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Có nhiều cách phân<br />
<br />
iii<br />
<br />
loại rủi ro tín dụng. Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tín dụng thành các<br />
loại khác nhau. Luận văn đã nêu một số các loại rủi ro như: Rủi ro giao dịch, rủi ro danh<br />
mục, rủi ro khách quan, rủi ro chủ quan. Trong phần này, tác giả không quên chỉ ra các<br />
chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng. Đây cũng là nội dung cơ bản, được sử dụng làm cơ sở<br />
phân tích và đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội ở Chương 2<br />
của bài. Nội dung của các chỉ tiêu bao gồm:<br />
Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ<br />
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và /hoặc lãi đã quá hạn.<br />
Những khoản nợ quá hạn không thu hồi được sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khai<br />
thác và sử dụng vốn của các NH, phá vỡ kế hoạch KD và đặc biệt nó ảnh hưởng đến khả<br />
năng thanh khoản của NH. Nợ quá hạn xuất hiện làm chậm quá trình tuần hoàn và chu<br />
chuyển vốn của NH, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả<br />
KD.Vì vậy mà Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ càng cao, RRTD càng cao.<br />
Chỉ tiêu tỷ lệ nợ các nhóm được tác giả nêu rõ 5 nhóm nợ với mức độ rủi ro khác<br />
nhau theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định số<br />
18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN. thì TCTD phân loại nợ<br />
thành 5 nhóm, theo mức độ rủi ro khác nhau. Trong đó các nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm<br />
5 được gọi là nợ xấu, và tỷ lệ các nhóm nợ này trên tổng dư nợ càng cao, thì rủi ro mất<br />
vốn càng lớn.<br />
Tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo<br />
Tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo tức là cho vay tín chấp so với tổng dư nợ<br />
cho vay của một NHTM cho biết tỷ lệ của những khoản nợ vay có khả năng mất vốn cao<br />
khi KH không trả được nợ. Tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo càng cao chứng tỏ<br />
mức độ rủi ro tín dụng của NHTM càng lớn.<br />
Giá trị dự phòng rủi ro<br />
Dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.<br />
Giá trị dự phòng tăng có thể do tổng dư nợ trong kỳ tăng so với kỳ trước, tuy nhiên<br />
<br />
iv<br />
<br />
giá trị dự phòng tăng do dự phòng cụ thể tăng phản ánh các nhóm nợ có mức độ rủi ro cao<br />
của TCTD đang tăng và chất lượng tín dụng đang giảm và rủi ro tín dụng tăng. Vì vậy giá<br />
trị dự phòng được coi là một thước đo rủi ro tín dụng của một TCTD.<br />
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng nhưng nhóm lại có thể xác định<br />
thành nhóm nguyên nhân khách quan từ bên ngoài, nguyên nhân từ phía khách hàng,<br />
nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng, nguyên nhân từ tài sản đảm bảo.<br />
Khi rủi ro tín dụng xảy ra, hậu quả để lại tùy mức độ nghiêm trọng có thể ảnh<br />
hưởng tới hoạt động của Ngân hàng và nặng hơn là ảnh hưởng dây chuyền tới nền kinh tế<br />
trong nước và khu vực.<br />
Xác định được tầm quan trọng của việc hạn chế rủi ro tín dụng, tác giả nêu lên cơ sơ lý<br />
luận về biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng. Để hạn chế được rủi ro này, trước hết phải xây<br />
dựng được các dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng, tác giả cũng chỉ ra một số chỉ tiêu đo<br />
lường mức độ rủi ro tín dụng của NHTM như: Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ, Tỷ lệ nợ<br />
xấu/tổng dư nợ, Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, Tỷ lệ nợ xử lý.<br />
Bên cạnh đó, tác giả cũng giới thiệu phương pháp chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với<br />
KH đã được các nước tiên tiến trên thế giới sử dụng cho việc đánh giá mức độ rủi ro của<br />
một NHTM.<br />
<br />
v<br />
<br />
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG<br />
TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI<br />
<br />
Trong chương này, tác giả đã giới thiệu về tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP<br />
Quân Đội nói chung và cụ thể hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Với số<br />
liệu thống kê của 3 năm 2007, 2008, 2009, phần trình bày đã nêu lên xu hướng tăng trưởng tín<br />
dụng của MB trong những năm gần đây, xu hướng cơ cấu cho vay theo cách phân nhóm như:<br />
thời hạn, cơ cấu ngành, theo hình thức sở hữu.<br />
Trên cơ sở số liệu thống kê, chương 2 phản ánh mô hình đo lường Rủi ro tín dụng tại<br />
ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội giai đoạn 2007-2009. Phần này, bài viết chỉ ra được<br />
cơ cấu và tỷ lệ của 5 nhóm nợ theo xếp hạng tín dụng tại MB trong giai đoạn 2007 – 2009.<br />
Trong đó, tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 chiếm 1,58% tổng dư nợ và thành phần trong đó chủ<br />
yếu là nợ nhóm 2.<br />
Để đo lường rủi ro tín dụng, tác giả cũng phân tích thực trạng cho vay có tài sản đảm<br />
bảo tại MB và phản ánh xu hướng tài sản đảm bảo ngày càng tăng cùng với sự tăng trưởng của<br />
quy mô tín dụng.<br />
Một trong những chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng là mức độ trích<br />
lập dự phòng rủi ro tín dụng, trong đó có giá trị của dự phòng chung và dự phòng cụ thể qua<br />
các năm. Dự phòng chung của MB qua những năm gần đây có xu hướng tăng cùng với sự tăng<br />
trưởng tín dụng, dự phòng cụ thể cũng tăng về giá trị tuyệt đối nhưng tỷ lệ dự phòng cụ thể trên<br />
tổng dư nợ vẫn được đảm bảo như hàng năm.<br />
Phần trọng tâm của chương 2, tác giả đã nêu lên những mặt tích cực và hạn chế trong<br />
biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của MB giai đoạn 2007 – 2009.<br />
Mặt tích cực đã đạt được gồm: Chính sách sản phẩm tín dụng đa dạng, đầu tư công<br />
nghệ khoa học hiện đại, đã thực hiện đo lường rủi ro tín dụng qua mô hình chấm điểm xếp<br />
hạng tín dụng, tổ chức lại cơ cấu phòng ban cho phù hợp với chức năng công việc và tăng<br />
cường kiểm soát rủi ro tín dụng, nhân viên và các phòng ban của Ngân hàng luôn có tinh thần<br />
<br />