i<br />
<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
------------<br />
<br />
MAI NGỌC DŨNG<br />
<br />
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG<br />
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG<br />
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƢƠNG<br />
CHI NHÁNH HOÀN KIẾM<br />
<br />
Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
<br />
HÀ NỘI, NĂM 2012<br />
<br />
ii<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1.Tính cấp thiết của đề tài<br />
Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng nói riêng và của<br />
các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của<br />
các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng<br />
là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất. Để hạn chế đƣợc p<br />
hần nào rủi ro đó, việc phân tích, kiểm tra và nghiên cứu kỹ lƣỡng về khách<br />
hàng vay vốn và phƣơng án vay trƣớc khi ra quyết định cuối cùng là rất quan trọng.<br />
Trong thời gian tới, cùng với việc mở rộng cho vay, nếu không nâng cao chất<br />
lƣợng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay thì nguy cơ tổn thất của Ngân<br />
hàng sẽ không nhỏ. Nhằm góp phần đáp ứng đòi hỏi bức xúc của thực tiễn, tôi chọn<br />
đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân<br />
hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương - Chi nhánh Hoàn Kiếm” làm đề<br />
tài luận văn thạc sỹ<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về công tác thẩm định tín dụng<br />
trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thƣơng mại.<br />
- Phân tích công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân<br />
hàng TMCP Sài Gòn công thƣơng - CN Hoàn Kiếm trong thời gian qua.<br />
- Đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt<br />
động cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn công thƣơng - CN Hoàn Kiếm.<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu công tác thẩm định tín dụng trong hoạt<br />
động cho vay của Ngân hàng thƣơng mại.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác thẩm định TD trong hoạt động cho vay tại<br />
NH TMCP Sài Gòn công thƣơng - CN Hoàn Kiếm, trong giai đoạn 2007 - 2011.<br />
4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Dựa trên phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong quá<br />
trình nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân<br />
tích, tổng hợp và nghiên cứu tình huống.<br />
5. Nội dung kết cấu của đề tài<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chƣơng:<br />
Chƣơng 1: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng<br />
thƣơng mại.<br />
Chƣơng 2: Thực trạng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay<br />
của Ngân hàng TMCP Sài Gòn công thƣơng - CN Hoàn Kiếm.<br />
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt<br />
động cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn công thƣơng - CN Hoàn Kiếm.<br />
<br />
iii<br />
<br />
Chƣơng 1. THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT<br />
ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại<br />
1.1.1 Khái quát về tín dụng ngân hàng<br />
- Định nghĩa ngân hàng thương mại: Theo luật các tổ chức tín dụng do<br />
quốc hội khóa XII thông qua vào ngày 16 tháng 06 năm 2010 định nghĩa: Ngân<br />
hàng thƣơng mại là loại hình ngân hàng đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động ngân<br />
hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu<br />
lợi nhuận.<br />
- Tín dụng ngân hàng: là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên<br />
đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một<br />
thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện<br />
vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.<br />
1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng<br />
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngân<br />
hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.<br />
Cũng nhƣ quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:<br />
+ Có sự chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngƣời sở hữu sang ngƣời sử<br />
dụng.<br />
+ Sự chuyển nhƣợng này có thời hạn hay mạng tính tạm thời.<br />
+ Sự chuyển nhƣợng này có kèm theo chi phí.<br />
1.2. Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay<br />
1.2.1 Tầm quan trọng và sự cần thiết của thẩm định tín dụng<br />
Thẩm định tín dụng là một khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín<br />
dụng. Tầm quan trọng của nó thể hiện ở những điểm sau:<br />
+ Giúp đánh giá đƣợc mức độ tin cậy của phƣơng án sản xuất hoặc dự án đầu<br />
tƣ mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.<br />
+ Phân tích và đánh giá đƣợc mức độ rủi ro khi quyết định cho vay.<br />
+ Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết<br />
định cho vay và giảm đƣợc xác suất hai loại sản phẩm trong quyết định cho vay:<br />
cho vay một dự án tồi và từ chối cho vay một dự án tốt.<br />
Hoạt động cho vay là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng<br />
của Ngân hàng Thƣơng mại, là nguồn mang lại thu nhập lớn nhất cho Ngân hàng<br />
<br />
iv<br />
<br />
nhƣng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do đó công tác thẩm định tín dụng trƣớc khi cấp vốn<br />
cho khách hàng là thực sự cần thiết.<br />
1.2.2 Quy trình thẩm định tín dụng<br />
Quy trình thẩm định tín dụng có thể đƣợc thực hiện qua các bƣớc sau đây.<br />
* Bƣớc 1: Tiếp nhận và xem xét hồ sơ vay của khách hàng.<br />
* Bƣớc 2: Thu thập thông tin cần thiết bổ sung.<br />
* Bƣớc 3: Thẩm định khả năng thu hồi nợ thông qua thông tin có đƣợc.<br />
* Bƣớc 4: Ƣớc lƣợng kiểm soát rủi ro tín dụng.<br />
* Bƣớc 5: Kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ vay.<br />
1.2.3 Những nội dung chủ yếu của thẩm định tín dụng<br />
1.2.3.1. Thẩm định khách hàng vay vốn<br />
Mục tiêu của thẩm định tƣ cách của khách hàng vay vốn là đánh giá tƣ cách<br />
pháp nhân, tính chất hợp pháp và mức độ tin cậy đối với những thủ tục vay mà<br />
khách hàng phải tuân thủ.<br />
1.2.3.2. Thẩm định khả năng tài chính<br />
a. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:<br />
- Hệ số thanh toán ngắn hạn<br />
- Hệ số thanh toán hiện hành<br />
- Hệ số thanh toán nhanh<br />
- Hệ số thanh toán lãi vay<br />
b. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn<br />
- Hệ số nợ<br />
- Tỷ suất tự tài trợ<br />
- Tỷ suất đầu tư<br />
c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh<br />
- Vòng quay vốn lưu động<br />
- Vòng quay hàng tồn kho<br />
- Vòng quay các khoản phải thu<br />
- Vòng quay các khoản phải trả<br />
d. Nhóm chỉ tiêu sinh lời<br />
- Doanh lợi tổng tài sản (ROA)<br />
- Doanh lợi doanh thu (ROS)<br />
e. Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng, phát triển<br />
- Tốc độ tăng trưởng tài sản<br />
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu<br />
<br />
v<br />
<br />
- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)<br />
1.2.3.3. Thẩm định dự án vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh<br />
a. Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh:<br />
Thẩm định tính khả thi của phƣơng án sản xuất kinh doanh đƣợc nhân viên<br />
tín dụng khi xem xét quyết định cho khách hàng vay ngắn hạn để bổ sung vốn lƣu<br />
động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của thẩm định phƣơng án sản<br />
xuất kinh doanh là đánh giá một cách chính xác và trung thực tính khả thi của<br />
phƣơng án sản xuất kinh doanh.<br />
b. Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư:<br />
Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tƣ đƣợc nhân viên tín dụng thực hiện<br />
khi xem xét khi quyết định cho khách hàng vay trung và dài hạn để tài trợ cho việc<br />
đầu tƣ vào dự án đầu tƣ. Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tƣ là đánh giá một cách<br />
trung thực và chính xác tính khả thi của dự án, qua đó, kết luận đƣợc khả năng thu<br />
hồi vốn khi cho vay để thực hiện dự án đầu tƣ đó.<br />
1.2.3.4. Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay<br />
* Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ đƣợc bảo đảm.<br />
* Tài sản đảm bảo nợ vay phải có giá trị và thị trƣờng tiêu thụ.<br />
* Có đầy đủ cơ sở pháp lý để ngƣời cho vay có quyền xử lý tài sản dùng để<br />
đảm bảo tiền vay.<br />
1.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án<br />
- Thứ nhất, mức độ chính xác, toàn diện của nội dung và kết luận thẩm định<br />
- Thứ hai, Thời gian thẩm định<br />
- Thứ ba, Chi phí thẩm định tín dụng.<br />
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động<br />
cho vay của Ngân hàng thƣơng mại.<br />
1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan<br />
- Đội ngũ cán bộ thẩm định<br />
- Chất lượng của những thông tin thu được<br />
- Trang thiết bị, công nghệ, cơ sở vật chất<br />
- Quy trình và phương pháp thẩm định<br />
- Tổ chức công tác thẩm định tín dụng<br />
1.3.2 Nhóm nhân tố khách quan<br />
- Môi trường kinh tế - xã hội<br />
- Môi trường pháp lý<br />
- Từ phía khách hàng<br />
<br />