TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Đánh giá thực hiện công việc (ĐGTHCV) từ trước đến nay vẫn luôn luôn<br />
được coi là một trong những hoạt động quan trọng đối với mọi tổ chức dù lớn hay<br />
nhỏ. Ở mỗi tổ chức, hoạt động này có thể được diễn ra một cách khác nhau chính<br />
thức, bài bản hoặc theo một cách không chính thức. Tuy nhiên dù được diễn ra<br />
theo hình thức nào thì mục đích của nó đều là nhằm đánh giá tình hình thực hiện<br />
công việc của người lao động (NLĐ) trong tổ chức và xem xét việc hoàn thành<br />
mục tiêu, kế hoạch đầu kỳ của cá nhân, bộ phận và lớn hơn là toàn tổ chức. Vậy<br />
làm thế nào để hoạt động ĐGTHCV thực sự là một công cụ quản lý hữu hiệu đối<br />
với doanh nghiệp - câu hỏi từ trước đến nay vẫn đang là nỗi trăn trở của đại đa số<br />
các nhà quản lý doanh nghiệp. Ban lãnh đạo ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội<br />
(SHB) cũng không nằm ngoài những trăn trở đó. Từ hệ thống tiêu chí đánh giá cho<br />
đến cơ chế và quy định đánh giá đều đang tồn tại những hạn chế, Ban lãnh đạo<br />
SHB ý thức rất rõ được thực trạng này và đang thực sự quan tâm và tập trung<br />
nguồn lưc để nâng cấp và cải tiến hệ thống ĐGTHCV tại SHB. Hơn nữa theo xu<br />
thế tất yếu, hệ thống ĐGTHCV luôn luôn cần được rà soát và cải tiến nhằm đáp<br />
ứng mục tiêu của SHB trong từng thời kỳ và phù hợp với sự thay đổi của môi<br />
trường kinh doanh.<br />
Hiểu rõ tầm quan trọng của công tác ĐGTHCV đối với SHB, học viên chọn<br />
đề tài: “Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Ngân hàng TMCP<br />
Sài Gòn – Hà Nội (SHB)” để nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.<br />
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận bao gồm 3 chương chính. Cụ thể:<br />
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐGTHCV<br />
Trong chương 1, học viên chủ trương nghiên cứu cơ sở lý thuyết nhằm hệ<br />
thống hóa kiến thức lý luận liên quan đến công tác ĐGTHCV phục vụ cho mục<br />
tiêu nghiên cứu của đề tài.<br />
<br />
1.1.<br />
<br />
Tổng quan về công tác ĐGTHCV<br />
<br />
Trước tiên học viên nghiên cứu về công tác ĐGTHCV trong doanh nghiệp<br />
bằng cách đưa ra khái niệm về ĐGTHCV và từ đó tự rút ra được một chu trình<br />
khép kín về công tác ĐGTHCV sẽ bắt đầu từ: việc i) lập kế hoạch ĐGTHCV, ii)<br />
giao chỉ tiêu kế hoạch đến từng bộ phận/từng NLĐ, iii) theo dõi/giám sát thực hiện<br />
công việc thường xuyên thông qua các công cụ báo cáo tiếp đến là iv) các khâu<br />
liên quan đến tổ chức đánh giá và cuối cùng là v) thông tin phản hồi đến người lao<br />
động và bộ phận nhân sự để đưa ra các quyết định nhân sự. Chu trình này lặp lại<br />
theo chu kỳ tháng/quý/năm tùy thuộc vào đặc thù và mục tiêu phát triển của từng<br />
tổ chức. Minh họa 05 giai đoạn của công tác ĐGTHCV bằng hình vẽ sau:<br />
<br />
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ minh họa chu trình công tác ĐGTHCV<br />
1.2.<br />
<br />
Mục đích của công tác ĐGTHCV và mối quan hệ với các hoạt<br />
<br />
quản trị nhân lực khác<br />
Đầu tiên, học viên đi vào phân tích mục đích của công tác ĐGTHCV bao<br />
gồm mục đích đối với 3 đối tượng: (i) đối với tổ chức, (ii) đối với người quản lý<br />
trực tiếp NLĐ và (iii) đối với bản thân NLĐ. Như vậy, tổ chức có thể có những<br />
<br />
mục đích khác nhau trong hoạt động ĐGTHCV nhưng tựu trung lại có thể quy về<br />
mục đích chính đó là cải tiến sự thực hiện công việc của NLĐ giúp cho người quản<br />
lý có thể đưa ra những quyết định nhân sự đúng đắn.<br />
Tiếp theo là phân tích mối quan hệ của công tác ĐGTHCV với các hoạt<br />
động quản trị nhân lực khác bao gồm các mối quan hệ với tình hình thực hiện mục<br />
tiêu chiến lược của tổ chức, kết quả ĐGTHCV là cơ sở đưa ra các quyết định nhân<br />
sự đúng đắn như: thù lao, khen thưởng, kỷ luật, đề bạt, thăng tiến, ..., thông qua kết<br />
quả ĐGTHCV người quản lý có thể đánh giá được năng lực, trình độ của NLĐ từ<br />
đó có kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao NSLĐ; thông qua kết quả ĐGTHCV còn là<br />
cơ sở để tổ chức xây dựng kế hoạch hóa nguồn nhân lực; nếu công tác ĐGTHCV<br />
được thực hiện tốt thì còn giúp tạo động lực làm việc cho NLĐ,...<br />
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác ĐGTHCV: gồm có các Yếu tố<br />
thuộc về tổ chức (quan điểm của người lãnh đạo doanh nghiệp về công tác<br />
ĐGTHCV, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, nguồn lực dánh cho công tác<br />
ĐGTHCV, nhận thức/quan điểm của NLĐ về công tác ĐGTHCV trong doanh<br />
nghiệp; ngoài ra các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài cũng một phần sẽ ảnh<br />
hưởng đến công tác ĐGTHCV trong tổ chức.<br />
1.4. Nội dung của công tác ĐGTHCV<br />
Thông qua sơ đồ 1.1 trên đây, học viên đi vào trình bày nội dung của công<br />
tác ĐGTHCV gồm 05 nội dung:<br />
(i) Trước tiên tổ chức cần lập kế hoạch ĐGTHCV rõ ràng trước mỗi kỳ<br />
triển khai ĐGTHCV từ đó có cơ sở theo dõi và tiến hành triển khai. Trong bước<br />
lập kế hoạch tổ chức cần xác định được chu kỳ đánh giá, lựa chọn được thành phần<br />
tham gia đánh giá, tiến hành đào tạo người đánh giá, và rà soát/điều chỉnh thậm chí<br />
xây dựng mới tiêu chí đánh giá nếu trước đây chưa có tiêu chí đánh giá cho từng<br />
chức danh hoặc những chức danh mới hình thành nên chưa có tiêu chí đánh giá.<br />
<br />
(ii) Xác định chỉ tiêu kế hoạch/nhiệm vụ đầu kỳ đến từng NLĐ: việc giao chỉ<br />
tiêu cho từng đơn vị, từng bộ phận và từng NLĐ để có cở sở đánh giá kết quả thực<br />
hiện công việc cuối kỳ.<br />
(iii) Theo dõi và giám sát việc thực hiện công việc của NLĐ nhằm kịp thời<br />
phát hiện ra các vấn đề trong quá trình thực hiện công việc và có biện pháp khắc<br />
phục kịp thời để đảm bảo hoàn thành tốt nhất mục tiêu kế hoạch đặt ra đầu kỳ.<br />
(iv) Tiến hành ĐGTHCV cuối kỳ: việc thống kê kết quả NLĐ đạt được cuối<br />
kỳ và so sánh với kế hoạch được giao dựa trên các tiêu chuẩn thực hiện công việc<br />
đã được thống nhất đầu kỳ. Tổ chức có thể sử dụng nhiều phương pháp đánh giá<br />
khác nhau để tiến hành hoạt động ĐGTHCV của mình và tùy thuộc vào điều kiện<br />
cũng như mục đích của tổ chức mà lựa chọn phương pháp triển khai phù hợp và<br />
hiệu quả.<br />
(v) Phản hồi kết quả thực hiện công việc gồm việc phỏng vấn đánh giá (việc<br />
trao đổi giữa người quản lý và NLĐ về quá trình làm việc và kết quả công việc) và<br />
bộ phận quản lý nguồn nhân lực sử dụng và lưu giữ kết quả thực hiện công việc<br />
của NLĐ và đưa ra các quyết định nhân sự.<br />
1.5. Các yêu cầu đối với công tác ĐGTHCV gồm: (i) hệ thống tiêu chuẩn<br />
thực hiện công việc phải rõ ràng và phù hợp với từng chức danh, (ii) công tác<br />
ĐGTHCV phải đảm bảo tính phù hợp, (iii) công cụ đo lường cần có tính nhạy cảm,<br />
(iv) đảm bảo tính tin cậy, (v) cuối cùng, công tác ĐGTHCV cần được sự ủng hộ<br />
bởi NLĐ trong tổ chức. Những yêu cầu này của công tác ĐGTHCV cần được đáp<br />
ứng đồng thời thì công tác ĐGTHCV mới có thể phát huy hiệu quả thực sự.<br />
1.6. Kinh nghiệm triển khai ĐGTHCV trong một số tổ chức hoạt động<br />
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để SHB có thể tham khảo và tùy biến áp dụng<br />
vào ngân hàng mình sao cho phù hợp.<br />
Dựa trên hệ thống lý luận cơ bản về công tác ĐGTHCV nêu trên, học viên<br />
áp dụng để phân tích thực trạng công tác ĐGTHCV SHB trong chương 2, cụ thể:<br />
<br />
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐGTHCV<br />
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014-2015<br />
2.1. Trƣớc tiên học viên nêu khái quát tổng quan về Ngân hàng TMCP<br />
Sài Gòn – Hà Nội (SHB): về lịch sử hình thành, quá trình phát triển, sơ đồ cơ cấu<br />
tổ chức của SHB và cụ thể của Khối Quản trị và Phát triển nguồn nhân lực là đơn<br />
vị đầu mối triển khai công tác ĐGTHCV toàn hệ thống SHB.<br />
2.2. Đánh giá thực trạng công tác ĐGTHCV tại SHB<br />
2.2.1. Trước tiên học viên phân tích sâu những yếu tố ảnh hưởng đến công<br />
tác ĐGTHCV tại SHB gồm:<br />
(i) Về quan điểm của cấp lãnh đạo SHB và nhận thức của NLĐ: Cấp lãnh<br />
đạo SHB đã ngày càng có sự quan tâm hơn đến hoạt động ĐGTHCV thể hiện trong<br />
việc ban hành các chủ trương thiết thực hơn và đầu tư nguồn lực đúng đắn, tuy<br />
nhiên về nhận thức của NLĐ thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ hầu như chưa có<br />
ý thức về tầm quan trọng của hoạt động này và thường tập trung vào nhóm Nhân<br />
viên.<br />
(ii) Lĩnh vực hoạt động trong ngành Ngân hàng tài chính cũng ảnh hưởng<br />
không nhỏ tới hoạt động ĐGTHCV của SHB như về đặc thù ngành, về việc thiết<br />
kế công cụ và phương pháp đánh giá sao cho phù hợp.<br />
(iii) Về đặc điểm lao động SHB phong phú về độ tuổi về trình độ, về thâm<br />
niên và đặc biệt tình hình lao động không ngừng tăng mạnh về số lượng cũng sẽ là<br />
một yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác ĐGTHCV tại SHB.<br />
(iv) Cuối cùng là xu hướng ĐGTHCV tại Việt Nam và trên thế giới để SHB<br />
có những cân nhắc và chiến lược để vận dụng phù hợp vào ngân hàng mình.<br />
2.2.2. Phân tích thực trạng công tác ĐGTHCV tại SHB.<br />
(i) Về lập kế hoạch ĐGTHCV<br />
<br />