intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

51
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về RRTD của NHTM; phân tích và đánh giá RRTD tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam; đề xuất các giải pháp hạn chế RRTD tại Eximbank. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam

i<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Hoạt động cho vay là hoạt động lớn nhất và chủ yếu của ngân hàng<br /> thương mại. Thông thường ở các nước phát triển hoạt động này mang lại<br /> khoảng 60% thu nhập cho ngân hàng.<br /> Từ giữa năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ không chỉ gây chấn<br /> động hệ thống tài chính Mỹ mà cơn “địa chấn tài chính” này đang lan rộng và<br /> đe dọa sự ổn định nền kinh tế của nhiều quốc gia khác. Trong một thế giới<br /> toàn cầu hóa như ngày nay thì cuộc khủng hoảng này đang tạo ra những “sang<br /> chấn” đáng kể đổi với nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Đó là việc kim ngạch<br /> xuất khẩu bị sụt giảm đáng kể, đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài<br /> giảm mạnh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh<br /> của các doanh nghiệp, cá nhân và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Đây chính là<br /> thách thức lớn đối với hệ thống NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Xuất<br /> nhập khẩu Việt Nam nói riêng.<br /> Sau gần 20 năm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, Eximbank<br /> đã có bước tiến đáng kể, không ngừng đổi mới nâng cao vị thế của ngân hàng<br /> trong thị trường tiền tệ và đóng góp một phần vào sự phát triển của đất nước.<br /> Tuy nhiên hoạt động của ngân hàng còn bộc lộ không ít hạn chế trong hoạt<br /> động kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng. Chất lượng tín dụng tiềm<br /> ẩn nhiều rủi ro, sản phẩm tín dụng chưa đa dạng và phong phú, cơ cấu dư nợ<br /> chưa hợp lý, mô hình tổ chức quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế. Đặc biệt trong<br /> năm 2008, nợ quá hạn tăng cao do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính<br /> toàn cầu đặt ra những thách thức đối với Eximbank trong thời gian tới.<br /> Điều này sẽ ảnh hưởng sự phát triển bền vững của Eximbank. Vì vậy,<br /> khắc phục và hạn chế rủi ro tín dụng là điều tất yếu mà bất kỳ ngân hàng nào<br /> <br /> ii<br /> <br /> cũng đặt lên hàng đầu. Xuất phát từ lí luận cũng như thực tiễn, tôi đã chọn đề<br /> tài “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập<br /> khẩu Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> - Nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về RRTD của NHTM;<br /> - Phân tích và đánh giá RRTD tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất<br /> nhập khẩu Việt Nam;<br /> - Đề xuất các giải pháp hạn chế RRTD tại Eximbank.<br /> 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu<br /> - Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro tín dụng tại Eximbank;<br /> - Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân<br /> hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2005-2008.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> Trong quá trình nghiên cứu luận văn, phương pháp nghiên cứu được sử<br /> dụng là phương pháp duy vật biện chứng trên cơ sở đó sử dụng các phương<br /> pháp nghiên cứu cụ thể sau: so sánh, phân tích và diễn giải.<br /> 5. Đóng góp của đề tài<br /> - Khái quát những vấn đề lí luận chung về tín dụng và RRTD của NHTM;<br /> - Phân tích, đánh giá thực trạng RRTD tại Eximbank từ năm 2005-2008;<br /> - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế RRTD tại Eximbank.<br /> 6. Kết cấu luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn gồm 3 chương với nội dung<br /> căn bản<br /> Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về RRTD trong hoạt động của NHTM<br /> Chương 2: Thực trạng RRTD trong hoạt động của Ngân hàng TMCP<br /> Xuất nhập khẩu Việt Nam<br /> Chương 3: Giải pháp hạn chế RRTD tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập<br /> khẩu Việt Nam<br /> <br /> iii<br /> <br /> Chương 1<br /> MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG<br /> CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br /> <br /> 1.1. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG<br /> THƯƠNG MẠI<br /> <br /> Hoạt động kinh doanh của NHTM luôn tiềm ẩn các rủi ro và nó sẽ mang<br /> lại tổn thất cho ngân hàng. Có rất nhiều loại rủi ro phát sinh trong quá trình<br /> hoạt động của NHTM, chúng ta có thể xem xét một số loại rủi ro sau:<br /> 1.1.1. Rủi ro tỷ giá hối đoái<br /> Rủi ro tỷ giá hối đoái là khả năng xảy ra thiệt hại (tổn thất) mà ngân hàng<br /> phải gánh chịu do sự biến động của giá cả tiền tệ thế giới.<br /> 1.1.2. Rủi ro lãi suất<br /> Rủi ro lãi suất là nguy cơ biến động thu nhập và giá trị tài sản ròng của<br /> ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động.<br /> Rủi ro về thu nhập: là khả năng suy giảm thu nhập lãi ròng của ngân<br /> hàng khi lãi suất thị trường biến động.<br /> Rủi ro giảm giá trị tài sản, là khả năng giá trị ròng của ngân hàng bị suy<br /> giảm khi lãi suất thị trường biến động.<br /> 1.1.3. Rủi ro thanh khoản<br /> Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không có được đủ vốn khả<br /> dụng (cung thanh toán) với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng<br /> cần để đáp ứng cầu thanh khoản.<br /> 1.1.4. Rủi ro tín dụng<br /> Thực tế từ cuối năm 2008 đến nay, cuộc khủng hoảng tài chính đang xảy<br /> ra trên toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước trên thế giới,<br /> trong đó có Việt Nam. Chính vì các hậu quả nghiêm trọng khi rủi ro tín dụng<br /> <br /> iv<br /> <br /> xảy ra đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng và đối với sự<br /> phát triển của cả nền kinh tế nói chung mà chúng ta phải nghiên cứu để tìm ra<br /> các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.<br /> 1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM<br /> <br /> 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng<br /> Rủi ro tín dụng là một trong những loại rủi ro phổ biến và lâu đời nhất<br /> trong thị trường tài chính - tín dụng. Rủi ro tín dụng cũng là loại rủi ro lớn<br /> nhất, thường xuyên xẩy ra và gây hậu quả nặng nề cho hoạt động NH vì hoạt<br /> động cho vay thường chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản và là hoạt động<br /> chủ yếu tạo thu nhập cho NH.<br /> RRTD là những thiệt hại, mất mát mà ngân hàng phải gánh chịu do người<br /> vay vốn hay người sử dụng vốn của NH không trả đúng hạn, không thực hiện<br /> đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng với bất kỳ lý do nào.<br /> 1.2.2. Phân loại RRTD<br />  Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn (Rủi ro đọng vốn)<br /> Khi phát sinh quan hệ tín dụng, NH và khách hàng phải giao kết về<br /> khoảng thời gian hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên có thể đến thời hạn mà NH vẫn<br /> chưa thu hồi được vốn vay, những tổn thất xẩy ra trong trường hợp này người<br /> ta gọi đó là rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn. Khi đó sẽ dẫn tới đông cứng<br /> các khoản vốn, làm cho nó kém lỏng.<br />  Rủi ro do không có khả năng trả nợ (Rủi ro bị mất vốn một phần<br /> hoặc toàn bộ)<br /> Đây là rủi ro xảy ra trong trường hợp khách hàng đi vay đã mất khả năng<br /> chi trả. Do vậy ngân hàng chỉ trông chờ vào giá trị thanh lý tài sản của KH đó<br /> để thu hồi toàn bộ hay một phần nợ gốc, lãi vay.<br /> 1.2.3. Sự cần thiết hạn chế RRTD<br /> Hoạt động ngân hàng là hết sức đặc thù, là huyết mạch của nền kinh tế<br /> của mỗi nước. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng<br /> <br /> v<br /> <br /> nói riêng hết sức nhạy cảm, có tình lan truyền nhanh và có thể gây ra đổ vỡ hệ<br /> thống kinh tế - tài chính của nước đó.<br /> Đặc biệt hiện nay cuộc khủng hoảng tài chính đang nổ ra trên toàn thế<br /> giới đã làm nhiều ngân hàng thương mại và TCTD bị phá sản. Hậu quả của<br /> việc phá sản hết này là hết sức nặng nề cho toàn bộ nền kinh tế toàn cầu, gây<br /> khủng hoảng tài chính.<br /> Đối với Việt Nam, hoạt động tín dụng hiện đang chiếm tỷ trọng lớn nhất:<br /> 70-80% trong danh mục tài sản, đặc biệt nguồn tín dụng này đang đóng vai trò<br /> kênh dẫn vốn chủ đạo của các doanh nghiệp. Rủi ro trong hoạt động này cũng<br /> chiếm 70% trong tổng rủi ro hoạt động của NH. Do vậy xét trên góc độ lý thuyết<br /> cũng như thực tiễn hạn chế rủi ro là một việc rất quan trọng đối với các TCTD.<br /> Có thể nhìn nhận rằng, các ngân hàng buộc phải “sống chung” với rủi ro tín<br /> dụng là một điều không thể tránh khỏi. Để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi ích của<br /> ngân hàng đòi hỏi phải hạn chế rủi ro tín dụng hay nói một cách khác cần phải<br /> quản trị rủi ro tín dụng tốt. Đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn<br /> cầu hiện nay thì công tác quản trị rủi ro tín dụng là hết sức cấp thiết.<br /> 1.3. CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH RỦI RO TÍN DỤNG<br /> <br /> - Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ<br /> Nợ quá hạn<br /> Tỷ lệ NQH =<br /> Tổng dư nợ<br /> - Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ<br /> Nợ xấu<br /> Tỷ lệ nợ xấu<br /> <br /> =<br /> <br /> x 100%<br /> Tổng dư nợ<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0