intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

90
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được hoàn thành với ba mục tiêu cơ bản là: Một là, khái quát hóa chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Hai là, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của từng hệ thống chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mà UBND tỉnh Đồng Tháp đang áp dụng; Ba là, đề xuất hướng hoàn thiện những hệ thống chính sách đó trên cơ sở phù hợp Hiến pháp và các quy định khác của pháp luật hiện hành. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

i<br /> <br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br /> <br /> <br /> <br /> BÙI THANH SONG<br /> <br /> HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ<br /> VÀ TÁI ĐỊNH CƢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT<br /> TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP<br /> <br /> Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính Ngân hàng<br /> Mã số: 62.31.12.01<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Ngọc Đức<br /> <br /> HÀ NỘI - 2011<br /> <br /> ii<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong thời gian qua, việc sử dụng đất để triển khai các dự án phát triển<br /> kinh tế - xã hội của Tỉnh một mặt đem lại những lợi ích rõ rệt về kinh tế, về hạ<br /> tầng, làm thay đổi chất lượng cuộc sống của người dân, song mặt khác cũng<br /> gây không ít khó khăn cho một bộ phận dân cư do bị ảnh hưởng bởi việc thu<br /> hồi đất mà mất đi tư liệu sản xuất chính, mất nguồn thu nhập và kế sinh nhai.<br /> Theo thống kê của các cơ quan nội chính, phần lớn các vụ khiếu kiện đông<br /> người trong năm qua là khiếu kiện về đất đai và bồi thường, giải phóng mặt<br /> bằng. Qua đó cũng đủ thấy vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà<br /> nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là một vấn đề cực kỳ phức tạp và<br /> đặt ra nhiều thử thách.<br /> Để làm giảm những mâu thuẫn nêu trên, tỉnh Đồng Tháp đã có rất nhiều<br /> cố gắng trong việc cải thiện các chính sách về bồi thường thiệt hại cho người<br /> sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều tiến bộ, các chính sách này<br /> cũng vẫn còn có những bất cập, hạn chế nhất định, nhất là mức giá bồi thường<br /> thiệt hại và việc khôi phục mức sống cho các hộ dân bị di chuyển đến nơi ở<br /> mới, hoặc mất nguồn thu nhập chính do phải di chuyển, giải phóng mặt bằng.<br /> Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết đã nêu trên, nên đề tài “Hoàn thiện<br /> chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên<br /> địa bàn tỉnh Đồng Tháp” được chọn để nghiên cứu.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài<br /> Đề tài được hoàn thành với ba mục tiêu cơ bản là:<br /> Một là, khái quát hóa chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi<br /> Nhà nước thu hồi đất;<br /> Hai là, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của từng hệ thống chính sách<br /> bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mà UBND tỉnh Đồng Tháp đang áp dụng;<br /> Ba là, đề xuất hướng hoàn thiện những hệ thống chính sách đó trên cơ sở<br /> phù hợp Hiến pháp và các quy định khác của pháp luật hiện hành.<br /> <br /> iii<br /> <br /> CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG, HỖ<br /> TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƢ<br /> 1.1 Khái quát về chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ<br /> Bồi thường là việc hoàn trả lại toàn bộ giá trị tài sản bị thiệt hại cho chủ<br /> sở hữu phần tài sản đó. Hỗ trợ là việc hoàn trả lại một phần giá trị tài sản bị<br /> thiệt hại cho chủ sở hữu phần tài sản đó.<br /> Trong công tác giải phóng mặt bằng thì chính sách bồi thường, hỗ trợ và<br /> tái định cư đảm bảo việc bồi hoàn đất đai, tài sản trên đất bị thu hồi đúng đối<br /> tượng, đúng chính sách và hơn nữa là đảm bảo ổn định đời sống cho người bị<br /> thu hồi đất bằng những chính sách phù hợp để tạo hướng phát triển nghề<br /> nghiệp ổn đinh.<br /> Chính sách bồi thường, hỗ trợ hầu hết được thực hiện việc bồi thường,<br /> hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi một phần đất, tài sản trên đất của người dân (phần<br /> còn lại vẫn có thể tiếp tục sử dụng), cùng với đó là một số chính sách hỗ trợ<br /> khác để đảm bảo lợi ích cho người bị thu hồi đất.<br /> Mặt khác chính sách tái định cư đa phần được thực hiện khi Nhà nước<br /> thu hồi toàn bộ phần đất và nhà cửa, tài sản trên đất (hoặc nếu còn lại thì không<br /> thể tiếp tục sử dụng được). Cùng với chính sách tái định cư là các chính sách<br /> hỗ trợ để phát triển nghề nghiệp, ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất phải<br /> di chuyển chỗ ở.<br /> Nói cách khác tái định cư là quá trình bồi thường các thiệt hại về đất và<br /> tài sản trên đất, chi phí di chuyển, ổn định và khôi phục đời sống cho người bị<br /> thu hồi đất. Ngoài ra tái định cư còn bao gồm hàng loạt các chính sách hỗ trợ<br /> cho người bị tác động do việc thực hiện các dự án đầu tư gây ra nhằm khôi<br /> phục và cải thiện mức sống.<br /> 1.2 Nội dung cơ bản của chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ<br /> Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất<br /> bao gồm những nội dung cơ bản sau:<br /> Thứ nhất về chính sách bồi thường, chính sách bồi thường bao gồm bồi<br /> thườg đất và tài sản trên đất:<br /> Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng có điều kiện về pháp lý thì<br /> <br /> iv<br /> <br /> được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì được<br /> xem xét để hỗ trợ. Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử<br /> dụng theo giá chuyển nhượng trên thị trường trong điều kiện bình thường.<br /> Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt<br /> hại, thì được bồi thường. Mức bồi thường thiệt về tài sản trên đất được xác<br /> định trên cơ sở giá trị xây dựng mới của nhà, công trình hoặc giá trị hiện của<br /> cây trồng, chi phí di chuyển, hao hụt trong quá trình di chuyển đối với vật nuôi<br /> và các tài sản là dây chuyền, thiết bị sản xuất có thể tháo rời, vận chuyển và lắp<br /> đặt laị được.<br /> Thứ hai về chính sách hỗ trợ, chính sách hỗ trợ, bao gồm: hỗ trợ di<br /> chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và<br /> tạo việc làm, hỗ trợ tái định cư và hỗ trợ khác.<br /> Thứ ba, về chính sách tái định cư: Người sử dụng đất khi Nhà nước thu<br /> hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí tái định cư bằng một trong các<br /> hình thức sau: Bồi thường bằng nhà ở; bồi thường bằng giao đất ở mới; bồi<br /> thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới.<br /> 1.3 Nhân tố ảnh hƣởng đến công tác bồi thƣờng giải phóng mặt<br /> bằng, hỗ trợ và tái định cƣ<br /> Công tác BT GPMB là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện<br /> dự án đầu tư, xây dựng, là công việc có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành,<br /> và rất nhạy cảm, phức tạp gắn liền với quyền lợi của người dân, nhất là trong<br /> việc xác định nguồn gốc sử dụng đất đai, thẩm định tính hợp pháp, hợp lệ về<br /> đất đai và giá BT về đất đai, tài sản, cây cối, hoa màu. Đây là một công việc<br /> phức tạp, khó khăn chịu nhiều yếu tố cả về chủ quan lẫn khách quan, cụ thể:<br /> Nhân tố chủ quan, bao gồm: Công tác quản lý, đăng ký và cấp giấy<br /> chứng nhận QSD đất, sở hữu nhà ở đô thị; công tác định giá đất; nguồn vốn<br /> thực hiện dự án; vai trò, năng lực của chính quyền địa phương và sự phối hợp<br /> giữa các cấp, các ngành trong công tác GPMB.<br /> Nhân tố khách quan, bao gồm: chính sách bồi thường của Nhà nước;<br /> công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển đô thị; thị<br /> trường Bất động sản.<br /> <br /> v<br /> <br /> 1.4 Kinh nghiệm bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của một số nƣớc,<br /> một số tổ chức quốc tế và kinh nghiệm đối với Việt Nam<br /> Trên cơ sở nghiên cưú, thống kê những ưu điểm của chính sách bồi<br /> thường, hỗ trợ và tái định ở một số nước có điều kiện tương đồng và các tổ<br /> chức quốc tế để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, gồm:<br /> Một là, khi có kế hoạch thu hồi đất cần thông báo cho các đối tượng bị<br /> thu hồi biết trước trong thời gian sớm hơn để họ có kế hoạch ổn định đời sống<br /> về tinh thần cũng như vật chất.<br /> Hai là, xây dựng hành lang pháp lý cũng như tuyên truyền vận động và<br /> nêu cao tính tiên phong gương mẫu trong việc Nhà nước trưng dụng đất đai.<br /> Ba là, tất cả mọi vấn đề về kinh tế, xã hội phát sinh từ việc thu hồi đất<br /> gây ra đều phải quan tâm. Cần tránh hoặc giảm thiểu việc phải bố trí tái định<br /> cư hoặc thiệt hại về đất, công trình bằng cách khai thác mọi phương án khả thi<br /> khác.<br /> Bốn là, đặc biệt quan tâm đến vấn đề tái định cư để đảm bảo đời sống<br /> người bị thu hồi đất có đời sống tốt hơn trước khi bị thu hồi. Tạo môi trường<br /> sản xuất cũng như duy trì, đảm bảo tốt nhất về văn hoá, xã hội và môi trường<br /> sống cho người bị thu hồi đất phải di chuyển đến cộng đồng dân cư mới.<br /> Năm là, thực hiện bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản tương đương với giá<br /> thay thế.<br /> Sáu là, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác quản lý và sử<br /> dụng đất đai trên toàn quốc để công tác bồi thường, hỗ trợ được thực hiện<br /> nhanh chóng, tránh tình trạng thực thi công tác bồi thường GPMB nhưng chính<br /> là thực hiện luôn cả công việc của công tác quản lý đất đai thường xuyên đó là<br /> xác định nguồn gốc, tính pháp lý của thửa đất, lập lại ranh giới, xác định lại<br /> diện tích, thu thập lại hồ sơ của thửa đất…<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2