intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

69
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

luận văn bao gồm ba chương như sau: Chương 1 - Cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại, chương 2 - Thực trạng hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội và chương 3 - Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân Thương mại cổ phần quân đội. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

LỜI MỞ ĐẦU<br /> Cùng với xu thế mở cửa và hội nhập, hoạt động kinh tế nói chung và kinh tế quốc tế<br /> nói riêng ngày càng phát triển và đa dạng. Sự phát triển của hoạt động kinh tế quốc tế đã<br /> dẫn tới nhu cầu thanh toán, chi trả ngày một gia tăng giữa những chủ thể ở các quốc gia<br /> khác nhau. Ngân hàng thương mại chính là cầu nối giữa kinh tế trong nước với nước<br /> ngoài, giữa các chủ thể ở các quốc gia với nhau.<br /> Cũng như các NHTM khác, trong những năm qua MB đã không ngừng hoàn thiện,<br /> đổi mới cũng như nâng cao chất lượng nghiệp vụ TTQT của mình nhằm đáp ứng một<br /> cách tốt nhất nhu cầu thanh toán hàng hoá XNK của khách hàng đồng thời góp phần nâng<br /> cao thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên HĐTTQT tại các ngân hàng Việt Nam vẫn tồn tại<br /> không ít rủi ro. Mặc dù đã nhận thức được vai trò của ngân hàng trong trong quá trình hội<br /> nhập và phát triển kinh tế nhưng hiện nay hầu hết các ngân hàng Việt Nam, trong đó có<br /> MB vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình xử lý rủi ro đặc biệt ở hoạt động thanh toán<br /> quốc tế Chính vì lý do đó đề tài : “Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế<br /> tại ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quân đội “ được em lựa chọn nghiên cứu sau thời<br /> gian tìm hiểu và tiếp xúc thực tế tại ngân hàng. Qua đó để đưa ra nguyên nhân và đề xuất<br /> những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng<br /> thương mại cổ phần quân đội.<br /> Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba<br /> chương như sau:<br /> Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của<br /> ngân hàng thương mại<br /> Chƣơng 2: Thực trạng hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân<br /> hàng thương mại cổ phần quân đội<br /> Chƣơng 3: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân<br /> Thương mại cổ phần quân đội<br /> <br /> CHƢƠNG 1:<br /> <br /> CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH<br /> TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br /> 1.1. Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thƣơng mại<br /> Để tồn tại và phát triển, các quốc gia ngoài việc dựa vào lợi thế nội tại trong nước<br /> như dựa vào trao đổi giao dịch hàng hóa, các hoạt động dịch vụ cũng như các hoạt động<br /> văn hóa và khoa học kỹ thuật thì cần phải tiến hành trao đổi kinh tế, thương mại với các<br /> quốc gia khác. Bởi sự khác biệt về môi trường, khí hậu, địa lý, trình độ phát triển khoa<br /> học, trình độ con người đã tạo nên lợi thế giữa các quốc gia với nhau. Do đó dựa theo<br /> nguyên tắc trao đổi những thế mạnh của mình để đổi lại những thứ mình chưa có lợi thế<br /> thì hoạt động thanh toán quốc tế đã dần hình thành.<br /> Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, cuốn “Thanh toán quốc tế & tài trợ ngoại thương”,<br /> NXB Thống kê, 2005 và GS. Định Xuân Trình, cuốn “ Giáo trình thanh toán quốc tế”:<br /> “Việc trao đổi các hoạt động kinh tế, thương mại, tài chính giữa các cá nhân, tổ chức của<br /> nước này với cá nhân, tổ chức của nước khác, hay giữa quốc gia với tổ chức kinh tế sẽ<br /> làm phát sinh các khoản thu và chi bằng tiền. Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế đó<br /> tạo thành thanh toán quốc tế giữa các quốc gia. Và việc thanh toán quốc tế được thực<br /> hiện thông qua mối quan hệ giữa các ngân hàng của các nước”(Theo PGS.TS Nguyễn<br /> Văn Tiến, cuốn TTQT& tài trợ NT)<br /> 1.2. Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thƣơng mại<br /> Ta có thể thấy: “Rủi ro là sự việc xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người, đem<br /> lại những hậu quả mà người ta không thể dự đoán được”.<br /> “ Rủi ro trong thanh toán quốc tế là những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện<br /> thanh toán quốc tế liên quan đến các giao dịch quốc tế, nguyên nhân phát sinh từ quan hệ<br /> giữa các bên tham gia thanh toán quốc tế như nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, các ngân<br /> hàng hay các tổ chức cá nhân và các tác nhân trung gian chịu tác động bởi khoảng cách<br /> địa lý, hay những khác biệt về văn hóa pháp luật... hoặc do những nhân tố khách quan<br /> khác gây nên như thiên tai, chiến tranh, chính trị” ( Nguyễn Văn Tiến, 2011)<br /> Các loại hình rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM bao gồm:<br /> <br /> -“Rủi ro thương mại: Loại rủi ro này hiện diện trong tất cả các giao dịch giữa người<br /> nhập khẩu và người xuất khẩu”(Theo TS.Tiến, tg 55,TTQT)<br /> - Rủi ro trong thanh toán: Đây là những tổn thất bất ngờ, gây hậu quả cho các bên<br /> tham gia thanh toán.<br /> -“Rủi ro quốc gia: Rủi ro quốc gia là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về thể<br /> chế chính trị, kinh tế, về chính sách quản lý ngoại hối - ngoại thương của một quốc<br /> gia”(Theo TS.Tiến, tg 55,TTQT)<br /> -“Rủi ro về pháp lý: Rủi ro về pháp lý xảy ra trong trường hợp có tranh chấp, hay<br /> khiếu kiện giữa các bên tham gia thanh toán”(Theo TS.Tiến, tg 55,TTQT)<br /> -“Rủi ro ngoại hối: Là rủi ro xảy ro khi tỷ giá biến động. Việc thanh toán được ấn<br /> định bằng ngoại tệ nào đó do vậy khi tỷ giá biến động sẽ gây tổn thất cho một trong hai<br /> phía”(Theo TS.Tiến, tg 55,TTQT)<br /> -“Rủi ro tác nghiệp: Là những rủi ro, sai sót kỹ thuật do chính các bên tham gia gây<br /> nên”(Theo TS.Tiến, tg 55,TTQT)<br /> 1.3. Hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT<br /> Hạn chế RR trong hoạt động TTQT là việc đưa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa và<br /> giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra do những phát sinh từ những điều kiện chủ quan bên<br /> trong hoặc những phát sinh từ những điểu kiện khách quan bên ngoài.<br /> Trong phương thức ghi sổ thì người mua và người bán cần phải tìm hiểu kỹ đối tác.<br /> Để HCRR trong phương thức nhờ thu thì việc đầu tiên là thẩm định, đánh giá kĩ đối tác<br /> giữa hai bên mua và bán đồng thời lựa chọn ngân hàng uy tín để thực hiện nhờ thu. Trong<br /> phương thức TDCT NHPH lúc này cần yêu cầukỹ quý 100% giá trị L/C hoặc sử dụng các<br /> tài sản bảo đảm khách để bảo đảm cho việc thực hiện L/C từ phía khách hàng; Quy định<br /> một cách rõ ràng và chặt chẽ các điều khoản trong L/C để hạn chế gây tranh cãi<br /> 1.4. Nhân tố ảnh hƣởng đến hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM<br /> Thái độ của NH đối với việc QTRR trong hoạt động TTQT. Đây là nhân tố hàng<br /> đầ u và cũng là quan tro ̣ng đố i với hiê ̣u quả của công tác<br /> NHTM<br /> <br /> QTRR trong TTQT tại các<br /> <br /> Xuất phát từ nhận thức và quan điểm của ban lãnh đạo ngân hàng: Họ phải là những<br /> người có kiến thức bao quát và nhìn nhận vấn đề trên nhiều khía cạnh mà ở đây đối với<br /> thanh toán quốc tế thì cần phải phân biệt được giữa RR và HĐKD của ngân hàng.<br /> Rào cản thương mại: Hiện nay xu hướng tự do hóa thương mại đang ngày càng trở<br /> nên phổ biến trên hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tự do hóa thương mại giúp các quốc<br /> gia có thể dễ dàng trao đổi thương mại với nhau, tuy nhiên sự thay đổi về cơ chế chính<br /> sách như những quy định về dự trữ ngoại hối, các quy định về thuế, chính sách thương<br /> mại, các điều kiện về chất lượng hàng hóa, các tiêu chuẩn về kỹ thuật anh toàn vệ sinh<br /> thực phẩm…các rảo cản thương mại như vậy có thể gây ảnh hưởng tới việc lưu thông<br /> hàng hóa.<br /> CHƢƠNG 2:<br /> THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN<br /> QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI<br /> 2.1. Khái quát hoạt động TTQT của các NHTM VN<br /> Hoạt động TTQT ở NHTM Việt Nam ngoài luật pháp Việt Nam thì hoạt động này<br /> cũng chịu sự điều chỉnh của luật pháp quốc tế cụ thể là một số văn bản như UCP, URC,<br /> INCOTERMS…Những văn bản này tạo ra một khung pháp lý bình đẳng, công bằng cho<br /> các chủ thể khi tham gia HĐTM và TTQT. Đặc điểm tiếp theo của hoạt động TTQT của<br /> NHTM Việt Nam đó là tiền mặt hầu như không được sử dụng trực tiếp mà thay vào đó là<br /> các phương tiện thanh toán như hối phiếu, séc, kỳ phiếu. Ngôn ngữ sử dụng trong TTQT<br /> chủ yếu là bằng tiếng Anh. Và nếu có tranh chấp thì sẽ được giải quyết bằng luật quốc tế<br /> hoặc luật của quốc gia thứ ba.<br /> 2.2. Khái quát về ngân hàng TMCP MB<br /> Giai đoạn 1994: Ngày 04/11/1994, MB được thành lập.<br /> Giai đoạn 1995-2003: Trong giai đoạn này, MB cũng đánh dấu sự trưởng thành, mở<br /> rộng quy mô phát triển.<br /> <br /> Giai đoạn 2003-2010: Trong giai đoạn này, MB bắt đầu kế hoạch cải tổ để phát<br /> triển toàn diện, mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong<br /> giai đoạn 2003 - 2008, với tầm nhìn đến năm 2015.<br /> Giai đoạn 2015 đến nay: Trên cơ sở những thành công và kinh nghiệm đã tích lũy<br /> trong hơn 15 năm trước, MB bắt đầu vào giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển 2011 –<br /> 2015 với tầm nhìn đến năm 2020 . Về kết quả kinh doanh:<br /> * Năm 2015:<br /> - Tổng tài sản đạt 221.041 tỷ đồng, tăng trưởng 10,3%, vượt 2,3% kế hoạch.<br /> - Huy động vốn đạt 181.752 tỷ đồng, tăng hơn năm 2014 là 8,2% , đạt 100.4% kế<br /> hoạch.<br /> - Dư nợ đạt 120.307 tỷ, tăng 19,6% so với 2014, đạt 104,2% kế hoạch.<br /> Lợi nhuận trước thuế toàn MB Group đạt 3.221 tỷ, trong đó lợi nhuận riêng ngân<br /> hàng đạt 3.150 tỷ<br /> Tiền gửi của khách hàng: Năm 2015 tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách<br /> hàng đạt 33.411.670 triệu đồng tăng 1.141.221 triệu đồng so với năm 2014 tương ứng với<br /> 3,54%. Hoạt động cho vay: Năm 2015, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực,<br /> phù hợp với định hướng của NHNN, trong đó cho vay trung và dài hạn tăng cao (tăng<br /> 50,93% và 27,65%). Hơn 30% trong số này là dư nợ cho vay dài hạn để doanh nghiệp đổi<br /> mới máy móc thiết bị, nên chất lượng tín dụng vẫn được bảo đảm. Tuy nhiên, MB cũng<br /> cần tính toán để không gây xáo trộn trong hoạt động, bảo đảm khả năng chi trả &thanh<br /> khoản. Chất lượng tín dụng của MB là tốt vì qua các năm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ<br /> giảm, cho thấy công tác thu nợ đạt được kết quả tốt và hoàn thành kế hoạch được giao.<br /> Hoạt động dịch vu: MB đã tiến hành triển khai các dịch vụ mới như thẻ tín dụng<br /> quốc tế MB JCB Sakura; Thẻ quân nhân…Các dịch vụ này vừa góp phần đa dạng hóa<br /> hoạt động thanh toán, tăng thu phí thanh toán trong nước vừa là dịch vụ hỗ trợ tài khoản<br /> hữu ích để thu hút khách hàng.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2