intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại NHTMCP Tiên Phong

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

75
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận về công tác xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ phân tích hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của TPBank nhằm đưa ra những mặt tích cực cũng như những hạn chế của hệ thống này, qua đó, luận văn đề xuất những giải pháp góp phần hoàn hiện thệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của TPBank. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại NHTMCP Tiên Phong

MỞ ĐẦU<br /> I. Lý do chọn đề tài<br /> Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của một<br /> nền kinh tế phát triển, đảm nhiệm các chức năng: trung gian tín dụng, tạo phương<br /> tiện thanh toán và trung gian thanh toán. Tín dụng là hoạt động cơ bản của Ngân<br /> hàng thương mại, đóng góp phần lớn trong tỷ trọng lợi nhuận của ngân hàng. Đặc<br /> biệt tại Việt Nam, nơi các ngân hàng còn thiếu đa dạng trong hoạt động kinh doanh<br /> dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụ; tín dụng được coi là hoạt động đem lại<br /> nguồn thu lớn nhất tuy nhiên cũng mang lại rủi ro lớn nhất cho các ngân hàng<br /> thương mại.<br /> Vấn đề nợ xấu đang ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống ngân hàng thương mại<br /> tại Việt Nam trong thời gian qua là hệ quả của việc tăng trưởng tín dụng nóng<br /> trong nhiều năm trước đó nhưng hoạt động quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín<br /> dụng chưa được quan tâm đúng mức cần thiết. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ<br /> chính là một phần quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng hiện<br /> tại cũng như trong lộ trình tuân thủ Basel II như Ngân hàng nhà nước đã đề ra.<br /> Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) là một ngân hàng<br /> nhỏ, hoạt động tín dụng là nguồn thu nhập chủ yếu. Một trong những trụ cột trong<br /> chiến lược phát triển của TPBank là công tác quản lý rủi ro và đặc biệt là quản lý<br /> rủi ro tín dụng. Chính bởi vậy, việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống<br /> xếp hạng tín dụng nội bộ là một phần không thể thiếu trong công tác quản lý rủi ro<br /> tín dụng đang được Ngân hàng quan tâm chú ý đến.<br /> Vì những lý do trên, để đi sâu tìm hiểu thực tế và đề xuất các giải pháp nhằm<br /> nâng cao chất lượng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại TPBank, đề tài “Hoàn<br /> thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại NHTMCP Tiên Phong " đã được<br /> lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.<br /> II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br /> <br /> Hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận về công tác xếp hạng tín dụng nội<br /> bộ của ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ phân tích hệ thống xếp<br /> hạng tín dụng nội bộ của TPBank nhằm đưa ra những mặt tích cực cũng như những<br /> hạn chế của hệ thống này, qua đó, luận văn đề xuất những giải pháp góp phần hoàn<br /> hiện thệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của TPBank<br /> III. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Luận văn sử dụng các lý thuyết về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng,<br /> xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ để làm cơ sở lý thuyết và phân tích<br /> thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại TPBank<br /> Luận văn sử dụng phương pháp thống kê và nghiên cứu định tính để làm rõ<br /> hiện trạng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; đồng thời sử dụng phương pháp so<br /> sánh với các tiêu chuẩn xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng trên thị trường để<br /> đưa ra đánh giá, đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng của<br /> TPBank<br /> CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI<br /> BỘ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br /> 1.1 Khái quát về xếp hạng tín dụng nội bộ<br /> 1.1.1 Khái niệm xếp hạng tín dụng nội bộ<br /> Xếp hạng tín dụng là sự đo lường khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của<br /> bên vay theo đúng cam kết. Xếp hạng tín dụng được thực hiện bời các tổ chức tín<br /> dụng (XHTD nội bộ) hoặc bởi tổ chức độc lập (XHTD độc lập)<br /> XHTD nội bộ là việc NHTM đánh giá năng lực tài chính, tình hình hoạt<br /> động hiện tại và triển vọng phát triển trong tương lai của khách hàng được xếp<br /> hạng, qua đó xác định mức độ rủi ro không trả được nợ và khả năng trả nợ trong<br /> tương lai<br /> <br /> 1.1.2. Đối tượng của xếp hạng tín dụng<br /> Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng phương pháp chấm điểm và xếp<br /> hạng riêng cho từng nhóm khách hàng: khách hàng cá nhân, hộ gia đình; khách<br /> hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ; khách hàng doanh nghiệp lớn; khách hàng là định<br /> chế tài chính … Các kết quả xếp hạng tín dụng đối với từng khách hàng/nhóm<br /> khách hàng chủ yếu dự báo nguy cơ vỡ nợ theo ba cấp độ: nguy hiểm, cảnh báo và<br /> an toàn dựa trên tính toán xác xuất không trả được nợ (PD – Probability of Default)<br /> của khách hàng<br /> 1.2<br /> <br /> Mục tiêu của xếp hạng tín dụng nội bộ<br /> <br /> Thứ nhất, trên khía cạnh kiểm soát rủi ro tín dụng, XHTD nội bộ tạo thêm<br /> một căn cứ độc lập để ngân hàng đánh giá về hiệu quả quá trình quản trị rủi ro của<br /> các bộ phận có liên quan, bảo đảm chức năng cấp tín dụng được quản lý phù hợp,<br /> các tài sản có rủi ro tín dụng nằm trong các giới hạn thống nhất với các tiêu chuẩn<br /> thận trọng và các giới hạn nội bộ, phát hiện sớm các khoản tín dụng xấu, các khoản<br /> tín dụng có vấn đề.<br /> Thứ hai, hệ thống XHTD nội bộ giúp cải thiện tính chính xác và hiệu lực của<br /> việc ra quyết định cấp tín dụng, cung cấp phương tiện hỗ trợ để quá trình này trở<br /> nên hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm bớt sự can thiệp từ con người.<br /> Thứ ba, XHTD nội bộ là một công cụ để đánh giá mức rủi ro của khách<br /> hàng, thực hiện quản trị rủi ro tín dụng. Hệ thống XHTD sẽ giúp ngân hàng đánh<br /> giá khả năng một khách hàng “tốt” hoặc “xấu” (theo định nghĩa của từng ngân<br /> hàng cũng như theo quy định của Ủy ban Basel hay NHNN) và xác định xác suất<br /> vỡ nợ của khách hàng.<br /> Thứ tư, hệ thống XHTD nội bộ hỗ trợ xác định giá khoản tín dụng: mức giá<br /> chào cho khoản tín dụng phải phù hợp và đủ để bù đắp cho tổn thất tín dụng, và<br /> tương ứng với mức độ rủi ro của khoản tín dụng đó.<br /> Thứ năm, XHTD nội bộ hỗ trợ quản lý và quản trị khách hàng: Quan hệ<br /> <br /> khách hàng của các TCTD phụ thuộc vào mức độ XHTD của khách hàng đó.<br /> Những khoản vay có mức rủi ro cao cần phải kiểm soát, đánh giá thường xuyên.<br /> Thứ sáu, TCTD sử dụng XHTD nội bộ làm căn cứ để trích lập dự phòng tín<br /> dụng: mức trích lập dự phòng các khoản cấp tín dụng phụ thuộc vào mức độ rủi ro<br /> của khoản tín dụng đó.<br /> Thứ bảy, XHTD nội bộ hỗ trợ công tác quản trị thông tin theo danh mục và<br /> tạo lập báo cáo:.<br /> 1.3 Cơ sở dữ liệu để xếp hạng tín dụng nội bộ<br /> Đối với xếp hạng người đi vay, căn cứ của việc tính toán xác xuất không trả<br /> được nợ dựa trên dữ liệu quá khứ về các khoản nợ của các khách hàng, bao gồm:<br /> các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Dữ liệu<br /> được phân theo các nhóm: dữ liệu tài chính, dữ liệu tài chính và dữ liệu cảnh báo.<br /> 1.4 Nội dung xếp hạng tín dụng nội bộ<br /> 1.4.1 Các nguyên tắc xếp hạng tín dụng nội bộ<br /> Hệ thống xếp hạng phải đảm bảo tiêu chuẩn: hạng càng cao (tốt) thì tỷ lệ<br /> khách hàng không trả được nợ càng thấp và ngược lại. Hệ thống xếp hạng tín dụng<br /> được xây dựng trên các chỉ tiêu định tính và định lượng. Hệ thống xếp hạng tín<br /> dụng phải được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu có thể thu thập được trong các tình<br /> huống thông thường đối với phân khúc khách hàng đó.các chỉ tiêu được xây dựng<br /> tính toán thang điểm cần đơn giản, dễ hiểu, dễ so sánh.<br /> 1.4.2 Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ<br /> Một quy trình xếp hạng tín dụng thông thường bao gồm 03 bước cơ bản:<br /> Thứ nhất, Ngân hàng/tổ chức tín dụng tiến hành thu thập thông tin liên quan<br /> đến chỉ tiêu sử dụng trong phân tích đánh giá xếp hạng tín dụng nội bộ.<br /> Thứ hai, sau khi các thông tin đã được thu thập đầy đủ và thẩm định, các chỉ<br /> tiêu được nhập vào hệ thống xếp hạng tín dụng và hệ thống tự động cho ra điểm và<br /> mức xếp hạng.<br /> Thứ ba, ngân hàng/tổ chức tín dụng theo dõi tình trạng tín dụng của đối<br /> <br /> tượng được xếp hạng để điều chỉnh mức xếp hạng. Ngân hàng/tổ chức tín dụng<br /> phải định kỳ lập các báo cáo phân tích, đánh giá, so sánh kết quả xếp hạng và tình<br /> hình thực tế rủi ro xảy ra, dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng đã thực<br /> hiện để xem xét đề xuất điều chỉnh, xây dựng lại mô hình xếp hạng.<br /> 1.4.3 Các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ<br /> Các chỉ tiêu thường dụng để xếp hạng tín dụng doanh nghiệp gồm: các chỉ<br /> tiêu tài chính là các chỉ tiêu định lượng, được lấy trực tiếp hoặc tính toán trên cơ sở<br /> các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền<br /> tệ của doanh nghiệp và các chỉ tiêu phi tài chính là các đánh giá về môi trường của<br /> doanh nghiệp, các thông tin về sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp về quản<br /> trị doanh nghiệp<br /> Các chỉ tiêu thường sử dụng để xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân có thể<br /> chia thành ba nhóm chính: thông tin thể nhân, thông tin về tài chính và hành vi sử<br /> dụng tín dụng của khách hàng<br /> 1.4.4 Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ<br /> Có thể chia các phương pháp xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng thành các<br /> nhóm: phương pháp dựa trên ý kiến chuyên gia; phương pháp dựa trên mô hình<br /> toán, thống kê hoặc kết hợp giữa hai phương pháp trên.<br /> 1.4.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng nội bộ của NHTM<br /> Chất lượng, quy mô dữ liệu; năng lực, trình độ của cán bộ tín dụng và hạ<br /> tầng, công nghệ là các nhân tố chính tác động đến chất lượng hệ thống XHTD<br /> nội bộ<br /> 1.5 Kinh nghiệm xây dựng hệ thống XHTD của một số ngân hàng và tổ<br /> chức<br /> Luận văn nghiên cứu một số hệ thống XHTD của các tổ chức như Moody’s,<br /> S&P và một số NHTM Việt Nam như Viettinbank, BIDV từ đó rút ra các bài học<br /> cho TPBank<br /> Thứ nhất, xây dựng hệ thống XHTD có các chỉ tiêu định tính, định lượng có<br /> khả năng dự báo, đánh giá chất lượng, khả năng trả nợ của khách hàng cao nhất.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2